1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP THỰC HIỆN GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM SOTRANS

42 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 861,09 KB

Nội dung

Trong thời đại toàn cầu hóa các ngành nghề thương mại và hội nhập nền kinh tếkhu vực và quốc tế mối liên hệ giữa các quốc gia ngày càng gắn bó với nhau đặc biệthoạt động ngoại thương đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy để đứng vững trên thịtrường đòi hỏi các nước nói chung và Việt Nam nói riêng phải tăng cường hoạt độnggiao thương tạo nguồn ngoại tệ lâu dài , góp phần tăng nguồn ngân sách quốc gia. KhiViệt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, TTP đã mở ra cơ hộigiao thương, mở rộng thị trường, nhiều ưu đãi hơn với các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu trong nước cũng như có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp của chúng takhi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều mà doanh nghiệpViệt Nam phải làm là nhận ra lợi thế của mình trên thương trường quốc tế nhằm nắmlấy các cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.Vì hoạt động ngoại thương đều diễn ra mạnh mẽ góp phần nâng cao đời sốngcủa nhân dân, chính vì thế nhà nước và các doanh nghiệp đều phải đưa ra các chủtrương phù hợp để thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển.Như chúng ta đã biết hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắmvững nghiệp vụ và có đủ trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm phán đến khâuthực hiện giao nhận. Nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy tạo đầu vào cho doanh nghiệp,tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động phát triển doanh nghiệp.Nhận thấy tầm quan trọng của ngành giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườngbiển, em đã xin thực tập 3 tháng tại công ty cổ phần kho vận miền Nam (Sotrans) nhằmtiếp xúc thực tế hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty với đề tài :”Thựchiện giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổphần kho vận miền Nam Sotrans”.Nội dung bài báo cáo bao gồm 3 chương:Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty kho vận miền Nam SotransChương 2: Tổ chức và thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu FCL tại công tykho vận miền Nam SotransChương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàngnhập đường biển tại công ty kho vận miền Nam SotransMỤC LỤCCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KHO VẬN MIỀNNAM SOTRANS ............................................................................................................... 11.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty .............................................................11.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty .............................................................................31.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................51.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................................51.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ................................................................51.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty........................................71.5 Cơ cấu dân sự..........................................................................................................8CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNGNHẬP KHẨU FCL TẠI CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM SOTRANS ............... 102.1 Sơ đồ các bên liên quan ........................................................................................102.2 Sơ đồ quy trình giao nhận tại công ty kho vận miền nam Sotrans……………...112.3 Phân tích quy trình tổ chức và thực hiện giao nhận hàng nhập khẩu FCL mặthàng giấy cuộn tại công ty..........................................................................................122.3.1 Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng ............................................................122.3.2 Nhận bộ chứng từ từ khách hàng ...................................................................132.3.3 Kiểm tra bộ chứng từ......................................................................................132.3.4 Khai báo thủ tục hải quan điện tử...................................................................152.3.5 Lấy lệnh DO và làm thủ tục cược container tại hãng tàu .............................202.3.6 Đăng ký mở tờ khai tại chi cục hải quan........................................................212.3.7 Đóng lệ phí và rút tờ khai..............................................................................222.3.8 Lấy phiếu giao nhận container EIR................................................................222.3.9 Thanh lý Hải quan cổng .................................................................................232.3.10 Kéo container về kho và giao hàng cho khách hàng ....................................242.3.11 Trả vỏ container và lấy tiền cược container.................................................242.3.12 Quyết toán và lưu hồ sơ................................................................................24CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAONGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY KHOVẬN MIỀN NAM SOTRANS........................................................................................ 263.1. Nhận xét chung ....................................................................................................263.1.1Thuận lợi .........................................................................................................263.1.2 Khó khăn ........................................................................................................27

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHỆP THỰC HIỆN GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

KHO VẬN MIỀN NAM SOTRANS

Giảng viên hướng dẫn: THS LƯƠNG THỊ HOA Sinh viên thực hiện:NGUYỄN TRƯỜNG THIÊN LÝ MSSV: 71306196

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Khóa: ĐH 17

TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2016

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP

Sinh viên: Nguyễn Trường Thiên Lý MSSV: 71306196

XÁC NHẬN CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký tên và đóng dấu)

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên: Nguyễn Trường Thiên Lý MSSV: 71306196

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN

(Ký tên)

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN

(Ký tên)

