1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án tự chọn ngữ văn 11

27 6,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

Không chỉ thế mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức, nó đồng nghĩa với từ trơ trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Thăng Long thành hoài cổ -

Trang 1

Tuần 01, Tiết 01

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I Mục tiêu cần đạt

Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội

II Tổ chức hoạt động dạy và học

- Cuộc sống luôn đặt ra nhiều yêu cầu đối với con người:

+ Những vấn đề lớn và nhỏ, đơn giản và phức tạp cần giải quyết, những thử tháchcần vượt qua, những trách nhiệm phải gánh vác, …

+ Con người cần có khả năng suy xét và tri thức hành động Thiếu khả năng suyxét sẽ dẫn đến làm việc mù quáng, không có ý thức hành động thì mọi việc sẽ giữnguyên hiện trạng ban đầu mà không thể tiến triển để có được diễn biến, kết quả

-Đáp ứng, thực hiện những yêu cầu của cuộc sống, con người cần:

+ Nhận diện, xác định bản chất của vấn đề, của công việc cần giải quyết để địnhhướng hành động

+ Xây dựng ý thức, cách thức hành động: biết phải làm gì, cần bắt đầu từ đâu, việcnào trước, khâu then chốt ở chỗ nào, mục đích cuối cùng của hành động…

+ Giải quyết từng phần của công việc, từng bước của quá trình, từng khía cạnh nhỏcủa vấn đề, từng khâu của thử thách… bằng những việc làm cụ thể

-Hành động có thể mang lại nhiều điều:

+ Con người có cơ hội kiểm nghiệm lại năng lực của chính mình để thấy điểmmạnh, điểm yếu mà điều chỉnh bản thân

+ Các phần việc sẽ dần dần được giải quyết, cái đích cần tới sẽ gần lại, rõ hơn vàhiện thực hơn

+ Cảm giác e ngại sẽ bớt dần, niềm vui sẽ đến trong những thành quả cụ thể

+ Hành động đồng nghĩa với tạo cơ hội và xây dựng niềm tin vào sự thành công

-Bài học:

+ Mọi khoảng cách đều có thể khắc phục, mọi thử thách đều có thể được giảiquyết bằng ý thức hành động Sự thất bại, bế tắc, cùng đường chỉ có khi ý thứchành động bị triệt tiêu

+ Cần hành động ngay và cần bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất để giảiquyết những công việc cụ thể trước mắt

+ “Cây lớn một ôm khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ

một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân” (Lão Tử, Đạo đức kinh).

Trang 2

Tuần 03, Tiết 03

TỰ TÌNH (Bài II) – Hồ Xuân Hương CÂU CÁ MÙA THU – Nguyễn Khuyến THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương

từ văn học dân gian

II Tổ chức hoạt động dạy và học

Đề bài:

Tuân Tử nói: “Đường tuy gần, chẳng

đi chẳng đến Việc tuy nhỏ, chẳng làm

chẳng nên” Hãy bình luận câu nói

trên.

(Dạy và học nghị luận xã hội, tr 48)

Yêu cầu: Hs viết mở, kết bài và một

đoạn văn phần thân bài cho đề bài trên

Gv gọi hs trình bày kết quả trước lớp để

lớp tham khảo, góp ý Gv nhận xét, bổ

sung hoặc sửa chữa…

-Hs căn cứ vào phần tìm hiểu đề, lập dàn ý của tiết họctrước để thực hiện yêu cầu

- Gv góp ý:

+ Mở bài:

Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào vấn đề nghị luận

Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câutrích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay khôngđúng Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêunhận định phù hợp với đề bài

+ Kết bài: Kết luận chung về vấn đề Liên tưởng, liên hệ + Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức đoạn

văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp, móc xích,song hành), cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng (dẫnchứng và phân tích dẫn chứng)

Trang 3

của Hồ Xuân Hương

được thể hiện như

thế nào trong bài

trong hai câu thực

của bài “Thương vợ”

gợi cho em liên

1 “Tự tình” bài II của Hồ Xuân Hương

-Trơ cái hồng nhan với nước non + Trơ (phơi ra, bày ra) cái hồng nhan (kiếp hồng nhan phận hẩm duyên ôi) với nước non (cuộc đời, không gian mênh mông).

