0
Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo thị trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI (Trang 27 -31 )

2.5.1. Thị trường nội địa

Một ưu thế của SOTRANS đó là mạng lưới văn phòng đại diện, chi nhánh phủ rộng khắp toàn quốc, bên cạnh trụ sở chính đặt tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. SOTRANS có 6 đơn vị trực thuộc kinh doanh lĩnh vực giao nhận - kho vận - xếp dỡ, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, chi nhánh giao nhận và vận tải hàng hoá tại Đồng Nai cho khu công nghiệp Biên Hoà, Cảng thông quan nội địa Phước Long 2 tại quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh, và các trạm giao nhận tại hầu hết các ga, cảng và sân bay trên toàn quốc như: Trạm giao nhận Hải Phòng, Trạm giao nhận hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất, Trạm giao nhận Bình Dương... Do đó bất cứ lô hàng xuất nhập khẩu nào cũng được SOTRANS thực hiện giao nhận một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả. So với các đơn vị khác trong hệ thống SOTRANS thì SOTRANS Hà Nội là đơn vị trẻ nhất. Khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng kém bề thế so với các đơn vị khác trực thuộc Công ty. Nằm trong chiến lược trọng điểm của SOTRANS - tấn công mở rộng thị trường hoạt động của SOTRANS ra miền Bắc, SOTRANS Hà Nội là mũi tên chiến lược của Công ty để thực hiện thành công mục tiêu này.

Hoạt động giao nhận của SOTRANS Hà Nội tập trung chủ yếu ở các ga, cảng, sân bay của miền Bắc Việt Nam. Đối với những lô hàng nhập khẩu thì đó là việc chuyên chở giao nhận vào sâu trong nội địa tới tất cả các tỉnh, các vùng miền Bắc Việt Nam, đảm bảo hàng hóa được giao nhận an toàn, với thời gian nhanh nhất, chi phí hợp lý tới tận kho hàng người nhận. Khi phải thực hiện giao nhận những lô hàng tới các ga cảng và các vùng miền phía Nam, miền trung Việt Nam thì SOTRANS Hà Nội vẫn thực hiện một cách nhanh chóng hiệu quả với sự trợ giúp của các đơn vị, các văn phòng đại diện thuộc mạng lưới SOTRANS phủ rộng khắp cả nước.

2.5.2. Thị trường quốc tế

Mạng lưới hoạt động của SOTRANS không chỉ phủ rộng khắp toàn quốc mà còn vươn ra khắp toàn cầu. SOTRANS đã ký kết hiệp định là đại lý giao nhận với rất nhiều công ty giao nhận vận tải quốc tế như: đại lý hãng tàu container Hapag Lloyd, hãng Zim Lines, hãng Lloyd Triestino hoặc các đại lý giao nhận như: KuLme và Nagel, PanaLpina, Jardine, LEP… ở tất cả các nước trên thế giới: Thụy Sĩ, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore… nên hoạt động của SOTRANS gần như không hạn chế. Đó là lợi điểm của SOTRANS mà SOTRANS Hà Nội có được rất nhiều thuận lợi từ ưu thế này.

Thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế của SOTRANS Hà Nội bao gồm:

- Khối ASEAN

- Khu vực Đông Bắc Á có Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

- EU có Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Ý, Bỉ…

- Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Canada, Mexico và một số nước châu Mỹ Latinh - Thị trường khác

ĐVT: %

Hình 2.6: Tỉ trọng khối lượng hàng hóa giao nhận theo thị trường

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)

Nhìn chung thị trường giao nhận của Chi nhánh ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

• Khối ASEAN

ASEAN là thị trường có kim ngạch buôn bán với Việt Nam khá cao trong những năm gần đây.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN năm 1998 là 1.000 triệu USD, năm 2003 tăng tới 5.500 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN tăng từ 3.800 triệu USD năm 1998 đến 8.550 triệu USD vào năm 2003.

Kinh doanh trong khối ASEAN các doanh nghiệp Việt Nam có được những thuận lợi:

- Các nước ASEAN có các nét tương đồng về văn hóa xã hội do đó tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao dịch buôn bán giữa các nước với nhau. - ASEAN đã áp dụng mức thuế ưu đãi đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong

khối.

