1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội

71 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội

Trang 1

Tóm lược

Trong những năm gần đây, tình hình các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT tạiViệt Nam đang ngày một phát triển với số lượng lớn hơn và mức độ ứng dụng cũngcao hơn Sự phát triển này là điều tất yếu bởi những lợi ích mà TMĐT mang lại rấtlớn và đáng được quan tâm xem xét ví dụ như TMĐT giúp giảm chi phí, tiết kiệmthời gian, xóa bỏ cản trở về không gian…Tuy nhiên, ứng dụng TMĐT ra sao, phảibắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào những câu hỏi mà không phải doanh nghiệpnào cũng trả lời được

Đối với mỗi doanh nghiệp muốn bắt đầu một chiến lược ứng dụng TMĐTcần phải hoạch định được một chiến lược TMĐT rõ ràng có sự phân tích một cách

hệ thống, logic Từ trước đến nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu hết hoạch địnhchiến lược một cách chủ quan dựa vào phán đoán và kinh nghiệm nên có thể dẫnđến việc hoạch định chiến lược thiếu chính xác Do đó việc ứng dụng các công cụphân tích chiến lược trong hoạch định chiến lược TMĐT là rất cần thiết và quantrọng Nó quyết định đến sự thành công của chiến lược

Với mong muốn đưa ra cách thức hoạch định chiến lược cho chi nhánh công

ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội một cách hiệu quả và xác thực, tôi lựachọn việc ứng dụng các công cụ phân tích chiến lược trong hoạch định chiến lượcTMĐT tại công ty này Đó là lý do đề tài của tôi mang tên: “Ứng dụng công cụphân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phầnkho vận miền Nam tại Hà Nội”

Dựa trên việc phân tích thống kê các kết quả điều tra thực tế và ứng dụngcông cụ phân tích ma trận tôi đã đề xuất chiến lược ứng dụng TMĐT ở mức xâydựng website có khả năng tương tác với khách hàng đồng thời cũng đề xuất một sốbiện pháp để nâng cao khả năng quảng cáo của công ty từ website

Trang 2

Lời cảm ơn

Luận văn này được hoàn thành là kết quả của 4 năm học tại trường Đại họcThương Mại – Khoa Thương mại Điện tử Luận văn này là sự đúc kết những kiếnthức đã học được trong trường suốt 4 năm qua Có thể hoàn thành được luận vănkhông chỉ là sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn có cả sự giúp đỡ chỉ bảo tậntình của thầy cô và bè bạn

Trước hết, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáotrường Đại học Thương mại nói chung và các thầy cô giáo khoa Thương mại Điện

tử nói riêng đã chỉ bảo và dạy dỗ suốt những năm qua để tác giả có thể có đượcnhững kiến thức về kinh tế, thương mại, thương mại điện tử cũng như cách tiếp cậnvấn đề, phương pháp nghiên cứu Đây là những hành trang rất bổ ích cho tác giảvận dụng vào luận văn của mình

Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn HoàngViệt – phó bộ môn Quản trị chiến lược – khoa Thương mại Điện tử - Trường đạihọc Thương Mại, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả tận tình và chu đáo từ khimới bắt đầu làm luận văn cho đến khi luận văn được hoàn thành

Xin cảm ơn ông Lê Tiểu Minh – giám đốc chi nhánh công ty cổ phần khovận miền Nam tại Hà Nội cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp đỡtác giả rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như đã cung cấp những dữ liệu, kiếnthức thực tế và cho phép tác giả được sử dụng một số thông tin của công ty trongluận văn

Do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian tìm hiểu nên chắc chắnluận văn không thể tránh được những sai sót Vì vậy rất mong nhận được sự đónggóp của quí thầy cô và bạn bè để đề tài có thể hoàn thiện hơn trong tương lai

Trang 3

Mục lục

Danh mục Bảng biểu 5

Danh mục hình vẽ 6

Danh mục từ viết tắt 7

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng các công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược Thương mại điện tử tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội” 8

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 8

1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài 9

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 10

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 11

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về: “Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược thương mại điện tử tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội” 12

2.1 Phân định một số khái niệm cơ bản 12

2.1.1 Khái niệm về chiến lược 12

2.1.2 Khái niệm về Chiến lược Thương mại điện tử và nội dung của chiến lược Thương mại Điện tử 13

2.1.2.1 Khái niệm 13

2.1.2.2 Nội dung 13

2.1.3 Khái niệm về hoạch định chiến lược TMĐT 15

2.1.4 Các công cụ phân tích chiến lược 15

2.1.5 Các giai đoạn của quá trình ứng dụng Internet trong kinh doanh của công ty dịch vụ giao nhận 15

2.2 Quy trình hoạch định chiến lược TMĐT và nội dung các hoạt động trong quy trình 17

2.2.1 Quy trình hoạch định chiến lược TMĐT 17

2.2.2 Nội dung các hoạt động trong quy trình hoạch định CLTMĐT 17

2.2.2.1 Đánh giá thực trạng và định rõ mục tiêu của chiến lược TMĐT 17

2.2.2.2 Phân tích chiến lược và các công cụ phân tích chiến lược 18

2.2.2.3 Lựa chọn ứng dụng chiến lược TMĐT cho công ty trung gian giao nhận vận tải 24 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước 24

2.3.1 Đóng góp về cơ sở lý luận 24

2.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 26

2.4 Phân định nội dung vấn đề hoạch định chiến lược TMĐT 26

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng việc: “ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại SOTRANS Hà Nội” 28

3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề 28

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 28

3.1.1.1 Dữ liệu sơ cấp 28

3.1.1.2 Dữ liệu thứ cấp 29

3.1.2 Phân tích dữ liệu 29

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác hoạch định chiến lược TMĐT 29

Trang 4

3.2.1 Tác động của môi trường TMĐT vĩ mô 29

3.2.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật 29

3.2.1.2 Kinh tế 30

3.2.1.3 Văn hóa – xã hội 31

3.2.1.4 Công nghệ 31

3.2.2 Tác động từ môi trường của ngành kinh doanh 32

3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 32

3.2.2.2 Nhà cung ứng 33

3.2.3 Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp 33

3.2.3.1 Các hoạt động cơ bản 33

3.2.3.2 Đối với các hoạt động bổ trợ trong doanh nghiệp 35

3.3 Bảng tổng hợp đánh giá kết quả phiếu điều tra 35

3.4 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp khác 41

Chương 4: Các kết luận và đề xuất ứng dụng các công cụ phân tích chiến lược trong hoạch định chiến lược Thương mại điện tử tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội 42

4.1 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 42

4.1.1 Những thành tựu đã đạt được 42

4.1.1.1 Những thành tựu trong hoạt động kinh doanh nói chung 42

4.1.1.2 Kết quả trong việc ứng dụng CNTT, Internet 43

4.1.2 Những mặt còn hạn chế 43

4.1.3 Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế 44

4.1.3.1 Nguyên nhân khách quan 44

4.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 45

4.2 Đánh giá triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề hoạch định chiến lược TMĐT tại SOTRANS Hà Nội 45

4.2.1 Đánh giá triển vọng phát triển của công ty trong thời gian tới 45

4.2.2 Đánh giá triển vọng phát triển ngành Giao nhận trong thời gian tới 46

4.2.3 Quan điểm giải quyết đề tài 46

4.3 Đề xuất ứng dụng công vụ phân tích chiến lược trong hoạch định chiến lược TMĐT tại SOTRANS Hà Nội và một số kiến nghị với cơ quan chức năng nhà nước 46

4.3.1 Đề xuất ứng dụng công vụ phân tích chiến lược trong hoạch định chiến lược TMĐT tại SOTRANS Hà Nội 47

