Hệ thống viện trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 49 - 52)

Sau những thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới, trong vài thập niên gần đây, Hàn Quốc tham gia hoạt động hỗ trợ và hợp tác phát triển quốc tế qua nhiều kênh đa dạng. Sự thiết lập của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF: Economic Development Cooperation Fund) năm 1987 và KOICA năm 1991 với mục đích hỗ trợ và giúp đỡ các nền kinh tế kém phát triển và đang phát triển mới làm cho Hàn Quốc hoàn thiện hệ thống ban đầu, thực sự tích cực cung cấp viện trợ phát triển chính thức.

Cơ chế điều hành ODA Hàn Quốc được chia thành cơ bản là Hợp tác song phương và Hợp tác đa phương. Hợp tác song phương lại chia thành 2 hệ thống khác nhau theo tính chất của nguồn vốn sử dụng. Dưới sự giám sát của Bộ Ngoại giao và Thương mại (MOFT : Ministry of Foreign Affairs and Trade) Hàn Quốc,“Hợp tác vốn viện trợ không hoàn lại” và “Hợp tác kỹ thuật” thuộc hệ thống viện trợ không

10Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là nước đối tác xuất nhập khẩu đứng thứ 15. Năm 2010, Hàn Quốc được 6,32 tỷ USD và suốt 18 năm qua, Hàn Quốc thu lợi tích lũy đạt được 41,8 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam.

49

hoàn lại được thực hiện bởi KOICA. Hệ thống viện trợ hoàn lại, tức cho vay ưu đãi được thực hiện do KEXIM là cơ quan quản lý EDCF dưới sự giám sát của Bộ Chiến lược và Tài chính (MOSF: Ministry of Strategy and Finance).

Hình 2. 1 :

Hình 2.1 : Hệ thống chính sách hợp tác phát triển quốc tế của Hàn Quốc

Nguồn : http://www.odakorea.go.kr/html/intro/propulsion.php?&bid=a41 (ngày cập nhật : ngày 23 tháng 05 năm 2011)

Có một điều cần lưu ý rằng trong hệ thống viện trợ không hoàn lại, các dự án hợp tác vốn viện trợ không hoàn lại do KOICA chuyên trách nhưng đối với các dự án hợp tác kỹ thuật thì các bộ ngành và các cơ quan khác của Hàn Quốc cũng tham gia thực hiện một phần. Việc hợp tác đa phương được phân công đảm trách do hai Bộ là Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc đối với việc đóng góp cho các tổ chức quốc tế như hệ thống UN và Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đối với việc đầu tư vốn cho các cơ quan tài chính quốc tế. Từ năm 2006, Hàn Quốc đã thiết lập và điều hành Ủy ban Hợp tác Phát triển Quốc tế11

do Thủ tướng làm trưởng ban và Ủy

11Ủy ban này có chức năng thẩm định chính sách và kế hoạch cơ bản về hợp tác phát triển quốc tế, xây dựng

Ủy ban hợp tác phát triển quốc tế

Trưởng ban : Thủ tướng

Ủy viên: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại, Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, các Bộ trưởng liên quan, Chuyên gia tư nhân

Bộ Chiến lược và Tài chính Tổng hợp viện trợ hoàn lại

Bộ Ngoạ i giao và Thương mạ i Tổng hợp viện trợ không hoàn lại

EDCF

Ủy ban điều hành quỹ

KOICA

Hội đồng giám đốc

Ủy ban nghiệp vụ

Trưởng ban : Phó chánh Văn phòng Thủ tướng Ủy viên: Cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại, Bộ Chiến lược và Tài chính, các Bộ ngành liên quan, chuyên gia ODA

50

ban nghiệp vụ tham mưu hoạt động của Ủy ban Hợp tác Phát triển Quốc tế [51, tr.416]. Đặc biệt, ngay sau khi Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD-DAC tháng 11 năm 2009, Hàn Quốc đã công bố Luật cơ bản hợp tác phát triển quốc tế tháng 1 năm 2010. Luật này có hiệu lực từ tháng 7 năm 2010 nhằm nâng cao hiệu quả ODA Hàn Quốc, tăng cường và thắt chặt quản lý hoạt động viện trợ không hoàn lại và viện trợ hoàn lại, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động ODA, trọng tâm là Ủy ban hợp tác phát triển quốc tế. Sự ra đời Ủy ban hợp tác phát triển và Luật cơ bản hợp tác phát triển quốc tế thể hiện ý chí xây dựng định hướng trung - dài hạn chính sách hợp tác phát triển và chiến lược viện trợ của Hàn Quốc cho các quốc gia.