+ Trơ: trơ trọi, lẻ bóng kết hợp với thủ pháp đối cái hồng nhan >< nước non + Trơ: bẽ bàng, tủi hổ cùng với thủ pháp đảo và nhịp điệu 1/3/3 của câu thơ.

Không chỉ thế mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức, nó đồng nghĩa

với từ trơ trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt (Thăng Long thành hoài cổ)

-Xiên ngang ……đá mấy hòn

+ Bản lĩnh, mạnh mẽ, không chấp nhận hoàn cảnh, số phận

+ Xiên ngang, đâm toạc làm cảnh vật trở nên sinh động và căng tràn sức

sống-một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương

2 “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến -Thủ pháp lấy động tả tĩnh: gợi rõ một bức tranh thu thanh vắng, quạnh hiu.

+ hơi gợn tí của sóng biếc mặt ao + khẽ đưa của lá vàng

+ cá đâu đớp động dưới chân bèo

-Sự hòa phối màu sắc tinh tế: thật dân dã, mang đậm nét hồn quê “Cái thú vị

… chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu, Đọc thơ Nguyễn Khuyến) SGK, tr 121.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

+ Các từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, + Các tính từ và các từ chỉ mức độ: trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo, quanh co

+ Vần eo: gợi cảm nhận một cái gì mỗi lúc một thu hẹp diện tích.

3 “Thương vợ” của Trần Tế Xương

- Ca dao: Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non; Con

cò mày đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao; Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay …

- Trong thơ Tú Xương, cái cò, con cò trở thành thân cò chất chứa sự cảm thông,

chia sẻ với nỗi đau thân phận (hình ảnh con cò gắn với cảnh ngộ, số phận củangười phụ nữ, người nông dân trong ca dao xưa) Hơn thế, thân cò không chỉrợn ngợp, bé nhỏ trước bờ sông heo hút hay trong đêm tối mênh mông, trongkhông gian rộng lớn mà còn heo hút, rợn ngợp trước cả hai chiều không gian và

thời gian (khi, buổi).

Trang 4

Những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ

“Thương vợ” của Trần Tế Xương (KTĐG, tr 132)

Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài trên.

gian: thân cò.

-Vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian: một duyên hai nợ; năm nắng mười mưa.

-Sử dụng từ láy đạt hiệu quả cao trong việc

biểu lộ tình cảm, cảm xúc: lặn lội, eo sèo,…

-Sử dụng tiếng chửi quen thuộc (thông tục)trong dân gian, tạo thành lời thơ hợp lí vànhuần nhuyễn: 2 câu kết

Tuần 06, tiết 06

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT – Cao Bá Quát BÀI CA NGẤT NGƯỞNG – Nguyễn Công Trứ VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (Phần một)

-Trơ cái hồng nhan với nước non: nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình

cảnh của chính mình Câu thơ còn thể hiện bản lĩnh, cá tính của Xuân Hương: sự kiêncường, bền bỉ, thách thức

-Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn

hay chính là cảm nhận về thân phận của nhà thơ: tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyênchưa trọn vẹn Thật là cay đắng! (hai lần mang thân đi làm lẽ và cả hai lần hạnh phúc đềuđến và đi quá nhanh.)

-Ngán nỗi … tí con con!:

+ Ngán: chán ngán, ngán ngẩm => mệt mỏi, chán chường trước duyên phận éo le, bẽ

bàng

+ Xuân: mùa xuân, tuổi xuân Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn, vĩnh cửu còn tuổi

xuân của đời người thì qua đi không bao giờ trở lại

+ Lại 1 : thêm lần nữa, lại 2 : trở lại Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của

tuổi xuân

+ Mảnh tình-san sẻ-tí-con con: mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí

con con nên càng xót xa, tội nghiệp.