4.3.1.1 Phân tích Mô hình 5 (+1) lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành 47

4.3.1.2 Chuỗi giá trị 50

4.3.1.3 Ma trận TOWS 52

4.3.1.4 Đề xuất phương án chiến lược TMĐT 59

4.3.4 Một số kiến nghị với cơ quan chức năng nhà nước 62

Tài liệu tham khảo 63

Phụ Lục 64

Phụ Lục 1 65

Phụ Lục 2 69

Phụ Lục 3 70

Phụ Lục 4 71

Trang 5

Danh mục Bảng biểu

Bảng 3.1: Phương tiện điện tử sử dụng trong kinh doanh của công ty 36

Bảng 3.2: Chi phí cho website hiện tại của công ty 37

Bảng 3.3: Kinh phí dự kiến để phát triển TMĐT 37

Bảng 3.4: Kết quả phân tích đối thủ chính của công ty 37

Bảng 3.5: Kết quả phân tích khách hàng của công ty 38

Bảng 3.6: Kết quả phân tích mục tiêu ứng dụng TMĐT 38

Bảng 3.7: Kết quả phân tích quy trình hoạch định chiến lược 39

Bảng 3.8: Kết quả phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh 39

Bảng 3.9: Kết quả phân tích những thách thức của công ty 39

Bảng 3.10: Kết quả phân tích những cơ hội của công ty 40

Bảng 3.11: Kết quả phân tích những điểm mạnh của công ty 40

Bảng 3.12: Kết quả phân tích những điểm yếu của công ty 41

Trang 6

Danh mục hình vẽ

Hình 2.1: Tiến trình thực hiện chiến lược TMĐT 13

Hình 2.2: 6 giai đoạn ứng dụng Internet vào kinh doanh 16

Hình 2.3: Mô hình quản trị chiến lược TMĐT tổng quát 18

Hình 2.4: Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh 20

Hình 2.5: Mô hình chuỗi giá trị ngành CN nói chung 23

Hình 2.6: Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp trung gian giao vận 23

Hình 2.7: mô hình Ma trận SWOT cho công ty 25

Hình 2.8: Mô hình 4 bước phương pháp luận 28

Hình 3.1: Các hoạt động công ty muốn ứng dụng TMĐT 43

Hình 4.1: Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh 52

Hình 4.2 Chuỗi giá trị ngành E – Commerce 56

Hình 4.3 Chuỗi giá trị của SOTRANS Hà Nội 57

Trang 7

Danh mục từ viết tắt

1 CN: Công nghiệp

2 CNTT: Công nghệ thông tin

3 GTVT: Giao Thông Vận tải

4 HTTT: Hệ thống thông tin

5 NV: Nhân viên

6 SOTRANS: Công ty cổ phần kho vận miền Nam

7 SOTRANS Hà Nội: Chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội

8 TMĐT: Thương mại Điện tử

9 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

10 VIFFAS: Hiệp hội giao nhận Việt Nam

11 WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 8

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng các công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược Thương mại điện tử tại chi

nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội”

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Ngày nay, việc ứng dụng Thương mại điện tử (E-commerce) đang là xu thếchung cho tất cả các doanh nghiệp luôn mong muốn phát triển công việc kinhdoanh, mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm đối tác, khách hàng trong cũng như ngoàinước bởi khi ứng dụng Thương mại điện tử doanh nghiệp có thể loại bỏ được cácrào cản về không gian, thời gian trong khi đó lại vẫn có thể rút ngắn được thời giantrong quy trình kinh doanh Trên thế giới, Thương mại điện tử không còn xa lạ gì và

đã phát triển từ khá lâu Tuy nhiên, tại Việt Nam, Thương mại Điện tử mới chỉ thực

sự phát triển rầm rộ trong khoảng 5-7 năm trở lại đây

Là một công ty trung gian trong lĩnh vực Logistics, Chi nhánh Công ty Cổphần Kho vận Miền Nam tại Hà Nội (SOTRANS Hà Nội) thực hiện việc tìm kiếmcác đối tác vận tải và hưởng lợi hoa hồng từ những hợp đồng vận tải Do đặc thùcủa ngành nghề mà công ty phải thường xuyên giao dịch liên hệ với khách hàng vàđối tác Khi nhận được một đơn hàng, công ty sẽ phải lựa chọn ra đơn vị đối tác vậnchuyển tốt nhất phù hợp về giá cả, chất lượng, thời gian Sau đó, công ty sẽ thôngbáo với khách hàng những thông tin cần thiết Hiện nay, việc giao dịch với đối tác

và khách hàng chủ yếu là qua hình thức Email Doanh nghiệp mới chỉ xuất hiện trên

2 webpage của Công ty cổ phần kho vận Miền Nam Ngoài ra, việc trao đổi giaodịch với khách hàng còn được thực hiện qua hình thức Chat và Fax (khi muốn gửimột văn bản, môt hợp đồng có tính chính xác cao) Qua đó có thể thấy doanhnghiệp đã bước đầu ứng dụng CNTT, Internet trong quản lý và kinh doanh Tuynhiên mức độ, hiệu quả và quá trình còn chưa cao và gặp nhiều bất cập

Trang 9

Trong quá trình thực tập tổng hợp tại doanh nghiệp, qua việc khảo sát bằngphiếu điều tra với đối tượng là 5 nhà quản trị cấp cao trong công ty, tôi đã có đượcnhững kết quả sau:

1 Những vấn đề cấp thiết đặt ra với công ty

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý phát triển

Qua kết quả của bảng trên, ta thấy rằng đội ngũ lãnh đạo của công ty cũng đãnhận thức được sự quan trọng và cần thiết việc ứng dụng Thương Mại điện tử tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và coi việc xây dựng một chiến lượcThương mại Điện tử là chiến lược lâu dài, quan trọng đối với doanh nghiệp Mặc dùvậy, trên thực tế công tác hoạch định và lộ trình triển khai TMĐT trong hoạt độngkinh doanh của công ty vẫn còn nhiều hạn chế

Là một cử nhân quản trị TMĐT trong tương lai tôi nhận thấy tính cấp thiếtcủa vấn đề hoạch định chiến lược TMĐT cho doanh nghiệp Đó là lý do tôi quyếtđịnh lựa chọn đề tài: “Ứng dụng các công cụ phân tích ma trận trong hoạch địnhchiến lược Thương mại điện tử tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại

Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình

1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài

Đề tài của tôi tập trung vào một số vấn đề sau:

Trang 10

Thứ nhất là hệ thống các khái niệm, định nghĩa cơ bản về chiến lược, chiếnlược TMĐT, hoạch định chiến lược TMĐT.

Thứ hai là đi sâu tìm hiểu về hoạch định chiến lược cho công ty kinh doanhdịch vụ giao nhận như: đề xuất mô hình hoạch định chiến lược, quy trình hoạchđịnh chiến lược, các công cụ và phương pháp phân tích chiến lược

Thứ ba là giải pháp ứng dụng các công cụ phân tích chiến lược trong việchoạch định chiến lược TMĐT cho công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận Các công

cụ ma trận được đề cập đến trong đề tài bao gồm: Ma trận TOWS, chuỗi giá trị, môhình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá cơ sở lí luận về việc vận dụng các công cụ phân tích chiến lượctrong hoạch định chiến lược ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ giao nhận

Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác hoạch định TMĐT của các doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hiện nay Việc đánh giá này được thực hiệntrên cả 2 mặt Đó là những thành tựu mà công ty đã đạt được và những điểm cònhạn chế và đang cần được bổ sung, khắc phục

Đề xuất ứng dụng các công cụ phân tích chiến lược cụ thể trong hoạch địnhchiến lược TMĐT tại SOTRANS Hà Nội

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Do những hạn chế về thời gian cũng như khả năng nghiên cứu của bản thân

đề tài của tôi chỉ nghiên cứu về các hoạt động Logistics bao gồm việc vận chuyển,làm thủ tục, lưu kho của hàng hóa trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Điều này cónghĩa là các đơn hàng gồm 2 loại:

Loại một, do các doanh nghiệp trong nước thuê công ty thực hiện các nghiệp

vụ kể trên trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Loại hai, các công ty trong nước hay ngoài nước giao cho công ty thực hiệncác nghiệp vụ kể trên kể từ khi hàng hóa từ nước ngoài được chuyển đến Việt Nam

Trang 11

* Chiến lược TMĐT tập trung nghiên cứu ứng dụng CNTT đặc biệt làInternet trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp bao gồm 4 chương chính đó là:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ứng dụng công cụ phân tích matrận trong hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho chi nhánh công ty cổ phầnkho vận miền Nam tại Hà Nội

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài: “ứng dụng công cụ phântích ma trận trong hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho chi nhánh công ty

cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đềnghiên cứu tại SOTRANS Hà Nội

Chương 4: Các kết luận và đề xuất cho vấn đề hoạch định chiến lược Thươngmại điện tử tại SOTRANS Hà Nội

Trang 12

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về: “Ứng dụng công

cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược thương mại điện tử tại

chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội”

2.1 Phân định một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về chiến lược

Nội dung của đề tài này tập trung vào việc hoạch định chiến lược Thươngmại điện tử, nhưng để hiểu được thế nào là chiến lược Thương mại điện tử chúng tacần xem xét từ khái niệm cơ bản về “chiến lược”

Có rất nhiều khái niệm về chiến lược của các nhà nghiên cứu như:

“Chiến lược là sự chỉ dẫn và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dàihạn để đạt được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc kết hợp các nguồn lựccủa tổ chức, dưới sự tác động của môi trường luôn thay đổi để đáp ứng được nhucầu thị trường và sự trông đợi của các cổ đông

Gerry Johnson và Kevan Scholes

“Chiến lược là những quyết định về mục tiêu trong dài hạn của doanhnghiệp, và những hành động, phân bổ nguồn lực cần thiết để tiến hành những mụctiêu đó

Alfred Chandler

“Chiến lược là sức lực tập trung vào lợi ích không chỉ là sự phát triển, mộtkhả năng để xác định được mỗi đề xuất có giá trị, và sự sẵn sàng để làm nên một sựcân bằng vững chắc giữa các yếu tố

Trang 13

- Chiến lược giải quyết tất cả các kế hoạch cho việc khai thác nguồn lực màdoanh nghiệp sở hữu

- Chiến lược là để đạt đến một vị trí duy nhất so với các đối thủ cạnh tranh

- Mục tiêu cua chiến lược để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững so với cácđối thủ bằng cách đó để đảm bảo được lợi nhuận cuối cùng

2.1.2 Khái niệm về Chiến lược Thương mại điện tử và nội dung của chiến lược Thương mại Điện tử

2.1.2.1 Khái niệm

Một số cho rằng chiến lược Thương mại Điện tử là nền tảng, số khác lại nghĩ

đó chỉ là một công cụ Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng ta nên hiểu chiếnlược Thương mại điện tử có sự tương tác với tất các các quyết định và chương trìnhchiến lược khác của công ty

“Chiến lược TMĐT là việc sử dụng các công cụ, mạng, hệ thống (bao gồmInternet) kết nối với quá trình sẽ giúp ích cho một tổ chức trong việc hỗ trợ tất cảcác chiến lược khác”

(Nguồn: E Strategy, Michael J Cunningham) 2.1.2.2 Nội dung

a Quá trình thực hiện một chiến lược TMĐT

Gồm các bước như hình vẽ minh họa dưới đây:

Hình 2.1: Tiến trình thực hiện chiến lược TMĐT (Nguồn: Bài giảng môn Môi trường và chiến lược TMĐT – Giảng viên Đỗ thị Bình)

b Các yếu tố cần thiết của chiến lược TMĐT

Trang 14

- Các mục tiêu: Nêu rõ các mục tiêu dài hạn và xác định TMĐT sẽ giúp công ty như

thế nào để đạt được các mục tiêu đề ra này

- Định hướng: Nêu rõ công ty muốn sử dụng mạng Internet như thế nào

- Thực trạng hiện tại: Chỉ ra được các sản phẩm có thể bán tốt trên Internet và đưa

ra lý do

- Đặt ra các chỉ tiêu đánh giá sự hoạt động trên mạng Các chỉ tiêu này cần bao

gồm số lần truy cập vào trang web trong một tháng; số lượng người chỉ truy cậpmột lần; số lượng các liên lạc thực tế, số lượng giao dịch thực hiện, số lượng đơnđặt hàng…

- Phân tích thị trường: Mô tả các cơ hội trên thị trường thương mại điện tử của công

ty

- Khách hàng mục tiêu: Trình bày tình trạng của khách hàng mục tiêu trên mạng

của công ty về mặt số lượng và các yếu tố kinh tế xã hội

phản hồi về quá trình bán sản phẩm có tiềm năng qua môi trường trên mạng

- Rủi ro kinh doanh đã được tính đến: Trình bày dự báo về tình hình của cả ngành

và của riêng công ty trong vòng ba đến năm năm tới, cả kinh doanh qua mạng vàkinh doanh không qua mạng

- Nội dung: Xây dựng nội dung từng phần dự định đưa lên trang web.

- Quảng cáo: Trình bày kế hoạch quảng cáo

- Quan hệ khách hàng: Đề ra kế hoạch cho chương trình cập nhật sản phẩm dịch vụ

một cách thường xuyên và liên tục

- Chiến lược bán hàng: đưa ra chiến lược về xử lý đơn đặt hàng, phân phối…

- Dịch vụ: Công ty có cung cấp dịch vụ khi được yêu cầu sau khi đã bán sản phẩm

qua mạng hay không?

- Khả năng tích hợp hệ thống: Hệ thống của công ty sẽ được tích hợp với hệ thống

của ngân hàng, khách hàng, các nhà cung cấp và các nhà phân phối như thế nào?

- Kế hoạch tài chính: Cần phải rất thực tiễn và thận trọng.

- Ngân sách năm: Dự báo chi phí cho năm đầu tiên của kế hoạch

- Cân đối ngân sách: Chỉ ra tình hình tài sản và tiền mặt của Công ty.

Trang 15

Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng và mức độ công ty muốn ứng dụngTMĐT mà có thể có hoặc không có 1 vài yếu tố kể trên.

2.1.3 Khái niệm về hoạch định chiến lược TMĐT

Hoạch định chiến lược TMĐT đòi hỏi ta phải đưa ra được một bản kế hoạchcho chiến lược TMĐT Trong bản kế hoạch này sẽ định rõ việc doanh nghiệp sẽ sửdụng internet thế nào để xây dựng và phát triển công việc kinh doanh của doanhnghiệp từ đó định rõ quy trình kinh doanh nào doanh nghiệp ứng dụng Internet,đồng thời cũng nhận dạng những rủi ro của việc này

Hoạch định chiến lược TMĐT được định nghĩa như sau:

“ Hoạch định chiến lược TMĐT là quá trình mà nhà quản trị doanh nghiệp TMĐT đánh giá viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp mình và quyết định xem sẽ lựa chọn Chiến lược TMĐT nào để đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”

Kirstopher Blanchard (North Central University)Hoạch định chiến lược nói chung hay hoạch định chiến lược TMĐT nóiriêng rất quan trọng vì nó đảm bảo thời gian, tiền bạc và năng lược quý báu củadoanh nghiệp sẽ không bị lãng phí và đảm bảo rằng các rủi ro tiềm tàng trong môitrường TMĐT sẽ được tối thiểu hóa

2.1.4 Các công cụ phân tích chiến lược

Để công tác hoạch định chiến lược TMĐT được thực hiên một cách logic vàchính xác hơn, người ta thường sử dụng những công cụ phân tích ma trận Tronggiới hạn đề tài của mình, tôi xin được đưa ra những công cụ phân tích sau:

- Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh

- Chuỗi giá trị ảo

- Ma trận SWOT

Những công cụ trên sẽ được nói rõ hơn trong phần 2.2 của luận văn.

2.1.5 Các giai đoạn của quá trình ứng dụng Internet trong kinh doanh của công

ty dịch vụ giao nhận

Các giai đoạn ứng dụng internet vào kinh doanh gồm 6 giai đoạn:

Trang 16

Hình 2.2: 6 giai đoạn ứng dụng Internet vào kinh doanh (Nguồn: tài liệu giảng dạy môn Môi trường và chiến lược TMĐT- Giảng viên: Đỗ thị Bình)

Giai đoạn 1: Không hiện diện trên mang Trong giai đoạn này doanh nghiệp

sẽ không quan tâm đến ảnh hưởng của Internet tới khả năng kinh doanh

Giai đoạn 2: Hiện diện tĩnh trên mạng Trong giai đoạn này doanh nghiệphiện diện trên mạng nhưng ở giai đoạn tĩnh chỉ công bố các thông tin như giới thiệu

về công ty, catalogue sản phẩm…

Giai đoạn 3: Hiện diện tương tác trên mạng: là giai đoạn doanh nghiệp cómối tương tác 2 chiều với khách hàng qua mạng Internet Tuy nhiên tất cả các bướctrong giao dịch không được tiến hành hoàn toàn qua Internet

Giai đoạn 4: Thương mại điện tử: đây là giai đoạn đánh dấu sự thay đổiquan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Trong giai đoạn này công ty cókhả năng hoàn thiện các khâu của giao dịch qua mạng

Giai đoạn 5: Tích hợp nội bộ: là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu tích hợp cácgiao dịch ở “front office” tương thích với hệ thống hỗ trợ kinh doanh và công nghệ

ở “back office”

Giai đoạn 6: Tích hợp bên ngoài Ở giai đoạn này IT đóng vai trò quan trọngnhất trong toàn bộ mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp Sự tích hợp công nghê

và quá trình kinh doanh giữa người bán và người mua tạo nên mối quan hệ gần gũi

và tương hỗ giữa các đối tác kinh doanh

Trang 17

2.2 Quy trình hoạch định chiến lược TMĐT và nội dung các hoạt động trong quy trình

2.2.1 Quy trình hoạch định chiến lược TMĐT

Hoạch định chiến lược TMĐT là giai đoạn khởi đầu cho việc phát triển mộtchiến lược:

