1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI

43 659 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 139,41 KB

Nội dung

SOTRANS Hà Nội là đơn vị trực thuộc Công ty Kho vận miền Nam cóchức năng quan hệ với khách hàng, các cơ quan chức năng ở khu vực miềnBắc để nắm bắt thông tin, tạo nguồn hàng, phát triển

Trang 1

THùC TR¹NG HO¹T §éNG KINH DOANH DÞCH Vô GIAO NHËN HµNG HãA QUèC TÕ T¹I CHI NH¸NH C¤NG TY KHO VËN MIÒN NAM - SOTRANS Hµ NéI

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI

1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Kho vận miền Nam thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1975 theoQuyết định số 165/QĐ-BNT của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại)với tên giao dịch là "SOTRANS - South Transport Warehousing TradeCompany" Công ty đặt trụ sở chính tại số 1B, đường Hoàng Diệu, Quận 4,Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, Tổngcông ty giao nhận và kho vận ngoại thương (Vietrans) là cơ quan duy nhấtđược phép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Do đó,trong những năm đầu thành lập SOTRANS hoạt động chủ yếu trong lĩnh vựcgiao nhận vận tải nội địa bằng đường bộ, đường biển, đường sông và một số

ít các hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa sang Lào, Campuchia Sau Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam thực hiện đổi mới, nền kinh tếchuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, SOTRANS bước vào một môitrường hoạt động kinh doanh mới

Qua gần 30 năm trưởng thành và phát triển, SOTRANS liên tục mở rộngngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động, đạt được nhiều thànhtựu đáng nể Hiện nay, SOTRANS được biết đến như một nhà cung cấp hàngđầu các dịch vụ Logistics, dịch vụ giao nhận kho vận trên toàn thế giới Bêncạnh đó, SOTRANS còn là nhà sản xuất sản phẩm dầu nhớt mang nhãn hiệuSOLUBE và sản phẩm thời trang mang thương hiệu GARMENT 117

SOTRANS rất tích cực tham gia vào các hiệp hội chuyên ngành kho vậngiao nhận vận tải và các tổ chức có liên quan Từ năm 1995 SOTRANS đãtrở thành thành viên chính thức của Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNam Năm 1996 là thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận và kho vận ViệtNam Năm 1997 là thành viên liên kết của Hiệp hội giao nhận và kho vận quốc

tế Và năm 2001 SOTRANS đã đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng

Trang 2

ISO 9001 : 2000 cho các lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, vận tải hàng không vànhững dịch vụ giao nhận kèm theo khác.

SOTRANS gồm 8 đơn vị trực thuộc, phân theo lĩnh vực kinh doanh gồm có:

- Lĩnh vực kho vận giao nhận - xếp dỡ có:

1 Trạm kho Bến Súc (BEN SUC WAREHOUSE)

2 Xí nghiệp Kho vận Thủ Đức (SOTRANS WFT)

3 Xí nghiệp dịch vụ Giao nhận Vận tải Kiểm kiện (SOTRANS TFT)

4 Công ty thu bãi cảng cẩu

5 Xí nghiệp đại lý Giao nhận Vận tải quốc tế (SOTRANS IFF)

6 Chi nhánh Công ty tại Hà Nội (SOTRANS HANOI)

- Lĩnh vực sản xuất gia công, kinh doanh may mặc có:

Xí nghiệp may 117 (GARMENT 117)

- Lĩnh vực thương mại - xăng dầu - nhớt có:

Xí nghiệp kinh doanh thương mại (SOTRANS TRADING)

Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thành lậpngày 1 tháng 6 năm 1999 theo Quyết định số 107/QĐ-KVMN của Công tyKho vận miền Nam với tên giao dịch là "SOTRANS IFF - Ha Noi branchoffice" (SOTRANS International Freight Forwarder), đặt trụ sở tại số 12,đường Đoàn Thị Điểm, quận Đống Đa, Hà Nội SOTRANS Hà Nội được biếtđến như một nhà tiên phong trong lĩnh vực giao nhận vận tải và dịch vụLogistics tại Hà Nội Hoạt động của SOTRANS Hà Nội bao trùm khắp cácvùng miền của miền Bắc Việt Nam - bao gồm cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân

và sân bay quốc tế Nội Bài

- Từ 1.6.1999 đến 7.2003

Là Văn phòng đại diện Công ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội Có cùngchức năng và lĩnh vực kinh doanh với Xí nghiệp đại lý Giao nhận Vận tảiquốc tế, do đó hạch toán kinh doanh theo Xí nghiệp

- Từ 7.2003 đến nay

Chính thức là Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội theoQuyết định số 74/QĐ-KVMN ngày 17/7/2003 của Công ty kho vận miềnNam Từ đây SOTRANS Hà Nội hạch toán kinh doanh độc lập, hàng nămnộp lãi cho công ty

2 Chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động

2.1 Chức năng

Trang 3

SOTRANS Hà Nội là đơn vị trực thuộc Công ty Kho vận miền Nam cóchức năng quan hệ với khách hàng, các cơ quan chức năng ở khu vực miềnBắc để nắm bắt thông tin, tạo nguồn hàng, phát triển các dịch vụ đại lý giaonhận vận tải quốc tế và đại lý vận tải hàng hóa trong nước tại khu vực miềnBắc, khai thác khả năng phương tiện, kho tàng và nghiệp vụ của cán bộ côngnhân viên nhằm phục vụ tốt công tác xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóatrong nước, góp phần phát triển kinh tế, tích lũy cho ngân sách và Công ty.

2.2 Nội dung hoạt động

- Khai thác các nguồn hàng xuất nhập khẩu trong nước cũng như đầu tưnước ngoài, liên hệ thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ vớicác đơn vị xuất nhập khẩu

- Xử lý kịp thời các thông tin nhận được trực tiếp từ hệ thống đại lý củaCông ty ở nước ngoài theo sự hướng dẫn của đại lý, thông lệ quốc tế và phùhợp với luật pháp Việt Nam nhằm giải quyết tốt các vấn đề liên quan đếngiao nhận vận tải quốc tế

- Chủ động liên hệ với các hãng vận tải để thương lượng giá cả, phươngtiện vận tải, đặt chỗ, lịch trình

- Thực hiện việc khai thuê hải quan, giao nhận vận chuyển vật tư, thiết bị,hàng hóa cho khách hàng

2.3 Nhiệm vụ

- Thực hiện tốt nội dung hoạt động của Chi nhánh

- Chấp hành đúng các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và tậpquán quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến công tác giao nhận vận tải

- Quản lý toàn diện cán bộ công nhân viên của Chi nhánh theo chính sáchhiện hành của Nhà nước và sự phân cấp của Công ty Có kế hoạch bồi dưỡngnâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên để thựchiện tốt nhiệm vụ

- Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các biện pháp để cảitiến, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chi nhánh nhằm đem lại hiệu quả cao

3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật

3.1 Đặc điểm về nguồn vốn

Trang 4

Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, là một đơn vịtrực thuộc của Công ty Kho vận miền Nam được thành lập theo Quyết định

số 107/QĐ-KVMN của Công ty Kho vận miền Nam, do vậy nguồn vốn banđầu của SOTRANS Hà Nội là do Công ty cấp khi mới thành lập

Tổng nguồn vốn kinh doanh hiện nay của Chi nhánh là:

10.000 triệuđồng

Trong đó: Vốn cố định: 3.000 triệu đồng Vốn lưu động: 7.000 triệu đồng

Chi nhánh phải tự tạo, tự bảo toàn và phát triển, quản lý khai thác và sửdụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh Chủ yếu vốn kinh doanh của Chinhánh được bổ sung từ hai nguồn là tích lũy nội bộ và vay ngân hàng Bêncạnh đó hàng năm Chi nhánh đều thực hiện việc nâng cấp trang thiết bị cơ sởvật chất để đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh và nângcao chất lượng dịch vụ