+ Âm điệu, nhịp điệu của câu thơ 8: 2/2/1/2 giống như một tiếng thở dài, buông xuôi theodòng đời

Nhóm 2:

- Nỗi vất vả gian truân của bà Tú:

+ Hoàn cảnh làm ăn, cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi, vất vả đơn chiếc

+ Cách nói thời gian, cách nêu địa điểm; mượn hình ảnh con cò trong ca dao, sự sáng tạo khi

vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian; cách đảo ngữ; nghệ thuật đối

- Đức tính cao đẹp của bà Tú:

+ Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con

+ Cách nói khôi hài, trào phúng; dùng số từ

- Tình thương yêu quí trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và đức tính cao đẹp của bà Tú Hs có thể tự rút ra bài học thiết thực cho riêng mình ( thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với người thân và những người xung quanh mình; thêm yêu kính, trân trọng người chị, người mẹ, người bà và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam…)

Trang 5

-Vì sao tác giả đang đi trên đường

mà lại ca bài ca đường cùng? Em

hiểu thế nào về tâm sự của tác giả

gửi gắm ở câu cuối bài thơ?

(SBTC, tr 32)

-Em có suy nghĩ gì về mẫu hình con

người được xây dựng trong bài thơ?

-Lí tưởng đạo đức của NĐC được

xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình

cảm nào? Có điều gì gần gũi về tư

tưởng nhân nghĩa giữa NĐC và

Nguyễn Trãi? (SGV, tr 66)

1.Tâm sự của tác giả Cao Bá Quát trong câu thơ cuối

Ông muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ conđường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đikhác để thực hiện lí tưởng của mình

(Bài ca có 6 câu năm chữ, 9 câu bảy chữ, 1 câu tám chữ Bài

sử dụng nhiều vần khác nhau, cả vần bằng và vần trắc, nhịpđiệu, tiết tấu biến hóa tạo điều kiện cho sự diễn tả tâm trạng cónhiều thay đổi- cách xưng hô của tác giả.)

2.Mẫu hình con người được xây dựng trong Bài ca ngất ngưởng

Sống ở đời cần phải có trách nhiệm với đời, cần phải tận lựccống hiến và cống hiến một cách có kết quả Tuy nhiên, conngười cũng cần biết chơi, biết hưởng thụ những niềm vui màcuộc sống dành cho mình, và chính cái chơi ấy đã làm chocuộc sống thêm phần vui vẻ

3.Cuộc đời và tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

(SNCV, tr 33, 35)

Tuần 07, tiết 07

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC – Nguyễn Đình Chiểu

(Phần hai) I.Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thái độ cảm phục xót thươngcủa tác giả đối với những con người xả thân vì nước Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữtình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Phân tích nét đặc sắc của hình

tượng người nông dân nghĩa sĩ?

(SNCV, tr 29-30)

-Trận chiến đấu của các nghĩa sĩ đã

được miêu tả như thế nào?

(SBTC, tr 22)

-Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ

được miêu tả nổi bật với những

-Ôi!

-Khá thương thay!

-Ôi thôi thôi!

-Lời văn tế là lời tâm tình của tác giả: câu 20.

-Lời văn tế nghe như là lời của người chết: câu 7, 22, 23, …

3.Những phẩm chất nổi bật của người nông dân nghĩa sĩ

-Căm thù giặc sâu sắc

-Sẵn sàng đánh giặc bằng bất cứ phương tiện nào mình có

-Vượt qua gian khổ, hi sinh

Trang 6

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

và hi sinh oanh liệt

+Nghĩa sĩ thể hiện một tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ

địch kinh hồn, bạt vía

-Nghệ thuật:

+Thủ pháp so sánh thể hiện tâm lí của người nông dân

+Thủ pháp đặc tả cuộc chiến đấu với các chi tiết tả thực

+Thủ pháp đối lập (Đối ý, đối thanh)

Tuần 09, tiết 09

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH – Lê Hữu Trác CHIẾU CẦU HIỀN – Ngô Thì Nhậm I.Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê HữuTrác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh

Hiểu được chủ trương đúng đắn của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài; nhận thứcđược vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước Thấy được nghệ thuậtlập luận và thể hiện cảm xúc của Ngô Thì Nhậm Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Cách viết kí của Lê Hữu

Trác có gì đặc sắc? (SNCV,

tr 7)

-Dựng lại hình tượng nhân

vật Lê Hữu Trác qua đoạn

trích?

(SBTC, tr 8)

-Thái độ của vua trước ứng

xử của sĩ phu Bắc Hà? Viết

đoạn 2, tác giả nhằm mục

đích gì?