Hình 2.3: Mô hình quản trị chiến lược TMĐT tổng quát (Nguồn: tài liệu giảng dạy môn Môi trường và chiến lược TMĐT- Giảng viên: Đỗ thị Bình)

Từ mô hình quản trị chiến lược TMĐT tổng quát, ta có thể đưa ra các bướctrong quy trình hoạch định chiến lược TMĐT như sau:

1 Đánh giá thực trạng và định rõ mục tiêu của chiến lược TMĐT

2 Phân tích chiến lược bao gồm phân tích nhân tố bên ngoài và phân tích nhân

tố bên trong

3 Lựa chọn mức độ ứng dụng TMĐT thích hợp cho doanh nghiệp

4 Viết bản kế hoạch cho chiến lược

2.2.2 Nội dung các hoạt động trong quy trình hoạch định CLTMĐT

2.2.2.1 Đánh giá thực trạng và định rõ mục tiêu của chiến lược TMĐT

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng bởi chỉ khi chúng ta xác định đượcthực trạng ứng dụng TMĐT tại công ty, từ đó đưa ra những mục tiêu của chiến lượcthì mới có thể lựa chọn ra được chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp

Trang 18

Những mục tiêu của doanh nghiệp có thể là: tăng doanh thu của công ty,cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho công chúng, cải tiến quá trình kinh doanh,tích hợp một số tính năng giúp quá trình kinh doanh thuận tiện hơn, phát triển vàcung cấp sản phẩm mới, tiếp cận thị trường và khách hàng mới….

Có rất nhiều mục tiêu được lựa chọn cùng một lúc do đó đòi hỏi nhà quản trịcủa công ty phải định ra được thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu

2.2.2.2 Phân tích chiến lược và các công cụ phân tích chiến lược

Nội dung của việc phân tích chiến lược bao gồm việc phân tích các nhân tốbên trong và các nhân tố bên ngoài cho công ty trung gian về giao nhận vận tải

Mục đích của việc phân tích các nhân tố bên ngoài là để đạt được sự hiểubiết về những yếu tố phát triển bên ngoài Điều này có thể ảnh hưởng đối với chiếnlược của công ty Trên một mức độ tập hợp, phân tích các yếu tố bên ngoài dựa vào

sự phát trển trong môi trường vĩ mô rộng lớn, nó bao gồm sự that đổi về công nghệ,

sự phát triển của toàn bộ nên kinh tế hay sự thay đổi của xã hội Trên một mức độ

cụ thể hơn nữa, chúng ta cũng cần phải có sự phân tích của những công ty khácnhau trong cùng một ngành công nghiệp bao gồm: các đối thủ cạnh tranh, nhà cungứng hay thay thế Những kết quả của việc phân tích này sẽ giúp cho công ty nângcao sự hiểu biết về các cơ hội, thách thức mà công ty có thể sẽ phải đối mặt trongtương lai

Mục đích của việc phân tích các nhân tố bên trong là các nhà quản trị có thểhiểu được những nguồn lực quyết định và khả năng mà công ty đang sở hữu để thựchiện và duy trì một chiến lược kinh doanh điện tử cụ thể Dựa trên sự hiểu thấu vềnguồn lực do quá trình phân tích các nhân tố bên trong đem lại, các nhà quản trị sẽhiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh

Khi nói đến quá trình phân tích chiến lược chúng ta không thể không nói đếnnhững công cụ phân tích chiến lược nhằm giúp cho quá trình phân tích được hiệuquả và chính xác hơn, đưa ra được chiến lược phù hợp nhất cho công ty Nhữngcông cụ chủ yếu được sử dụng phổ biến đó là:

a Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh trong TMĐT

Trang 19

Hình 2.4: Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh (Nguồn: dịch từ cuốn Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders)

Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh bao gồm 5 nhân tố đó là: (1) Cạnhtranh trong ngành, (2) ra nhập tiềm năng, (3) sản phẩm thay thế, (4) quyền thươnglượng của các nhà cung cấp, (5) quyền thương lượng của khách hàng

Mục tiêu của mô hình này là công cụ nhạy bén giúp doanh nghiệp có thểphân tích được môi trường ngành của mình một cách hiệu quả nhất thông qua việcnghiên cứu và phân tích 5 yếu tố trên

* Cạnh tranh trong ngành:

Cạnh tranh trong ngành diễn ra khi những doanh nghiệp trong một ngànhcảm thấy những áp lực để tăng vị trí, chỗ đứng của doanh nghiệp mình trên thịtrường Cạnh tranh trong ngành tăng lên là do những yếu tố sau:

- Số lượng các đối thủ trong ngành lớn: Số lượng các đối thủ trong ngành càngnhiều thì sức ép của việc cạnh tranh ngày càng một lớn lên Trong môi trườngInternet sự ngăn cách về khoảng cách địa lý không còn nữa nên số lượng đối thủcạnh tranh cũng ngày một tăng lên Điều này ảnh hưởng đến hầu hết tất cả cácdoanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, lĩnh vực giao nhận vận tải mà công ty đang hoạtđộng cũng không nằm ngoài

- Chi phí cố định cao: Thông qua Internet, tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phíbiến đổi, có xu hướng dịch về chi phí cố định Việc đầu tư cho các phần mềm có chi

Cạnh tranh trong ngành

Gia nhập tiềm năng

Quyền lực thương lượng của khách hàng

Trang 20

phí cao nhưng khi ứng dụng nó trên nhiều thị trường thì nó lại giúp cho doanhnghiệp giảm bớt được chi phí Vì vậy mà cạnh tranh trong ngành sẽ tăng lên bởinhững dự án kinh doanh điện tử muốn tối ưu hóa việc sử dụng khả năng của họ.

- Sự khác biệt giữa các sản phẩm ít: sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty

ko có những đặc điểm nổi bật so với sản phẩm của công ty khác cùng ngành thì sẽrất khó để khách hàng có thể nhớ đến hình ảnh công ty Đây cũng là một nhân tốkhiến công ty gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cạnh tranh

- Tỷ lệ tăng trưởng trong ngành thấp: Đối với một số ngành đang ở giai đoạnbão hòa, tỷ lệ tăng trưởng không cao nên sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn Nhưngđối với ngành giao nhận vân tải này, do kim ngạch xuất nhập khẩu đang có xuhướng tăng nên đây vẫn đang là một cơ hội, một tiềm năng cho các công ty Từ đógiảm bớt được sức ép cạnh tranh

* Ra nhập tiềm năng:

Ra nhập mới là sự đe dọa từ phía các đối thủ mới tham gia vào thị trường.Những đối thủ mới ra nhập mang theo những khả năng tiềm tàng mới và nhữngmong muốn mới Điều này dẫn đến 2 ảnh hưởng xấu cho công ty đó là: các công tymới có thể chiếm thị phần của của các công ty cũ Thứ hai, họ có thể đẩy giá xuốngkhiến các công ty đang tồn tại trong ngành cũng có thể phải hạ giá theo Internet cómột số tác động đến ra nhập tiềm năng như:

- Đòi hỏi về vốn và sự sẵn sàng để đầu tư một khoản tiền lớn cho công tykhông quá cấp thiết Đối với một công ty trung gian giao nhận vận tải thì việc đầu

tư chi phí cố định như nhà kho, xưởng, phương tiện vận tải cũng không cần thiết

Sự tập trung sẽ được đầu tư nhiều cho ứng dụng các phần mềm giao nhận để quátrình này được thực hiện nhanh và chính xác hơn

- Sự ra nhập của các công ty mới cũng dễ dàng hơn và nhanh chóng đuổi kịpđược các công ty cũ do tính tiêu chuẩn hóa về công nghệ

- Tại bất cứ đâu mà công nghệ giúp hoàn thành công việc tốt thì ra nhập sẽgiảm Đối với các công ty trung gian trong lĩnh vực giao nhận vận tải thì các

Trang 21

phương tiện điện tử đóng vai trò chính cho giao dịch của công ty Do đó sự ra đờicủa các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này là khá cao.

