Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 1 Thức ăn và quản lý thức ăn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa (Trang 37)

CHƯƠNG II I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 1 Thức ăn và quản lý thức ăn

3.5.1 Thức ăn và quản lý thức ăn

Thức ăn công ty sử dụng cho tôm ăn là do công ty Uni – Presidents sản xuất. Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn (công ty UP)

Mã số thức ăn D880 D881 D882 D883 D884

Độ ẩm tối đa (%) 11 11 11 11 11

Protein tối thiểu (%) 40 40 40 40 39

Béo thô trong khoảng (%) 6-8 6-8 6-8 6-8 5-7

Tro tối đa (%) 14 14 14 14 15

Xơ tối đa (%) 3 3 3 3 4

Hình dạng Hạt Hạt Hạt Viên Viên

Thành phần nguyên liệu của thức ăn được sử dụng gồm: Bột cá, bột đậu nành, bột mì, bột nội tạng mực, dầu cá, Lecithin, Cholesterol, Vitamin và khoáng.

Hàm lượng protein có trong thành phần thức ăn đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của tôm nuôi. Nhu cầu protein của động vật nói chung là giảm cùng với việc tăng kích thước và tuổi [14]. Nhưng các mẫu thức ăn lại không có sự thay đổi nhiều về hàm lượng các chất dinh dưỡng, chỉ có mẫu thức ăn D884 có sự thay đổi một chút về thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn như protein, chất béo, xơ tro. Do tôm he chân trắng là một loài có kích thước nhỏ và thời gian phát triển tương đôi ngắn nên sự thay đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng thức ăn là không đáng kể và cần thiết, mặt khác cần phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi nên hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là phù hợp.

Sự khác biệt lớn nhất giữa các mẫu thức ăn là kích cỡ thức ăn, mỗi giai đoạn phát triển của tôm thì tương ứng với mỗi loại thức ăn để cho phù hợp với kích cỡ miệng của tôm.

Thức ăn trước khi cho tôm ăn được trộn thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng khả năng đề kháng và sức sinh trưởng của tôm:

Buổi sáng 6h30: trộn Biofood + tỏi sống + men chuối Buổi trưa 10h30: trộn Biofood + Vitamin C

Buổi tối 22h: trộn Biofood +men tỏi +Vitamin C

Các thành phần bổ sung vào thức ăn giúp cho tôm tăng sức đề kháng để chống lại mầm bệnh, thành phần Biofood có chứa các chủng vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiếu hóa, tăng khả năng hấp thụ và phòng bệnh về đường ruột cho tôm.

Quản lý thức ăn

Quản lý thức ăn là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi, nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm và hiệu quả kinh tế của cả vụ nuôi tôm thương phẩm, thức ăn phải được sử dụng sao cho hiệu quả đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm là cao nhất, nhưng không được dư thừa quá nhiều làm lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nước. Mỗi giai đoạn phát triển của tôm ta cần điều chỉnh lượng thức ăn và kích cỡ thức ăn phù hợp.

Giai đoạn đầu mới thả tôm giống, tuần đầu tiên sử dụng thức ăn loại D880 với lượng thức ăn là 1,5kg/100.000 con giống/lần, cho ăn ngày 4 lần, vào các thời điểm 6h30, 10h30, 16h30 và 22h.

Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 sử dụng thức ăn loại D881, ngày thứ 19 đến ngày thứ 30 sử dụng loại thức ăn D882, ngày thứ 31 đến ngày thứ 50 sử dụng loại thức ăn D883 và từ ngày thứ 51 đến cuối vụ sử dụng loại thức ăn D884. Khi chuyển từ loại thức ăn này sang loại thức ăn khác cần trộn cả 2 loại thức ăn với nhau để cho tôm thích ứng kịp với sự thay đổi kích cỡ của thức ăn.