1.Đặc sắc trong cách viết kí của Lê Hữu Trác

-Quan sát tinh tế, bộc lộ thái độ một cách kín đáo, để sự vật tự nói.-Kết hợp giữa văn xuôi với thơ ca

-Tỏ thái độ mỉa mai, phê phán chúa Trịnh: “Mình vốn … khác hẳnngười thường”

2.Hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác qua đoạn trích

-Nhà văn, nhà thơ

-Nhà nho tính tình thâm trầm, hóm hỉnh

-Danh y từ tâm và lỗi lạc

3.Thái độ của vua Quang Trung đối với hiền tài – trí thức Bắc Hà

-Tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra có kiến thức sâu rộng, cótài văn chương, khiến người nghe không tự ái, nể trọng và tự cười vềthái độ ứng xử chưa đúng của chính mình

-Thuyết phục nho sĩ Bắc Hà hợp tác và phò tá triều Tây Sơn mộtcách thành tâm, nhiệt huyết để gánh vác công việc quốc gia

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

Trang 7

- Ấn tượng của em về ánh sáng và

bóng tối, tiếng trống thu không và

tiếng còi tàu khi đọc truyện? (SBTC,

tr 80)

- Bình giảng đoạn văn tả hình ảnh

đoàn tàu đêm đi qua phố huyện

(“Trống cầm canh ở huyện đánh

tung lên một tiếng ngắn khô khan,

không vang động ra xa, rồi chìm

ngay vào bong tối… tịch mịch và

đầy bong tối”.)

nhiên thơ mộng, đầy gợi cảm (những âm thanh, hình ảnh quenthuộc của mùa hạ lúc chiều tà, …)

- Thiên nhiên và con người ở đây luân được khắc họa trong sựhòa hợp với nhau

- Qua cảm hứng về thiên nhiên, tác giả đã ít nhiều gợi được ởngười đọc những tình cảm đối với quê hương xứ sở

2.Ánh sáng và bóng tối, tiếng trống thu không và tiếng còi tàu

Qua các chi tiết khá đặc biệt ấy, người đọc có ấn tượng vềthiên nhiên, cuộc sống, tâm trạng con người nơi phố huyện mànhà văn miêu tả trong tác phẩm

3.Bình giảng đoạn văn tả hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện (SBTC, tr 82)

Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện

Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

3.Tấm lòng yêu nước thầm kín của Tác giả

-Nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến, ca ngợi Huấn Cao đồng thời qua quảnngục, thầy thơ lại, gián tiếp thể hiện sự tiếc nuối những người như ông Huấn

Mà ông Huấn lại là người kết tinh, lưu giữ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dântộc, cho nên nhà văn đã kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng đối vớinhững giá trị văn hóa truyền thống Đó chính là tinh thần dân tộc, long yêunước kín đáo của tác giả

-Mấy người thưởng thức được mùi thơm của mực? Hãy biết tìm trong mực,trongchữ hương vị của thiên lương Cái gốc của chữ chính là thiên lương đóthôi Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa Đó là chuyện của nhân cách củathiên lương, cách sống, của lối sống văn hóa Tấm lòng yêu quý truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của dân tộc

-Thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá con người và vẻ đẹp của một tấm lòngtrọng nghĩa, một cách ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa

Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng

Trang 8

Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằngngôn ngữ.

Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hìnhthức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh

Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản, …

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

- Phân tích cách miêu tả đám tang

trong hai đoạn cuối: “Đám ma đưa

Giuộc, Chiếu cầu hiền, …) người

ta thường tìm hiểu tiểu sử của tác

giả và hoàn cảnh ra đời của tác

phẩm? (SBTC, tr 70)

- Phân tích văn cảnh để thấy những

nghĩa khác nhau của từ ăn trong

những câu sau:

- Cơm ăn mỗi bữa một lưng

Nước uống cầm chừng để bụng

thương anh.

- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

2.Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích đậm đà chất trào phúng

3 Khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và tiểu sử của tác giả đóng vai trò quan trọng,

bởi vì hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử tác giả là những yếu tố thuộc ngữ cảnh của cuộc giao tiếp TÁC GIẢ - TÁC PHẨM – NGƯỜI ĐỌC

kiến sau và viết thành đoạn văn:

a) Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện

với người bạn thông minh

b) Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống

như thể dục đối với cơ thể (SNCV, tr 161)

- Chọn một trong các đề sau, dùng thao tác

so sánh viết đoạn văn trình bày luận điểm

của mình về các hiện tượng trái ngược:

2.Viết đoạn văn theo thao tác so sánh tương phản

a) So sánh hai tính cách vị tha và ích kỉ Khai thác các yếu

tố tương phản của mỗi loại tính cách để làm rõ sự khác biệtcủa chúng, nhằm khẳng định người vị tha

b) Đây là quan hệ so sánh giữa cống hiến và hưởng thụ,một quan hệ có ý nghĩa phổ biến trong đời sống Cho là thếnào, nhận là thế nào, so sánh để thấy sự khác biệt củachúng và khẳng định quan điểm của mình đối với quan hệđó

Trang 9

Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện nhắn Nam Cao : điển hình hóa nhân vật, miêu

tả tạm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, …

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu, tr 34), giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu,

tr 56, 57)

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Ý nghĩa chi tiết

tiếng chửi của Chí

1.Ý nghĩa chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo

-Tiếng chửi mở đầu truyện ngắn một cách bất ngờ và giới thiệu nhân vật mộtcách ấn tượng

-Đó là tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ), nhưng cũng có cái gì tỉnh táo

(vì có văn vẻ, lớp lang trời-đời-cả làng Vũ Đại-cha đứa nào không chửi nhau với hắn-đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo) Đối tượng của tiếng chửi vì vậy

thực ra đã được xác định: cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo

-Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo

-Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí Phèo

2.Số phận và tâm trạng bi kịch đau đớn của Chí Phèo

Số phận của Chí Phèo là số phận bi kịch, rất đau đớn Số phận ấy được tác giảmiêu tả theo hai quá trình: bị tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người Số phận ấycòn được thể hiện tập trung qua tâm trạng đầy bi kịch và kết cục bi thảm của ChíPhèo

3.Khái quát về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện

Chọn một trong các nội dung sau để

lập ý và viết đoạn văn (dùng ý trong

đề làm luận điểm và viết đoạn văn

triển khai luận điểm đó):

a)Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói: Yêu là

tên gọi khác của sự hiểu nhau.

b)Con người không thể thiếu bạn

c)Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và

con cái là tình cảm tự nhiên nhất,

chân thành nhất và thiêng liêng nhất

d)Lòng tự tin

Hs chọn và luyện tập trên lớp một bài (vd bài d))

-Bài tập gồm hai khâu: lập ý và viết đoạn văn

-Học sinh trao đổi, lập ý, sau đó viết đoạn văn

-Yêu cầu là dùng ý trong đề làm luận điểm và viết đoạn văntriển khai ý đó Chẳng hạn: giải thích, phân tích về lòng tự tin,vai trò, ý nghĩa của lòng tự tin So sánh người có lòng tự tin vàngười không có lòng tự tin Kết luận về lòng tự tin

-Hs viết một đoạn văn trong khoảng 10 phút Sau đó thu lạikiểm tra, cho một số hs đọc để cả lớp nhận xét GV đánh giá,nhận xét

Tuần 16, tiết 16

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI – Nguyễn Huy Tưởng TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN - U Sếch - xpia I.Mục tiêu cần đạt

Trang 10

Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô vàĐan Thiềm trong đoạn trích Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâmhuyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.

Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch

Rèn kĩ năng đọc- hiểu một đoạn trích kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại

Cảm nhận được sức mạnh tình yêu lứa đôi chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc.Hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại

Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại Nhận biết được một vài đặc điểm cơbản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục, xung đột kịch

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Xung đột chính của hồi kịch

- Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân đau khổ, lầmthan Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm của nhân dân (Lê Tương Dực bịgiết, Nguyễn Vũ tự sát, …)

- Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi íchtrực tiếp, thiết thực của nhân dân Mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứtkhoát Chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô, vừa thuộc về nhân dân

2 Sự khác biệt trong cách nhìn của Vũ Như Tô và dân chúng về Cửu Trùng Đài

Lợi ích nghệ thuật mà Vũ theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân.Kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hòa của mâu thuẫn Trên thực tế, đó là

mâu thuẫn muôn thuở Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? chính tác giả

cũng băn khoăn vì điều đó Chân lí chỉ thuộc về Vũ một nửa, nửa kia lại thuộc về phíaquần chúng nhân dân

Việc quần chúng giết Vũ có lí đúng: nếu Vũ không xây CTĐ thì chắc vua không thểxây được CTĐ, gây thiệt hại cho người dân Nhưng quần chúng nhân dân trong cơnnông nổi giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đếncông sức của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho concháu muôn đời sau Việc nổi dậy giết vua là đúng, việc tạm hoãn xây CTĐ là đúngnhưng việc giết Vũ là quá tay và việc phá CTĐ là không nên!