3.2 Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý

Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh do Giám đốc Công ty bổnhiệm, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật vềmọi hoạt động của đơn vị mình Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh có 1 Phógiám đốc, Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vựccông tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về kết quả thực hiệncác nhiệm vụ được giao Tiếp đến là các phòng và trạm chức năng, gồm có:

- 2 Phòng quản lý: Phòng Hành chính Tổ chức và Phòng Kế toán

- 3 Phòng kinh doanh: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Đại lý, PhòngGiao nhận

- 1 Trạm giao nhận tại Hải Phòng

Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý của Chi nhánh có thể được biểu diễnqua sơ đồ sau (Hình 2.1):

Trang 5

………

Trang 6

3.3 Đặc điểm về lao động

Sau hơn 5 năm hoạt động, tổ chức nhân sự của Chi nhánh đã phát triển

cả về số lượng lẫn chất lượng với trình độ chuyên môn được đào tạo quacác trường đại học, qua các lớp nghiệp vụ ngoại thương, với sự năng độngnhiệt tình của tuổi trẻ và sự gắn kết của tập thể, tổ chức nhân sự của Chinhánh đang dần ổn định

Quy mô lao động của Chi nhánh được mở rộng qua từng năm nhằmđáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc, phục vụ mục tiêu mở rộng hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh Năm 2003, Chi nhánh có 23 thành viên, đã tiếpnhận vào làm việc 4 nhân viên mới tại văn phòng Hà Nội và 3 nhân viênmới tại văn phòng Hải Phòng Cùng với sự nhiệt tình đào tạo, hướng dẫncủa ban lãnh đạo và tập thể Chi nhánh, qua thời gian tính chuyên nghiệp vàchất lượng dịch vụ từng bước cao hơn Hiện tại tổ chức nhân sự của Chinhánh dần đi vào ổn định với 35 thành viên, tạm thời đáp ứng được nhu cầucông việc và đặc thù riêng của thị trường miền Bắc

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Chi nhánh

Thứ

Số lượng Nam

N ữ Trình độ

(Nguồn: Hồ sơ lưu trữ về lao động của SOTRANS Hà Nội)

Một đặc điểm có thể được xem là thế mạnh của SOTRANS Hà Nội đó

là Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên thật sự trẻ với tuổi đời bình quân chỉkhoảng 30 tuổi, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết với công việc

Trang 7

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI

1 Kết quả kinh doanh tổng hợp

Trong những năm đầu thành lập với địa vị là Văn phòng đại diện Công

ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội, những hoạt động chủ yếu của SOTRANS

Hà Nội thời kỳ này là thực hiện các giao dịch với các cơ quan chức năng,đối tác, khách hàng của SOTRANS trên thị trường miền Bắc, thực hiệnnhiệm vụ mở rộng thị trường hoạt động cho công ty, tìm kiếm thêm choSOTRANS những khách hàng tiềm năng mới

Với tuổi đời còn non trẻ, trong những ngày đầu SOTRANS Hà Nộikhông tránh khỏi những khó khăn: Kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ, tínhnhanh nhạy và xử lý công việc chính xác của nhân viên chưa cao Sự cạnhtranh khốc liệt trên thị trường miền Bắc khi nhu cầu vận chuyển khôngnhiều Trang thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc còn thiếu dẫn đếnviệc thực hiện công việc còn bị gián đoạn, tốc độ chậm Việc triển khai cácnghiệp vụ giao nhận còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất nhưkho bãi, phương tiện vận chuyển Điều này làm cho chi phí kinh doanh tănglên làm giảm hiệu quả kinh doanh…

Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn SOTRANS Hà Nội cũng có những điềukiện thuận lợi: Sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty và

Xí nghiệp là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của Văn phòngđại diện Tận dụng và phát huy tối đa lợi thế mạng lưới đại lý rộng khắptrên toàn thế giới Uy tín lâu năm của Công ty, Xí nghiệp đã tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động của Văn phòng đại diện