Trang 5

Lời Cảm ơn

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả những thầy cô, anh chị đã luôn giúp đỡ mang lại nguồn kiến thức cho tôi trong suốt quá trình rèn luyện và học tập

và trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần kho vận Miền Nam Sotrans

Trong quá trình học tại trường Tôn Đức Thắng, cá nhân tôi đã được các thầy cô nhiệt tình truyền đạt và xây dựng nền tảng kiến thức về chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế.Tôi xin chân thành cảm ơn cảm ơn các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin gởi lời cám ơn đến thạc sĩ Lương Thị Hoa – giảng viên hướng dẫn báo cáo thực tập đã giúp chúng tôi có định hướng đúng đắn để thực hiện bài báo cáo thực tập nayd một cách tốt nhất

Tôi cũng xin cảm ơn anh Ngô Thanh Bình – phó giám đốc, Trưởng phòng giao nhận xí nghiệp Dich vụ Kho vận, giao nhận cùng tất cả các anh chị khác trong phòng giao nhận đặc biệt là anh Nguyễn Thanh Hoàng- người đã chỉ dẫn tôi rất tỉ mỉ trong suốt thời gian thực tập tại xí nghiệp, người đã tạo cho tôi điều kiện tiếp xúc với các công việc thực tế tại phòng giao nhận, để tôi có thể vận dụng kiến thức được học tại trường vào thực tế cũng như đúc kết được những kinh nghiệm rất bổ ích trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần kho vận miền Nam Sotrans

Sau cùng tôi xin chúc thầy cô sức khỏe dồi dào, ngày càng thành công trên con đường sự nghiệp và luôn hạnh phúc trong cuộc sống xin chúc công ty ngày càng phát triển về quy mô và khằng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam

Trang 6

Lời Mở Đầu

Trong thời đại toàn cầu hóa các ngành nghề thương mại và hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế mối liên hệ giữa các quốc gia ngày càng gắn bó với nhau đặc biệt hoạt động ngoại thương đóng vai trò đặc biệt quan trọng Vì vậy để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nước nói chung và Việt Nam nói riêng phải tăng cường hoạt động giao thương tạo nguồn ngoại tệ lâu dài , góp phần tăng nguồn ngân sách quốc gia Khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, TTP đã mở ra cơ hội giao thương, mở rộng thị trường, nhiều ưu đãi hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp của chúng ta khi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài Điều mà doanh nghiệp Việt Nam phải làm là nhận ra lợi thế của mình trên thương trường quốc tế nhằm nắm lấy các cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài

Vì hoạt động ngoại thương đều diễn ra mạnh mẽ góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, chính vì thế nhà nước và các doanh nghiệp đều phải đưa ra các chủ trương phù hợp để thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển

Như chúng ta đã biết hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ và có đủ trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm phán đến khâu thực hiện giao nhận Nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy tạo đầu vào cho doanh nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động phát triển doanh nghiệp

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, em đã xin thực tập 3 tháng tại công ty cổ phần kho vận miền Nam (Sotrans) nhằm

tiếp xúc thực tế hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty với đề tài :”Thực

hiện giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần kho vận miền Nam Sotrans”

Nội dung bài báo cáo bao gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty kho vận miền Nam Sotrans

Chương 2: Tổ chức và thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu FCL tại công ty kho vận miền Nam Sotrans

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng nhập đường biển tại công ty kho vận miền Nam Sotrans

Trang 7

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KHO VẬN MIỀN

NAM SOTRANS 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 1

1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 3

1.3 Cơ cấu tổ chức 5

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 5

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 5

1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 7

1.5 Cơ cấu dân sự 8

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU FCL TẠI CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM SOTRANS 10

