Chuẩn bị gia nhập OECD, Hàn Quốc bắt đầu quan tâm đến việc mở rộng ODA như một công cụ nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác nguồn tài nguyên từ những năm đầu 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, sau khi trở thành thành viên của OECD năm 1996, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, Hàn Quốc không thể tích cực thực hiện định hướng phát triển chính sách hợp tác phát triển. Vào đầu thế kỷ 21, chiến tranh I-rắc kêu gọi sự quan tâm của chính sách viện trợ Hàn Quốc để đảm bảo lợi ích kinh tế qua các công trình xây dựng và vật tư cần thiết tại nước đó. I-rắc đã trở thành nước tiếp nhận viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Hàn Quốc trong một vài năm. Sau khi kinh tế Hàn Quốc trở lại bình thường, Hàn Quốc tiếp tục mở rộng quy mô ODA cho các nước đang phát triển, đặc biệt ở khu vực châu Á . Mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát tại Mỹ năm 2008 lại ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân nhưng Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng quy mô ODA cho các nước đang phát triển, trở thành thành viên của OECD-DAC năm 2009. Chính phủ Hàn Quốc không chỉ tăng cường hoạt động viện trợ chính thức mà còn mở rộng sự tham gia của bộ phận dân sự và người dân Hàn Quốc. Hàn Quốc một mặt tiếp thu mô hình hợp tác phát triển quốc tế từ các nước phát triển, mặt khác đứng ra đề xuất mô hình phát triển kiểu Hàn Quốc, đưa ra lập trường của nước đang phát triển. Hàn Quốc cho rằng các nước đang phát triển cần xây dựng mô hình phát triển riêng phù hợp với điều kiện của đất nước. Đặc biệt, Hàn Quốc nêu sự cấp thiết các nước châu Á xây dựng cơ chế hợp tác phát triển trong khu vực, tăng cường quan hệ hợp tác với các
84
nước ASEAN trong các cuộc hội thảo quốc tế. Tháng 11 năm 2011, Hàn Quốc sẽ chủ trì Diễn đàn cấp cao hiệu quả viện trợ lần thứ 4 (High Level Forum: HLF-4) là một sự kiện lớn nhất trên thế giới về hợp tác phát triển quốc tế tại Busan, chia sẻ kinh nghiệm phát triển với các nước đang phát triển và đưa ra một số sáng kiến về định hướng phát triển chính sách hoạt động của Hàn Quốc.