Thời kỳ này, SOTRANS Hà Nội đã đạt được những kết quả kinhdoanh rất khả quan, tạo được uy tín của SOTRANS trên thị trường miềnBắc, xây dựng được cho SOTRANS tập hợp các khách hàng truyền thốngnhư Công ty thang máy Tài Nguyên, Công ty TS Ari, Công ty Toàn Thắng,Công ty Tiến Thành, Tổng công ty xây dựng miền Trung, Công ty dệt HàNam , Công ty dệt may Hà Nội - Hanosimex, Pamatex, TST, Utech, OE -Galaxy, Vinaconex, Hotexco…

Trang 8

Năm 2003 là một năm đáng nhớ, năm đánh dấu sự chuyển mình trưởngthành của SOTRANS Hà Nội Vào tháng 7 năm 2003 SOTRANS Hà Nộichính thức là Chi nhánh công ty kho vận miền Nam tại Hà Nội Chi nhánh

đã không ngừng nâng cao chất lượng cũng như quy mô và loại hình dịch vụcho khách hàng, SOTRANS Hà Nội ngày càng khẳng định uy tín và têntuổi trên thị trường miền Bắc

Đánh giá kết quả kinh doanh

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2000 - 2004

5

0 6.60 0 6.80 0 7.700 8.10

- 15 194 297 556

Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 7,78 7,49 9,69 14,2

9 16,7 0

Trang 9

trước

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)

Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2001 là 7,49% Năm 2002 chỉ tiêunày có sự tăng vọt đáng kể đạt 9,69% Thời kỳ này Văn phòng thườngxuyên đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao, doanh thu tạo ra hàng năm chiếmkhoảng 21% doanh thu hàng năm của Xí nghiệp

Kể từ năm 2003, SOTRANS Hà Nội chính thức là Chi nhánh Công tyKho vận miền Nam tại Hà Nội SOTRANS Hà Nội không còn hạch toánkinh doanh theo Xí nghiệp nữa mà hạch toán độc lập, hàng năm nộp lãi choCông tỵ

Năm 2003 Chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về chỉ tiêu lợinhuận nhưng về chỉ tiêu doanh thu lại không hoàn thành kế hoạch Tổngdoanh thu năm 2003 của Chi nhánh đạt 7.000 triệu đồng hoàn thành 91% kếhoạch Có tình trạng này là do năm 2003, SOTRANS Hà Nội đã là Chinhánh nên không còn nhận được các hợp đồng do Công ty ủy quyền thựchiện như khi còn là Văn phòng đại diện, mà tự hạch toán kinh doanh độclập Mặc dù vậy chỉ tiêu lợi nhuận năm 2003 của Chi nhánh vẫn vượt mức

kế hoạch đặt ra, đạt 1.000 triệu đồng, tăng 42% so với năm 2002

Năm 2004 là một năm với nhiều khó khăn thách thức cho Chi nhánh

do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, rào cản về thuế của một số nước lớn

áp đặt với sản phẩm thuỷ sản đã làm khó khăn đến xuất khẩu Mặt khác giámột số vật tư thiết yếu tăng cao như sắt thép, xăng dầu, phân bón, chỉ số giátiêu dùng tăng khoảng 9,5% đã làm giảm phần nào tốc độ tăng trưởng kinh

tế của nước ta nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chinhánh Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn hoàn thành một cách xuất sắc và vượtmức kế hoạch đề ra cả về chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận (có mức tăng trưởngcao hơn mức tăng trưởng toàn Công ty - mức tăng trưởng toàn Công ty đạt124% kế hoạch và 126% năm 2003), cũng như lãi nộp công ty (chiếm 5,1%

Trang 10

và đứng thứ 4 so với toàn Công ty về chỉ tiêu lãi nộp công ty), tỷ suất lợinhuận/doanh thu đạt 16,7% cao hơn năm 2003 là 2,41%.