Bảng 2.1 : Phân loại ODA và cơ chế thực thi của Hàn Quốc

Hình thức hợp tác Cơ quan thực hiện Bộ ngành đảm trách ODA Song phương Viện trợ không hoàn lại Viện trợ hiện vật Viện trợ tiền mặt KOICA MOFT Viện trợ dự án

Hợp tác kỹ thuật: Điều tra phát triển, mời đoàn đào tạo, cử chuyên gia đi nước ngoài, cử tình nguyện viên đi nước ngoài vv.. KOICA Các bộ ngành liên quan MOFT Các bộ ngành liên quan

Vốn vay EDCF KEXIM MOSF

ODA Đa phương

Vốn góp cho tổ chức quốc tế: Hệ thống UN vv.. MOFT MOFT và các bộ ngành liên

quan Vốn đầu tư cho tổ chức quốc tế: Các cơ quan tài

chính phát triển quốc tế như IDA, ABD, AfDB…

Ngân hàng HQ

MOSF

Nguồn : [51, tr.417]

và đánh giá chính sách, cải thiện chế độ, kế hoạch từng năm, kế hoạch trung dài hạn, chiến lược về hợp tác phát triển quốc tế của Hàn Quốc.

51

Bảng 2.2 : Hiện trạng cung cấp ODA của Hàn Quốc

Phân loại 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng ODA 264,7 278,8 365,9 423,3 752,3 455,3 699,1 802,3 815,54 ODA song phương 174,5 206,8 245,2 330,8 473,3 376,1 493,5 539,2 580,6 ODAkhông hoàn lại 53,0 66,7 145,5 212,1 318,0 259,0 361,3 368,7 366,47 Viện trợ do KOICA 47,0 58,6 121,8 174,6 201,9 192,1 270,1 275,2 272,90 ODA do EDCF 118,6 140,1 99,7 118,7 145,3 117,1 132,2 170,6 214,13 ODA đa phương 93,1 72,0 120,7 82,6 289,0 79,2 205,6 263,1 234,13 ODA/GNI (%) 0,06 0,04 0,06 0,06 0,10 0,05 0,07 0,09 0,10

Nguồn : Tổng hợp công bố của chính phủ Hàn Quốc (đơn vị : triệu USD) Mặc dù, mấy năm gần đây Hàn Quốc không ngừng nỗ lực cải thiện tỷ trọng viện trợ khu vực nhưng Hợp tác phát triển của Hàn Quốc thời gian qua vẫn tập trung ở các nước châu Á như một công cụ đầu tư lâu dài vì so với nước ở châu Phi thì vùng này về mặt địa lý gần hơn, có nhiều tiềm năng tăng trưởng kinh tế hơn. Hàn Quốc là nước cung cấp ODA mới (Emerging donor), quy mô cung cấp ODA ngày càng mở rộng nhằm hỗ trợ phát triển cho các nước đang phát triển. Năm 1991, quy mô cung cấp ODA của Hàn Quốc chỉ đạt được 110 triệu USD thì đến năm 2010 là 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ cung cấp ODA của Hàn Quốc trên tổng thu nhập bình quân (ODA/GNI) năm 2008 chỉ đạt được 0,09% và năm 2010 là 0,12%, rất khiêm tốn so với quy mô của nền kinh tế, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình ODA/GNI của các nước thành viên của DAC năm 2008 là 0,31% và mục tiêu của UN đến năm 2015 là 0,7%. Hàn Quốc có mục tiêu tăng lên con số này năm 2012 là 0,15% và năm 2015 là 0,25%12

.

Một phần của tài liệu Hợp tác phát triển Hàn - Việt qua ODA giai đoạn 2001-2010 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)