1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

7 giải pháp nâng cao họat động giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền nam – sotrans hà nội

82 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 213,34 KB

Nội dung

MỤC LỤCContents LỜI CAM ĐOAN...1 MỤC LỤC...2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...6 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...7 MỞ ĐẦU...8 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHU

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tếcủa đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ

Trang 2

MỤC LỤC

Contents

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 7

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG .11 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN 11

1.1.1 Giao nhận và vai trò của giao nhận trong thương mại quốc tế 11

1.1.2 Người giao nhận 12

1.1.2.1 Khái niệm người giao nhận 12

1.1.2.2 Người giao nhận thuần tuý (đại lý hàng hóa) 12

1.1.2.3 Người giao nhận tổng hợp (vai trò mới của người giao nhận) 14

1.1.3 Phạm vi các dịch vụ giao nhận 17

1.1.3.1 Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu) 17

1.1.3.2 Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu) 19

1.1.3.3 Những dịch vụ khác 19

1.1.4 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên 20

1.1.4.1 Chính phủ và các cơ quan liên quan khác 21

1.1.4.2 Các bên tư nhân 22

1.2 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khảu bằng đường hàng không 22

1.2.1 Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 22

Trang 3

1.2.1.1 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (INternational Civil Aviation

Organization - ICAO) 22

1.2.1.2 Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Trans port Association - IATA) 23

1.2.1.3 Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA 24

1.2.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không .24

1.2.2.1 Khái niệm về giao nhận hàng không 24

1.2.2.2 Vai trò của người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không trong thương mại quốc tế 25

1.2.2.3 Nội dung chủ yếu của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường không 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI 30

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM – SOTRANS HÀ NỘI 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kho vận miền nam- SOTRANS Hà Nội 30

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần kho vận miền nam -SOTRANS Hà Nội 32

2.1.2.1 Chức năng 32

2.1.2.2 Nhiệm vụ 33

2.1.2.3 Nội dung hoạt động 33

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh SOTRANS Hà Nội 34

2.1.4 Tình hình nhân sự của Chi nhánh 36

Trang 4

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI 38

2.2.1 Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 38 2.2.2 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần kho vận miền nam- Chi nhánh SOTRANS Hà Nội 40

2.2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần kho vận miền nam - SOTRANS Hà Nội 46

2.2.3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần kho vận miền nam- SOTRANS Hà Nội 46

2.2.3.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại SOTRANS Hà Nội 51

2.2.3.2.2 Door to door 54

2.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM – SOTRANS HÀ NỘI 57

2.3.1 Phân tích thị trường 57

2.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 58

2.3.3 Đánh giá chung về kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở SOTRANS Hà Nội 61

2.3.3.1 Thuận lợi: 61

2.3.3.2 Những khó khăn tồn tại 63

CHƯƠNG 3 66

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI SOTRANS HÀ NỘI 66

Trang 5

3.1 Triển vọng và phương hướng phát triển của SOTRANS Hà Nội trong

thời gian tới 66

3.1.1 Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế ở Việt Nam 66

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của chi nhánh công ty kho vận miền nam – Sotrans Hà Nội trong thời gian tới 69

3.1.2.1 Mục tiêu 69

Đó là những điểm cơ bản trong phương hướng phát triển của SOTRANS Hà Nội trong thời gian tới 71

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI 71

3.2.1 Các biện pháp về thị trường 71

3.2.2 Các biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 73

3.2.3 Các biện pháp về tổ chức quản lý 75

3.3 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TỪ NHÀ NƯỚC 78

3.3.1 Hỗ trợ về mặt tài chính 78

3.3.2 Nhà nước cần có chính sách hợp lý đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận hàng không 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VNACCS/

VCIS

Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System /

Vietnam Customs Intelligence Information System

WCO Tổ chức Hải quan Thế giới World Customs Organizaton WTO Tổ chức kinh tế Thế giới World Trade Organization

IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air

Transport Association viết tắt IATA)HAWB Vận đơn của người gom hàng (House airway bill)

MAWB Vận đơn chủ(Master airway bill)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Số lao động và trình độ lao động của nhân viên Chi nhánh quacác năm từ 2014 - 2016

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong cácnăm 2014-2016

Bảng 2.3: Trị giá hợp đồng mặt hàng nhập khẩu bằng đường hàng khôngcủa Chi nhánh giai đoạn 2014– 2016

Bảng 2.4: Trị giá hợp đồng mặt hàng xuất khẩu bằng đường hàng khôngcủa Chi nhánh Sotrans giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 3.1: Dự báo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm2020

Bảng 3.2: Dự báo hàng nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2025

Bảng 3.3: Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải hànghóa quốc tế tại Việt Nam

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánhSOTRANS Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016

Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu qua đường hàng không củaChi nhánh Sotrans Hà Nội giai đoạn 2014- 2016

Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Sơ đồ 2.3: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàngkhông

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giao nhận vận tải là một hoạt động không thể thiếu của trao đổi muabán hàng hóa, nó là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình lưu thông,nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng Kinh tếcàng phát triển, lượng hàng hóa giao nhận ngày càng nhiều thì vận tải hànghóa ngày càng có vai trò quan trọng,nó ảnh hưởng tới phạm vi mặt hàng, khốilượng và kim ngạch của một quốc gia,cũng như các doanh nghiệp Với mộttiềm năng phát triển rất lớn trong ngành,thị trường giao nhận Việt Nam đầyhứa hẹn khi chính thức ngày càng xuất hiện nhiều công ty không chỉ trongnước mà còn nhiều doanh nghiệp nước ngoài gia nhập Chính sự hội nhậpkinh tế toàn cầu hóa ,sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty dẫn đến sựcạnh tranh lớn trong ngành Do đó để tồn tại và phát triển các công ty cầnphải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, Công ty

Cổ phần Sotrans Hà Nội đã có mặt trên thị trường này từ khi nó còn là mộtlĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam Qua những chặng đường trưởng thành

và phát triển, Sotrans đã khẳng định được vị thế của mình ,nâng thương hiệuSotrans lên tầm quốc tế Ứng dụng thực tế trong bối cảnh hiện nay và sau quátrính thực tập tại Sotrans Hà Nội nhận thấy để tồn tại và phát triển tại thịtrường giao nhận Việt Nam, công ty cần phải tăng cường nâng cao các hoạtđộng giao nhận hàng hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Saumột thời gian thực tập tại SOTRANS Hà Nội, nhận thấy vai trò của hoạt độnggiao nhận hàng hóa là đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại thương nên

em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao họat động giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại chi nhánh công ty

cổ phần kho vận miền Nam – Sotrans Hà Nội”