Đánh giá thu nhập cá nhân

Thu nhập của cán bộ công nhân viên Chi nhánh tăng đều qua các năm.Qua bảng số liệu ta thấy, tuy mức thu nhập trên chưa hẳn là cao trong xãhội hôm nay, song so với mặt bằng chung của Việt Nam thì đây là một mứcthu nhập khá Đây là sự đền đáp thích đáng cho những gì mà nhân viên củaChi nhánh đã đóng góp vào sự phát triển chung của Chi nhánh

Trang 11

Thành công trong việc cải thiện thu nhập của nhân viên tại Chi nhánhtrong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn sẽ là độnglực to lớn thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say, cống hiến hết mình và nângcao hiệu suất lao động của toàn thể nhân viên tại Chi nhánh

2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

2.1 Khối lượng hàng hóa được giao nhận

Từ năm 2000 trở lại đây khối lượng hàng hóa giao nhận có tăng nhưngtăng không lớn Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 4%, năm 2002 tăng sovới năm 2001 là 7%, riêng năm 2003 tốc độ tăng còn không bằng năm 2002(chỉ đạt 98,8% so với năm 2002) Sở dĩ như vậy là do năm 2003 SOTRANS

Hà Nội không còn nhận được các hợp đồng ủy thác thực hiện từ Công tynhư khi còn là Văn phòng đai diện mà phải tự hạch toán kinh doanh, tự tìmkiếm thêm nguồn hàng cho mình Bước sang năm 2004, tình hình hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh có sự khởi sắc đáng khích lệ, khối lượng hànghóa giao nhận tăng vọt so với các năm trước, đạt 172.054 tấn hàng hóatương ứng tăng so với năm 2003 là 20% (xem Bảng 2.4) Điều đó chứng tỏmặc dù có sự biến động, chuyển đổi trong cơ cấu quản lý nhưng đó là sựbiến đổi tích cực đánh dấu sự trưởng thành của SOTRANS Hà Nội, chứng

tỏ chiến lược phương hướng hoạt động của Chi nhánh là đúng đắn

Bảng 2.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004

Số tuyệt đối 86.952 87.841 87.965 84.350 91.306

Trang 12

(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)

Một đặc điểm dễ nhận thấy là sản lượng hàng nhập trong tổng khốilượng hàng hóa được giao nhận thường cao hơn so với hàng xuất Chinhánh đã khai thác rất tốt nguồn hàng nhập với vai trò là đại lý cho cáchãng giao nhận vận tải quốc tế, hoàn thành quy trình giao nhận vận tải đưahàng hóa đến tận tay người nhận và phân phối hàng hóa nếu được yêu cầu

Tỉ lệ này có sự cân đối hơn trong những năm gần đây, Chi nhánh đã rất nỗlực cố gắng khai thác nguồn hàng hai chiều xuất và nhập khẩu

Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004

(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)

Qua hình 2.2 ta thấy khối lượng hàng nhập khẩu được giao nhận tạiSOTRANS Hà Nội không có sự biến động mạnh song khối lượng hàng xuấtkhẩu được giao nhận tăng rất nhanh Năm 2000 Chi nhánh mới chỉ giao

Trang 13

nhận được 46.020 tấn hàng xuất khẩu thì đến năm 2004 đã là 80.748 tấn,đạt tốc độ tăng 30,5% so với năm 2003 và gần gấp đôi sau 5 năm.