2.1 Sơ đồ các bên liên quan 10

2.2 Sơ đồ quy trình giao nhận tại công ty kho vận miền nam Sotrans……… 11

2.3 Phân tích quy trình tổ chức và thực hiện giao nhận hàng nhập khẩu FCL mặt hàng giấy cuộn tại công ty 12

2.3.1 Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng 12

2.3.2 Nhận bộ chứng từ từ khách hàng 13

2.3.3 Kiểm tra bộ chứng từ 13

2.3.4 Khai báo thủ tục hải quan điện tử 15

2.3.5 Lấy lệnh D/O và làm thủ tục cược container tại hãng tàu 20

2.3.6 Đăng ký mở tờ khai tại chi cục hải quan 21

2.3.7 Đóng lệ phí và rút tờ khai 22

2.3.8 Lấy phiếu giao nhận container EIR 22

2.3.9 Thanh lý Hải quan cổng 23

2.3.10 Kéo container về kho và giao hàng cho khách hàng 24

2.3.11 Trả vỏ container và lấy tiền cược container 24

2.3.12 Quyết toán và lưu hồ sơ 24

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM SOTRANS 26

3.1 Nhận xét chung 26

3.1.1Thuận lợi 26

3.1.2 Khó khăn 27

Trang 8

3.2 Một số giải pháp & kiến nghị nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng nhập đường biển tại công ty kho vận miền nam Sotrans 27 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp 28 3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 29

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Bảng doanh thu các khối kinh doanh chính trong năm 2014-2015

Bảng 1.2 :Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dịch vụ kho vận giao nhận – Sotrans F&W giai đoạn 2013-2015

Bảng 1.3 Bảng số liệu cơ cấu dân sự của công ty kho vận miền Nam Sotrans

Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty kho vận miền Nam Sotrans

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quy trình giao nhận nhập khẩu của công ty kho vận miền Nam Sotrans

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KHO VẬN MIỀN

NAM SOTRANS 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Giai đoạn thành lập (1975 – 1987):

Ngày 14 tháng 10 năm 1975, công ty Kho Vận Cấp 1 – tiền thân của Công ty

CP Kho Vận Miền Nam (SOTRANS) ngày nay – đã được thành lập trên cơ sở tiếp quản Kho Tồn Trữ Thủ Đức và Nha chuyển vận/ Nha bảo trì thuộc cơ quan tiếp vận trung ương của chính quyền Sài Gòn

Nhiệm vụ chính của công ty tại thời điểm này là các hoạt động kho bãi, vận chuyển nội địa các mặt hàng nhu yếu phẩm trên tuyến đường Nam – Bắc, tham gia vào quá trình tái thiết đất nước sau thời gian chiến tranh, cũng như làm các nghĩa vụ quốc

tế đối với các nước bạn Lào và Campuchia

Trong thời kỳ này, Công ty là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực kho bãi và vận chuyển nội thương, với hàng trăm xe tải, hàng ngàn tấn phương tiện vận tải ven biển và vận tải đường sông

Trong nhiều năm liền, Công ty đã liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước về kho bãi, giao nhận, vận chuyển Nam Bắc và các nghĩa vụ quốc tế

Giai đoạn hội nhập (1988 – 1991):

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế quan liêu bao cấp đạ tạo ra không

ít khó khăn cho công ty trong thời điểm này Hàng hóa thiếu về số lượng và chất lượng, kho hàng để trống trong thời gian dài, thị trường vận tải trong nước cả đường bộ lẫn đường thủy đều sa sút Công ty phải thanh lý hết các phương tiện vận tải: tàu bè, xà lan, đoàn xe tải … và tìm kiếm những giải pháp kinh doanh phù hợp hơn

Năm 1990, Công ty thành lập Xí Nghiệp Kinh Doanh Thương Mại, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dầu nhờn thương hiệu SOLUBE Đây được xem

là một hướng đi mới của Công ty sau khi thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã kết thúc

Năm 1991 – bắt kịp những thay đổi của thị trường, Xí Nghiệp Vận Tải Giao Nhận Kiểm Kiện, sau đó là Liên doanh Shing Việt lần lượt ra đời

Giai đoạn phát triển (1992 - 2007):

Năm 1992 – SOTRANS INTERNATIONAL FREIGHT FORWARDERS (tiền thân của SOTRANS LOGISTICS ngày nay) bắt đầu đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử Công ty SOTRANS giờ đây đã có hệ thống đại lý trên toàn thế giới

Trang 11

Năm 1994 – Xí Nghiệp May 117 được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực gia công may mặc xuất khẩu Cũng trong giai đoạn này, Công ty Kho vận Miền Nam trở thành thành viên của các tổ chức như Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt nam (VIFFAS), Hiệp hội Vận tải Giao nhận quốc tế (FIATA)

Năm 2001, hệ thống quản lý chất lượng của SOTRANS đã được DNV – một trong những tổ chức quản lý chất lượng có uy tín nhất thế giới cấp chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000

Cho đến năm 2005, SOTRANS đã chính thức là thành viên của VCCI, VIFFAS, FIATA và IATA