* Quyền thương lượng của nhà cung cấp:

- Internet tạo nên sự kết nối trực tiếp giữa khách hàng và nhà cung cấp do đócông ty có thể mất khách hàng từ tay nhà cung cấp Điều này rất dễ xảy ra đối vớicác công ty làm trung gian

- Một lợi thế của Internet trong khía cạnh này đó là công ty có nhiều sự lựachọn nhà cung ứng hơn do đó công ty có thể có được một nhà cung ứng với chấtlượng và giá cả phù hợp Tuy nhiên khi có quá nhiều công ty trong cùng một ngànhthì rất dễ xảy ra việc tranh chấp các nhà cung cấp Quyền thương lượng của nhàcung cấp sẽ nhờ đó tăng lên

* Quyền thương lượng của khách hàng:

- Khi rào cản ra nhập giảm, khuyến khích nhiều công ty ra nhập ngành kháchhàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và có thể lựa chọn dễ dàng khi so sánh giá, sosánh các dịch vụ đi kèm…Quyền lực của khách hàng sẽ tăng nhiều hơn

b Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị được chia thành 2 loại đó là chuỗi giá trị ngành và chuỗi giá trịcủa doanh nghiệp Mỗi một loại chuỗi giá trị có đặc điểm riêng và giúp cho quátrình phân tích chiến lược ở những góc độ và khía cạnh khác nhau:

* Chuỗi giá trị ngành:

Khái niệm: Tùy thuộc vào độ phức tạp người ta chia ra thành 2 loại:

Chuỗi giá trị giản đơn: hoạt động trong các khâu cơ bản từ điểm khởi đầuđến điểm kết thúc của sản phẩm, ví dụ: thiết kế, sản xuất, phân phối và tiêu dùng

Ví dụ như mô hình chuỗi giá trị gia tăng ngành công nghiệp:

Trang 22

Hình 2.5: Mô hình chuỗi giá trị gia tăng ngành CN nói chung

(nguồn www.tapchithoidai.org)

Chuỗi giá trị mở rộng: chi tiết hóa hoạt động và các khâu của chuỗi giá trịgiản đơn Mức độ chi tiết hóa càng cao thì sẽ càng thấy rõ hơn những bên tham gia

và liên quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau

Ví dụ như ta xét chuỗi giá trị của công ty trung gian giao nhận vận tải từ nhàcung ứng sản phẩm đến nhà tiêu dùng

*Chuỗi giá trị của doanh nghiệp:

Hình 2.6: Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp trung gian giao vận (Nguồn: Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders)

Chuỗi giá trị là chuỗi chia doanh nghiệp thành các hoạt động thích đángmang tính chiến lược và liên quan đến nhau Việc sử dụng chuỗi giá trị giúp các nhàquản trị có thể tìm ra quy trình tạo ra giá trị trong doanh nghiệp Từ đó công tytrung gian về giao nhận vận tải có thể nhận biết được hoạt động nào mình có được

Trang 23

lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh hay nói cách khác công ty mình có thế mạnh ở đâucũng như là hoạt động nào còn yếu kém Và việc ứng dụng CNTT Internet tronghoạt động nào của doanh nghiệp sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp tốt nhất.

Từ khi Internet ra đời đã phá vỡ chuỗi giá trị truyền thống Loại bỏ trunggian môi giới và đưa thêm trung gian môi giới mới, đưa thêm các mối quan hệ chokhách hàng và nhà cung cấp, tạo các giá trị mới cho công ty

Điểm khác biệt cơ bản của chuỗi giá trị truyền thống và chuỗi giá trị ảo đó làthông tin Trong chuỗi giá trị truyền thống thông tin chỉ như một hoạt động bổ trợtrong khi trong chuỗi giá trị ảo thông tin là một nguồn để tạo ra giá trị

c Ma trận SWOT

Mục tiêu của ma trận SWOT là giúp công ty trung gian về giao nhận vận tảiphân tích được môi trường bên ngoài để phát hiện ra những cơ hội và thách thức đốivới công ty, phân tích môi trường bên trong để xác định được thế mạnh và điểm yếucủa chính công ty Từ đó cung cấp cho công ty những thông tin hữu ích cho việc kếtnối hài hòa các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh màcông ty đang hoạt động, tiếp đó hình thành và lựa chọn các chiến lược

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats(Thách thức) giúp nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược SO,ST, WO,WT

Thiết lập mô ma trận TOWS bao gồm 8 bước:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính từ bên ngoài doanh nghiệp

Bước 2: Liệt kê các nguy cơ cơ bản từ bên ngoài doanh nghiệp

Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh bên trong cơ bản của doanh nghiệp

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu bên trong của công ty

Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghikết quả các chiến lược SO vào ô thích hợp

Bước 6: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các cơ hội bên ngoài và ghi kết quảcác chiến lược WO

Trang 24

Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với các nguy cơ bên ngoài và ghi kếtquả các chiến lược ST

Bước 8: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các nguy cơ bên ngoài và ghi kếtquả các chiến lược WT

Những điểm mạnh( Strengths)

Những điểm yếu( Weaknesses)Các cơ hội

(Opportunities)

Các chiến lược SO

Sử dụng các thế mạnh để tậndụng cơ hội

Các chiến lược WOVượt qua những điểm yếubằng cách tận dụng cơ hội

Các nguy cơ

(Threats)

Các chiến lược ST

Sử dụng các thế mạnh để nétránh các mối nguy cơ

Các chiến lược WTTối thiểu hóa những điểmyếu và né tránh những nguy cơ

Hình 2.7: mô hình Ma trận SWOT cho công ty

2.2.2.3 Lựa chọn ứng dụng chiến lược TMĐT cho công ty trung gian giao nhận vận tải

Từ việc phân tích chiến lược các nhân tố bên trong và bên ngoài của công ty,các nhà quản trị phải lựa chọn ra mức ứng dụng TMĐT đúng đắn nhất đáp ứngđược mục tiêu đề ra cũng như phù hợp với môi trường bên ngoài và khả năng bêntrong của công ty

Trong phần 2.1.5 đã nói đến 6 giai đoạn ứng dụng Internet vào kinh

doanh.Trong phần này, các nhà quản trị của công ty nên trung gian về giao nhậnvận tải sẽ xác định rõ mức độ công ty đang ứng dụng và nên ứng dụng trong chiếnlược TMĐT sắp tới này

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước

2.3.1 Đóng góp về cơ sở lý luận

Strategies for E-business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders

Chương 1: Hệ thống những thuật ngữ và sự phát triển của kinh doanh điện tửTrong chương 1 của cuốn sách này đưa ra khái niệm một số thuật ngữ chínhtrong kinh doanh điện tử như: Kinh doanh điện tử (e-business), Thương mại điện tử

Trang 25

(electronic commerce), Thương mại điện tử di động (Mobile e-commerce), chiếnlược, các cấp chiến lược, tổ chức chiến lược.

Ngoài ra ở phần 1.2 cũng đưa ra sơ đồ về quá trình phát triển của kinh doanhđiện tử gắn liền với quá trình phát triển của Internet

Chương 3: Từ chương 3 bắt đầu đi vào một mô hình chiến lược kinh doanhđiện tử

Trong chương 3 nói đến ảnh hưởng của Internet đến những yếu tố môitrường vĩ mô và môi trường ngành Đồng thời cũng trong chương này tác giả giớithiệu về mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh

Strategic management of E-Business, Stephen Chen

Chương 6: Phân tích các yếu tố ngành ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanhđiện tử

Trong chương này, tác giả của cuốn sách cũng phân tích dựa trên mô hìnhnăm lực lượng điều tiết cạnh tranh, chuỗi giá trị và mô hình 3Ds (digitalconvergence, disintermediation, disaggreation) Đây là 3 nhân tố của kinh doanhđiện tử ảnh hưởng đến hệ thống giá trị

Chương 7: Phát triển một chiến lược kinh doanh điện tử:

Trong chương này tác giả phân tích vào 5 yếu tố chính tạo nên sự khác biệtgiữa hoạch định thương mại truyền thống và hoạch định thương mại điện tử

- Các hoạt động giao dịch là ảo

- Thị trường điện tử không ổn định

- Thị trường dịch chuyển nhanh chóng

- Các doanh nghiệp có sự kết nối cao

- Có sự không chắc chắn trong thị trường

E Strategy, Michael J Cunningham

Chương 1: Giới thiệu về chiến lược điện tử: chương này giải thích vì sao cáccông ty nên sử dụng chiến lược điện tử như một vũ khí cạnh tranh và làm thế nào để

nó được cần đến như một đảm bảo cho sự thành công trong tương lai của tổ chức

Trang 26

Chương 2, chương 3: Giải thích thế nào là chiến lược điện tử và những giaiđoạn của chiến lược điện tử.