Cơ cấu mặt hàng giao nhận tại SOTRANS Hà Nội rất đa dạng, có từhàng nguyên vật liệu đến hàng tiêu dùng, từ hàng công trình cho đến hàngthủ công mỹ nghệ Chủng loại hàng hóa xuất khẩu được giao nhận tập trungvào các mặt hàng có ưu thế xuất khẩu của Việt Nam như: hàng giầy dép,hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, than đá (xem Bảng 2.5.2)… Hàngxuất khẩu được Chi nhánh giao nhận tập trung chủ yếu sang các thị trường

Mỹ, EU, Nhật, Đài Loan… là những thị trường giao nhận hàng hóa quốc tếtruyền thống của SOTRANS từ lâu đời

Bảng 2.5.1: Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng NK)

Trang 15

Bảng 2.5.2: Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng XK)

Trong cơ cấu mặt hàng giao nhận có hai loại hàng hóa rất được sựquan tâm của SOTRANS Hà Nội, đó là hàng công trình và hàng chất lỏng.Hàng công trình, hàng dự án và hàng siêu trường siêu trọng là loại hàng

mà trong công tác giao nhận cần đến sự trợ giúp của các thiết bị chuyêndùng như cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ… để phục vụ cho quátrình giao nhận và cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàngkịp thời hạn Mặc dù chưa sở hữu những loại phương tiện chuyên dùngtrên nhưng SOTRANS Hà Nội đã thực hiện giao nhận khá nhiều lô hàng

dự án rất hiệu quả bằng cách sử dụng dịch vụ của những công ty cho thuêcác phương tiện chuyên dùng Khối lượng hàng hóa giao nhận của loạihàng này tăng rất khá, từ 8.695 tấn năm 2000 đến năm 2004 đã là 20.087tấn, tức là tăng hơn 2 lần sau 4 năm (xem Bảng 2.5.1) Hàng lỏng cũng làloại hàng có kết quả giao nhận tăng khá và ổn định SOTRANS Hà Nội

Trang 16

đã kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa là chất lỏng chứa đựng trongbồn cao su (Flexitank) ngay từ những ngày đầu thành lập Flexitank làcontainer chuyên dùng cho giao nhận vận tải hàng hóa là chất lỏng khôngđộc Ưu điểm của Flexitank trong chuyên chở hàng hóa lỏng không độc là:Flexitank có trọng lượng nhẹ hơn, dung tích chứa hàng lớn hơn, hơi nước ítđọng bên trong nên hạn chế được thiệt hại do nước đọng, chống ăn mòn tốthơn các vật liệu khác Giao nhận vận tải hàng Flexitank luôn gắn vớiphương thức giao nhận vận tải bằng đường biển Đối tác của SOTRANS HàNội trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng Flexitank là hãng Trans OceanDistribution (TOD) của Singapore Kinh doanh loại hàng này bên cạnhdoanh thu thu được từ hoạt động giao nhận như các loại hàng hóa bìnhthường khác thì SOTRANS Hà Nội còn thu được lợi nhuận qua việc kinhdoanh bồn cao su Những loại hàng hóa lỏng được SOTRANS Hà Nộigiao nhận là dầu thành phẩm, mủ cao su, dầu ăn, dược phẩm, sữa… Năm 2003 và 2004 là năm nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh

tế Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch SARS và dịch cúmgia cầm, tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến tổng khối lượng hànghóa giao nhận của SOTRANS Hà Nội Trong năm 2003 sản lượng hàng hóagiao nhận của SOTRANS Hà Nội có giảm một phần do những tác độngnày Năm 2004 do đã có kinh nghiệm từ năm 2003 nên SOTRANS Hà Nộikhông còn chịu tác động nhiều nữa

2.2 Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo phương thức vận tải

Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển luôn chiếm tỉ trọngcao trong tổng khối lượng hàng hóa giao nhận của Chi nhánh, trung bìnhkhoảng 70 - 80 % khối lượng hàng hóa được giao nhận Điều này cũng theologic bình thường bởi trong chuyên chở hàng hóa quốc tế thì vận tải biểnđóng vai trò quan trọng nhất, trên 3/4 tổng khối lượng hàng hóa chuyên chởtrong buôn bán quốc tế được thực hiện bằng phương thức vận tải biển TạiViệt Nam tỉ trọng này là 80 - 90 % Vận tải đường biển có năng lực vậnchuyển lớn vì phương tiện trong vận tải biển là các tàu có sức chở rất lớn,lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyếnđường Vận tải biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hànghóa, đặc biệt thích hợp và hiệu quả trong việc chuyên chở các loại hàng rời

Trang 17

có khối lượng lớn và giá trị thấp Một lý do nữa tạo nên sức hút của phươngthức vận tải biển là giá thành rất thấp, vào loại thấp nhất trong các phươngthức vận tải.