Với chính sách tập trung đàu tư phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, hiện nay tại SOTRANS đã có những Tiến sĩ, Thạc sĩ, hàng trăm Cử nhân và hàng chục người vẫn đang tiếp tục theo học các chương trình Cao học

SOTRANS cũng tham gia mạnh mẽ vào hoạt động cộng đồng: tham gia quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, các công tác từ thiện, chương trình “đền ơn đáp nghĩa” phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Công ty đã được Nhà nước tặng 5 Huân chương Lao động cho tập thể, 4 Huân chương Lao động cho cá nhân, nhiều cờ thi đua, bằng khen của Bộ Thương mại và các ngành các cấp khác Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập SOTRANS (14/10/1975 – 14/10/2005) Công ty vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 1 của Chủ tịch nước trao tặng

Giai đoạn cổ phần hóa (2007 - nay):

Năm 2007, SOTRANS chuyển đổi thành Công ty Cổ phần với tên mới là CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM và đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2009 Vào năm 2010, thành lập Xí nghiệp GNVT Quốc Tế Tiêu Điểm (SOTRANS Focus), Cảng Kho vận (SOTRANS ICD) và Xí nghiệp Vật Tư Xăng Dầu (SOTRANS Petrol) Nhân kỉ niệm 35 năm thành lập, SOTRANS vinh dự đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhất và đoạt giải thưởng Thương mại Dịch Vụ

Hiện nay Công ty CP Kho Vận Miền Nam SOTRANS có đội ngũ trên 380 CB CNV, hoạt động trong các lĩnh vực: kinh doanh kho bãi, kinh doanh xăng dầu, dịch vụ giao nhận vận tải trong nước và quốc tế, cảng thông quan nội địa

Công ty có mạng lưới hoạt động cả nước, hệ thống đại lý giao nhận toàn cầu, cơ

sở vật chất đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng với hàng trăm ngàn mét vuông, kho bãi

Trang 12

cảng, các thiết bị bốc dỡ vận chuyển container và hàng hóa hiện đại SOTRANS đã trở thành thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20 đến 30%

1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty

CÔNG TY CP KHO VẬN MIỀN NAM – SOTRANS được thành lập từ năm

1975 với hệ thống kho và vận chuyển chủ lực của ngành thương mại, đến năm 2007 SOTRANS chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần và đã hoạt động mạnh trong các lĩnh vực kho đa chức năng, kinh doanh xăng dầu, giao nhận vận tải quốc tế

SOTRANS hiện có 2 khối và các bộ phận kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, kho đa chức năng, kinh doanh xăng dầu

Công ty có hệ thống đại lý tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU Với hệ thống đại lý mạnh ở các cảng lớn trên thế giới, có quan hệ mật thiết với các hãng tàu uy tín, các dịch vụ của công ty luôn đảm bảo đúng lịch trình với giá cước phù hợp, đáp ứng yêu cầu riêng của từng khách hàng

Các dịch vụ của SOTRANS được bảo hiểm trách nhiệm toàn phần, góp phần hạn chế rủi ro cho khách hàng khi sự cố xảy ra Thông tin về hàng hóa thường xuyên được cập nhật, với những khách hàng lớn, công ty cử cán bộ thường xuyên có mặt tại văn phòng của khách để giải quyết ngay nhu cầu mới phát sinh, được khách hàng tin cậy và đánh giá cao SOTRANS đã được các tập đoàn đa quốc gia như Scavi, Cargil, Holcim, Uni-President, PepsiCo, Samsung, P&G, Colgate-Palmolive, FrieslandCampina, Texhong lựa chọn là nhà cung ứng dịch vụ giao nhận tại thị trường Việt Nam

Hệ thống kho của SOTRANS hiện có hơn 230.000 m2 , nằm tại trung tâm TP HCM, các khu vực lân cận và các khu công nghiệp tiếp giáp với sông Sài Gòn thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ lẫn đường sông

Ngoài ra Sotrans còn là đại lý vận tải bằng đường hàng không đường biển, đường bộ, đường sắt và vận tải đa phương thức

Kinh doanh kho ngoại quan CFS ( gom phá hàng lẻ ) ICD(thông quan nội địa) Mua bán vật tư, thiết bị vận tải kho hàng Mua bán sửa chửa tân trang các loại thùng phuy, sắt Mua bán hàng may mặc, phụ liệu may mặc