Bảng 3.5 : Cách sử dụng các loại thức ăn (theo hướng dẫn Công ty Uni - President) Mã số thức ăn Trọng lượng tôm nuôi Số lần cho ăn/ngày Tỷ lệ cho ăn (%) % thức ăn trong sang Thời gian kiểm tra (giờ) D880 PL 10-15 2-3 30-25 D881 PL15-1g 3-4 25-15 D882 1-2g 3-4 15-8 D883 2-3g 3-4 8-7 5-6 1,5-2 D884 3-7g 3-4 6-5 7-8 1-1,5

Đến ngày thứ 15, bỏ nhá để kiểm tra sự phát triển của tôm, sang ngày thứ 20 bỏ nhá để theo dõi sức ăn của tôm để có hướng điều chỉnh thức ăn cho phù hợp, lượng thức ăn cho vào nhá là từ 3-7g/1kg thức ăn/nhá (tùy vào mức ăn, ngày tuổi và kích cỡ của tôm), thời gian kiểm tra nhá cũng giảm dần khi tôm lớn từ 2,5h- 1h.

Mỗi ao đặt 2 nhá trong tháng đầu và tăng lên 3,4 nhá trong nhũng tháng tiếp theo, kiểm tra nhá và dựa vào nhá để quyết định khẩu phần ăn tiếp theo cho tôm nuôi:

- Nếu thức ăn trong nhá hết hoặc còn dưới 5% thì tăng 5% thức ăn cho ngày tiếp theo, nếu hết thức ăn trước thời gian quy định kiểm tra nhá thì có thể tăng 10%.

- Nếu thức ăn trong nhá còn 5 – 10 % thì giữ nguyên lượng thức ăn,không tăng không giảm.

- Nếu còn 10 -20% thì giảm 10%, còn 20 -50% thì giảm 25 – 30%, còn trên 50% thì giảm 50% thức ăn cho ngày tiếp theo

- Ngoài ra, cần giảm lượng thức ăn khi tôm bệnh, trời mưa lớn, tôm trong giai đoạn lột xác, hàm lượng oxy hòa tan thấp, nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp, tảo phát triển mạnh …Trong quá trình thực tập thức ăn được giảm khi tôm lột xác, trời mưa nhiều ngày liên tục và tôm bị bệnh.

Kiểm tra độ no của tôm bằng cách quan sát lượng thức ăn trong đường tiêu hóa của tôm từ đó có thể đánh giá được sức khỏe, mức độ bắt mồi và khả năng sử dụng thức ăn của tôm, là căn cứ quan trọng để xác định lượng thức ăn đủ hoặc thiếu, từ đó điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Phương pháp cho tôm ăn là không rải đều thức ăn khắp ao vì tôm có khuynh hướng bắt mồi ở vùng đáy sạch, bởi vậy nơi đáy ao sạch, phẳng, có độ sâu thích

hợp tôm sẽ tập trung nhiều, nhất là các vùng có dòng nước chảy do quạt nước tạo nên. Tránh cho tôm ăn vào nơi đáy bẩn, khu vực giữa ao. Thức ăn được rải bên ngoài trước, sau đó cho vào sang ăn. Trước khi cho ăn nên tăng cường chạy máy quạt nước để dọn sạch đáy ao và chủ yếu nhằm tăng cao hàm lượng oxy hòa tan, sau đó dừng chạy máy quạt nước hoặc giảm tốc độ quạt nước tùy theo nhu cầu oxy thực tế để giảm tốc độ dòng chảy, tránh gom tụ thức ăn vào giữa ao.

Bảng 3.6: Theo dõi thức ăn tại ao 1 và ao 3 dãy III

Tuần Ao 1 (kg thức ăn) Ao 3 (kg thức ăn)

1 157 152

2 284 270

3 346 348

4 194 289

Tổng thức ăn 981 1059

Sau 25 ngày tuổi ao1 dãy III phát hiện bị bệnh đốm trắng, do kích cỡ tôm quá nhỏ không thể thu hoạch nên tiến hành xả bỏ.

Sau 30 ngày tuổi ao 3 dãy III phát hiện bị bệnh đốm trắng , thu được 901 kg với kích cỡ 1000 con/kg, bán với giá 18.000 vnd/kg. Lượng thức ăn sử dụng cho ao 3 dãy III là 1059 kg. Hệ số chuyển đổi thức ăn của ao 3 dãy III là:

FCR = 1059/901 = 1,175

Hệ số FCR trong tháng đầu là khá cao (1,175 > 1) do đặc tính của tôm thẻ chân trắng khi bị bệnh đốm trắng thì trước khi phát bệnh sức ăn của chúng rất cao và ăn mạnh một cách khác thường nên nếu không theo dõi và để ý thì FCR sẽ rất cao nếu tăng khẩu phần ăn theo cách kiểm tra nhá.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w