Trang 9

Miền nam – Sotrans Hà Nội

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Công ty

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: giải pháp nâng cao hoạt động giao nhận hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần kho

vận Miền nam – Sotrans Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu và việc thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩubằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần kho vận Miền nam giai đoạn từnăm 2014-2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn có sử dụng phương pháp luận biện chứng, phù hợp vớiquan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trongviệc xây dựng và nâng cao họat động giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu bằng đường hàng không

Sử dụng kết hợp giữa các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích,thống kê, đối chiếu và dự đoán để giải quyết những vấn đề mục tiêu đã đượcxác định

5 Đóng góp của công trình

Đưa ra một cái nhìn tổng thể về nâng cao họat động giao nhậnhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

Trang 10

Nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản trong việc thực hiện họatđộng giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tạiCông ty Cổ phân kho vận Miền nam

Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồnđọng quá trình thực hiện họat động giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩubằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần kho vận Miền nam

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận”, phần nội dung được bố tríthành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về dịch vụ giao nhận đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần kho vận Miền nam – Chinhánh Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần kho vận Miềnnam – Chi nhánh Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO NHẬN

1.1.1 Giao nhận và vai trò của giao nhận trong thương mại quốc tế

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng củabuôn bán quốc tế, là một khâu không thể thiếu trong quá trình lưu thôngnhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Vậy dịch vụ giao nhận

là gì ?

Dịch vụ giao nhận ( Freight Forwarding Service) theo quy tắc mẫu củaFATA: “Là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưukho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấnhoặc có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính,mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa” Còntheo luật thương mại Việt Nam thì “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vithương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từngười gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ vàcác dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ tháccủa chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọichung là khách hàng) - Điều 136 Luật thương mại năm 2005”

Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liênquan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hóa từ nơinhận hàng đến nơi giao hàng

3 Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển của thương mại quốc tế

+ Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn

và tiết kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như ngườinhận vào tác nghiệp

Trang 12

+ Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng củacác phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa, có hiệu quả dung tích

và trọng tải của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như cácphương tiện hỗ trợ khác

+ Giao nhận làm giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu

+ Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớtcác chi phí không cần thiết như: Chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của ngườigiao nhận hay do người giao nhận thuê, chi phí đào tạo nhân công…

1.1.2 Người giao nhận

1.1.2.1 Khái niệm người giao nhận

Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự ủythác của khách hàng hoặc người chuyên chở Nói cách khác, người kinhdoanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận Người giao nhận có thể

là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hànghóa của mình), là chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện cácdịch vụ giao nhận), đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc ngườigiao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụđó

Theo hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA: “Người giao nhận là người lotoan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợiích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở.Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợpđồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan,kiểm hóa …

1.1.2.2 Người giao nhận thuần tuý (đại lý hàng hóa)

Quyền hạn của người của người giao nhận khi đóng vai trò là đại lý theođiều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA:

Trang 13

+ Tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tuỳ ý quyết định sử dụngnhững phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường

+ Cần giữ hàng hóa để đảm bảo được thanh toán những khoản tiềnkhách hàng nợ

Nghĩa vụ của người giao nhận với tư cách là đại lý theo điều kiện kinhdoanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA:

+ Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lýnhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng

+ Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hóa được uỷ thác theo sự chỉ dẫncủa khách hàng

Trách nhiệm của người vận tải với tư cách là người đại lý:

Là đại lý người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi củabản thân mình hoặc người làm công cho mình

a Trách nhiệm đối với khách hàng

+ Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về nhữngmất mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hóa nếu mất mát hoặc hư hỏng là dolỗi của anh ta hoặc người làm người làm công của anh ta Mặc dù theo nhữngđiều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giao nhận không phải chịu tráchnhiệm về những tổn thất hoặc hậu quả gián tiếp nhưng ngươì giao nhận nênbảo hiểm cả những rủi ro đó vì khách hàng vẫn có thể khiếu nại

+ Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về nhữnglỗi lầm về nghiệp vụ: người giao nhận hoặc người làm công của anh ta có thể

có lỗi lầm hoặc sơ suất không phải do cố ý nhưng gây thiệt hại về tài chínhcho khách hàng của mình

b Trách nhiệm đối với hải quan

Hầu hết ở tất cả các quốc gia người giao nhận có giấy phép được tiếnhành công việc khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan về

Trang 14

sự tuân thủ những qui định hải quan, sự khai báo đúng về trị giá số lượng vàtên hàng nhằm tránh thất thu cho chính phủ Nếu vi phạm những qui định nàyngười giao nhận có thể sẽ phải chịu phạt tiền mà tiền phạt đó không đòi lạiđược từ phía khách hàng.

c Trách nhiệm đối với bên thứ ba

Người giao nhận dễ bị bên thứ ba như công ty bốc xếp, cơ quan cảng….(những người có liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở), khiếunại về:

+ Tổn thất vật chất về tài sản của bên thứ ba và hậu quả của tổn thất đó.+ Người của bên thứ ba bị chết, bị thương, ốm đau và hậu quả của việcđó

Ngoài ra người giao nhận phải gánh chịu mọi chi phí trong quá trình điềutra, khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho mình và hạn chế tổn thất như chi phígiám định, chi phí pháp lý, phí lưu kho thậm chí nếu người giao nhận khôngphải chịu trách nhiệm anh ta cũng không thể được phía bên kia bồi thường lại

d Trường hợp miễn trách

Như đã nói ở trên, người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với nhữnglỗi hoặc sơ suất của bản thân hoặc của người làm công của mình Anh takhông chịu trách nhiệm đối với những hành vi hay sơ suất của bên thứ ba,chẳng hạn như người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận miễn làanh ta đã biểu hiện một sự cần mẫn hợp lý trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.1.1.2.3 Người giao nhận tổng hợp (vai trò mới của người giao nhận)Ngoài những vai trò đã nêu ở phần trên, người giao nhận còn có nhữngvai trò mới phát sinh thêm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận củamình

 Người cung cấp dịch vụ chuyên chở:

Khi người giao nhận cung cấp dịch vụ chuyên chở, tức là nhận chuyên

Trang 15

chở hàng hóa từ một điểm này tới một địa điểm khác dù bằng phương tiện củamình hay thuê của người khác anh ta không còn đóng vai trò là đại lý nữa màđóng vai trò là một bên chính của hợp đồng

Nếu người giao nhận tự đứng ra vận chuyển hàng hóa và thực hiện cácdịch vụ giao nhận khác bằng phương tiện của mình hoặc thuê của người khácthì anh ta được gọi là người chuyên chở thực sự Trường hợp theo hợp đồngvới khách hàng, anh ta là người chuyên chở nhưng khi ký các hợp đồng phụ –thuê người chuyên chở hoặc người khác thực hiện các dịch vụ giao nhận(người nhận lại dịch vụ giao nhận) thì anh ta được gọi là người chuyên chởtheo hợp đồng Nhưng dù là người chuyên chở thực tế hay chuyên chở theohợp đồng thì người giao nhận vẫn mang địa vị của người chuyên chở