2.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Strategies for E-business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders

Chương 5: Tạo giá trị cho kinh doanh điện tử Trong chương này tác giả giúpngười đọc tìm hiểu về chuỗi giá trị ảo Sự khác biệt của chuỗi giá trị ảo và chuỗi giátrị truyền thống, tác dụng của chuỗi giá trị ảo Tác giả cũng đưa ra một vài ví dụthực tế các doanh nghiệp trên thế giới đã sử dụng công chuỗi giá trị ảo để mang lạithành công

Strategic management of E-Business, Stephen Chen

Chương 8: Thực hiện chiến lược:Chương này đưa ra các ví dụ thực tế về việcthực hiện chiến lược và đưa ra mô hình 7S (strategy, systems, structure, style, staff,skills, shared value) để mô tả các yếu tố cần xem xét khi dịch chuyển sang một sự tổchức ảo

E Strategy, Michael J Cunningham

Chương 10 đưa ra 10 bước để làm một chiến lược điện tử bao gồm:

2.Xây dựng tiến trình công việc 7.Hợp tác và liên kết

3.Mô hình và thực hiện công việc 8.Sẵn sàng hay đổi

4.Ảnh hưởng về nhận thức 9.Văn hóa và ảnh hưởng của nó đến chiến lược

2.4 Phân định nội dung vấn đề hoạch định chiến lược TMĐT

Hình 2.8: Mô hình 4 bước phương pháp luận

(nguồn: Tác giả)

* Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược TMĐT

Trong phần này sẽ đưa ra khung lý thuyết cơ bản về hoạch định chiến lượcTMĐT Nó bao gồm những khái niệm chính như “chiến lược”, “hoạch định chiến

Cơ sở lý luận

của hoạch

định TMĐT

Những mặt yếu kém &

hạn chế

Phân tích dự báo phát triển ngành,DN

Giải pháp của những hạn chế

Trang 27

lược”, “chiến lược TMĐT”, “hoạch định chiến lược TMĐT” Tiếp theo đó sẽ là quytrình về hoạch định chiến lược TMĐT và những công cụ phân tích chiến lược đượcứng dụng trong quy trình đó gắn với dịch vụ giao nhận vận tải.

Phương pháp điều tra hiện trường

Thực hiện điều tra bằng phương pháp phân tích thống kê, phỏng vấn chuyêngia bằng mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn tự lập dựa trên yêu cầu đòi hỏi cho quátrình nghiên cứu, sau đó sẽ lựa chọn những chuyên gia để phỏng vấn

* Thực trạng về hoạch định chiến lược TMĐT tại công ty

Phần này sẽ đưa ra thực trạng về tình hình hoạch định và ứng dụng TMĐTtại SOTRANS Hà Nội Nó bao gồm:

- Những mặt còn hạn chế

- Những nguyên nhân của hạn chế này

* Phân tích, đánh giá dự báo phát triển của doanh nghiệp, của ngành giaonhận

Phần này tập trung vào việc phân tích những văn bản về định hướng pháttriển ngành cũng như những văn bản riêng của công ty về định hướng phát triểntrong tương lai Điều này giúp cho việc hoạch định chiến lược của các nhà quản trịgần gũi với thực tế, phù hợp với sự phát triển của ngành và doanh nghiệp trongtương lai

* Những giải pháp của hạn chế tồn tại

Phần này được coi như phần quan trọng nhất của luận văn trong đó đưa racác kiến nghị và giải pháp cho nhưng mặt hạn chế tồn tại đã nêu trước đó Đồngthời nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề mang tầm chiến lược và trong dài hạncho SOTRANS Hà Nội

Trang 28

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng việc: “ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại

SOTRANS Hà Nội”

3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1 Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sợ cấp được thu thập thông qua phiếu phỏng vấn điều tra các nhàquản trị hay nhân viên chuyên trách trong công ty Dựa trên quy mô của công tycũng như để đối tượng được phỏng vấn có hiểu những hiểu biết chính xác về vấn đềnghiên cứu nên tôi chỉ đưa ra 10 phiếu phỏng vấn cho các đối tượng sau:

1 Ông Lê Tiểu Minh – giám đốc công ty

2 Nguyễn Hồng Việt – trưởng phòng giao nhận

3 Trần Thanh Hải – phó phòng Sales

4 Vũ Như Trang – Trưởng phòng Đại lý

5 Lê Viết Hiếu - NV Logistics - phụ trách khách hàng làm thủ tục khai tạicửa khẩu Gia Lâm

6 Trần Thị Kim Cúc - NV Kho - Quản lý kho hàng tại Long biên

7 Trần Văn Hà - NV Logistics - Phụ trách chứng từ

8 Nguyễn Văn Tân - NV Logistics - phụ trách khách hàng làm thủ tục khaitại cửa khẩu Nội Bài

9 Nguyễn Hoàng Văn - Nhân viên kinh doanh quốc tế

10 Nguyễn Mai Hương - Nhân viên Phòng Đại lý - phụ trách Khách hàngNhập

Mỗi đối tượng trên sẽ trả lời phiếu phỏng vấn đã được làm (theo mẫu ở phụlục 1)

Kết quả của phiếu điều tra sẽ được tổng hợp trong phần 3.3 của luận văn.

Trang 29

3.1.1.2 Dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh trong 3 năm gần đây của doanh nghiệp trong đó chỉ rõ kết quả củahoạt động giao nhận trong nước và nước ngoài

3.1.2 Phân tích dữ liệu

Các dữ liệu sơ cấp từ phiếu điều tra đều được xử lý bằng phương pháp phântích thống kê

Công cụ phân tích thống kê là phần mềm SPSS Phiên bản 16.0

Những kết quả của việc xử lý sẽ được tổng hợp trong phần 3.3 của luận văn.Đối với các câu hỏi chỉ chọn sẽ được tính phần trăm xem phương án nàođược lựa chọn nhiều nhất

Đối với phiếu có lựa chọn độ quan trọng, các yếu tố được xem xét đó là:

3.2.1 Tác động của môi trường TMĐT vĩ mô

3.2.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật

Chính trị - Pháp luật là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọilĩnh vực được phát triển một cách ổn định So với các nước khác trên thế giới thìViệt Nam được xếp vào một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất Điềunày giúp cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành giaonhân vận tải nói riêng có thể an tâm hoạch định những chiến lược của công ty mộtcác lâu dài mà ko cần phải lo đến những bất ổn về chính trị

Trang 30

Theo luật Thương mại Việt nam, Logistics là hoạt động Thương mại, theo đóthương nhân, tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vậnchuyển hàng, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấnkhách hàng, đóng gói, bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác cóliên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để lấy thù lao Do vậy màLogistics là một lại hình dịch vụ tổng hợp, quá trình hoạt động có liên quan đến sựquản lý của nhiều bộ ngành như GTVT, Thương mại, Hải quan, đo lường kiểmđịnh…chính đặc điểm này gây ra sự chồng chéo và thiếu đồng bộ trong hệ thốngpháp luật quy định về ngành.

Từ năm 2005 đến nay, chúng ta đã bổ sung, sửa đổi và ban hành bộ luậtHàng Hải Việt Nam, luật Thương Mại, Luật Giao dịch điện tử…tuy nhiên, tính đếnthời điểm này vẫn chưa có nghị định quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch

vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ này.Bên canh đó, các nghị định , quy định liên quan của hải quan, thuế, dịch vụ vận tải,vận tải đa phương thức…vẫn chưa thực sự thông thoáng, chưa tạo được thuận lợicho doanh nghiệp, vận tải cẩn phải nhanh chóng bổ sung, sửa đổi

3.2.1.2 Kinh tế

Sự suy giảm kinh tế vào cuối năm 2008 và năm 2009 này ảnh hưởng đến mọingành nghề trong xã hội Ngành Logistics cũng bị ảnh hưởng theo Kim ngạch xuấtnhập khẩu chắc chắn sẽ giảm so với các năm trước đây Tuy nhiên, cũng nên đặtniềm tin vào các biện pháp kích thích nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới,của Việt Nam để nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi vào cuối năm nay

Sự ra nhập WTO của Việt Nam năm 2007 đánh giá bước tiến lớn đối với nềnkinh tế trong nước Từ đây, các ngành kinh doanh có thể mở rộng hoạt động kinhdoanh của mình ở khắp nơi trên thế giới Đây cũng được đánh giá như một cơ hộilớn cho ngành Giao nhận vận tải của Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc ra nhập WTO cũng khiến cho cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực này gặp phải rất nhiều khó khăn do cạnh tranh nhất làtrong lĩnh vực nội địa sẽ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi có thêm sự tham gia

Trang 31

của các doanh nghiệp nước ngoài trong thị trường Việt Nam Chẳng hạn như theocam kết khi gia nhập WTO, các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thànhlập liên doanh với vốn góp không quá 51% ngay từ khi VN gia nhập WTO và đượcphép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để thựchiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính công ty đó Với camkết này, các hãng tàu nước ngoài sẽ thành lập công ty liên doanh để được thực hiệncác dịch vụ hỗ trợ vận tải cho chính hãng tàu đó tại Việt Nam, thay vì như trướcđây, khi các hãng tàu nước ngoài vận chuyển hàng hoá đến cảng biển Việt Namphải thông qua các đại lý tàu biển và đại lý vận tải để thực hiện các công việc củachủ tàu và cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng của mình.