- Lợi điểm về khoảng cách địa lý là một trong những ưu thế cho việc kinh doanh buôn bán giữa các nước trong khối…

SOTRANS Hà Nội đã phát huy được lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh trong thị trường này. Trong năm 2004 Chi nhánh đã giao nhận được một khối lượng hàng hóa là 43.013 tấn chiếm 25% khối lượng hàng hóa giao nhận của Chi nhánh, hàng chuyển tải qua các cảng của Singapore chiếm tỉ trọng cao trong tổng khối lượng hàng hoá giao nhận được Chi nhánh thực hiện. Dự báo trong những năm tới hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của Chi nhánh trong thị trường ASEAN còn mở rộng hơn nữa.

• Khu vực Đông Bắc Á

Tuy chỉ có 5 nước nhưng đây là một thị trường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng khối lượng hàng hóa giao nhận của Chi nhánh. Năm 2000 sản lượng hàng hóa được giao nhận mới chỉ là 5.563 tấn thì sau 5 năm (năm 2004) đã là 46.450 tấn tăng hơn 8 lần.

Trong thị trường này thì Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là 3 quốc gia có tỉ trọng hàng hóa được giao nhận cao hơn cả. Còn Hồng Kông và Đài Loan mặc dù khối lượng hàng hóa được giao nhận không lớn như 3 nước trên song khối lượng hàng hóa được chuyển tải qua các cảng Hồng Kông và Đài Loan lại cao hơn.

• Thị trường EU

Là một trong những thị trường xuất nhập khẩu lớn cuả Việt Nam trong những năm trở lại đây, hoạt động giao nhận của SOTRANS Hà Nội với thị trường này chiếm khoảng 30% doanh thu của Chi nhánh.

Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định buôn bán hàng dệt may, ký kết Hiệp định khung theo đó hai bên dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MNF), EU đã cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ GSP. Điều này làm cho EU trở thành thị trường buôn bán hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ngày càng tăng. Hàng hoá được Chi nhánh giao nhận tại thị trường này theo cơ cấu mặt hàng đối với hàng NK chủ yếu là sắt thép, phân bón, xăng dầu, máy móc thiết bị phụ tùng... Hàng XK chủ yếu là dệt may, giày dép, các sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, đồ sứ mỹ nghệ, điện tử... Xét hoạt động giao nhận của Chi nhánh theo cơ cấu các nước thuộc EU thì đứng đầu là Cộng hoà Liên bang Đức chiếm tỉ trọng 28,5% tổng khối lượng hàng hoá Chi nhánh thực hiện giao nhận với EU, tiếp đến là Cộng hoà Pháp chiếm 20,7%; Anh 12,7%; Italia 9,6%; Bỉ - Lucxemburg 8,1%; Hà Lan 7,6%; Tây Ban Nha 4,2%; Thuỵ Điển 2,8%; Đan Mạch 2,2%; Áo 1,4%; Phần Lan 0,9%; Hy Lạp và Bồ Đào Nha đều 0,4%.

Tuy nhiên hoạt động giao nhận của Chi nhánh với thị trường EU gặp phải hạn chế do khoảng cách về địa lý là khá xa so với các thị trường khác, do đó thời gian vận chuyển thường lâu hơn và các rủi ro xảy ra với xác suất cũng cao hơn. Dù sao thì đây vẫn là thị trường đóng vai trò quan trọng đối với Chi nhánh và Chi nhánh nên có những biện pháp để tăng thị phần của mình tại thị trường này.

• Thị trường châu Mỹ

Hoạt động giao nhận của Chi nhánh với thị trường này chủ yếu là với Mỹ. Đây là thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế truyền thống không chỉ riêng của SOTRANS Hà Nội mà của Xí nghiệp đại lý giao nhận vận tải quốc tế từ những ngày đầu hoạt động. Mỹ vẫn được Chi nhánh đánh giá là thị trường tiềm năng của mình trong thời gian tới, đặc biệt kể từ sau khi

Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và có hiệu lực, kim ngạch buôn bán hai chiều Mỹ và Việt Nam đã đạt trên 2 tỉ USD thì chiến lược hoạt động của Công ty, Xí nghiệp cũng như của Chi nhánh luôn coi Mỹ là thị trường trọng điểm cần tập trung.

Đối với các nước khác như Canada, Mexico và các nước Mỹ latinh thì hoạt động của Chi nhánh còn khá hạn chế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI (Trang 27 -31 )

×