Bảng 2.6: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải

-114.355

4,2

120.806

5,6

113.938

-5,7

122.150

(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)

Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển khá ổn định, tốc độtăng không đáng kể, đạt cao nhất năm 2004 là 122.150 tấn, chiếm 71% tổngkhối lượng hàng hóa giao nhận trong năm (xem Bảng 2.6) Năm 2003 khốilượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển có giảm, đây là tình hình hoạtđộng chung của Chi nhánh năm 2003 Những năm trở lại đây tỉ trọng giaonhận vận tải biển có phần giảm xuống Nguyên nhân không phải do Chinhánh không khai thác tốt mảng hoạt động giao nhận vận tải biển mà doChi nhánh đã phát triển được hoạt động giao nhận bằng phương thức hàngkhông và VTĐPT, tỉ trọng hàng hóa giao nhận của hai phương thức nàytrong những năm gần đây tăng khá Chi nhánh đã mở rộng được phạm vikinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng trong giao nhậnvận tải hàng hóa quốc tế

Trang 18

Bảng 2.7: Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SOTRANS Hà Nội)

Doanh thu từ hoạt động giao nhận đường biển cũng tăng đều qua cácnăm, đặc biệt năm 2003 mặc dù khối lượng giảm chỉ đạt 113.938 tấn hànghóa, tốc độ tăng không bằng năm 2002, song doanh thu và lợi nhuận đềucao hơn, đặc biệt tỉ suất lợi nhuận/doanh thu cao hơn rất nhiều (xem Bảng2.7) Trong hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận biển nói riêng Chi

Trang 19

nhánh đã áp dụng rất nhiều biện pháp để giảm chi phí hoạt động nâng caođược hiệu quả kinh doanh như: giảm chi phí làm hàng, thiết lập mối quan

hệ chặt chẽ với các hãng tàu nhờ đó mà giành được giá ưu đãi trong thờiđiểm nhiều hàng…

Khối lượng hàng hóa giao nhận của phương thức hàng không

(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)

Giao nhận hàng không cũng là mảng hoạt động chiếm tỉ trọng ngàycàng cao trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh kể cả về khối lượnghàng hóa giao nhận lẫn doanh thu và lợi nhuận Năm 2001 mặc dù có sựkiện 11 tháng 9 song hoạt động giao nhận hàng không của Chi nhánh chịuảnh hưởng rất ít Khối lượng hàng hóa giao nhận giảm không đáng kể, thậmchí doanh thu và lợi nhuận còn tăng so với năm 2000 Đây là sự cố gắng nỗlực của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong bối cảnh vận tảihàng không chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng bố Năm 2002 Chi nhánhbắt đầu đẩy mạnh kế hoạch mở rộng thị trường giao nhận hàng không vàbước đầu có quan hệ với hơn 23 hãng giao nhận hàng không trên thế giớinhư: Translink, Sino transport Co, Piomeer Express, Gateway Epress… đâyđều là các hãng hàng không lớn, có uy tín trên thị trường giao nhận Nhờ đó