3.Ý nghĩa của đoạn trích “Tình yêu và thù hận”

-Ca ngợi tình yêu, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu Khi có tình yêu chân chính,tình người cao đẹp thì không có trở ngại nào con người không thể vượt qua

- Tình yêu chân thành, không vụ lợi và cũng rất hồn nhien trong trắng Cái đẹpcủa bối cảnh (đêm khuya- trăng sáng, màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trờicao tạo ra chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân; trăng đóng vai trò trangtrí cho cảnh gặp gỡ tình tứ song rất mực đoan chính của đôi tình nhân: tường nhà giu-li-ét – trên cửa sổ) làm nền cho sự phát triển của tình yêu trong trắng

Trang 11

Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo của ba kiểu câu, phân tích được tác dụng

về diễn đạt ý của ba kiểu câu đó trong văn bản Lựa chọn cách đặt câu sao cho thích hợp với sự triển khai ýtrong văn bản

Nâng cao thêm một bước nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu đối với việc thểhiện nội dung và đối với việc liên kết ý trong văn bản

Có kĩ năng nhận biết và phân tích tác dụng của trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu, đồng thời biếtsắp xếp trật tự trong câu khi nói, khi viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp nhất định

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện,

vì:

- Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống để bán hàng

- Muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya

- Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua Một thế giới khác hẳn, đốivới Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu

1 1 2

2 Phẩm chất của nhân vật quản ngục:

- Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp: thú chơi chữ, “sở nguyện caoquý” là được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết

- Có tấm lòng “biết giá người, biết trọng người ngay”, cảm phục tài năng và nhân cách Huấn Cao: thái độ cung kính, “biệt nhỡn liên tài” đối với ông Huấn,

Quan niệm của nhà văn:

- Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh những cái chưa tốt, mỗi ngườicòn có “thiên lương” (bản tính tốt của con người do trời phú cho)

- Có khi, có lúc, cái đẹp tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó càng mạnh mẽ và bền bỉ Nó như hoa sen mọc trên đầm lầy

2 2

1

1

Trang 12

Tuần 18, tiết 18

ÔN TẬP PHẦN ĐỌC VĂN HỌC KÌ I I.Mục tiêu cần đạt

Trả lời chính xác câu hỏi tái hiện kiến thức cơ bản Trả lời câu hỏi, bài tập tiếng Việt Viết được một bài vănnghị luận có luận điểm, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí để thể hiện những ý kiến chân thực của bản thân

về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

(Xem tài liệu đính kèm trong Giáo án)

HỌC KÌ II Tuần 20, tiết 19

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học (bài kiểm tra học kì I)

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

- Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt (có dẫn chứng)

- Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng (có dẫn chứng)

- Nghệ thuật: dùng nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” để xây dựng nhân vật (khắc họa tính cách nhân vật); tạo không khí cổ kính, trang trọng;

ngôn ngữ giàu tính tạo hình; tạo cho câu văn có nhịp điệu thong thả, đĩnh

đạc, từ tốn.)-Hs viết phần mở và kết bài hoàn chỉnh trong khoảng 10 phút Thời giancòn lại, hs trao đổi, sửa chữa, …

- So sánh sự khác nhau về trọng tâm thông tin

giữa hai cách nói: Nó xấu người nhưng đẹp

nết/Nó đẹp nết nhưng xấu người (Hs tự làm)

- Chuyển đổi kiểu câu theo bảng sau:

1a Câu chủ động: Lão

Hạc rất yêu quý con

chó

1b Câu bị động:

2a Câu không có khởi

ngữ: Tôi xem phim ấy

rồi

2b Câu có khởi ngữ:

3a Câu không có trạng

ngữ tình huống: Nó

xem xong thư, rất phấn

khởi

3b Câu có trạng ngữ chỉ tình huống:

-Tác dụng của việc đặt câu theo các kiểu câu bị

động, có khởi ngữ, có trạng ngữ chỉ tình huống?