 Người cung cấp dịch vụ gom hàng:

Khái niệm gom hàng: Gom hàng (consolidation) là việc tập hợp những

lô hàng lẻ từ nhiều người gửi hàng ở cùng một nơi đi thành những lô hàngnguyên để gửi và giao cho một hoặc nhiều người nhận ở cùng một nơi đến Người kinh doanh dịch vụ gom hàng tiến hành theo quy trình sau:

+ Người gom hàng nhận các lô hàng lẻ từ nhiều người gửi hàng tại trạmgiao nhận đóng gói hàng lẻ

+ Người gom hàng tập hợp các lô hàng lẻ đó thành các lô hàng nguyên,kiểm tra hải quan và đóng gói hàng lẻ tại CFS

+ Người gom hàng gửi các container này bằng đường biển, đường sắthoặc đường hàng không … cho đại lý của mình tại nơi đến

+ Người gom hàng gửi các container cho đại lý của mình tại nơi đến + Đại lý của người gom hàng ở nơi đến nhận các container này, dỡ hàng

ra và giao cho những người nhận tại các trạm giao nhận và đóng gói hàng lẻ Lợi ích của gom hàng

- Đối với người xuất khẩu: + Người gửi hàng được hưởng lợi do họ được

Trang 16

hưởng giá cước trả cho người gom hàng thấp hơn giá cước mà họ thường phảitrả cho người chuyên chở Điều này đặc biệt có lợi cho những chủ hàng nhỏchưa có cơ sở kinh doanh vững chắc và chưa đủ sức mạnh để có lợi thế trongthương lượng giá cước với các hãng tàu biển, hàng không, đường sắt…

+ Người gửi hàng cảm thấy thuận lợi khi người giao nhận làm dịch vụgom hàng có thể gửi hàng đi tất cả các tuyến hơn là khi liên hệ với nhiều hãngchuyên chở mà mỗi hãng chỉ kinh doanh trên một tuyến đường nhất định.+ Người gom hàng thường cung cấp các dịch vụ vận tải từ cửa đến cửa(door to door) và dịch vụ phân phối (distribution) – là những dịch vụ màngười chuyên chở và các hãng tàu thường không làm

- Đối với người chuyên chở:

+ Người chuyên chở tiết kiệm được giấy tờ, chi phí và thời gian dokhông phải giải quyết các lô hàng lẻ

+ Tận dụng hết khả năng chuyên chở vì người gom hàng đã gom hàngđóng đầy các container và giao nguyên các container

+ Không phải lo bị thất thu tiền cước từ các chủ hàng lẻ vì người gomhàng chịu trách nhiệm thu ở người gửi hàng lẻ và đứng ra trực tiếp trả chongười chuyên chở coi như họ là chủ hàng của toàn bộ lô hàng lẻ

- Đối với người giao nhận:

Về tài chính, người giao nhận khi đóng vai trò là người gom hàng thìđược hưởng chênh lệch giữa tổng số tiền cước thu ở những người gửi hàng lẻvới số tiền cước phải trả do người chuyên chở tính giá cước theo cước hàngnguyên thấp hơn Người gom hàng cũng thường được hưởng giá cước ưu đãi

mà các hãng tàu và người chuyên chở khác dành cho họ vì họ luôn có khốilượng hàng hóa lớn hơn và thường xuyên hơn để gửi

Trong trường hợp vận tải hàng không, trách nhiệm của người gom hàngchưa chấm dứt khi anh ta giao hàng cho hãng hàng không ở sân bay đi mà còn

Trang 17

cho đến khi hãng hàng không đã trả hàng ở nơi đến và nếu có yêu cầu thì chođến khi giao hàng cho người nhận cuối cùng.

1.1.2.4 Người kinh doanh vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức là gì? Hiểu một cách đơn giản, vận tải đaphương thức (còn gọi là vận tải liên hợp) là việc hàng hóa được tiến hànhbằng ít nhất hai phương thức vận tải

Vận tải đa phương thức quốc tế? Là một phương thức vận tải trong đóhàng hóa được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhautrên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, mộtchế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốthành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng để chở ở nước này đến mộtđịa điểm giao hàng ở nước khác

Trong vận tải đa phương thức chỉ một người chịu trách nhiệm về hànghóa trong toàn bộ hành trình - đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức.Theo công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa và vận tải đaphương thức quốc tế 1980 thì: “ Người kinh doanh vận tải đa phương thức làbất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua người khác ký kết một hợp đồngvận tải đa phương thức và hoạt động như một bên chính chứ không phải đại lýhoặc thay mặt cho người gửi hàng hay người tham gia vận tải đa phươngthức"

Như vậy người tổ chức quá trình vận tải đa phương thức là người duynhất chịu trách nhiệm trước chủ hàng trong toàn bộ quá trình vận tải đaphương thức với tư cách là người chuyên chở chứ không phải là đại lý

1.1.3 Phạm vi các dịch vụ giao nhận

1.1.3.1 Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)

Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ:

+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích

Trang 18

+ Lưu cước với người chuyên chở đã chọn

+ Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như: Giấy chứng nhận hàng củangười giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận …

+ Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật

lệ của chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhậpkhẩu cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cầnthiết

+ Đóng gói hàng hóa (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khigiao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hànghóa và những luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh vànước gửi hàng đến

+ Lo liệu việc lưu kho hàng hóa (nếu cần)

+ Cân đo hàng hóa

+ Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàngyêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng

+ Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủtục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở

+ Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có)

+ Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước

+ Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng+ Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần)

+ Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhậnhàng thông qua nhưng mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giaonhận ở nước ngoài

+ Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa (nếu có)

+ Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về

Trang 19

những tổn thất của hàng hóa (nếu có)

1.1.3.2 Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)

Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ:+ Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ khingười nhận hàng lo liệu vận tải hàng

+ Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hànghóa

+ Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước (nếu cần)

+ Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí chính thức và những chiphí khác cho hải quan và những nhà đương cục khác

+ Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần)

+ Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng

+ Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với ngườichuyên chở về những tổn thất của hàng hóa (nếu có)

+ Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối (nếu cần)

1.1.3.3 Những dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ đã nêu ở trên, người giao nhận cũng có thể cungcấp một số những dịch vụ khác phát sinh trong quá trình chuyên chở và cảnhững dịch vụ đặc biệt khác như gom hàng (tập hợp những lô hàng lẻ lại) cóliên quan đến hàng công trình

Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhucầu tiêu dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuấtkhẩu, những điều khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoạithương và tất cả những vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của anh

ta

Trang 20

Bảng 1 Những dịch vụ được người giao nhận thực hiện

 Tư vấn/ cố vấn về:

Đóng gói Lựa chọn nguyên liệu để sử dụng

Tuyến đường vc - Chọn hành trình và phương tiện bảo

L/C

- Yêu cầu của ngân hàng

1.1.4 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên

Chủ thể thực hiện thủ tục giao nhận là các bên thực hiện các bước côngviệc của thủ tục hải quan theo quy định Luật hải quan bao gồm người khai hảiquan và công chức hải quan Mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện thủ tụchải quan là mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ, không tách rời Các mối quan hệgiữa các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan bao gồm: mối quan hệ pháp lý,mối quan hệ quản lý, mối quan hệ nghiệp vụ và mối quan hệ hợp đồng, hợptác

Mối quan hệ quản lý: mối quan hệ này thể hiện cụ thể ở hoạt động chấphành và điều hành trong lĩnh vực hải quan Công chức hải quan với tư cách làchủ thể thực hiện hành vi quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan Ngườikhai hải quan với tư cách là chủ thể bị quản lý phải thực hiện những yêu cầunhất định theo pháp luật hải quan

Mối quan hệ nghiệp vụ: Các công việc mà người khai hải quan và côngchức hải quan thực hiện quá trình làm thủ tục hải quan thực chất là thực hiệncác nghiệp vụ cụ thể của một dây chuyền nghiệp vụ khép kín Dây chuyền đó

Trang 21

bắt đầu bằng nghiệp vụ khai và nộp tờ khai hải quan của người khai hải quan

và kết thúc bằng nghiệp vụ quyết định thông quan của cơ quan hải quan.Mối quan hệ cộng đồng, hợp tác: Đó là mối quan hệ giữa cộng đồngdoanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thương mại với cơ quan công quyềncủa Nhà nước là cơ quan hải quan Doanh nghiệp là đối tác của cơ quan hảiquan và doanh nghiệp được thụ hưởng những dịch vụ công do cơ quan hảiquan cung cấp

1.1.4.1 Chính phủ và các cơ quan liên quan khác

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đối với đường hàng không, đường thủyhay đường bộ…thì toàn bộ quy trình đưa hàng về đến cửa khẩu nhập xuấtcũng như đưa hàng ra tiêu thụ đều chịu sự quản lí của cơ quan quản lí nhànước

Trước khi tiến hành nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, người giaonhận sẽ làm việc với Cơ quan Hải quan để khai báo hải quan, khai báo thôngtin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, thuế…

Khi đã hoàn thành thủ tục khai báo hải quan với Cơ quan Hải quan,người giao nhận sẽ liên hệ với Cơ quan Cảng Vụ để làm thủ tục thông quan,đưa hàng về hay xuất hàng lên tàu biển, máy bay

Về thanh toán, người giao nhận sẽ liên hệ với các Ngân hàng thương mại

để làm thủ tục thanh toán cho/với khách hàng nước ngoài

Đối với các chủng loại hàng hóa như thiết bị y tế, dược phẩm, động thựcvật… Người giao nhận sẽ liên hệ với Bộ y tế , Cục Thú Y …để xin giấy phép

y tế, kiểm dịch động vật và thực vật

Đối với hàng hóa xuất khẩu, người giao nhận sẽ liên hệ với PhòngThương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) để xin giấy chứng nhận xuấtxứ

Trang 22

Ngoài ra, người giao nhận còn phải liên hệ với cơ quan kiểm soát nhậpkhẩu như Bộ Công thương để xin giấy phép nhập khẩu tự động, cơ quan cấpgiấy phép vận tải để chuyên chở hàng hóa từ cảng về kho riêng lưu giữ hàng1.1.4.2 Các bên tư nhân.

Sau khi đã thực hiện xong các thủ tục về Hải quan, người giao nhận cònphải liên hệ với các đối tượng sau để thực hiện những công việc tiếp theo thìmới có thể đưa hàng ra tiêu thụ, cụ thể:

+ Liên hệ với người chuyên chở hay các đại lý khác như :

- Chủ tàu/ máy bay (đóng các chi phí chuyên chở cần thiết )

- Người kinh doanh vận tải bộ, xe tải, xe container

- Người kinh doanh vận tải nội thủy về mặt sắp xếp lịch trình vận chuyển

và lưu cước (dùng cho vận tải các loại hàng trên đường sông)

+ Liên hệ với người cho thuê kho để lưu giữ hàng hoá

+ Liên hệ với người bảo hiểm để bảo hiểm hàng hoá trong quá trìnhchuyên chở

+ Liên hệ với tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng hóa theo yêu cầucủa khách hàng

1.2.Giao nhận hàng hóa xuất nhập khảu bằng đường hàng không

1.2.1 Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

1.2.1.1 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (INternational CivilAviation Organization - ICAO)

Tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc, tổ chức được thành lập năm 1994

Là một tổ chức liên chính phủ, mục tiêu hoạt động của ICAO là thúc đẩy sựhợp tác của các nước trong lĩnh vực hàng không dân dụng nhằm:

Bảo đảm cho hàng không dân dụng quốc tế tăng trưởng an toàn và trật tựtrên toàn thế giới

Trang 23

- Khuyến khích nghệ thuật thiết kế và điều khiển máy bay cho mục đíchhòa bình

- Khuyến khích phát triển đường bay, sân bay và các phương tiện khôngvận

- Đáp ứng yêu cầu đi lại của hành khách và nhu cầu chuyên chở hànghóa bằng đường hàng không an toàn, đều đặn, hiệu quả và tiết kiệm

1.2.1.2 Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association - IATA)

IATA là một tổ chức tự nguyện phi chính trị của các hãng hàngkhông trên thế giới được thành lập năm 1945 Thành viên của Hiệp hội nàyđược dành cho tất cả những hãng hàng không có danh sách đăng ký ở nhữngnước là thành viên của ICAO và một số thành viên khác

Mục đích của IATA là đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không antoàn, thường xuyên và kinh tế vì lợi ích của nhân dân thế giới, khuyến khíchthương mại bằng đường hàng không và nghiên cứu những vấn đề có liênquan đến vận chuyển hàng không

Cung cấp những phương tiện để phối hợp hành động giữa các vụ vậntải hàng không quốc tế hợp tác với ICAO và các tổ chức khác Ngoài ra IATAcòn nghiên cứu để thống nhất các quy định luật lệ quốc tế về hàng không,nghiên cứu tập quán hàng không Hoạt động của IATA bao gồm tất cả cácvấn đề liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải hàngkhông nhưng quan trọng nhất vẫn là sự điều chỉnh cơ cấu giá cước và giá vécủa các tổ chức hội viên

Hiện nay VOSA đang chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho bộphận hàng không có đủ trình độ để gia nhập IATA, làm đại lý hàng không choIATA

Trang 24

1.2.1.3 Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA được thành lập năm

1926, bao gồm các hội viên chính thức là những hiệp hội quốc gia nhữngngười giao nhận và các hội viên công tác là những hãng giao nhận cá thể trênthế giới Tên viết tắt của FIATA bắt nguồn từ tên tiếng Pháp : FédérationInternationale des associations de transitaires et assmilés

Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và phát huy lợi ích của người giaonhận, nghiên cứu các biện pháp, thủ tục giao nhận nhằm nâng cao hiệu quảcủa nó Việc vận chuyển hàng không của FIATA giải quyết những vấn đềcước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lý hàng khôngFIATA & IATA cùng những tổ chức quốc tế khác liên quan đến công nghệchuyên chở hàng không có quan hệ với nhau

1.2.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không.

