Vận chuyển và thả giống * Vận chuyển:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa (Trang 36)

CHƯƠNG II I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.2 Vận chuyển và thả giống * Vận chuyển:

* Vận chuyển:

Vận chuyển giống là một khâu quan trọng nếu vận chuyển không đúng cách sẽ làm hỏng đàn giống cho dù là giống tốt. Giống được vận chuyển bằng phương pháp vận chuyển kín. Giống được đóng kín trong túi nilon có bơm ôxy, mật độ là 3000 post/túi. Tôm được vận chuyển bằng xe đông lạnh từ cơ sở sản xuất giống tại Ninh thuận về Ninh Hòa – Khánh Hòa, quãng đường vận chuyển tôm giống khoảng 200 – 300 km, thời gian vận chuyển 4 -6 giờ. Với quãng đường và thời gian vận chuyển không quá dài, mật độ giống vận chuyển phù hợp nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng tôm giống khi thả nuôi tại cơ sở.

Thả giống

Mật độ thả liên quan đến năng suất và kích cỡ tôm khi thu hoạch, vì vậy tùy theo điều kiện và trình độ kỹ thuật tại trại sản xuất giống được chọn thả với mật độ phù hợp. Tại cơ sở thực tập, tôm được nuôi theo mô hình công nghiệp thâm canh nên mật độ thả giống là 200 con/m2 .(xem bảng 3.3)

Bảng 3.3: Mật độ thả giống tại Ao 1 và Ao 3

Ao Diện tích

(m2)

Số lượng thả

(con) Ngày thả giống

Ao 1 5391 1078820 2/3/2012

Ao 3 4878 975600 2/3/2012

Giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cho tôm bị sốc làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm, giống trước khi vận chuyển về thả phải được thuần hóa với điều kiện môi trường tại cơ sở sản xuất giống giống với điều kiện môi trường tại ao nuôi hoặc chênh lệch không quá lớn, chủ yếu là độ mặn và pH.

Tại cơ sở thực tập, giống được thả vào lúc 6h sáng, địa điểm thả giống là gần bờ ao, đầu gió để tôm phân tán đều trong ao. Trước khi thả giống xuống ao túi giống được ngâm xuống nước 15 phút để tránh sốc nhiệt độ cho tôm giống.(xem hình 3.7)

Hình 3.7: Nguồn gốc tôm giống (trái) và kỹ thuật thả giống (phải)

Mật độ thả giống tại cơ sở thực tập là rất cao (200 con/m2) nên dễ gây phát sinh nhiều vấn đề bất lợi cho cả vụ nuôi. Giống thả quá dày sẽ làm lây lan nhanh dịch bệnh trong ao khi phát sinh mầm bệnh, khi tôm trong ao quá nhiều sẽ làm cho môi trường trong ao biến động mạnh và dễ gây ô nhiễm môi trường nước do lượng thức ăn sử dư thừa và chất thải của tôm. Mật độ thả quá dày sẽ ức chế không gian sống, khả năng cạnh tranh thức ăn giữa các cá thể mạnh, môi trường biến động lớn giữa ngày và đêm làm giảm tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm nên dẫn đến tôm chậm lớn hơn so với các cơ sở thả ở mật độ thưa hơn.

Tại một số địa phương khác, giống được thả với mật độ thấp hơn nên gặp ít rủi ro hơn trong quá trình nuôi. Tại Vạn Ninh – Khánh Hòa thả với mật độ 91con/m2 [13] và100 con/m2 tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản – Đại học Nha Trang, Cam Ranh – Khánh Hòa [7].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại công ty TNHH thông thuận – ninh hòa –khánh hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w