Đối với các hình thức khác cũng như vậy, theo lộ trình cam kết thì ngànhLogistics tại Việt Nam như một cánh cửa đang dần được mở cho các công ty trênthế giới, những công ty có khả năng tài chính lớn, có phương tiện vận tải chuyêndụng hiện đại Đây thực sự là một thách thức lớn cho các công ty giao nhận vận tảitrong nước để có thể cạnh tranh trên thị trường

3.2.1.3 Văn hóa – xã hội

Về mặt địa lý, Việt Nam có đường bờ biển dài trên 2000 km, có nhiều cảngnước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia, có biên giới vớiTrung Quốc, Lào và Campuchia thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vậntải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là một nhân tố rất quan trọng

để thiết lập chuỗi cung ứng dịch vụ logistics

Nguồn nhân lực cho ngành logistics trong nước có thể đáp ứng được, khôngcần nhập khẩu Tuy nhiên cũng cần nói thêm là nguồn nhân lực có trình độ và bàibản còn hạn chế bởi chưa có một trường đại học đào tạo bài bản về lĩnh vực giaonhận vận tải Nó chỉ nằm trong một số môn học của các trường

Trang 32

này, dịch vụ điển hình nhất đó là việc khách hàng có thể xem và theo dõi gói hàngcủa mình, từ đó biết được gói hàng của mình đang ở đâu, đã đến nơi chưa…

CNTT cũng giúp ngay bản thân các hoạt động kinh doanh hay hỗ trợ kinhdoanh của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện hơn Hiện nay, hầu nhưcác công ty đều sử dụng phần mềm kế toán hay đối với các công ty về lĩnh vực giaonhận vận tải thì có thể sử dụng phần mềm khai hải quan ở Cảng Hải Phòng hay sânbay Nội Bài đều đã áp dụng hình thức này Ngoài ra, rất nhiều công ty viết phầnmềm cũng cho ra đời những sản phẩm như phần mềm quản lý vận tải Container(công ty FBS thiết kế), phẩn mềm quản lý giao nhận vận tải (công ty TNHH Giảipháp Hợp nhất thiết kế)…Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công ty trong nướcmua và ứng dụng những phần mềm này

3.2.2 Tác động từ môi trường của ngành kinh doanh

3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, số lượng các công ty trong lĩnh vực giao nhận vận tải đang tănglên một cách nhanh chóng Nếu trong năm 2007 số doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực giao nhận vận tải này chỉ mới có khoảng 800-900 doanh nghiệp thì hiệnnay, con số này đã tăng lên rất nhiều (khoảng gần 2000 doanh nghiệp) Tuy nhiên

số doanh nghiệp nằm trong hiệp hội giao nhận kho vận miền Nam (VIFFAS) thìmới chỉ có 200 doanh nghiệp Con số này còn khá ít so với số doanh nghiệp hoạtđộng trong ngành

Đặc điểm của các công ty trong lĩnh vực này đó là số vôn của các công tythường là rất ít Có đến 80% công ty là công ty tư nhân, có nhiều công ty chỉ đăng

ký một số vốn nhỏ từ 300 đến 500 triệu đồng

Đối với SOTRANS Hà Nội, một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty khovận miền Nam, trực thuộc bộ Công Thương hiện nay thì những doanh nghiệp tưnhân nhỏ không phải là đối thủ đáng lo ngại bởi SOTRANS Hà Nội ra đời sớm hơn,

đã tạo dựng được niềm tin và uy tín với khách hàng trong nước, khách hàng ngoàimiền Bắc, hơn thế nữa đối với một công ty làm về trung gian trong lĩnh vực giao

Trang 33

nhận vận tải thì số vốn cũng không cần quá lớn Đối với công ty, đối thủ lớn nhấthiện nay đó là những công ty nước ngoài gắn liền với hang tàu.

Theo lộ trình thì trong năm nay và những năm tiếp theo, các công ty nướcngoài có thể gia nhập chính thức trên thị trường Việt Nam, các công ty nước ngoàithường có những hãng tàu vận chuyển đi kèm nên giá thành sẽ rẻ hơn Hơn thế nữanhững đối tác trước đây của công ty, nhờ công ty thực hiện giao nhận hàng hóatrong Việt Nam thì giờ đây có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty khi cóthể tự mình thực hiện việc chuyển giao hàng hóa tại Việt Nam mà không phải quabất cứ trung gian nào như SOTRANS Hà Nội nữa

Hiện nay công ty có khoảng 300 đối tác trên khắp thế giới Khi nhận vậnchuyển hàng hóa ra nước ngoài công ty sẽ lựa chọn đối tác phù hợp của mình vàngược lại, khi có đơn hàng được vận chuyển vào nước ta các đối tác của công tycũng có thể ủy thác cho công ty thực hiện việc làm thủ tục, bốc dỡ hàng hóa, vậnchuyển khi hàng về đến Việt Nam

3.2.3 Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp

3.2.3.1 Các hoạt động cơ bản

Do công ty không cung cấp các hàng hóa hữu hình mà cung cấp dịch vụ giaonhận nên trong các hoạt động cơ bản của công ty thì hoạt động hậu cần đầu vào, vậnhành, hậu cần đầu ra được ghép thành 1 hoạt động Nó bắt đầu từ quá trình khi công

ty nhận được đơn hàng của khách, tìm kiếm đối tác và lựa chọn nhà cung ứng chokhách hàng

Trang 34

Khách hàng muốn đặt hàng với công ty sẽ gửi email hoặc gọi điện đến công

ty thông báo muốn công ty vận chuyển đơn hàng

Các yêu cầu của khách hàng sẽ được công ty ghi lại để có thể thực hiện đúngngày giờ với khách hàng

Do là một công ty trung gian, không có phương tiện vận tải nên SOTRANS

Hà Nội sẽ lập tức tìm đơn vị vận tải phù hợp, kí hợp đồng với họ Công ty khôngđặt vấn đề giá thành rẻ mà đặt vấn đề về thời gian, chất lượng cho khách hàng lênhàng đầu Đối với vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về nước công ty đảm bảothực hiện các thủ tục nhập cảnh cho hàng hóa

Sau khi đã chọn lựa được tối tác thích hợp, công ty sẽ thông báo lại giá cả vàlịch trình của đơn hàng mà khách hàng muốn vận chuyển, kí hợp đồng với kháchhàng trong đó nếu rõ cả những bồi thường nếu không hoàn thành được hợp đồngđúng hạn

Hoạt động bán hàng của công ty diễn ra tiếp đó khi công ty thực hiện cácdịch vụ:

Công ty sẽ đảm bảo việc làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa nếu hàng hóa đượcchuyển từ nước ngoài về Ngoài ra, công ty cũng có kho hàng tại sân bay Gia Lâmhay cảng Hải Phòng, Cái Lân giúp lưu kho một số hàng hóa trong khi chờ được vậnchuyển

Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển, khách hàng có thể gọi điện hỏidoanh nghiệp xem hàng hóa đang ở đâu Công ty có trách nhiệm liên lạc với nhàcung ứng dịch vụ rồi thông báo lại với khách hàng cho đến khi hàng hóa đã đượcchuyển đến địa điểm cần thiết một cách an toàn, không có sự cố hay hỏng hóc

Việc Marketing cho sản phẩm dịch vụ của mình hiện nay hầu như không cómột cách cụ thể hay thường xuyên Công ty tìm kiếm khách hàng bằng cách gọiđiện dựa trên list công ty từng khai hải quan xuất nhập cảnh hàng hóa Ngoài ra, cáckhách hàng chủ yếu của công ty vẫn là khách hàng lâu năm, công ty đã có mối quan

hệ từ trước, có sự tin tưởng lẫn nhau

Trang 35

Các dịch vụ sau bán của công ty bao gồm việc giải quyết bồi thường nếu có

sự cố xảy ra với đơn hàng, ngoài ra để giải đáp thắc mắc khách hàng cũng có thểchat trực tiếp với các nhân viên kinh doanh của công ty kể cả khi hợp đồng đã kếtthúc