1.2.2.1 Khái niệm về giao nhận hàng không

Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến qúatrình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửihàng tới nơi nhận hàng Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức qúa trìnhchuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến qúa trình chuyên chở hànghoá bằng đường hàng không

Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng khôngthường do đại lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không thựchiện

+ Đại lý hàng hoá hàng không là bên trung gian giữa một bên làngười chuyên chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuấtkhẩu hoặc người nhập khẩu) Nói đến đại lý hàng hoá hàng không, người tathường gọi là đại lý FIATA vì đây là đại lý tiêu chuẩn nhất

Trang 25

Đại lý hàng hoá FIATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệphội vận tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên củaFIATA chỉ định và cho phép thay mặt họ.

 Các điều kiện để trở thành một đại lý hàng hoá FIATA

Để có thể được đăng ký làm đại lý hàng hoá FIATA, người giaonhận hoặc tổ chức giao nhận phải gửi đơn xin gia nhập, trong đó phải đưa racác bằng chứng chứng minh anh ta có đủ các khả năng sau đây :

- Chứng minh được khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hoáhàng không mà anh ta đang đảm nhiệm

- Có đội ngũ nhân viên có trình độ, trong đó có ít nhất 2 chuyên viên

đủ trình độ làm hàng nguy hiểm, đã tốt nghiệp lớp học do FIATA tổ chức

- Có nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết kể cả cơ sở làm việcthích hợp

- Có tiềm lực tài chính cần thiết để tiến hành các hoạt động tiếp thị,

xử lý hàng hoá và cấp các chứng từ tài liệu kèm theo

Đơn xin gia nhập FIATA được gửi trực tiếp đến ban quản lýFIATA

+ Người giao nhận hàng không : Là người kinh doanh dịch vụ giaonhận hàng không Người giao nhận hàng không có thể là đại lý FIATA hoặckhông phải là đại lý FIATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu

Trang 26

hiệu quả tốt nhất thì nhất thiết phải cần tới sự tham gia tích cực của những đại

lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không

* Vai trò của đại lý hàng hoá hàng không:

Đại lý hàng hoá hàng không được coi như một mắt xích quan trọng,cần thiết trong mối quan hệ giữa người gửi hàng/người nhận hàng và hãnghàng không cũng như trong hoạt động vận chuyển hàng hoá

Đối với hãng hàng không, đại lý là người khá am hiểu về tình hìnhthị trường hàng hoá, về nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàngkhông của các nhà xuất nhập khẩu Với mạng lưới tiếp thị của mình, các đại

lý có thể bảo đảm nguồn hàng tương đối thường xuyên để các hãng hàngkhông thực hiện nghiệp vụ vận chuyển của mình Có thể nói tỷ trọng hànghoá vận chuyển bằng đường hàng không do các đại lý mang lại lớn hơn rấtnhiều so với những đơn hàng trực tiếp tới các hãng hàng không, tỷ trọng nàythường tới 90% Hơn nữa, với tư cách là người được các hãng hàng không ủythác, các đại lý hàng không có thể thực hiện, cung cấp các dịch vụ cho ngườigửi hàng và đảm bảo giao hàng cho các hãng hàng không trong điều kiệnhàng đã sẵn sàng để chở Bởi vậy, sẽ thuận tiện hơn nhiều cho các hãng hàngkhông Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng các hãng hàng không và các đại lýcùng tham gia vào một chương trình vận tải nên có thể coi là những đối táccủa nhau trong một cuộc kinh doanh, trong đó sự hợp tác là tối quan trọng

* Vai trò của người giao nhận hàng không:

Như trên đã định nghĩa, người giao nhận hàng không cũng có thể làđại lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA nhưng họ chuyên về dịch vụgom hàng Bởi vậy vai trò của người giao nhận hàng không cũng tương tựnhư vai trò của đại lý hàng hoá hàng không, nhưng thêm một số vai trò vềdịch vụ gom hàng như sau :

- Đối với người gửi hàng, dịch vụ gom hàng làm giá cước thấp hơn

Trang 27

Hơn nữa, khi giao dịch với người gom hàng, người gửi hàng cảm thấy thuậnlợi hơn với người vận tải bởi người gom hàng có thể lo việc vận tải cho lôhàng một cách thích hợp.

- Đối với người chuyên chở, họ sẽ tiết kiệm được chi phí giấy tờ,thời gian, do không phải trực tiếp giải quyết những lô hàng lẻ Người chuyênchở có thể tận dụng hết khả năng của phương tiện vận tải và họ cũng không

sợ không thu được tiền của các chủ hàng lẻ do đã có người gom hàng thu hộ

- Đối với người giao nhận không làm dịch vụ gom hàng, họ sẽ đượchưởng giá cước thấp hơn của các hãng hàng không cho những lô hàng lớn

Họ sẽ chuyển một phần lợi này cho khách hàng bằng cách chào cho họ giácước thấp hơn mà người gửi hàng phải trả cho các hãng hàng không Vì vậy,người giao nhận hàng không có thể đưa ra bản giá cước riêng của mình khianh ta làm nhiệm vụ thu gom hàng và đồng thời anh ta sẽ được hưởng khoảnchênh lệch giá cước giữa tiền cước mà anh ta phải trả cho những hàng không

và tiền cước thu được của các chủ hàng lẻ

1.2.2.3 Nội dung chủ yếu của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhậpkhẩu chuyên chở bằng đường không

Chuẩn bị các chứng từ.

Chứng từ thường dùng trong vận chuyển hàng không là :

- Vận đơn hàng không - Vận đơn "chủ"/ Vận đơn nhà

- Thư chỉ dẫn của người, gửi hàng

- Hoá đơn thương mại

- Tờ khai của người gửi hàng về hàng nguy hiểm

- Giấy chứng nhận về súc vật sống

- Giấy chứng nhận về vũ khí đạn dược

Quy trình làm giao nhận của các đại lý hàng không.

