1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC

98 2,1K 50
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 882,5 KB

Nội dung

Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển

Trang 1

Më §ÇU

Giao nhận và vận tải hàng hóa là yêu cầu tất yếu của trao đổi, mua bánhàng hóa, nó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình lưu thông,nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Trong kinh doanhngoại thương, giao nhận và vận tải hàng hóa càng có vai trò quan trọng, nóảnh hưởng tới phạm vi mặt hàng, khối lượng và kim ngạch buôn bán của cácquốc gia, cũng như của các doanh nghiệp Trước kia, giao nhận có thể dongười kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà vận tải tiến hành Khi vận tải và buônbán quốc tế phát triển, đòi hỏi sự phân công lao động và chuyên môn hóatrong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải, giao nhận Kết quả là giao nhận táchkhỏi xuất nhập khẩu và vận tải, sinh ra các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp,phục vụ vận tải và buôn bán quốc tế Các tổ chức này hình thành dưới dạngcác hãng, công ty

Đối với nước ta hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mạiquốc tế, việc phát triển các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế có một ýnghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm cho kinh tế đất nước phát triển nhanhmạnh hòa nhịp cùng xu thế phát triển của thời đại

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, Công tyKho vận miền Nam - SOTRANS đã có mặt trên thị trường này từ khi nó còn

là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam Qua một thời kỳ dài trưởngthành và phát triển, SOTRANS đã khẳng định được vị thế của mình, nângthương hiệu SOTRANS lên tầm quốc tế Sau một thời gian thực tập tạiSOTRANS Hà Nội, nhận thấy vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa làđặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại thương nên em quyết định chọn đề

Trang 2

nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội: thực trạng và giải pháp phát triển" Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến thực

trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế củaSOTRANS Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004, với mục đích đề xuất các kiếnnghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhậnhàng hóa quốc tế nói riêng và phát triển hoạt động kinh doanh nói chung choChi nhánh

Đề tài được nghiên cứu dựa trên sự tổng hợp, phân tích và đánh giá các

số liệu về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

quốc tế Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận

hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động

kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội

Trang 3

1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở nhữngnước khác nhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiệnviệc giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang ngườimua Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu - tiếp tục - kết thúc, tức làhàng hóa đến tay người mua, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khácliên quan đến quá trình chuyên chở như bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng

ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, vận tải hàng hóa đến cảngđích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng… Những công việc

đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa

Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận(FIATA) về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất

kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liênquan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa

Theo Luật Thương mại Việt Nam "Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành

vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từngười gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ vàcác dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác

Trang 4

của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác(gọi chung là các khách hàng)".

Như vậy, giao nhận hàng hóa quốc tế là tập hợp những nghiệp vụ, thủtục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hànghóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng (giữa hai quốc gia khác nhau)

1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

Trừ phi chính người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn trực tiếptham gia vào bất cứ khâu thủ tục hoặc chứng từ nào, còn thông thường ngườigiao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận chuyển qua các giai đoạnkhác nhau Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặcthông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác Dịch vụ giao nhậnhàng hóa quốc tế bao gồm bốn loại thông dụng trên thế giới hiện nay là:

1.2.1 Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)

Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ thực hiệncác nhiệm vụ sau đây:

- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp

- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn

- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhậnhàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giaonhận…

- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật

lệ của Chính phủ áp dụng vào việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nướcnhập khẩu cũng như ở bất kỳ nước quá cảnh nào, và chuẩn bị tất cảnhững chứng từ cần thiết

- Đóng gói hàng hóa (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khigiao hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vậntải, bản chất của hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu,nước quá cảnh và nước gửi hàng đến

Trang 5

- Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần.

- Cân, đo hàng hóa

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu

- Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tụcchứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở

- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối, nếu có

- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước

- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng

- Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết

- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàngthông qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giaonhận ở nước ngoài

- Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa, nếu có

- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổnthất hàng hóa, nếu có

1.2.2 Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)

Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận sẽ:

- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi ngườinhận hàng lo liệu vận tải hàng hóa

- Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vậnchuyển hàng hóa…

- Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước

- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác choHải quan và những cơ quan khác

- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần

- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng

- Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở

về tổn thất hàng hóa nếu cần

Trang 6

1.2.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt

Người giao nhận thường thực hiện việc giao nhận hàng bách hóa baogồm nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế và những hànghóa khác giao lưu trong buôn bán quốc tế Ngoài ra tùy theo yêu cầu củakhách hàng, người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác có liênquan đến các loại dịch vụ hàng hóa đặc biệt như:

- Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc

Những quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áotreo trên giá trong những container đặc biệt, và ở nơi đến được chuyển trựctiếp từ container vào cửa hàng để bày bán Cách này loại bỏ được việc phảichế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong container và đồng thời tránhđược ẩm ướt, bụi bẩn…

- Triển lãm ở nước ngoài

Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm giao cho việcchuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài Người giao nhận phải tuânthủ những chỉ dẫn đặc biệt của người tổ chức triển lãm về phương thứcchuyên chở được sử dụng, về nơi cụ thể làm thủ tục hải quan ở nước đến khigiao hàng triển lãm, về những chứng từ cần lập…

1.2.4 Dịch vụ khác

Trang 7

Ngoài những dịch vụ nêu trên, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng,người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác phát sinh trong quátrình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, có liên quanđến hàng công trình, các dự án chìa khóa trao tay…

Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhucầu tiêu dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuấtkhẩu, những điều khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoạithương và nói chung là tất cả những vấn đề liên quan đến công việc kinhdoanh của khách hàng

2 Người giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế

2.1 Khái niệm về người giao nhận hàng hóa quốc tế

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là "Người giao nhận - FreightForwader" Người giao nhận có thể là:

- Chủ hàng

- Chủ tàu

- Công ty xếp dỡ hay kho hàng

- Người giao nhận chuyên nghiệp

- Bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhậnhàng hóa Theo Luật Thương mại Việt Nam thì đó là thương nhân có giấychứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất được quốc tế chấp nhận vềthuật ngữ "Người giao nhận" Ở nhiều nước khác nhau người kinh doanh giaonhận được gọi tên khác nhau như: Đại lý hải quan, Môi giới hải quan, Đại lýthanh toán, Đại lý gửi hàng và giao nhận, Người chuyên chở chính Nhưng tất

cả đều mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là "Người giao nhận hànghóa quốc tế" (International Freight Forwarder) mà nhiệm vụ chủ yếu của ngườigiao nhận là bán dịch vụ giao nhận

Trang 8

Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấpdịch vụ VTĐPT, đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT (MTO) và pháthành cả vận đơn vận tải

Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụgiao nhận hàng hóa trong xã hội Sản phẩm của doanh nghiệp giao nhậnchính là các dịch vụ trong giao nhận mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai tròngười giao nhận

2.2 Vai trò của người giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế

Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc docác nhà xuất nhập khẩu ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tụcgiấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng Song cùng với

sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải

mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn Ngày nay người giao nhậnđóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế Người giaonhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp các dịch vụtrọn gói về toàn bộ quá trình vận tải, phân phối hàng hóa và đóng vai trò nhưmột bên chính - Người chuyên chở Vai trò này thể hiện qua các chức năngsau đây:

2.2.1 Môi giới hải quan/ Người giao nhận tại biên giới

Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước với nhiệm vụ

là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu Sau đó, mở rộng hoạt độngphục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặclưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc ngườinhập khẩu tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán Trên cơ sở đượcNhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, người nhậpkhẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan

2.2.2 Làm đại lý

Trang 9

Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của ngườichuyên chở, mà chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và ngườichuyên chở như một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng.Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thựchiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làmthủ tục hải quan, lưu kho… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.