1 Vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu

Mỗi cách sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vàonhững điều kiện trong ngữ cảnh và phục vụnhững mục đích nhất định Tác dụng liên kết ýgiữa các câu trong văn bản, phân biệt tin đã biết

và tin mới, tin quan trọng và tin thứ yếu Muốnxác định được điều kiện và tác dụng của một sựsắp xếp trật tự các bộ phận trong câu câu, cầnphải đặt câu cần xét vào văn cảnh Cần xem xétquan hệ về ý giữa câu đó với những câu đi trướcvà/hoặc những câu đi sau, cần phân tích nhiệm vụthông báo của từng câu?

2 Chuyển đổi kiểu câu theo bảng sau:

(Hs tự làm)

3 Tác dụng của việc đặt câu theo các kiểu câu

bị động, có khởi ngữ, có trạng ngữ chỉ tình huống:

Tạo được sự liên kết về ý giữa các câu trong vănbản, ngoài các tác dụng về thay đổi cách diễn đạtcho linh hoạt, tác dụng phân biệt thông tin đã biếtvới thông tin mới

Trang 13

HẦU TRỜI – Tản Đà

I.Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìmđường cứu nước Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: giọng thơ tâm huyết, sôi sục, đầy sức lôi cuốn

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 58)

Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mài, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động Rèn kĩ năng đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; bình giảng những câu thơ hay

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Giải nghĩa bốn câu

thơ đầu trong bài

“Lưu biệt khi xuất

gũi và khác biệt giữa

cái “ngông” của Tản

1 Giải nghĩa bốn câu thơ đầu trong bài “Lưu biệt khi xuất dương”

-Câu 1: đã được bản dịch nghĩa làm rõ ý.

-Câu 2: lẽ nào để trời đất tự vần xoay tới đâu thì tới mà mình là kẻ đứng ngoài,

vô can?

-Câu 3: không chỉ xác nhận sự có mặt của “ta” ở trên đời mà còn hàm chứa một

tâm niệm: ta hiện diện không phải như một sự kiện ngẫu nhiên, vô ích và vìvậy, ta phải làm được một việc gì đó có ý nghĩa cho đời

-Câu 4: còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới Có thể nói rõ ý hơn

là: Ngàn năm sau lẽ nào chẳng có người nối tiếp công việc của người đi trước?Như vậy, câu 3-4 cho thấy rõ cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: thấy việckhông thể không làm, không ỷ lại cho ai Hơn thế, cái tôi ấy thấy rõ lịch sử làmột dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc củanhiều thế hệ

2.Thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của tác giả trước thực trạng đất nước

Tử hĩ (đã chết), nhuế (nhục), si (ngu)

3.Những nét cách tân trong nghệ thuật thơ Tản Đà

-Chia một bài thơ thành nhiều khổ, nhà thơ có điều kiện thể hiện được nhiềucung bậc cảm xúc biến hóa đa dạng của con người cá nhân

-Hình tượng mượn từ thơ ca dân gian, vì vậy, chúng trở nên gần gũi, dung dị, ítmang vẻ cao sang, xa cách

-Ngữ điệu nói, gần gũi, sống động

-Hình thức kể chuyện, mở đường cho sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ

4.Những điểm gần gũi và khác biệt giữa cái “ngông” của Tản Đà với cái

“ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng”

-Ý thức rất cao về tài năng của bản thân-Dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt-Dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khôn khổ” của mình trước thiên

hạ, như muốn “giỡn mặt” thiên hạ, …

Điểm khác: ngông ở Tản Đà là của kẻ tuy không phải sông 1 vô trách nhiệm

với xã hội nhưng không còn xem vấn đề “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”

là chuyện hệ trọng nữa, cái tài mà Tản Đà muốn khoe về cơ bản là cái tài thuộcphạm trù văn chương Tác giả đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm(mà thông thường các nhà nho vẫn đặt trên vai mình) để sống thoải mái hơn vớicái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới

Tuần 22, tiết 21

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

Đề: Phân tích vẻ đẹp của - Hs căn cứ vào phần tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài

Ngày đăng: 27/12/2014, 07:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w