- Hỗ trợ người gửi hàng tìm hiểu các thông tin liên quan và cần thiết

Trang 28

theo yêu cầu của nước nhập khẩu, không chỉ khi ký kết hợp đồng mà cả khiđàm phán hợp đồng.

- Tạo phương tiện cho việc thu gom những chuyến hàng xuất khẩu củakhách hàng

- Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ hàng không, hoàn thành việc lập vậnđơn hàng không kể cả mọi chi phí tính trong đó và đảm bảo những hóa đơnchứng từ đó đáp ứng được mọi yêu cầu của việc vận chuyển hàng không của

cơ quan hải quan

- Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của lô hàng có đầy đủ vàhoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước không

- Đảm bảo là giấy chứng nhận đóng gói và bản kê khai của người gửihàng (trong trường hợp hàng nguy hiểm và súc vật sống) do người xuất khẩucung cấp phù hợp với thể lệ của IATA và của Nhà nước

- Lo thu xếp bảo hiểm cho khách hàng

- Thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng hàng không vàđịnh lịch trình giao hàng tại sân bay

- Theo dõi việc di chuyển hàng

- Tạo phương tiện cho việc tiếp nhận những chuyến hàng nhập khẩu

- Lo thu xếp bảo hiểm cho khách hàng

- Thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng hàng không vàđịnh lịch trình giao hàng tại sân bay

- Theo dõi việc di chuyển hàng

- Tạo phương tiện cho việc tiếp nhận những chuyến hàng nhập khẩu

- Lo thu xếp việc chia hàng lẻ, cung cấp phương tiện vận chuyển lôhàng từ sân bay đến tay người nhận hàng

Quy trình làm giao nhận hàng không của người giao nhận

+ Đối với hàng xuất khẩu :

Trang 29

- Gom hàng : Là việc tập hợp những lô hàng nhỏ, lẻ từ nhiều người gửihàng thành những lô hàng lớn và gửi nguyên đi theo cùng một vận đơn tớicùng một nơi đến cho một hay nhiều người nhận Việc gom hàng sẽ làm giảmcước phí, tăng khả năng vận chuyển của phương tiện, đặc biệt là vận chuyểnbằng đường hàng không bởi trong hệ thống giá cước của các hãng hàngkhông, những lô hàng lớn thường được hưởng giá cước thấp hơn những lôhàng nhỏ.

- Giám sát việc di chuyển hàng của khách bao gồm việc chuyển tải vàchuyển tiếp đến địa điểm giao hàng cuối cùng

- Cung cấp chuyến hàng lớn để thuê toàn bộ, thuê một phần hay thuêtừng phần nhỏ của máy bay

- ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phí cho khách hàng

- Thực hiện lập lại chứng từ về hàng tái xuất

- Thực hiện việc chu chuyển hàng hoá trong nước đến địa điểm khai báocuối cùng

- Lo thu xếp xin giảm các khoản thuế phí cho hàng tái nhập

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI

2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM – SOTRANS HÀ NỘI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kho vận miền nam- SOTRANS Hà Nội

Công ty Kho vận miền Nam thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1975 theoQuyết định số 165/QĐ-BNT của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại)với tên giao dịch là "SOTRANS - South Transport Warehousing TradeCompany" Công ty đặt trụ sở chính tại số 1B, đường Hoàng Diệu, Quận 4,Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, Tổngcông ty giao nhận và kho vận ngoại thương (Vietrans) là cơ quan duy nhấtđược phép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Do đó, trongnhững năm đầu thành lập SOTRANS hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giaonhận vận tải nội địa bằng đường bộ, đường biển, đường sông và một số ít cáchoạt động giao nhận vận tải hàng hóa sang Lào, Campuchia Sau Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam thực hiện đổi mới, nền kinh tế chuyểnsang hoạt động theo cơ chế thị trường, SOTRANS bước vào một môi trườnghoạt động kinh doanh mới

Qua gần 30 năm trưởng thành và phát triển, SOTRANS liên tục mở rộngngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động, đạt được nhiều thànhtựu đáng nể Hiện nay, SOTRANS được biết đến như một nhà cung cấp hàngđầu các dịch vụ Logistics, dịch vụ giao nhận kho vận trên toàn thế giới Bên

Trang 31

cạnh đó, SOTRANS còn là nhà sản xuất sản phẩm dầu nhớt mang nhãn hiệuSOLUBE và sản phẩm thời trang mang thương hiệu GARMENT 117.

SOTRANS rất tích cực tham gia vào các hiệp hội chuyên ngành kho vậngiao nhận vận tải và các tổ chức có liên quan Từ năm 1995 SOTRANS đã trởthành thành viên chính thức của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.Năm 1996 là thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận và kho vận Việt Nam.Năm 1997 là thành viên liên kết của Hiệp hội giao nhận và kho vận quốc tế Vànăm 2001 SOTRANS đã đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 cho các lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, vận tải hàng không và nhữngdịch vụ giao nhận kèm theo khác

SOTRANS gồm 8 đơn vị trực thuộc, phân theo lĩnh vực kinh doanh gồm có:

- Lĩnh vực kho vận giao nhận - xếp dỡ có:

1 Trạm kho Bến Súc (BEN SUC WAREHOUSE)

2 Xí nghiệp Kho vận Thủ Đức (SOTRANS WFT)

3 Xí nghiệp dịch vụ Giao nhận Vận tải Kiểm kiện (SOTRANS TFT)

4 Công ty thu bãi cảng cẩu

5 Xí nghiệp đại lý Giao nhận Vận tải quốc tế (SOTRANS IFF)

6 Chi nhánh Công ty tại Hà Nội (SOTRANS HANOI)

- Lĩnh vực sản xuất gia công, kinh doanh may mặc có: Xí nghiệp may 117(GARMENT 117)

- Lĩnh vực thương mại - xăng dầu - nhớt có: Xí nghiệp kinh doanhthương mại (SOTRANS TRADING)

Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thành lậpngày 1 tháng 6 năm 1999 theo Quyết định số 107/QĐ-KVMN của Công tyKho vận miền Nam với tên giao dịch là "SOTRANS IFF - Ha Noi branchoffice" (SOTRANS International Freight Forwarder), đặt trụ sở tại số 12,đường Đoàn Thị Điểm, quận Đống Đa, Hà Nội SOTRANS Hà Nội được biết

Trang 32

đến như một nhà tiên phong trong lĩnh vực giao nhận vận tải và dịch vụLogistics tại Hà Nội Hoạt động của SOTRANS Hà Nội bao trùm khắp cácvùng miền của miền Bắc Việt Nam - bao gồm cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân

và sân bay quốc tế Nội Bài

- Từ 1.6.1999 đến 7.2003

Là Văn phòng đại diện Công ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội Có cùngchức năng và lĩnh vực kinh doanh với Xí nghiệp đại lý Giao nhận Vận tảiquốc tế, do đó hạch toán kinh doanh theo Xí nghiệp