Người giao nhận khi là đại lý:

- Nhận ủy thác từ người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung giangiữa người gửi hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng,người bán với người mua

- Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa,chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm vềhành vi của người làm thuê cho mình hoặc cho chủ hàng

2.2.3 Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa

Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, ngườigiao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từphương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đếntay người nhận

2.2.4 Lưu kho hàng hóa

Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc saukhi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mìnhhoặc thuê người khác và phân phối hàng hóa nếu có yêu cầu

Trang 10

người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chởhoặc chỉ là đại lý.

2.2.6 Người chuyên chở

Trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyênchở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng vàchịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier)nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở Nếu người giao nhậntrực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (PerformingCarrier) Dù là người chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hóa.Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hóatrong suốt hành trình không những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả nhữngngười anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn

2.2.7 Người kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO/CTO)

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt haycòn gọi là "Vận tải từ cửa đến cửa" thì người giao nhận đã đóng vai trò làngười kinh doanh VTĐPT MTO thực chất là người chuyên chở, thường làchuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa

Với nhiều chức năng như vậy, người giao nhận thường được coi là

"Kiến trúc sư của vận tải" vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trìnhvận tải một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất

3 Các tổ chức giao nhận quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam

3.1 Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA

Ngay từ năm 1552, hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ởBadiley, Thụy Sĩ, với tên gọi E Vansai Hãng này kinh doanh cả vận tải, giaonhận và thu phí giao nhận rất cao, khoảng 1/3 giá trị của hàng hóa

Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận đượctách khỏi vận tải và buôn bán, dần trở thành một nghành kinh doanh độc lập

Trang 11

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đời các Hiệphội giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước Trênphạm vi quốc tế hình thành các Liên đoàn giao nhận như: Liên đoàn nhữngngười giao nhận Bỉ, Hà Lan, Mỹ… đặc biệt là "Liên đoàn quốc tế các hiệphội giao nhận", gọi tắt là FIATA.

Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA), thành lập năm 1926

là một tổ chức giao nhận, vận tải lớn nhất thế giới FIATA là một tổ chức phichính trị, tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 quốc giatrên thế giới Thành viên của FIATA là các hội viên chính thức và hội viênhợp tác Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước, còn hộiviên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ

FIATA được sự thừa nhận của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc như:Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liên hợpquốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Ủy ban châu Âu của Liên hợpquốc (ECE) và ESCAP…

FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buôn bán và vận tải như:Phòng thương mại quốc tế, Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA),các tổ chức của người chuyên chở và chủ hàng thừa nhận

Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của ngườigiao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liênkết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trìnhđơn giản hóa và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩnnhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên, đào tạo nghiệp vụ ở trình độquốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủhàng và người chuyên chở Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thôngqua hoạt động của hàng loạt Tiểu ban:

- Tiểu ban về các quan hệ xã hội

- Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường ô tô, đường sắt,

Trang 12

- Ủy ban về vận chuyển đường biển và vận tải đa phương thức.

- Tiểu ban luật pháp, chứng từ và bảo hiểm

- Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp

- Ủy ban về đơn giản hóa thủ tục buôn bán

- Tiểu ban về hải quan

Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành hội viênhợp tác của FIATA

3.2 Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS

Những năm 60 thế kỷ XX, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nammang tính chất phân tán Các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổchức chuyên chở hàng hóa của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đãthành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ởcác cảng, ga đường sắt liên vận

Để tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải, giao nhận,năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đã thành lập hai tổ chứcgiao nhận:

- Cục Kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương, trụ sở ởHải Phòng

- Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà Nội

Năm 1976, Bộ Ngoại thương đã sáp nhập hai tổ chức trên thành lập mộtcông ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty giao nhận và kho vận ngoạithương (Vietrans) Trong thời kỳ bao cấp, Vietrans là cơ quan duy nhất đượcphép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy tháccủa các đơn vị xuất nhập khẩu

Những năm gần đây, kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường

có sự điều tiết của Nhà nước, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩukhông còn do Vietrans độc quyền nữa mà do nhiều cơ quan, tổ chức khác

Trang 13

tham gia, trong đó nhiều chủ hàng ngoại thương lại tự đảm nhận công tácgiao nhận.

Do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường giao nhận Việt Nam, để bảo vệquyền lợi của các nhà giao nhận, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam(VIFFAS) đã được thành lập năm 1994 và đã trở thành hội viên chính thứccủa FIATA trong năm đó Cho đến nay, VIFFAS đã có 76 thành viên Ngoài

ra, đến đầu năm 2005 đã có hơn 30 công ty giao nhận - vận tải của Việt Namđược công nhận là hội viên hợp tác của FIATA

4 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tácđộng của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt độnggiao nhận vận tải ngày một tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩymạnh giao lưu kinh tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trongnước, giữa trong nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nước phát triểnnhịp nhàng, cân đối

Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa được coi là "nhà tổ chức - kiếntrúc sư của vận tải" vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình chuyênchở một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất Họ phải lựa chọnphương tiện, người vận tải thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh

tế nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải củatoàn chặng với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như tàu thủy, máybay, ô tô… vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủhàng Vì vậy chủ hàng chỉ cần gõ môt cửa, ký một hợp đồng vận tải vớingười giao nhận nhưng hàng hóa được vận chuyển kịp thời, an toàn với giácước hợp lý từ cửa kho nhà xuất khẩu tới cửa kho nhà nhập khẩu, tiết kiệmđược thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao được tính cạnh tranhcủa hàng hóa trên thị trường quốc tế Sự phát triển của dịch vụ giao nhận

Trang 14

Tiền đề cho sự phát triển hoạt động giao nhận vận tải của nước ta là rấtnhiều và có triển vọng cao Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống kếtcấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải cũng được Nhànước quan tâm phát triển Hệ thống bến cảng, sân bay, đường quốc lộ trên bộ,đường sông, đường sắt… được nâng cấp xây dựng mới thường xuyên Nhànước liên tục tiếp nhận khoa học công nghệ mới trong giao nhận vận tải như:hiện đại hoá hệ thống máy nâng hạ container, cần cẩu, tin học hoá hoạt độnggiao nhận vận tải…

Đặc biệt từ khi thi hành chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạtđược sự tăng trưởng đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm7,3%, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20% và đã tạo nên những điềukiện cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo Việc phát triển trên sẽkhuyến khích các chủ tàu, môi giới hàng hải, giao nhận và các thương gia vềnhững cơ hội hoạt động trong xuất nhập khẩu do sự tăng trưởng kinh tế liêntục mang lại