3.2.3.2 Đối với các hoạt động bổ trợ trong doanh nghiệp

Hiện nay doanh nghiệp ứng dụng phần mềm kế toán để giúp công tác nàyđược thực hiện nhanh và chính xác hơn Ngoài ra cũng chưa có thêm ứng dụng phầnmềm nào như phần mềm về giao nhận vận tải để hỗ trợ hoạt động kinh doanh

Với hoạt động thu mua, như SOTRANS Hà Nội đó là hoạt động tìm kiếmđối tác cung cấp các dịch vụ mà khách hàng mong muốn Khi nhận được một đơnhàng, công ty sẽ gửi yêu cầu đến nhà cung cấp và các nhà cung cấp dịch vụ gửi báogiá thông qua email hoặc Fax để từ đó lựa chọn ra đối tác thích hợp

Hoạt động phát triển sản phẩm hiện nay công ty chưa ứng dụng TMĐT

3.3 Bảng tổng hợp đánh giá kết quả phiếu điều tra

Câu 1: Những phương tiện điện tử phục vụ cho quá trình kinh doanh:

Bảng 3.1: Phương tiện điện tử sử dụng trong kinh doanh của công ty

Với kết quả trên cho thấy rằng công ty đã sử dụng các phương tiện điện tử làđiện thoại, email và Fax trong hoạt động kinh doanh Hoàn toàn chưa sử dụng đếnEDI

Câu 2: Thông tin về website

Website mới được ra đời năm 2007

Tên web: www.sotrans.com.vn và www.sotrans logitics.com.vn

Đơn vị quản lý web: Công ty cổ phần kho vận miền Nam (SOTRANS)

Câu 3: Kinh phí hiện tại công ty dùng cho việc ứng dụng TMĐT

Ngày đăng: 29/03/2013, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ổn định kinh doanh trong tình hình suy thoái 2 - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
n định kinh doanh trong tình hình suy thoái 2 (Trang 15)
Gồm các bước như hình vẽ minh họa dưới đây: - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
m các bước như hình vẽ minh họa dưới đây: (Trang 19)
Hình 2.1: Tiến trình thực hiện chiến lược TMĐT - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.1 Tiến trình thực hiện chiến lược TMĐT (Trang 19)
Hình 2.2: 6 giai đoạn ứng dụng Internet vào kinh doanh - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.2 6 giai đoạn ứng dụng Internet vào kinh doanh (Trang 22)
Hình 2.2: 6 giai đoạn ứng dụng Internet vào kinh doanh - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.2 6 giai đoạn ứng dụng Internet vào kinh doanh (Trang 22)
Hình 2.3: Mô hình quản trị chiến lược TMĐT tổng quát - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.3 Mô hình quản trị chiến lược TMĐT tổng quát (Trang 23)
Hình 2.3:  Mô hình quản trị chiến lược TMĐT tổng quát - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.3 Mô hình quản trị chiến lược TMĐT tổng quát (Trang 23)
Hình 2.4: Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.4 Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh (Trang 25)
Hình 2.4:  Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.4 Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh (Trang 25)
Hình 2.5: Mô hình chuỗi giá trị gia tăng ngành CN nói chung (nguồn www.tapchithoidai.org) - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.5 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng ngành CN nói chung (nguồn www.tapchithoidai.org) (Trang 28)
Hình 2.6: Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp trung gian giao vận (Nguồn:  Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders) - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.6 Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp trung gian giao vận (Nguồn: Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders) (Trang 28)
Hình 2.5:  Mô hình chuỗi giá trị gia tăng ngành  CN nói chung (nguồn www.tapchithoidai.org) - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.5 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng ngành CN nói chung (nguồn www.tapchithoidai.org) (Trang 28)
Hình 2.6:  Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp trung gian giao vận  (Nguồn:  Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders) - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.6 Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp trung gian giao vận (Nguồn: Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders) (Trang 28)
Hình 2.7: mô hình Ma trận SWOT cho công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.7 mô hình Ma trận SWOT cho công ty (Trang 30)
Hình 2.7:  mô hình Ma trận SWOT cho công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 2.7 mô hình Ma trận SWOT cho công ty (Trang 30)
3.3. Bảng tổng hợp đánh giá kết quả phiếu điều tra - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
3.3. Bảng tổng hợp đánh giá kết quả phiếu điều tra (Trang 41)
3.3. Bảng tổng hợp đánh giá kết quả phiếu điều tra - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
3.3. Bảng tổng hợp đánh giá kết quả phiếu điều tra (Trang 41)
Bảng 3.2: Chi phí cho website hiện tại của công ty Câu 4 : Kinh phí dự định sẽ đầu tư cho TMĐT của công ty: - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.2 Chi phí cho website hiện tại của công ty Câu 4 : Kinh phí dự định sẽ đầu tư cho TMĐT của công ty: (Trang 42)
Bảng 3.5: Kết quả phân tích khách hàng của công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.5 Kết quả phân tích khách hàng của công ty (Trang 43)
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mục tiêu ứng dụng TMĐT - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.6 Kết quả phân tích mục tiêu ứng dụng TMĐT (Trang 43)
Bảng 3.5: Kết quả phân tích khách hàng của công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.5 Kết quả phân tích khách hàng của công ty (Trang 43)
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mục tiêu ứng dụng TMĐT - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.6 Kết quả phân tích mục tiêu ứng dụng TMĐT (Trang 43)
Bảng 3.8: Kết quả phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.8 Kết quả phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh (Trang 44)
Bảng 3.7: Kết quả phân tích quy trình hoạch định chiến lược - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.7 Kết quả phân tích quy trình hoạch định chiến lược (Trang 44)
Bảng 3.8: Kết quả phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.8 Kết quả phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh (Trang 44)
Bảng 3.7: Kết quả phân tích quy trình hoạch định chiến lược - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.7 Kết quả phân tích quy trình hoạch định chiến lược (Trang 44)
Bảng 3.10: Kết quả phân tích những cơ hội của công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.10 Kết quả phân tích những cơ hội của công ty (Trang 45)
Bảng 3.10: Kết quả phân tích những cơ hội của công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.10 Kết quả phân tích những cơ hội của công ty (Trang 45)
Bảng 3.11: Kết quả phân tích những điểm mạnh của công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.11 Kết quả phân tích những điểm mạnh của công ty (Trang 46)
Bảng 3.12: Kết quả phân tích những điểm yếu của công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.12 Kết quả phân tích những điểm yếu của công ty (Trang 46)
Bảng 3.12: Kết quả phân tích những điểm yếu của công ty - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Bảng 3.12 Kết quả phân tích những điểm yếu của công ty (Trang 46)
3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp khác - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp khác (Trang 47)
Hình 3.1: Các hoạt động công ty muốn ứng dụng TMĐT (Nguồn: Từ bảng số liệu điều tra SPSS) - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 3.1 Các hoạt động công ty muốn ứng dụng TMĐT (Nguồn: Từ bảng số liệu điều tra SPSS) (Trang 47)
4.3.1.1. Phân tích Mô hình 5 (+1) lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
4.3.1.1. Phân tích Mô hình 5 (+1) lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành (Trang 54)
Hình 4.1:  Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 4.1 Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh (Trang 54)
Dựa vào loại hình của SOTRANS Hà Nội công ty kinh doanh về thương mại làta có thể thấy được tầm quan trọng và giá trị mà TMĐT đem lại cho công ty sẽ rất  lớn qua chuỗi giá trị ngành TMĐT dưới đây: - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
a vào loại hình của SOTRANS Hà Nội công ty kinh doanh về thương mại làta có thể thấy được tầm quan trọng và giá trị mà TMĐT đem lại cho công ty sẽ rất lớn qua chuỗi giá trị ngành TMĐT dưới đây: (Trang 57)
Hình 4.2 Chuỗi giá trị gia tăng ngành E – Commerce  (nguồn: www. Tapchithoidai.org) - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 4.2 Chuỗi giá trị gia tăng ngành E – Commerce (nguồn: www. Tapchithoidai.org) (Trang 57)
Hình 4.3 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
Hình 4.3 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp (Trang 58)
BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ HOSTING VMMS - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ HOSTING VMMS (Trang 75)
VMMS luôn hỗ trợ kỹ thuật 24/7 với mô hình hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp nhất theo phong cách các nhà cung cấp Hosting chuyên nghiệp trên thế giới đang áp dụng. - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
lu ôn hỗ trợ kỹ thuật 24/7 với mô hình hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp nhất theo phong cách các nhà cung cấp Hosting chuyên nghiệp trên thế giới đang áp dụng (Trang 75)
BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ HOSTING VMMS - Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội
BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ HOSTING VMMS (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w