- Từ 7.2003 đến nay

Chính thức là Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội theoQuyết định số 74/QĐ-KVMN ngày 17/7/2003 của Công ty kho vận miềnNam Từ đây SOTRANS Hà Nội hạch toán kinh doanh độc lập, hàng nămnộp lãi cho công ty

Sau đây là một số thông tin cơ bản về Chi nhánh công ty Cổ phần Khovận miền Nam tại Hà Nội :

Người đại diện : Vũ Thị Dung

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần kho vận miền nam - SOTRANS Hà Nội

2.1.2.1 Chức năng

Trang 33

SOTRANS Hà Nội là đơn vị trực thuộc Công ty Kho vận miền Nam cóchức năng quan hệ với khách hàng, các cơ quan chức năng ở khu vực miềnBắc để nắm bắt thông tin, tạo nguồn hàng, phát triển các dịch vụ đại lý giaonhận vận tải quốc tế và đại lý vận tải hàng hóa trong nước tại khu vực miềnBắc, khai thác khả năng phương tiện, kho tàng và nghiệp vụ của cán bộ côngnhân viên nhằm phục vụ tốt công tác xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóatrong nước, góp phần phát triển kinh tế, tích lũy cho ngân sách và Công ty

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Thực hiện tốt nội dung hoạt động của Chi nhánh

- Chấp hành đúng các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và tậpquán quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến công tác giao nhận vận tải

- Quản lý toàn diện cán bộ công nhân viên của Chi nhánh theo chínhsách hiện hành của Nhà nước và sự phân cấp của Công ty Có kế hoạch bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên để thực hiệntốt nhiệm vụ

- Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các biện pháp để cảitiến, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chi nhánh nhằm đem lại hiệu quả cao

2.1.2.3 Nội dung hoạt động

- Khai thác các nguồn hàng xnk trong nước cũng như đầu tư nước ngoài,liên hệ thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các đơn vị xuấtnhập khẩu

- Xử lý kịp thời các thông tin nhận được trực tiếp từ hệ thống đại lý củaCông ty ở nước ngoài theo sự hướng dẫn của đại lý, thông lệ quốc tế và phù hợpvới luật pháp Việt Nam nhằm giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến giao nhậnvận tải quốc tế

- Chủ động liên hệ với các hãng vận tải để thương lượng giá cả, phươngtiện vận tải, đặt chỗ, lịch trình

Trang 34

- Thực hiện việc khai thuê hải quan, giao nhận vận chuyển vật tư, thiết bị,hàng hóa cho khách hàng.

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh SOTRANS Hà Nội

SOTRANS Hà Nội là Chi nhánh duy nhất của Công ty Cổ phầnKho vận miền Nam SOTRANS Mặc dù không có cơ cấu tổ chức phức tạpnhư Công tydo quy mô chưa đủ lớn và kinh nghiệm chưa nhiều như ở trụ sởchính nhưng Chi nhánh cũng có đầy đủ các phòng chức năng cần thiết để đảmbảo thực hiện được công việc trôi chảy và đạt kết quả cao

Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh Vũ Thị Dung doGiám đốc Công ty bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công

ty và pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị mình Giúp việc cho Giám đốcchi nhánh có một Phó Giám đốc, Phó Giám đốc được Giám đốc phân côngphụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc chinhánh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao Tiếp đến là các phòng vàtrạm chức năng, gồm có:

- 3 Phòng kinh doanh: phòng Nghiệp vụ HD, phòng Đại lý, phòng Giaonhận

• Phòng kinh doanh: lên ý tưởng, tìm kiếm khách hàng, hợp đồng Thựchiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu từ khi bắt đầu hợp đồng đến khi kết thúc

Trang 35

hợp đồng và được phòng hỗ trợ kinh doanh giúp đỡ giải quyết các vấn đề khicần thiết sao cho công việc được phối hợp nhịp nhàng.

- 1 Trạm giao nhận tại Hải Phòng: sau khi mọi thủ tục hành chính đượcgiải quyết theo đúng pháp luât, trạm giao nhận thực hiện tiếp công việc củamình là xử lý đảm bảo hàng hóa của khách hàng được giao nhận đúng thờihạn theo hợp đồng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh

Trang 36

(Nguồn: Phòng quản lý nhân sự)

Hệ thống của Chi nhánh được tổ chức theo cơ cấu Trực tuyến Chức năng, tận dụng được ưu điểm của cả hai cơ cấu trực tuyến và cơ cấuchức năng Điều này có nghĩa là trong sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự trên,Giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo, theo dõi tất cả các vấn đề liên quan đếnChi nhánh Việc này đã mang lại lợi ích vô cùng lớn lao là nó vừa giúp lãnhđạo của Chi nhánh có thể theo sát tình hình của các bộ phận, đồng thời nó vừa

-ủy thác và nâng cao chuyên môn nguồn nhân lực của Chi nhánh, giảm bớtgánh nặng cho những người lãnh đạo vì họ buộc phải am hiểu và có tất cảnhững kiến thức và thông tin liên quan đến vấn đề phát sinh để có thể giảiquyết thấu đáo chúng nếu như chỉ mình họ giải quyết vấn đề Sử dụng sựphân cấp như trên, Giám đốc sẽ toàn quyền quyết định các vấn đề liên quanđến phòng ban và xí nghiệp, và ban Tổng Giám đốc sẽ toàn quyết định cácvấn đề liên quan đến công ty cũng như là người quyết định cuối cùng vấn đềcủa các Giám đốc

Đây là sự cải tiến hiệu quả cách thức tổ chức của một công ty cổ phầnvới rất nhiều sự phân cấp theo phòng ban và theo chức năng khác nhau Chinhánh SOTRANS Hà Nội đã sử dụng các bộ phận tham mưu ở các phòng bancủa Chi nhánh để có thể đưa ra những quyết định chính xác, cắt giảm các chiphí không nên có cũng như thuyết phục và thống nhất tất cả các bên Có thểnói sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của SOTRANS nói chung và SOTRANS HàNội nói riêng rất thành công, thế hiện sự thích nghi cao, năng động và sángtạo trong cách xử lí nội bộ Chi nhánh Mặt khác, một vấn đề không thể không

đề cập đến chính là nguồn nhân lực của Chi nhánh

2.1.4 Tình hình nhân sự của Chi nhánh

Sau gần 18 năm hoạt động, tổ chức nhân sự của Chi nhánh đã pháttriển cả về số lượng và chất lượng với trình độ chuyên môn được đào tạo qua

Trang 37

các trường đại học, qua các lớp nghiệp vụ ngoại thương, với sự năng độngnhiệt tình của tuổi trẻ với sự gắn kết của tập thể, tổ chức nhân sự của chinhánh đang phát triển và ổn định.