Việt Nam nằm trên tuyến đường vận tải quan trọng từ Thái Bình Dươngqua Ấn Độ Dương, từ biển Đông ra Thái Bình Dương nên tiềm năng giaonhận vận tải biển của Việt Nam rất lớn Mặt khác, Việt Nam có chiều dài bờbiển 3.260 km với nhiều vịnh tự nhiên kín gió như: Vũng Tàu, Hạ Long, CamRanh nên có điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn Hiện cả nước đã xâydựng được 90 cảng các loại với gần 24.000 mét cầu cảng, 10 khu trungchuyển tải và 10 triệu m2 kho bãi Nhiều cảng biển Việt Nam đã được xâydựng thành những cảng biển quốc tế quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng

Đà Nẵng, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống cảng khu vực thành phố Hồ ChíMinh… Để đáp ứng nhu cầu giao nhận vận tải hàng hoá trong nước và quốc

tế, Nhà nước đã có nhiều đề án về phát triển ngành giao nhận vận tải biển:hiện đại hoá cơ sở vật chất giao nhận vận tải biển, tăng nhanh đội tàu buôn

dự kiến các con số về trọng tải đội tàu buôn nước ta đến năm 2010 là 1,5triệu DWT Vào tháng 3 năm 2005, Việt Nam đã khai trương hạ thuỷ con tàu

Trang 15

chở container lớn nhất nước, đây có thể được xem là bước tiến quan trọngcủa Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất chohoạt động giao nhận vận tải của đất nước.

Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta có một

ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hóaxuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hóa chứng

từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạnhàng nước ngoài có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước,làm cho sức cạnh tranh hàng hóa ở nước ta trên thị trường quốc tế tăng lênđáng kể, và tạo điều kiện cho đất nước có thêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiệnmột phần cán cân tài chính của đất nước Có thể nói việc phát triển dịch vụgiao nhận vận tải hàng hóa quốc tế gắn liền với sự phát triển kinh tế của đấtnước

II TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

1 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế

1.1 Các cơ quan tổ chức liên quan

Ngoài mối liên hệ với người gửi hàng và người nhận hàng, người giaonhận cần phải liên hệ với rất nhiều các cơ quan tổ chức khác nhau trong suốtgiai đoạn làm dịch vụ cho khách, như:

- Cơ quan quản lý Nhà nước:

Các Bộ chủ quản Cơ quan Hải quan để khai hải quan Cơ quan Cảng đểlàm thủ tục thông qua cảng Ngân hàng trung ương để được phép kiểm tra hốiđoái Bộ Y tế để xin giấy phép y tế Viên chức lãnh sự để xin giấy chứngnhận xuất xứ Các cơ quan kiểm soát mậu dịch xuất nhập khẩu Các cơ quancấp giấy phép vận tải

- Các tổ chức vận tải

Trang 16

Các công ty (hãng) kinh doanh vận tải đường biển, đường hàng không,đường thủy, đường sắt, đường bộ…

 Các văn bản của Nhà nước

Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy phạm phápluật quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng muabán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ như:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990

- Quyết định 2073/QĐVT ngày 6 tháng 10 năm 1991 của Bộ Giao thôngvận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tạicảng biển Việt Nam

- Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990

- Nghị định 114/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991 của Hội đồng bộtrưởng ban hành quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan

- Bộ luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991…

 Các luật lệ quốc tế

Các công ước, các định ước, các hiệp ước, các hiệp định, các nghị địnhthư, các quy chế… về buôn bán, vận tải, bảo hiểm… mà việc giao nhận bắtbuộc phải phù hợp mới bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng

 Các loại hợp đồng

 Các tập quán thương mại, hàng hải và luật tập tục của mỗi nước

Trang 17

2 Địa vị pháp lý, quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa quốc tế

2.1 Địa vị pháp lý

Do thiếu luật lệ quốc tế về lĩnh vực giao nhận, địa vị pháp lý của ngườigiao nhận ở từng nước có khác nhau, tùy theo luật pháp ở nước đó

2.1.1 Đối với các nước theo luật tập quán

Đối với các nước theo luật tập quán - là luật không thành văn như Anh,

Úc, Canada, NewZealand thì địa vị pháp lý của người giao nhận được căn cứtrên khái niệm về đại lý Người giao nhận lấy danh nghĩa của người ủy thác(tức người gửi hàng hay người nhận hàng) để giao dịch cho công việc củangười ủy thác

Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắctruyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán khi thực hiện nghĩa vụ củamình, phải trung thực với người ủy thác và phải tuân theo các chỉ dẫn hợp lýcủa người ủy thác Bên cạnh đó người giao nhận được hưởng những quyềnbảo vệ và các giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của một đại lý

Trong trường hợp người giao nhận đảm nhiệm vai trò của người ủy thác(người ủy thác là người cho phép và chỉ đạo một người khác - người đại lý -hành động cho lợi ích của mình, chịu sự chỉ đạo và kiểm soát của mình) tựmình ký kết hợp đồng sử dụng cho người chuyên chở và các đại lý, thì khôngđược hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm nói trên, mà phảichịu trách nhiệm cho cả quá trình vận tải hàng hóa kể cả khi hàng nằm trongtay những người chuyên chở và các đại lý mà anh ta sử dụng Tuy nhiêntrong thực tế, thường có sự khác biệt tùy theo loại dịch vụ mà người giaonhận đảm nhiệm Chẳng hạn như khi người giao nhận đảm nhận trách nhiệm

lo liệu vận tải đường bộ, tự mình vận chuyển hàng hóa, đó là đảm nhận vaitrò của người ủy thác; nhưng nếu như người ủy thác có một đại lý phụ màkhách hàng của người giao nhận biết và đồng ý chỉ định thì người giao nhận

Trang 18

giữ nguyên địa vị đại lý của mình Nhưng khi người giao nhận làm dịch vụgom hàng và cấp vận đơn riêng của mình thì người giao nhận trở thành người

ủy thác

2.1.2 Đối với các nước theo luật dân sự

Ở những nước có luật dân sự thì địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụcủa những người giao nhận giữa các nước có khác nhau Thông thường ngườigiao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việccủa người ủy thác, họ vừa là người ủy thác, vừa là đại lý Đối với người ủythác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của người

ủy thác, và đối với người chuyên chở thì họ lại là người ủy thác

Tuy nhiên, thể chế mỗi nước có những điểm khác nhau Ví dụ, Pháp làmột nước có luật dân sự, ngoài trách nhiệm về các hoạt động giao nhận củamình, người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng đắnhợp đồng vận tải đã ký Về phương diện này, người giao nhận thường đượccoi như người chuyên chở Khi có trách nhiệm nảy sinh trong việc thực hiệnvận tải thực sự, luật của Pháp cho phép chủ hàng có quyền kiện người giaonhận hoặc người chuyên chở Song Đức cũng là một nước có luật dân sự thìđịa vị pháp lý của người giao nhận lại khác Người giao nhận không chịutrách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng vận tải trừ phi bản thân anh ta trựctiếp thực hiện vận tải

Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) đã soạn thảo một bảnmẫu "Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn" để các nước tham khảo xây dựng cácđiều kiện cho nghành giao nhận của mình, giải thích rõ ràng các nghĩa vụ,quyền lợi và trách nhiệm của người giao nhận Nhiều Hiệp hội coi "Điều kiệnkinh doanh tiêu chuẩn" là một trong những phương tiện chủ yếu nhằm duy trì

và nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp của nghành giao nhận và đã thông qua

"Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn" cho hội viên của mình làm căn cứ hợpđồng hoặc đính kèm hợp đồng ký với khách hàng Những điều kiện nàythường được hình thành phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp

Trang 19

lý hiện hành ở từng nước Những nước chưa có điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn thì hợp đồng giữa người giao nhận và khách hàng quy định nhữngquyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm mỗi bên.

