Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, lấy thực tiễn Việt Nam để chứng minh (Trang 33 - 34)

Từ thực trạng nêu trên về nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài cũng như mối quan hệ giữa chúng. Hạn chế đã nêu có thể gây cản trở tới quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Nguyên nhân của những hạn chế này theo chúng tôi xuất phát từ những điều chủ yếu sau:

1. Môi trường pháp lý

Đầu tiên là khâu cấp giây phép đầu tư, thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian. Mặc dù đã có những quy định mới cải tiến song lại dẫn đến “một cửa nhiều khoá ” chưa có sự phối hợp giữa các bộ ngành địa phương. Hai nữa là tính ổn định của pháp luật và chính sách chưa cao, thiếu tính rõ ràng, không thể dự đoán trước được. Các chính sách liên quan đến FDI thay đổi nhiều, một số trường hợp chưa tính kỹ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, làm đảo lộn phương án kinh doanh gây thiệt hại cho họ. Nhiều văn bản duới luật ban hành chậm so với quy định, chậm đi vào cuộc sống. Một số văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương có xu hướng xiết lại, “đẻ” thêm quy trình dẫn đến tình trạng “ trên thoáng dưới chặt ” thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài

nước. Hiện nay các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính chưa cao, chưa giải quyết thoả đáng lợi ích cho các bên.

2. Môi trường kinh doanh.

Môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay còn chưa thông thoáng, thiếu hấp dẫn và thiếu tính đồng bộ.Trước hết thể hiện ở chi phí kinh cao, khả năng sinh lời thấp.Theo kết quả điều tra giá điện tại Việt Nam cao gấp 2 lần Thượng Hải, Băngkok, cước phí vận chuyển container cao gấp 2 lần Singapore, cước phí điện thoại cao gấp 2 lần các nước khác. Các khoán chi phí ngoài luật (tư vấn chạy thủ tục) tình trạng sách nhiễu của cán bộ, tệ quan liêu vẫn còn tồn tại. Mặt khác công tác quản lý còn chưa tốt nên tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn còn phổ biến. Các thị trường còn thiếu tính đồng bộ, thị trường công nghệ và các dịch vụ thông tin, tài chính, bảo hiểm, kiểm toán chưa phát triển kịp thời với các yêu cầu của lĩnh vực đầu tư. Thị trường vốn - thị trường chứng khoán chậm phát triển đãc hạn chế khả năng đáp ứng yêu cấu vốn vay của các thành phần kinh tế. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế, giao thông vận tải, bưu điện nhiều nơi đang trong tình trạng xuống cấp. Chất lượng lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tính kỷ luật kém, tay nghề chưa cao.

Một phần của tài liệu Vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, lấy thực tiễn Việt Nam để chứng minh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w