Quy mô lao động của chi nhánh được mở rộng qua từng năm nhằmđáp ứng tốt nhu cầu công việc, phục vụ mục tiêu mở rộng hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh Cùng với sự nhiệt tình đào tạo, hướng dẫn của ban lãnhđạo và tập thể Chi nhánh, qua thời gian tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch

vụ từng bước cao hơn Hiện tại tổ chức nhân sự của Chi nhánh đã đi vào ổnđịnh với 46 thành viên, tạm thời đáp ứng được nhu cầu và đặc thù riêng củathị trường miền Bắc

Dưới đây là bảng số liệu lao động và trình độ lao động của Chi nhánhSOTRANS Hà Nội

Bảng 2.1: Số lao động và trình độ lao động của nhân viên Chi nhánh qua các năm từ 2014 - 2016

[Nguồn: số liệu nhân sự từ phòng quản lý, nhân sự]

Nhận xét: Nhìn chung, số lượng nhân viên cũng như trình độ lao động

của nhân viên trong Chi nhánh tăng lên qua các năm từ năm 2014 đến năm

2016 Cụ thể: Nếu số lao động năm 2014 là 40 người thì đến năm 2016 số laođộng tăng lên 46 người, tỷ lệ tăng là 15% Số nhân viên có trình độ đại học vàtrên đại học tăng từ 22 người (năm 2014) lên 30 người (năm 2016) tỷ lệ tăngđạt 36.36% Số nhân viên cũ làm cho Chi nhánh qua các năm gần như là ổn

Trang 38

định Hiện tượng nhân viên xin nghỉ rất hiếm thậm chí có những năm không

có Trong 3 năm gần đây, trung bình mỗi năm chỉ có 1 đến 5 nhân viên xinnghỉ Sở dĩ có sự ổn định về nhân sự như vậy là do môi trường làm việc tốtvới nhiều các chính sách đãi ngộ cũng như sự quan tâm của ban giám đốc Chinhánh đến từng nhân viên trong Chi nhánh Tuy vậy, cũng phải thừa nhậnrằng, số lượng công việc của mỗi nhân viên trong Chi nhánh khá nhiều, đôilúc rất áp lực Vì vậy, vẫn tồn tại những nhân viên xin nghỉ hoặc xin thuyênchuyển công tác

2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI 2.2.1 Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016

Với tuổi đời gần 18 năm hoạt động Chi nhánh SOTRANS Hà Nội đangngày càng thể hiện được vị thế của một nhà tiên phong trong lĩnh vực giaonhận vận tải và dịch vụ Logistics tại Hà Nội.Với kinh nghiệm, kỹ năng nhiệm

vụ, tính nhanh nhạy và xử lý công việc chính xác, trang thiết bị văn phòngđầy đủ đã góp phần tạo nên sự thành công như ngày hôm nay của Chi nhánh.Cùng với đó là sự ủng hộ hỗ trợ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty và

Xí nghiệp là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.Tận dụng và phát huy tối đa lợi thế mạng lưới rộng khắp trên toàn thế giới

Uy tín lâu năm của Công ty và Xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của Chi nhánh

Trong giai đoạn này, SOTRANS Hà Nội đã đạt được kết quả rất khảquan, tạo được uy tín của SOTRANS trên thị trường miền Bắc, xây dựngđược cho SOTRANS tập hợp các khách hàng truyền thống như Công ty thang

Trang 39

máy Tài Nguyên, Công ty Toàn Thắng, Công ty xây dựng miền Trung, công

ty dệt may Hà Nội

Dưới đây là số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh:

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong các năm 2014-2016

Lợi nhuận: Năm 2016 lợi nhuận của Chi nhánh thu được khá cao Cụ thể

Trang 40

2015 lợi nhuận thu được là 5.951 tỷ VND và đến năm 2016 lợi nhuận thu về

là 6.239 tỷ VND Ta có thể thấy lợi nhuận của Chi nhánh có xu hướng tăngdần qua các năm Đặc biệt trong năm 2015 thì lợi nhuận của Chi nhánh tăngtới 44.72% tương đương hơn 1.8 tỉ VND Từ đó có thể thấy rằng SOTRANS

Hà Nội đã cố gắng rất nhiều trong việc cắt giảm chi phí kinh doanh song hànhvới mở rộng lĩnh vực hoạt động có như thế mới duy trì được sự tăng trưởng

về lợi nhuận như vậy

Hiện nay, SOTRANS Hà Nội đang gặp phải những khó khăn vàthách thức lớn như: giá cước vận tải đi một số tuyến Quốc tế có thời điểmgiảm trên 70% đã ảnh hưởng nghiêm trọng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu và Đại lý giao nhận vận tải Quốc tế trong khi chi phí vậnchuyển lại tăng cao, sự biến động của giá dầu mỏ Quốc tế và giá bán lẻ xăngdầu trong nước, Việt Nam thực hiện cam kết WTO về hội nhập, hầu hết cáccông ty logistics ở nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam dưới nhiều hình thứckhác nhau, sự cạnh tranh khắc nghiệt với các doanh nghiệp trong ngoài nước,

về số lượng cũng như chất lượng…Tuy vậy, với thương hiệu đã được khẳngđịnh qua 18 năm kinh nghiệm và bằng chứng rằng SOTRANS Hà Nội vẫnduy trì được lợi nhuận trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của thời kìkhủng hoảng đã khẳng định vị thế và tính chuyên nghiệp của công ty ở thịtrường trong nước và quốc tế, xứng đáng trở thành một trong những công tygiao nhận hàng đầu của quốc gia và trên thế giới.,

2.2.2 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần kho vận miền nam- Chi nhánh SOTRANS Hà Nội

Ngày đăng: 15/03/2020, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quốc Hội (2001), Luật Hải Quan 2001. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Luật Hải Quan 2001
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2001
3. Quốc Hội (2005), Luật sửa đổi bổ xung một số điều Luật Hải quan 2005. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi bổ xung một số điều Luật Hải quan2005
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2005
4. Quốc Hội (2014), Luật Hải Quan 2014. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hải Quan 2014
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2014
10. Website :http://www.customs.gov.vn/default.aspx Link
5. Chính phủ(2015) Nghị định 08/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Khác
7.Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần kho vận Miền nam (2014,2015,2016) Khác
8.Báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần kho vận Miền nam (2014,2015,2016) Khác
9.Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần kho vận Miền nam (2014,2015,2016) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w