Kỹ thuật chuẩn bị ao nuô

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa (Trang 30)

CHƯƠNG II I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3 Kỹ thuật chuẩn bị ao nuô

Chuẩn bị ao nuôi là một trong những khâu đầu tiên và rất quan trọng,nó quyết định đến sự thành công của cả 1 vụ nuôi tôm thương phẩm. Sau mỗi vụ nuôi thì toàn bộ chất thải đều tích tụ dưới đáy ao, làm đáy ao bị ô nhiễm . Do đó,cải tạo đáy ao sẽ giúp ao có nền đáy sạch, giúp cho việc quản lý môi trường nước trong ao suốt cả vụ nuôi được dễ dàng và ổn định hơn.

Quy trình cải tạo tại cơ sở thực tập được tiến hành theo phương pháp cải tạo khô. Các bước cải tạo ao được tiến hành theo sơ đồ sau:

Tháo cạn nước Phơi khô đáy ao (7 ngày) Rải vôi và phơi đáy ao (7 ngày) Lấy nước từ kênh vào ao Diệt cá tạp và xử lý nước Gây màu nước

Hinh 3.4 : Quy cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Sau mỗi vụ nuôi, ao nuôi tôm he thương phẩm được tháo cạn nước và phơi khô đáy ao 7 ngày để diệt các vi khuẩn bề mặt đáy ao (xem hình 3.5 A). Dùng vôi nung CaO rải đều khắp mặt đáy ao để diệt khuẩn và mầm bệnh, ao sau khi bón vôi tiếp tục phơi nắng 7 ngày. (xem hình 3.5 B)

A

B

Hình 3.5: Tháo cạn nước (A) và rải vôi để cải tạo ao (B)

Lượng vôi nung CaO dùng để cải tạo ao thường phụ thuộc vào pH đất (xem bảng 3.2)

Bảng 3.2 : lượng vôi nung CaO dùng khi cải tạo ao [15] pH đất Lượng vôi CaO sử dụng (kg/ 1000m2)

4-5 90-100

5-6 50-80

>6 30-40

Sau khi bón vôi và phơi khô đáy ao, nước được cấp vào ao bằng hệ thống mương cấp nước. Lúc này, nắp lù đáy của mỗi ao đã được tháo,dưới áp lực của nước,nước trong kênh sẽ chảy vào ao đến khi mực nước trong kênh và ao bằng nhau thì nắp lù được đóng lại và nước được bơm đầy vào ao bằng máy bơm (xem hình 3.6)

Hình 3.6: Lù xả và cấp nước của ao nuôi tôm he thương phẩm

Ao sau khi được cấp đầy nước, quạt nước trong ao hoạt động liên tục từ 2-3 ngày để cho trứng giáp xác và trứng cá nở hết, nước được xử lý bằng chlorine với liều lượng 20- 25 ppm. Sau khi xử lý chlorine 2- 3 ngày thì cho chạy quạt nước, thời gian chạy quạt nước để làm giảm dư lượng chlorine trong nước phụ thuộc vào

điều kiện thời tiết tại trại thực tập, nếu trời nắng thì chạy quạt nước 2-3 ngày và nếu trời mưa thì chạy quạt nước 5-7 ngày.

Khi xử lý nước, chlorine là chất có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, nó sẽ tiêu diệt tất cả các sinh vật có trong ao bao gồm cả hệ vi sinh vật có lợi và có hại, tảo và các loại cá tạp, giáp xác…Vì vậy môi trường nước trong ao lúc này sẽ rất nghèo dinh dưỡng và không đáp ứng được các yêu cầu về yếu tố thủy lý,thủy hóa cho sự sống và phát triển của tôm he chân trắng. Do đó, ta cần tiến hành tái tạo lại hệ vi sinh vật có lợi và gây màu nước tạo nguồn dinh dưỡng để phục vụ cho việc nuôi tôm he chân trắng.

Những ngày đầu khi cấp nước, pH nước thường thấp, do đó việc bón vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) tiếp tục được tiến hành nhằm trung hòa phèn và nâng pH cũng như nâng kiềm lên đồng thời giúp tảo có điều kiện phát triển. Ba ngày tiếp theo ta tiến hành bón vôi như sau: sáng 8 giờ, chiều 14 giờ và tối 22 giờ 30 phút ta sử dụng vôi Super canxi (CaCO3) bón với liều lượng 200 kg/ha để ổn định môi trường trong ao nuôi trước khi thả giống. Nếu môi trường trong ao nghèo dinh dưỡng làm cho tảo không phát triển thì tiến hành bón phân Ure và NPK với tỷ lệ Ure : NPK là 2:1.Lượng phân bón phụ thuộc vào mức độ nghèo dinh dưỡng và màu nước của ao nuôi. Bón phân 1-2 ngày vào buổi sáng 8h và buổi chiều 14h. Trước khi thả giống 3-4 ngày, bón men vi sinh EM xuống ao để ổn định môi trường và tạo hệ vi sinh có lợi cho tôm phát triển tốt, sử dụng EM (đã qua quá trình nhân sinh khối) 10-20L/1000 m2.

Nhận xét : Quá trình cải tạo ao nuôi tại cơ sở thực tập được thực hiện khá đơn giản và sơ sài trong khâu cải tạo đáy ao nên không thể tiêu diệt hết được các mầm bệnh trong ao tồn tại từ vụ trước nên rất dễ gây phát sinh bệnh cho vụ nuôi tiếp theo. Đáy ao không được nạo vét rửa sạch vài lần (bằng chế độ thủy triều) nên các mầm bệnh tồn tại dưới lớp bùn đáy rất khó bị tiêu diệt bằng cách phơi khô và bón vôi nên tôm rất dễ bị bệnh (đen mang, chậm lớn…), đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thất bại trong vụ nuôi tiếp theo của trại. Bên cạnh đó, lượng chlorine dùng để xử lý nước trong ao tương đối thấp (20 – 25ppm) nên không thể

tiêu diệt hết mầm bệnh tồn tại trong ao. Trong quá trình cấp nước vào ao không sử dụng lưới lọc để ngăn chặn địch hại vào ao.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w