Kinh doanh vật tư thiết bị hàng hải, kho, bốc xếp và giao nhận

Trang 13

Bảng 1.1 Bảng doanh thu các khối kinh doanh chính trong năm 2014-2015

Nhận xét :

Thông qua bảng kết quả doanh thu trên ta thấy một điều rõ ràng đó là dù trong thời kỳ kinh tế khó khăn và phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nhưng doanh thu của Sotrans vẫn tăng trưởng rất khả quan (Năm 2015 đạt 1005 tỷ VND) cho thấy Sotrans đã và đang thực hiện tốt những chiến lược kinh doanh của mình Sự đầu tư của Sotrans vào các khối ngành kinh kinh doanh vốn dĩ có nhiều thế mạnh (kho, giao nhận, cước ) đã mang lại con số lợi nhuận ấn tượng , mà không phải công ty logictis nào cũng đạt được

Đồng thời cũng cho ta thấy doanh thu hằng năm của Sotrans chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như khối giao nhận vận chuyển (234 tỷ), khối cước quốc tế (393 tỷ), ICD (104 tỷ)

Đại lý ở chi nhánh Hà Nội cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ 6.24% doanh thu Ngoài ra đại lý kinh doanh kho bãi cũng đang là thế mạnh và cũng là lĩnh vực kinh doanh chính của Sotrans, doanh thu từ các hoạt động này đang là thế mạnh và luôn duy trì mức tăng ổn định từ 10-15% qua mỗi năm

Trang 14

1.3 Cơ cấu tổ chức

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty kho vận miền Nam Sotrans

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Cơ quan tối cao của công ty cổ phần SOTRANS là Đại hội đồng cổ đông Các

cổ đông công ty sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị, các phó chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị (kiêm nhiệm và không khiêm nhiệm).Và

vì thuộc trường hợp trên nên có 11 cổ đông là các nhân nên trong cơ cấu tổ chức của SOTRANS đã được lập ra theo quy định của pháp luật

Khối kho và giao nhận:

Bộ phận giao nhận nhận trách nhiệm chính như:

Trực tiếp thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thông quan hàn hóa tại cảng va sân bay

Liên hệ với phòng dịch vụ khách hàng để nhận cá chứng từ cần thiết, mở tờ khai cho lô hàng đang cần làm thủ tục hải quan

Trực tiếp giải quyết các vấn đề, rủi ro thực hiện các lô hàng gặp vấn đề này cho khách hàng

Liên hệ Phòng tài chính kế toán để thực hiện việc đóng thuế cho các lô hàng xuất nhập nếu có Phải quan tâm và báo cáo lại cho người phụ trách và lô hàng đang đảm nhiệm khi hàng đã chính thức rời cảng hoặc chính thức nhập cảng

Phòng kế toán tài chính

Phòng marketing

Trang 15

Liên hệ nhà xe để nhận hàng và lấy hàng

Khối cước quốc tế

Phụ trách nghiệp vụ tính toán cho phí vận chuyển báo giá liên hệ khách hàng

Làm việc với các hãng tàu, xây dựng các mạng lưới vận chuyển

Lên lịch, kế hoạch vận chuyển

Quản lý và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Tư vấn thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ

Cập nhật các phương tiện vận chuyển đặt biệt là Lịch tàu quốc tế

Gom hàng lẻ, đảm bảo giá cước luôn phù hợp và đúng theo yêu cầu của từng khách hàng

Đại hộ đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các chính sách chiến lược của công ty Tổ chức các cuộc họp thường niên đề ra giải pháp hướng đi cho công ty

Phòng quản trị nguồn nhân lực

Có chức năng đề xuất cùng lãnh đạo trực tiếp soạn thảo ra các chính sách thủ tục cần thiết liên quan đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách và thủ tục về nguồn nhân lực Ngoài ra phòng còn có chức năng thu thập thêm thông tin và phân tích tình hình tuyển dụng lựa chọn, thay thế,

đề bạt các nhân viên nhằm đảm bảo các vấn đề được thực hiện đúng theo quy định

Phòng kế toán tài chính

Phòng kế toán tài chính trong công ty là phòng quản lý nghiệp vụ có chức năng thực hiện công tác tài chính, tham mưu giúp quản lý tài sản về vốn trong công ty, trực tiếp theo dõi tài sản cố định , vốn, công nợ, doanh thu , chi phí và các khoản phải thu chi khác, đề xuất phối hơp lợi nhuận, trả cổ tức Thực hiện các báo cáo quyết toán hàng nămtheo qui định của pháp luật đồng thời hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn các phòng

kế toán và đơn vị trực thuộc

Trang 16

1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 1.2 :Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dịch vụ kho vận giao nhận