2.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hoá quốc tế

Từ những cơ sở pháp lý nói trên, có thể phân biệt quyền hạn, nghĩa vụ

và trách nhiệm của người giao nhận khi đóng vai trò đại lý và khi đóng vaitrò người ủy thác Ở địa vị nào, người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáohàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng vềnhững vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa

 Khi người giao nhận là đại lý

- Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm, sai sót của bảnthân mình khi thực hiện dịch vụ Lỗi lầm sai sót đó có thể là: giao hàng tráichỉ dẫn, giao hàng sai địa chỉ, quên mua bảo hiểm hoặc sai sót trong việc bảohiểm cho hàng hóa mặc dù đã có chỉ dẫn, lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan,lập chứng từ nhầm lẫn, tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặckhông hoàn lại thuế, quên thông báo khiến hàng phải lưu kho tốn kém…

- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai sótcủa bên thứ ba (người chuyên chở, người ký hợp đồng phụ, nhận lại dịchvụ…) miễn là người giao nhận đã biểu hiện sự cần mẫn thích đáng trong việclựa chọn bên thứ ba đó

Khi là đại lý thì người giao nhận phải tuân thủ "Điều kiện kinh doanhtiêu chuẩn" của mình

 Khi người giao nhận đóng vai trò người ủy thác, với tư cách là một bên

ký hợp đồng độc lập đảm nhận trách nhiệm với danh nghĩa của mình thựchiện các dịch vụ do khách hàng yêu cầu, thì ngoài những trách nhiệm của đại

lý nói trên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi và sơsuất của bên thứ ba mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng

Trang 20

Trong trường hợp này người giao nhận thường thương lượng với khách hànggiá dịch vụ (giá khoán, giá cả gói), chứ không chỉ nhận hoa hồng như đại lý Người giao nhận thường đóng vai trò người ủy thác khi thu gom hàng lẻ,khi kinh doanh vận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hànghóa hay nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình.

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các "Điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn" thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc cácquy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành

3 Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hoá quốc tế

Đối với mỗi phương thức vận tải, đối với mỗi loại hàng hóa khác nhauthì trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hóa cũng khác nhau Ở đây chỉ giớithiệu trình tự giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển để hiểu hơn vềhoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế

3.1 Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu

3.1.1 Chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải

 Chuẩn bị hàng hoá, nắm tình hình tàu:

Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hoá Chuẩn bịcác chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan Tiến hàng lưu cước Lập Bảngdanh mục hàng xuất khẩu gửi hãng tàu

 Kiểm tra hàng hoá

Về số lượng, trọng lượng, phẩm chất có phù hợp với hợp đồng mua bánhay không Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch (nếu cần) và lấy giấychứng nhận hay biên bản thích hợp

3.1.2 Giao hàng cho người vận tải

 Làm thủ tục hải quan

Đăng ký tờ khai hải quan Tính thuế sơ bộ và ra thông báo thuế Kiểmhoá Tính lại thuế và nộp thuế

Trang 21

 Giao hàng hoá xuất khẩu cho tàu

- Đối với hàng đóng trong container

+ Nếu gửi hàng nguyên container (FCL)

Người gửi hàng điền và ký Booking note rồi giao lại cho đại diện hãngtàu để xin ký cùng Bản danh mục hàng xuất khẩu

Hãng tàu ký Booking note, cấp lệnh giao vỏ cotainer để chủ hàng mượn Người gửi hàng đưa container rỗng về kho của mình để đóng hàng vào,lập Bản chi tiết đóng gói, mang hàng ra cảng để làm thủ tục hải quan

Giao hàng cho tàu tại CY quy định, lấy Biên lai thuyền phó để lập B/L Cảng bốc container lên tàu, người gửi hàng mang Biên lai thuyền phóđến hãng tàu hoặc đại lý để lấy B/L

Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan

- Đối với hàng hoá thông thường

Người gửi hàng trực tiếp giao hàng cho tàu hay uỷ thác cho cảng đểcảng giao hàng cho tàu, cũng có thể giao nhận tay ba (người gửi, cảng, tàu)theo các bước:

Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho cảng, lấy lệnh xếp hàng Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu

Sau khi xếp hàng lên tàu, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu Lấy Biên lai thuyền phó để trên cơ sở đó lập B/L

Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hànghoá (nếu cần)

3.3.1 Lập bộ chứng từ thanh toán

Trang 22

Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hay lấycác chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán và xuất trìnhcho ngân hàng để thanh toán tiền hàng.

3.1.4 Quyết toán

Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận: chi phí bốcxếp, vận chuyển, bảo quản, lưu kho… Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ(nếu có)

3.2 Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu

3.2.1 Chuẩn bị trước khi nhận hàng

Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan… Nhận các giấy tờnhư: thông báo tàu đến, B/L và các chứng từ khác về hàng hoá…

3.2.2 Tổ chức dỡ và nhận hàng từ người vận tải

 Đối với hàng nhập đóng trong container

- Đối với hàng nguyên container (FCL)

Khi nhận được Thông báo hàng đến từ hãng tàu hay đại lý, người nhậnmang B/L gốc đến hãng tàu để lấy D/O và đóng lệ phí

Mang D/O đến Hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng kýkiểm hoá

Mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lý tàu để xác nhận D/O

Người nhận hàng mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu đến bộphận kho vận làm phiếu xuất kho và nhận hàng

Trang 23

 Đối với hàng nhập thông thường

Hàng nhập không đóng trong container có thể gồm: nguyên tàu, nguyênhầm tàu hay rời từng lô nhỏ Việc giao nhận những loại hàng này có thể tiếnhành giữa cảng với tàu, giữa người nhận với tàu hay giao nhận tay ba (tàu,cảng, người nhận)

- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lượckhai hàng hoá, Sơ đồ hầm tàu

- Người nhận hàng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu

- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vậntải để đưa về kho bãi

- Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu

- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Biên bản hưhỏng đổ vỡ, Biên bản giám định, hay Giấy chứng nhận hàng thiếu (nếu cần)

3.2.3 Làm thủ tục hải quan

Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàngnhập khẩu Thủ tục hải quan thường qua các bước:

- Chuẩn bị hồ sơ hải quan

- Khai và tính thuế nhập khẩu Người nhận tự khai và áp mã tính thuế

- Đăng ký tờ khai

- Đăng ký kiểm hoá

- Tiến hành kiểm hoá

- Kiểm tra thuế

- Nhận thông báo thuế, đóng thuế và lệ phí hải quan

3.2.4 Quyết toán

Thanh toán các chi phí cho cảng: tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưucontainer, tiền lưu kho bãi…

4 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hoá quốc

tế của doanh nghiệp

Trang 24

Gồm những yếu tố, những mối quan hệ nằm ngoài khả năng kiểm soátcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ có một cách duy nhất là tự điều chỉnhbản thân để phù hợp với các yếu tố này.