mà dù tác động của cuộc khủng bố 11 tháng 9 đến giao nhận vận tải hàng

Trang 20

không là rất lớn nhưng Chi nhánh chịu ảnh hưởng rất ít Năm 2003 thịtrường giao nhận vận tải hàng hóa hàng không trở lại ổn định sau khủng bố,khối lượng hàng hóa giao nhận hàng không của Chi nhánh cũng tăng trưởngtrở lại đạt 20.728 tấn Năm 2004 khối lượng hàng giao nhận hàng không đạt30.616 tấn, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2003 (xem Hình 2.3) Doanh thu vàlợi nhuận năm 2004 cũng tăng cao và cao nhất so với các năm trước, đạt1.377 triệu đồng doanh thu và 205 triệu đồng lợi nhuận, tỉ suất lợinhuận/doanh thu cũng cao nhất là 14,89% (xem Bảng 2.7) Mối quan hệ giữaChi nhánh và các hãng hàng không ngày càng được thắt chặt, nguồn hàng ủythác giao nhận từ các hãng hàng không không những được duy trì mà ngàycàng lớn Giờ đây SOTRANS Hà Nội có khả năng cung cấp dịch vụ bay thẳngtới các vùng hàng không trên thế giới như LD3, LD9; dịch vụ kết hợp vậnchuyển đường biển - đường hàng không qua cảng, sân bay Singapore, HồngKông, Ấn Độ, Dubai… SOTRANS Hà Nội liên tục phát triển dịch vụ giaonhận vận tải hàng không quốc tế với sự trợ giúp của các hãng hàng khôngquốc tế trên thế giới như: AF, VN, TG, JL, BR, CI, OZ, SU…

Trang 21

Đối với lĩnh vực giao nhận VTĐPT, SOTRANS hoạt động chủ yếu với

tư cách là đại lý giao nhận của các hãng giao nhận VTĐPT nước ngoài đểtiếp tục thực hiện các nghiệp vụ về thủ tục khai hải quan, thủ tục giao nhậnhàng hoá ở cảng biển và vận chuyển vào sâu trong nội địa để giao hàng chongười nhận hàng hoặc chuyên chở quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để chởtiếp tới các nước láng giềng

Hiện nay, mảng hoạt động này rất phát triển tại SOTRANS Hà Nội.Kinh nghiệm tích lũy được sau một thời gian hoạt động cho phépSOTRANS Hà Nội thực hiện giao nhận một cách thuần thục các lô hàng,đặc biệt là đối với các loại hàng siêu trường siêu trong như hàng dự án,hàng công trình Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng phương thức nàynăm 2004 tăng gần gấp đôi năm 2003, doanh thu tăng khá, đặc biệt lợinhuận tăng nhanh, tỉ suất lợi nhuận/doanh thu tăng gấp 1,5 lần so với năm

2003 và gần gấp đôi so với các năm trước Hình thức vận tải đường biển đường bộ, đường biển - đường bộ - đường sắt đã được Chi nhánh thực hiện

-từ lâu, gần đây Chi nhánh còn mở rộng khai thác thêm tuyến VTĐPTđường biển - đường hàng không nhằm đa dạng loại hình dịch vụ, đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của khách hàng và phù hợp với các loại hàng hóakhác nhau

2.3 Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo vai trò của người giao nhận

Trên thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tếSOTRANS Hà Nội tham gia với đầy đủ các vai trò của một người giaonhận Tuy nhiên có những vai trò là thế mạnh của SOTRANS Hà Nội vànhững vai trò khác thì không mạnh

2.3.1 Với vai trò đại lý

Đây là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận khá cao, cao nhấttrong những hoạt động giao nhận hàng hóa của Chi nhánh, đặc biệt là trongthời gian đầu thành lập

Ngày đăng: 23/10/2013, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Chi nhánh Thứ - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Chi nhánh Thứ (Trang 5)
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2000 - 2004 - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 7)
Bảng 2.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004 - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.4 Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 10)
Bảng 2.7: Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.7 Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 16)
Bảng 2.8: Kết quả giao nhận với vai trò đại lý - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.8 Kết quả giao nhận với vai trò đại lý (Trang 20)
Bảng 2.9: - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.9 (Trang 21)
Bảng 2.10: - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.10 (Trang 22)
Bảng 2.12: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế - THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế TạI CHI NHáNH CÔNG TY KHO VậN MIềN NAM - SOTRANS Hà NộI
Bảng 2.12 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w