– Sotrans F&W giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính : triệu đồng

trưởng so với 2013

trưởng so với 2014

(Nguồn : Phòng tài chính công ty kho vận miền Nam Sotrans)

Về doanh thu, năm 2015 tổng doanh thu đạt 1,005,000 triệu VND tăng hơn 20%

so với năm 2014 và tăng hơn 50% so với năm 2015.Như vậy tỷ trọng doanh thu công

ty đã tăng nhẹ từng năm vì thế chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô doanh nghiệp,

đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ logistic làm cho doanh thu khối kho và giao nhận giảm so với khác khối khác Với chiến lược đa dạng hóa các loại hình kinh doanh giúp làm mới công ty với khách hàng và định hướng thanh một công ty đa ngành đa nghề đáp ứng nhu cầu thị trường

Về chi phí, năm 2015, chi phí của công ty là 972,300 triệu VND tăng hơn 16%

so với năm 2014 Chi phí qua từng năm có dấu hiệu giảm tuy nhiên vẫn chưa thật sự đáng kể Năm 2014 có mức chi phí tăng lên đột ngột do công ty phải chi ra đầu tư vào các hoạt động mở rộng nhà xưởng kho bãi, đầu tư cơ sở vật chất cho các khối ngành giao nhận Tuy nhiên sang năm 2015 mức chi phí này vẫn chưa có chiều hướng giảm

và vẫn tăng hơn so với năm 2014, điều này khiến ban lãnh đạo công ty cần phải xem xét lại mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty để đề ra phương án điều chỉnh cho phù hợp vừa có thể giảm chi phí vừa giữ vũng được doanh thu qua các năm

Tuy nhiên về mặt lợi nhuận đạt được thì tỷ trọng lợi nhuận của khối so với lợi

Trang 17

nhuận toàn công ty chiếm hơn 100%, trong giai đoạn 2013 – 2015 Biến động cụ thể như sau: 2015 đạt 32,700 triệu VND Bên cạnh đó việc gia nhập WTO và TPP đã tạo điều kiện để khối kho và giao nhận hoạt động thuận lợi hơn các khối khác Hiện nay do nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động khiến chi phí tăng cao làm thâm hụt lợi nhuận của công ty khiến cho lợi nhuận công ty thấp hơn

vụ theo tiêu chuẩn và có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi diện tích đất sử dụng kinh doanh của các đối thủ ngày càng hạn chế

1.5 Cơ cấu dân sự

Bảng 1.3 Bảng số liệu cơ cấu dân sự của công ty kho vận miền Nam Sotrans

(Nguồn : Sinh viên tự tổng hợp qua việc khảo sát tại công ty kho vân miền Nam Sotrans)

Từ bản tổng hợp trên ta thấy trình độ của nhân viên cao, hơn 70,6 % nhân viên trình độ đại học Riêng phòng giao nhận cũng có trình độ học vấn khá cao lên đến 86% Ở những vị trí cao như giám đốc và phòng kinh doanh thì 100% là trình độ đại học cho thấy công ty đã có sự lựa chọn kỹ càng cho những công việc then chốt.Phòng giao nhận có 62 người, trải qua quá trình đào tạ chuyên môn và có hoạt động bài bản thực hiện công việc nhanh chóng đạt hiệu quả cao trong công việc Đứng đầu quản lý

giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng giao nhận

Phòng

kế toán

Kho trạm

Trang 18

phòng giao nhận là trưởng phòng và cũng là giám đốc công ty, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của phó phòng Để đáp ứng cho công việc nên phòng giao nhận chia thành ba bộ phần chính : bộ phận khai hải quan và làm chứng từ, bộ phận làm hồ sơ ở cảng, bộ phận làm C/O

Quá trình tuyển chọn nhân sự khá chặt chẽ bằng cách phỏng vấn và lọc hồ sơ đáp ứng được nhu cầu của công ty để chọn ra các ứng viên phù hợp với tiêu chí đề ra Mặc dù

có sự tuyển chọn về đầu vào cao nhưng công ty lại không chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực bài bản, do đó kỹ năng trong làm việc còn hạn chế khó khăn khi tiếp xúc thực tế Ngoài ra do yếu tố của công việc nên công ty nói chung và phòng giao nhận nói riêng cũng gặp khó khăn trong việc tuyển người, dẫn đến việc thiếu nhân sự