4.1.1 Môi trường pháp lý

Đó là luật quốc gia, luật quốc tế, các tập quán quốc tế… về hoạt độnggiao nhận và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động giao nhận như xuấtnhập khẩu, bảo hiểm, hải quan… Tại đó địa vị pháp lý, quyền hạn, nghĩa vụ

và trách nhiệm của người giao nhận được quy định Môi trường pháp lý làmnền cho hoạt động giao nhận được diễn ra và là cơ sở để giải quyết các tranhchấp phát sinh trong hoạt động giữa người giao nhận và các bên liên quan khithực hiện hợp đồng

Hệ thống luật pháp rõ ràng, nhất quán, đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho hoạtđộng giao nhận diễn ra thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí do sựchồng chéo của các quy định pháp luật

4.1.2 Môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế quốc gia cũng như kinh tế thế giới đều ảnh hưởng đếnhoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế Các yếu tố kinh tế bao gồm GNP bìnhquân đầu người và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự thay đổi trong cơcấu sản xuất và tiêu dùng, yếu tố lạm phát, yếu tố lãi suất… đều tác động mộtcách trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải hànghóa quốc tế

Đặc biệt tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là yếu tố ảnhhưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụgiao nhận vận tải hàng hoá quốc tế của Việt Nam, bởi giao nhận vận tải hànghoá quốc tế là một ngành kinh tế phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hànghoá Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế - vận tải - giao nhận thường là mốiquan hệ tỉ lệ thuận Ngoại thương của đất nước có phát triển, khối lượng hànghoá xuất nhập khẩu tăng lên nhu cầu vận chuyển hàng hoá gia tăng thì các

Trang 25

doanh nghiệp kinh doanh giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế cũng có cơ hộităng doanh số hoạt động.

4.1.3 Môi trường cạnh tranh

Một trong những thách thức lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp

là phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt Hiện nay, tạiViệt Nam có trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kho vận giaonhận vận tải thuộc đủ mọi thành phần kinh tế: tư nhân, nhà nước, liêndoanh… đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với tiềm lực tài chính, sự

hỗ trợ từ công ty mẹ, khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại… lànhững đối thủ nặng ký trên thị trường Đặc biệt đây là một lĩnh vực kinhdoanh rất hấp dẫn bởi không cần nhiều vốn đầu tư như kinh doanh cácngành khác mà lợi nhuận thu được rất cao, do đó có ngày càng nhiều cácdoanh nghiệp tham gia vào thị trường này

Với một môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy đòi hỏi các doanhnghiệp phải tự tìm cho mình hướng đi đúng phù hợp với năng lực bản thân,tận dụng lợi thế cạnh tranh để đứng vững và khẳng định vị thế của mình

4.1.4 Cách mạng khoa học kỹ thuật

Lịch sử đã chứng minh rằng, các cuộc cách mạng khoa học lớn đã diễn

ra trong đời sống xã hội con người đều được phản ánh trong ngành vận tải.Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, trong các phương thức vận tải bắt đầu ápdụng khá phổ biến phương pháp chuyên chở bằng container Container hànghóa trong chuyên chở hàng hóa đã trực tiếp làm thay đổi sâu sắc về nhiều mặtkhông chỉ trong ngành vận tải mà trong các ngành kinh tế khác, mà trực tiếp

là ngành giao nhận

Cuộc cách mạng container đã tạo điều kiện cho dịch vụ gom hàng lẻ có

cơ hội phát triển mạnh và tạo ra một dịch vụ kinh doanh mới - cho thuê khobãi để container Nhưng đồng thời làm giảm hiệu quả kinh doanh kho vận dohàng hóa để trong cotainer có độ an toàn cao nên chỉ cần có bãi thích hợp là

Trang 26

được bốc thẳng từ tàu xuống ô tô về nơi nhận hàng mà không cần gửi ở cảng(khi hàng hóa đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu) thì việc kinh doanh kho vậncũng không còn phát triển như trước nữa.

4.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Tất cả các yếu bên trong doanh nghiệp như cơ sở vật chất kỹ thuật, độingũ cán bộ công nhân viên… và đặc biệt là chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp và mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi là những yếu tố tác độngmạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạt động có mục tiêu củadoanh nghiệp trong một thời gian dài Nó định ra được các mục tiêu lớn,theo đó cần phải huy động hợp lý các nguồn lực cả trước mắt và lâu dài

Nó bảo đảm cho các kế hoạch không lạc hướng Chiến lược kinh doanhđược xây dựng tốt giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, có chỗđứng vững chắc và an toàn trong kinh doanh, chủ động thích ứng với môitrường Để chiến lược kinh doanh có tính khả thi khi xây dựng phải dựatrên các căn cứ sau:

- Khách hàng:

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng quyết định sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải nghiên cứu khách hàng của mìnhtrên thị trường để xác định những nhu cầu của khách hàng Nghiên cứu nhucầu để dự báo được thay đổi trong nhu cầu, khả năng thanh toán Điều quantrọng trong nghiên cứu khách hàng là phát hiện nhu cầu thành sức mua vàđịnh hướng nhu cầu

- Môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh doanh là một thực thể khách quan bao gồm tất cả cácchủ thể kinh doanh trên thị trường và tổng thể các yếu tố, các mối quan hệ tácđộng chi phối mọi hành vi hoạt động của họ Hoạt động kinh doanh đượcthực hiện trong những môi trường cụ thể, mức sinh lời phụ thuộc trước hếtvào khả năng phân tích và sự am hiểu môi trường kinh doanh của các chủdoanh nghiệp, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến

Trang 27

lược kinh doanh một cách nhất quán, năng động linh hoạt, không thụ độngtrước những rủi ro.

- Tiềm năng của doanh nghiệp :

Đó là khả năng về vốn, lao động, quản lý, tài sản, cơ sở vật chất - kỹthuật Đây là những tài sản hữu hình Các tiềm năng vô hình của doanhnghiệp cũng cần phải được khai thác Đó là niềm tin của khách hàng, uy tíncủa doanh nghiệp, khả năng chiếm giữ thông tin, trình độ khoa học kỹ thuật

và công nghệ, kỹ năng quản trị… tất cả các yếu tố trên đây tạo ra sức mạnh,tiềm lực của doanh nghiệp Dựa trên những căn cứ đó, bảo đảm chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp có tính khoa học, khả thi cao, đồng thời không

bỏ qua các tiềm năng

Trang 28

CH¦¥NG IITHùC TR¹NG HO¹T §éNG KINH DOANH DÞCH Vô GIAONHËN HµNG HãA QUèC TÕ T¹I CHI NH¸NH C¤NG TY

KHO VËN MIÒN NAM - SOTRANS Hµ NéI

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI

1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Kho vận miền Nam thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1975 theoQuyết định số 165/QĐ-BNT của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại)với tên giao dịch là "SOTRANS - South Transport Warehousing TradeCompany" Công ty đặt trụ sở chính tại số 1B, đường Hoàng Diệu, Quận 4,Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, Tổngcông ty giao nhận và kho vận ngoại thương (Vietrans) là cơ quan duy nhấtđược phép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Do đó,trong những năm đầu thành lập SOTRANS hoạt động chủ yếu trong lĩnh vựcgiao nhận vận tải nội địa bằng đường bộ, đường biển, đường sông và một số

