CHƯƠNG II I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6.2 Một số bệnh thường gặp tại cơ sở thực tập và biện pháp chữa trị
Bệnh đốm trắng (WSSV):
Những tháng đầu năm 2012, dịch bệnh đốm trắng được phát hiện nhiều nơi trên cả nước, chủ yếu là các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long , gây thiệt hại nghiêm trọng và tổn thất lớn cho người nuôi. Tại cơ sở thực tập, từ tháng 3/2012 dịch bệnh đốm trắng bắt đầu xuất hiện tại các ao nuôi. Nguyên nhân gây bệnh là do các loài chim, cò mang mầm bệnh từ các vùng bị bệnh khác phát tán vào vùng nuôi tôm của trại.
Triệu chứng :
- Tôm yếu, dạt bờ, bơi lên mặt nước
- Thân tôm xuất hiện các đốm trắng tròn to nhỏ khác nhau nằm dưới lớp vỏ kitin ở phần đầu ngực và đốt cuối thân.
- Tôm giảm ăn, đa phần những tôm dạt bờ thường rỗng ruột
- Tôm chết khá nhanh trong thời gian 5 – 7 ngày, đặc biệt chết nhiều sau thời gian lột xác
- Trước khi xuất hiện triệu chứng, tôm ăn nhiều một cách không bình thường, tôm vào nhá nhiều hơn so với bình thường [3].
Phương pháp phòng trị:
- Bệnh này đến nay vẫn là phòng chứ chưa có thuốc trị bệnh.
- Khi một ao bị bệnh, các kỹ thuật viên của trại tiến hành rải vôi xung quanh bờ ao bị bệnh và thu hoạch sớm nếu đạt kích cỡ thương phẩm và xả bỏ ra môi trường nếu tôm kích cỡ nhỏ.
Hình 3.15: Tôm bị bệnh đốm trắng tại cơ sở thực tập
Tại cơ sở thực tập, khi ao bị bệnh đốm trắng tiến hành xả bỏ bằng kênh dùng để cấp nước mà không qua xử lý bằng thuốc sát trùng với nồng độ cao như Chlorine > 70 ppm để diệt vius và sinh vật mang vius nên rất dễ gây lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
Bệnh đen mang
* Triệu chứng: mang đen, trên thân và phụ bộ đều xuất hiện các chất nhớt và dính màu đen.
* Nguyên nhân: do lượng chất hữu cơ trong ao nhiều khiến cho tảo có nhiều dinh dưỡng để phát triển mạnh, khi tảo tàn vách tế bào vỡ ra tạo thành các chất nhớt váng trên mặt nước. Đồng thời hàm lượng khí NH3 và H2S trong ao lớn trường hợp này thường kéo theo hiện tượng nổi đầu do thiếu oxy
* Trị bệnh:
- Tăng cường sục khí, hoặc quạt nước
- Dùng zeolite hấp thu khí độc, đánh liên tiếp 4 ngày. - Dùng men vi sinh EM để xử lý chất thải trong ao
- Cho tôm ăn có trộn vitamin C, tỏi để tăng sức đề kháng cho tôm.
Hiện tượng mềm vỏ
- Nguyên nhân : do tôm mới lột xác, chất dinh dưỡng trong cơ thể tôm không đủ để hình thành lớp vỏ kitin và hàm lượng kiềm trong môi trường nước thấp nên làm cho vỏ tôm bị mềm, cơ thể tôm dễ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Trị bệnh : khi phát hiện tôm bị mềm vỏ, cần bón vôi Super canxi giúp tôm hấp thụ canxi để làm cứng vỏ kitin và điều chỉnh khẩu phần ăn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Hiện tượng nổi đầu
* Nguyên nhân: do thiếu oxy
- Cách chữa trị: nếu chỉ đơn thuần là thiếu oxy thì biện pháp chỉ cần tăng cường các máy sục khí và nếu tôm vẫn không xuống thì ta dùng oxy già (H2O2) tạt xuống ao. Chú ý vì khi tạt oxy già thì đồng thời tảo cũng bị chết vì thế nếu chưa cần thiết thì không nên dùng vì chúng sẽ gây chết tảo, mất màu nước.
* Nguyên nhân do thiếu thức ăn : trường hợp này ta có thể kiểm tra và cho ăn kịp thời
* Nguyên nhân do trúng độc: tôm cũng di chuyển thành đàn trên mặt ao và tầng nước giữa, do chất ô nhiễm dưới đáy ao quá nhiều tạo nên các khí NH3 và H2S
- Cách trị: tăng cường chạy quạt nước, sử dụng zeolite hấp thụ khí độc, về lâu dài ta kết hợp với men vi sinh (EM). Đồng thời kiểm soát môi trường bằng cách đánh vôi cacbonate. Cần giảm hoặc ngừng cho ăn vào bữa đó.
Bệnh cong thân:
Nguyên nhân:
- Tôm sử dụng thức ăn thiếu hoặc thức ăn không đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó tôm bị suy yếu, khi bị sốc tôm sẽ bị cong thân.
- Các yếu tố gây sốc:
+ Khi chài bắt tôm vào buổi trưa nắng hoặc kiểm tra khi nắng
+ Khi nhiệt độ cao, có một chấn động mạnh làm tôm búng cũng có thể làm tôm bị cong thân.
+ Khi thay nước, độ muối khác biệt nhiều làm tôm cong thân.
Biện pháp khắc phục:
- Trường hợp tôm bị nhẹ, có thể kéo thẳng thân tôm, sau đó uốn nhẹ vài lần có thể khỏi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể xử lý được, tôm sẽ bị bệnh hoại cơ, nơi thân không hoạt động được bị hủy hoại và tôm sẽ chết.
- Để hạn chế bệnh này, cần cung cấp thức ăn đầy đủ, cho tôm ăn thức ăn chất lượng cao, bổ sung thêm các chất khoáng, vi lượng, các Vitamin thiết yếu, đồng thời tránh các yếu tố gây sốc cho tôm.
3.7 Thu hoạch
Tại cơ sở thực tập, vì lý do tôm bị bệnh nên bắt buộc phải thu hoạch sớm để giảm bớt thiệt hại cho một vụ nuôi.
Cách đánh bắt:
- Tháo nước trong aoxuống mức 1 – 1,2 m, rồi dùng lưới quét có gắn kích điện để bắt hết tôm trong ao.
- Tôm bắt lên được rửa sạch, ướp đá và đưa đến nơi tiêu thụ.
Hình 3.16 : Thu hoạch tôm tại ao 3
Bảng 3. 8: Kết quả thu hoạch tôm
Ao Cỡ giống Tỷ lệ sống (%) Sảnlượng (kg) FCR
Ao 3 dãy III PL 12- 15 92 901 1.175