Trang 19

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU FCL TẠI CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM SOTRANS 2.1 Sơ đồ các bên liên quan

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quy trình giao nhận nhập khẩu

của công ty kho vận miền Nam Sotrans

Mối liên hệ giữa các bên liên quan trong quy trình

(1) Người xuất khẩu NP International và Người nhập khẩu ( Tac Paritas) kí kết hợp đồng

(2) Người xuất khẩu liên hệ với người gửi hàng Nippon Paper để nhờ chuyển hàng (3) Nippon Paper liên hệ với hãng tàu Nam sung đặt tàu

(4) Hãng tàu cấp vận đơn cho Nippon Paper

(5) Người gửi hàng trả vận đơn cho NP International

(6) Np International trao vận đơn cho Người nhập khẩu (Tac Paritas)

(7) Hãng tàu Nam sung chi nhánh tại nước người nhập khẩu sẽ trao giấy báo hàng đến ( Arrival Notice) cho công ty Tac Paritac

(8) Tac Paritas và công ty giao nhận Sotrans kí hợp đồng

(9) Công ty Sotrans lấy Lệnh giao hàng (D/O) từ hãng tàu Nam sung

(10)Công ty Sotrans mở tờ tờ khai tại chi cục hải quan KVI

(11) Công ty Sotrans lấy phiếu Eir tại Cảng Cát Lái

Hãng tàu Namsung

Hãng tàu

Namsung

Công ty Sotrans

Chi cục hải quan KV 1

Cảng Cát Lái

Trang 20

2.2 Sơ đồ quy trình giao nhận tại công ty kho vận miền nam Sotrans

Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng

Nhận bô chứng từ từ khách hàng

Kiểm tra bộ chứng từ

Khai báo thủ tục hải quan điện tử

Lấy lệnh D/O và làm thủ tục cược container tại hãng tàu

Đăng ký mở tờ khai tại chi cục hải quan

Đóng lệ phí và rút tờ khai

Lấy phiếu giao nhận container EIR

Thanh lý Hải quan cổng

Kéo container về kho giao cho khách

hàng

Trả vỏ container

Trang 21

2.3 Phân tích quy trình tổ chức và thực hiện giao nhận hàng nhập khẩu FCL mặt hàng giấy cuộn tại công ty

Như hợp đồng dịch vụ của công ty cổ phần kho vận miền Nam Sotrans( bên B)

và bên công ty TNHH Tac Paritas (bên A), trong đó trách nhiệm từng bên như sau:

Bên A (Công ty TNHH Tac Paritas) có nhiệm vụ:

Hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng, chuyển các chứng từ giao nhận cho bên B đầy đủ, thanh toán đúng thời hạn

Nội dung chi trả sẽ gồm: các chi phí liên quan đến phí kiểm định, kiểm hóa, phí D/O, phí cược container phí lưu bãi và các loại phí phát sinh khác Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các phí sẽ được Sotrans ứng trước cho khách hàng và nhận hóa đơn để thanh toán lại cho khách hàng

Bên B (Công ty cổ phần kho vận miền Nam Sotrans) có nhiệm vụ:

Nhận các chứng từ của lô hàng bên A, liên hệ với hãng tàu, thực hiện khai báo hải quan, thay mặt công ty thực hiện giám định hàng hóa

Đăng kí mức nguyên vật liệu cho hàng nhập

Theo dõi sổ xuất nhập nguyên liệu tại hải quan

Cung cấp phương tiện đưa rước, các chi phí liên quan phục vụ hải quan kiểm hóa tại cảng, bãi kiểm hóa hoặc tại nhà máy

Thay mặt bên A giải quyết các phát sinh khi thực hiện thủ tục

Thanh toán các chi phí nâng hạ cảng

Thực hiện các thủ tục để hưởng các chính sách ưu đãi thuế

Thời hạn hoàn thành thủ tục từ 02 đến 04 ngày kể từ ngày khi bên A giao đầy đủ bộ chứng từ cho bên B

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các phí sẽ được Sotrans ứng trước cho khách hàng

và nhận hóa đơn để thanh toán lại cho khách hàng

Mặt hàng mà lần này công ty SOTRANS thực hiện dịch vụ nhập khẩu là mặt hàng giấy cuộn

Ngày đăng: 12/11/2016, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w