ít các hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa sang Lào, Campuchia Sau Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam thực hiện đổi mới, nền kinh tếchuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, SOTRANS bước vào một môitrường hoạt động kinh doanh mới

Qua gần 30 năm trưởng thành và phát triển, SOTRANS liên tục mở rộngngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động, đạt được nhiều thànhtựu đáng nể Hiện nay, SOTRANS được biết đến như một nhà cung cấp hàngđầu các dịch vụ Logistics, dịch vụ giao nhận kho vận trên toàn thế giới Bêncạnh đó, SOTRANS còn là nhà sản xuất sản phẩm dầu nhớt mang nhãn hiệuSOLUBE và sản phẩm thời trang mang thương hiệu GARMENT 117

SOTRANS rất tích cực tham gia vào các hiệp hội chuyên ngành kho vậngiao nhận vận tải và các tổ chức có liên quan Từ năm 1995 SOTRANS đãtrở thành thành viên chính thức của Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNam Năm 1996 là thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận và kho vận ViệtNam Năm 1997 là thành viên liên kết của Hiệp hội giao nhận và kho vận quốc

Trang 29

tế Và năm 2001 SOTRANS đã đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượngISO 9001 : 2000 cho các lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, vận tải hàng không vànhững dịch vụ giao nhận kèm theo khác.

SOTRANS gồm 8 đơn vị trực thuộc, phân theo lĩnh vực kinh doanh gồm có:

- Lĩnh vực kho vận giao nhận - xếp dỡ có:

1 Trạm kho Bến Súc (BEN SUC WAREHOUSE)

2 Xí nghiệp Kho vận Thủ Đức (SOTRANS WFT)

3 Xí nghiệp dịch vụ Giao nhận Vận tải Kiểm kiện (SOTRANS TFT)

4 Công ty thu bãi cảng cẩu

5 Xí nghiệp đại lý Giao nhận Vận tải quốc tế (SOTRANS IFF)

6 Chi nhánh Công ty tại Hà Nội (SOTRANS HANOI)

- Lĩnh vực sản xuất gia công, kinh doanh may mặc có:

Xí nghiệp may 117 (GARMENT 117)

- Lĩnh vực thương mại - xăng dầu - nhớt có:

Xí nghiệp kinh doanh thương mại (SOTRANS TRADING)

Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thành lậpngày 1 tháng 6 năm 1999 theo Quyết định số 107/QĐ-KVMN của Công tyKho vận miền Nam với tên giao dịch là "SOTRANS IFF - Ha Noi branchoffice" (SOTRANS International Freight Forwarder), đặt trụ sở tại số 12,đường Đoàn Thị Điểm, quận Đống Đa, Hà Nội SOTRANS Hà Nội được biếtđến như một nhà tiên phong trong lĩnh vực giao nhận vận tải và dịch vụLogistics tại Hà Nội Hoạt động của SOTRANS Hà Nội bao trùm khắp cácvùng miền của miền Bắc Việt Nam - bao gồm cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân

và sân bay quốc tế Nội Bài

- Từ 1.6.1999 đến 7.2003

Là Văn phòng đại diện Công ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội Có cùngchức năng và lĩnh vực kinh doanh với Xí nghiệp đại lý Giao nhận Vận tảiquốc tế, do đó hạch toán kinh doanh theo Xí nghiệp

- Từ 7.2003 đến nay

Chính thức là Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội theoQuyết định số 74/QĐ-KVMN ngày 17/7/2003 của Công ty kho vận miềnNam Từ đây SOTRANS Hà Nội hạch toán kinh doanh độc lập, hàng nămnộp lãi cho công ty

2 Chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động

Trang 30

2.1 Chức năng

SOTRANS Hà Nội là đơn vị trực thuộc Công ty Kho vận miền Nam cóchức năng quan hệ với khách hàng, các cơ quan chức năng ở khu vực miềnBắc để nắm bắt thông tin, tạo nguồn hàng, phát triển các dịch vụ đại lý giaonhận vận tải quốc tế và đại lý vận tải hàng hóa trong nước tại khu vực miềnBắc, khai thác khả năng phương tiện, kho tàng và nghiệp vụ của cán bộ côngnhân viên nhằm phục vụ tốt công tác xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóatrong nước, góp phần phát triển kinh tế, tích lũy cho ngân sách và Công ty

2.2 Nội dung hoạt động

- Khai thác các nguồn hàng xuất nhập khẩu trong nước cũng như đầu tưnước ngoài, liên hệ thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ vớicác đơn vị xuất nhập khẩu

- Xử lý kịp thời các thông tin nhận được trực tiếp từ hệ thống đại lý củaCông ty ở nước ngoài theo sự hướng dẫn của đại lý, thông lệ quốc tế và phùhợp với luật pháp Việt Nam nhằm giải quyết tốt các vấn đề liên quan đếngiao nhận vận tải quốc tế

- Chủ động liên hệ với các hãng vận tải để thương lượng giá cả, phươngtiện vận tải, đặt chỗ, lịch trình

- Thực hiện việc khai thuê hải quan, giao nhận vận chuyển vật tư, thiết bị,hàng hóa cho khách hàng

2.3 Nhiệm vụ

- Thực hiện tốt nội dung hoạt động của Chi nhánh

- Chấp hành đúng các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và tậpquán quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến công tác giao nhận vận tải

- Quản lý toàn diện cán bộ công nhân viên của Chi nhánh theo chính sáchhiện hành của Nhà nước và sự phân cấp của Công ty Có kế hoạch bồi dưỡngnâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên để thựchiện tốt nhiệm vụ

- Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các biện pháp để cảitiến, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chi nhánh nhằm đem lại hiệu quả cao

3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật

Trang 31

3.2 Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý

Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh do Giám đốc Công ty bổnhiệm, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật vềmọi hoạt động của đơn vị mình Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh có 1 Phógiám đốc, Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vựccông tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về kết quả thực hiệncác nhiệm vụ được giao Tiếp đến là các phòng và trạm chức năng, gồm có:

- 2 Phòng quản lý: Phòng Hành chính Tổ chức và Phòng Kế toán

- 3 Phòng kinh doanh: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Đại lý, PhòngGiao nhận

- 1 Trạm giao nhận tại Hải Phòng

Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý của Chi nhánh có thể được biểu diễnqua sơ đồ sau (Hình 2.1):

Trang 32

………

Trang 33

3.3 Đặc điểm về lao động

Sau hơn 5 năm hoạt động, tổ chức nhân sự của Chi nhánh đã phát triển

cả về số lượng lẫn chất lượng với trình độ chuyên môn được đào tạo quacác trường đại học, qua các lớp nghiệp vụ ngoại thương, với sự năng độngnhiệt tình của tuổi trẻ và sự gắn kết của tập thể, tổ chức nhân sự của Chinhánh đang dần ổn định

Quy mô lao động của Chi nhánh được mở rộng qua từng năm nhằmđáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc, phục vụ mục tiêu mở rộng hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh Năm 2003, Chi nhánh có 23 thành viên, đã tiếpnhận vào làm việc 4 nhân viên mới tại văn phòng Hà Nội và 3 nhân viênmới tại văn phòng Hải Phòng Cùng với sự nhiệt tình đào tạo, hướng dẫncủa ban lãnh đạo và tập thể Chi nhánh, qua thời gian tính chuyên nghiệp vàchất lượng dịch vụ từng bước cao hơn Hiện tại tổ chức nhân sự của Chinhánh dần đi vào ổn định với 35 thành viên, tạm thời đáp ứng được nhu cầucông việc và đặc thù riêng của thị trường miền Bắc

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Chi nhánh Thứ

Số lượng Nam Nữ

Trình độ

Độ tuổi bình quân

(Nguồn: Hồ sơ lưu trữ về lao động của SOTRANS Hà Nội)

Một đặc điểm có thể được xem là thế mạnh của SOTRANS Hà Nội đó

là Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên thật sự trẻ với tuổi đời bình quân chỉkhoảng 30 tuổi, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết với công việc

Trang 34

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY KHO VẬN MIỀN NAM - SOTRANS HÀ NỘI

1 Kết quả kinh doanh tổng hợp

Trong những năm đầu thành lập với địa vị là Văn phòng đại diện Công

ty Kho vận miền Nam tại Hà Nội, những hoạt động chủ yếu của SOTRANS

Hà Nội thời kỳ này là thực hiện các giao dịch với các cơ quan chức năng,đối tác, khách hàng của SOTRANS trên thị trường miền Bắc, thực hiệnnhiệm vụ mở rộng thị trường hoạt động cho công ty, tìm kiếm thêm choSOTRANS những khách hàng tiềm năng mới

Với tuổi đời còn non trẻ, trong những ngày đầu SOTRANS Hà Nộikhông tránh khỏi những khó khăn: Kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ, tínhnhanh nhạy và xử lý công việc chính xác của nhân viên chưa cao Sự cạnhtranh khốc liệt trên thị trường miền Bắc khi nhu cầu vận chuyển khôngnhiều Trang thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc còn thiếu dẫn đếnviệc thực hiện công việc còn bị gián đoạn, tốc độ chậm Việc triển khai cácnghiệp vụ giao nhận còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất nhưkho bãi, phương tiện vận chuyển Điều này làm cho chi phí kinh doanh tănglên làm giảm hiệu quả kinh doanh…

Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn SOTRANS Hà Nội cũng có những điềukiện thuận lợi: Sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty và

Xí nghiệp là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của Văn phòngđại diện Tận dụng và phát huy tối đa lợi thế mạng lưới đại lý rộng khắptrên toàn thế giới Uy tín lâu năm của Công ty, Xí nghiệp đã tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động của Văn phòng đại diện

Thời kỳ này, SOTRANS Hà Nội đã đạt được những kết quả kinhdoanh rất khả quan, tạo được uy tín của SOTRANS trên thị trường miềnBắc, xây dựng được cho SOTRANS tập hợp các khách hàng truyền thốngnhư Công ty thang máy Tài Nguyên, Công ty TS Ari, Công ty Toàn Thắng,Công ty Tiến Thành, Tổng công ty xây dựng miền Trung, Công ty dệt HàNam , Công ty dệt may Hà Nội - Hanosimex, Pamatex, TST, Utech, OE -Galaxy, Vinaconex, Hotexco…

Trang 35

Năm 2003 là một năm đáng nhớ, năm đánh dấu sự chuyển mình trưởngthành của SOTRANS Hà Nội Vào tháng 7 năm 2003 SOTRANS Hà Nộichính thức là Chi nhánh công ty kho vận miền Nam tại Hà Nội Chi nhánh

đã không ngừng nâng cao chất lượng cũng như quy mô và loại hình dịch vụcho khách hàng, SOTRANS Hà Nội ngày càng khẳng định uy tín và têntuổi trên thị trường miền Bắc

Đánh giá kết quả kinh doanh

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2000 - 2004

- 445 455 -251 2.315 Tốc độ tăng (%) - 7 7 -3 33

Tốc độ tăng (%) - - - - 22,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)

Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2001 là 7,49% Năm 2002 chỉ tiêunày có sự tăng vọt đáng kể đạt 9,69% Thời kỳ này Văn phòng thường

Trang 36

xuyên đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao, doanh thu tạo ra hàng năm chiếmkhoảng 21% doanh thu hàng năm của Xí nghiệp.

Kể từ năm 2003, SOTRANS Hà Nội chính thức là Chi nhánh Công tyKho vận miền Nam tại Hà Nội SOTRANS Hà Nội không còn hạch toánkinh doanh theo Xí nghiệp nữa mà hạch toán độc lập, hàng năm nộp lãi choCông tỵ

Năm 2003 Chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về chỉ tiêu lợinhuận nhưng về chỉ tiêu doanh thu lại không hoàn thành kế hoạch Tổngdoanh thu năm 2003 của Chi nhánh đạt 7.000 triệu đồng hoàn thành 91% kếhoạch Có tình trạng này là do năm 2003, SOTRANS Hà Nội đã là Chinhánh nên không còn nhận được các hợp đồng do Công ty ủy quyền thựchiện như khi còn là Văn phòng đại diện, mà tự hạch toán kinh doanh độclập Mặc dù vậy chỉ tiêu lợi nhuận năm 2003 của Chi nhánh vẫn vượt mức

kế hoạch đặt ra, đạt 1.000 triệu đồng, tăng 42% so với năm 2002

Năm 2004 là một năm với nhiều khó khăn thách thức cho Chi nhánh

do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, rào cản về thuế của một số nước lớn

áp đặt với sản phẩm thuỷ sản đã làm khó khăn đến xuất khẩu Mặt khác giámột số vật tư thiết yếu tăng cao như sắt thép, xăng dầu, phân bón, chỉ số giátiêu dùng tăng khoảng 9,5% đã làm giảm phần nào tốc độ tăng trưởng kinh

tế của nước ta nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chinhánh Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn hoàn thành một cách xuất sắc và vượtmức kế hoạch đề ra cả về chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận (có mức tăng trưởngcao hơn mức tăng trưởng toàn Công ty - mức tăng trưởng toàn Công ty đạt124% kế hoạch và 126% năm 2003), cũng như lãi nộp công ty (chiếm 5,1%

và đứng thứ 4 so với toàn Công ty về chỉ tiêu lãi nộp công ty), tỷ suất lợinhuận/doanh thu đạt 16,7% cao hơn năm 2003 là 2,41%

Đánh giá thu nhập cá nhân

Trang 37

Thu nhập của cán bộ công nhân viên Chi nhánh tăng đều qua các năm.Qua bảng số liệu ta thấy, tuy mức thu nhập trên chưa hẳn là cao trong xãhội hôm nay, song so với mặt bằng chung của Việt Nam thì đây là một mứcthu nhập khá Đây là sự đền đáp thích đáng cho những gì mà nhân viên củaChi nhánh đã đóng góp vào sự phát triển chung của Chi nhánh.

Bảng 2.3:

Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên giai đoạn 2000 - 2004

VT: nghìn ng/thángĐVT: nghìn đồng/tháng đồng/tháng

Từ chỗ chỉ có 17 nhân viên vào năm 2002, đến hết năm 2003 số lượngnhân viên chính thức đã là 23 bao gồm Hà Nội 17 người và Hải Phòng 6người Tuy số lượng nhân viên trong năm 2003 tăng tới 35%, nhưng tínhbình quân cả năm thu nhập của các nhân viên không có sự giảm sút so vớinăm 2002 thậm chí trong các tháng cuối năm 2003 mức thu nhập còn tăngcao Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.950.000đồng/tháng, tăng gần 10% so với năm 2002 Tổng quỹ lương cho nhân viêntại Chi nhánh là 960 triệu đồng Năm 2004 thu nhập bình quân đầu ngườikhoảng 4.670.000 đồng/tháng, tăng hơn 18% so với năm 2003 Tổng quỹlương cho nhân viên khoảng 1.400 triệu đồng (xem Bảng 2.3)

Thành công trong việc cải thiện thu nhập của nhân viên tại Chi nhánhtrong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn sẽ là độnglực to lớn thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say, cống hiến hết mình và nângcao hiệu suất lao động của toàn thể nhân viên tại Chi nhánh

2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

Trang 38

2.1 Khối lượng hàng hóa được giao nhận

Từ năm 2000 trở lại đây khối lượng hàng hóa giao nhận có tăng nhưngtăng không lớn Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 4%, năm 2002 tăng sovới năm 2001 là 7%, riêng năm 2003 tốc độ tăng còn không bằng năm 2002(chỉ đạt 98,8% so với năm 2002) Sở dĩ như vậy là do năm 2003 SOTRANS

Hà Nội không còn nhận được các hợp đồng ủy thác thực hiện từ Công tynhư khi còn là Văn phòng đai diện mà phải tự hạch toán kinh doanh, tự tìmkiếm thêm nguồn hàng cho mình Bước sang năm 2004, tình hình hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh có sự khởi sắc đáng khích lệ, khối lượng hànghóa giao nhận tăng vọt so với các năm trước, đạt 172.054 tấn hàng hóatương ứng tăng so với năm 2003 là 20% (xem Bảng 2.4) Điều đó chứng tỏmặc dù có sự biến động, chuyển đổi trong cơ cấu quản lý nhưng đó là sựbiến đổi tích cực đánh dấu sự trưởng thành của SOTRANS Hà Nội, chứng

tỏ chiến lược phương hướng hoạt động của Chi nhánh là đúng đắn

Bảng 2.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004

148.00 8

146.22 6

172.05 4

So với

năm trước

Mức tăng tuyệt

đối - 5.325 9.711 - 882 28.828Tốc độ tăng (%) - 4 7 -1,2 20

Hàng

xuất

Số tuyệt đối 46.020 50.456 60.043 61.876 80.748 Mức tăng tuyệt

đối - 4.436 9.587 1.833 18.872Tốc độ tăng (%) - 9,6 19 3,1 30,5

Hàng

nhập

Số tuyệt đối 86.952 87.841 87.965 84.350 91.306 Mức tăng tuyệt

đối - 889 124 - 3.615 6.956Tốc độ tăng (%) - 1,0 0,1 -4,1 8,2

(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)

Trang 39

Một đặc điểm dễ nhận thấy là sản lượng hàng nhập trong tổng khốilượng hàng hóa được giao nhận thường cao hơn so với hàng xuất Chinhánh đã khai thác rất tốt nguồn hàng nhập với vai trò là đại lý cho cáchãng giao nhận vận tải quốc tế, hoàn thành quy trình giao nhận vận tải đưahàng hóa đến tận tay người nhận và phân phối hàng hóa nếu được yêu cầu.

Tỉ lệ này có sự cân đối hơn trong những năm gần đây, Chi nhánh đã rất nỗlực cố gắng khai thác nguồn hàng hai chiều xuất và nhập khẩu

0 20000

Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004

(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)

Qua hình 2.2 ta thấy khối lượng hàng nhập khẩu được giao nhận tạiSOTRANS Hà Nội không có sự biến động mạnh song khối lượng hàng xuấtkhẩu được giao nhận tăng rất nhanh Năm 2000 Chi nhánh mới chỉ giaonhận được 46.020 tấn hàng xuất khẩu thì đến năm 2004 đã là 80.748 tấn,đạt tốc độ tăng 30,5% so với năm 2003 và gần gấp đôi sau 5 năm

Cơ cấu mặt hàng giao nhận tại SOTRANS Hà Nội rất đa dạng, có từhàng nguyên vật liệu đến hàng tiêu dùng, từ hàng công trình cho đến hàngthủ công mỹ nghệ Chủng loại hàng hóa xuất khẩu được giao nhận tập trung

Trang 40

vào các mặt hàng có ưu thế xuất khẩu của Việt Nam như: hàng giầy dép,hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, than đá (xem Bảng 2.5.2)… Hàngxuất khẩu được Chi nhánh giao nhận tập trung chủ yếu sang các thị trường

Mỹ, EU, Nhật, Đài Loan… là những thị trường giao nhận hàng hóa quốc tếtruyền thống của SOTRANS từ lâu đời

Bảng 2.5.1: Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng NK)

Ngày đăng: 31/08/2012, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tỡnh hỡnh nhõn sự của Chi nhỏnh Thứ  - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.1 Tỡnh hỡnh nhõn sự của Chi nhỏnh Thứ (Trang 33)
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2000 - 2004 - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 35)
Bảng 2.4: Khối lượng hàng húa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004 - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.4 Khối lượng hàng húa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 38)
Bảng 2.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004 - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.4 Khối lượng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 38)
Bảng 2.5.1: Tỡnh hỡnh giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng NK) - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.5.1 Tỡnh hỡnh giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng NK) (Trang 40)
Bảng 2.5.1: Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng NK) - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.5.1 Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng NK) (Trang 40)
Bảng 2.5.2: Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng XK) - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.5.2 Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (Hàng XK) (Trang 41)
Bảng 2.6: Khối lượng hàng húa giao nhận theo phương thức vận tải - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.6 Khối lượng hàng húa giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 43)
Bảng 2.6: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.6 Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 43)
Bảng 2.7: Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.7 Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 44)
Bảng 2.7: Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.7 Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 44)
Hình 2.4: Kết quả giao nhận VTĐPT - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Hình 2.4 Kết quả giao nhận VTĐPT (Trang 46)
2000 2001 2002 2003 2004 Đại lý GNĐBĐại lý GNVTĐPT Đại lý GNHK - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
2000 2001 2002 2003 2004 Đại lý GNĐBĐại lý GNVTĐPT Đại lý GNHK (Trang 48)
Bảng 2.8: Kết quả giao nhận với vai trũ đại lý - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.8 Kết quả giao nhận với vai trũ đại lý (Trang 48)
Bảng 2.8: Kết quả giao nhận với vai trò đại lý - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.8 Kết quả giao nhận với vai trò đại lý (Trang 48)
Bảng 2.9: - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.9 (Trang 49)
Bảng 2.10: - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.10 (Trang 51)
Bảng 2.11: - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.11 (Trang 53)
Hình 2.6: Tỉ trọng khối lượng hàng hóa giao nhận theo thị trường - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Hình 2.6 Tỉ trọng khối lượng hàng hóa giao nhận theo thị trường (Trang 56)
3. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng húa quốc tế - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
3. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng húa quốc tế (Trang 59)
Bảng 2.12: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 2.12 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế (Trang 59)
Hình 2.7: Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Hình 2.7 Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế (Trang 60)
Bảng 3.1: - Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển.doc.DOC
Bảng 3.1 (Trang 71)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w