1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 12

24 3,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 279,5 KB

Nội dung

-Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức đoạn văn, cách xây dựngđoạn diễn dịch, qui nạp, móc xích,song hành, cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng dẫn chứng và phântích dẫn chứng

Trang 1

Tuần 01, tiết 01

NGHỊ LUẬNVỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I Mục tiêu cần đạt

Có kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

II Tổ chức hoạt động dạy và học

Đề bài:

Trong cuộc gặp gỡ và trao đổi với hơn 500

học sinh, sinh viên thủ đô Hà Nội ngày

08/01/2007 về “Hội nhập- cơ hội và thách

thức đối với sinh viên” nhân ngày truyền

thống học sinh-sinh viên Việt Nam 09/01,

nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói:

“Nhân ngày truyền thống của chúng ta,

tôi xin tặng các bạn năm chữ H Đó là học

- Bài viết cần có những ý cơ bản nào?

- Cần vận dụng những thao tác lập luận nào để

viết bài?

- Cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào

trong cuộc sống?

* Đề bài về nhà:

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói:

“Điều quan trọng trên đời không phải là ta

đang đứng ở đâu, mà là ta đang đi về đâu”.

(PLĐ, tr 44)

GỢI Ý-Đề yêu cầu nêu ý kiến riêng về một trong năm chữ H(học hành, hành động, hăng hái, hiền thục, hữu ái).Lời phát biểu của Vũ Khoan vừa thể hiện sự quan tâmsâu sắc của Đảng, nhà nước với học sinh-sinh viên vừađược coi như những yêu cầu, định hướng cho thế hệtrẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay của đấtnước

-Giải thích khái niệm: ngắn gọn,rõ ràng khái niệm có

liên quan đến vấn đề mình chọn, đại thể:

+ Học hành: quá trình học hỏi, tích lũy kiến thức, rèn

+ Hiền thục: sự dịu dàng, hiền hậu

+ Hữu ái: có tình cảm thương yêu nhau, tinh thầntương trợ, đoàn kết

-Bàn luận: Đây là những việc làm, phẩm chất, đức

tính cần thiết của học sinh-sinh viên trong thời kì mớicủa đất nước: Vừa đáp ứng được yêu cầu của thời đại(năng động, có tri thức, chủ động sáng tạo, dám nghĩdám làm) vừa giữ được nét đẹp truyền thống, đạo lícủa con người, dân tộc Việt Nam

- Xác định được trách nhiệm, phương hướng hành động cho bản thân.

Tuần 02, tiết 02

NGHỊ LUẬNVỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

(Tiếp theo)

I Mục tiêu cần đạt

Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

II Tổ chức hoạt động dạy và học

Đề bài:

Trong cuộc gặp gỡ và trao đổi với hơn 500 học sinh, sinh viên

thủ đô Hà Nội ngày 08/01/2007 về “Hội nhập- cơ hội và thách

thức đối với sinh viên” nhân ngày truyền thống học sinh-sinh

viên Việt Nam 09/01, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói:

“Nhân ngày truyền thống của chúng ta, tôi xin tặng các bạn

năm chữ H Đó là học hành (học và thực hành, chứ không phải

học để tập)- hành động- hăng hái- hiền thục và hữu ái”

(Theo báo “Tuổi trẻ”, số ra ngày thứ ba 09/01/2007, trang 8)

Anh/chị nêu ý kiến của mình về một trong năm chữ H này.

-Viết mở, kết bài và một đoạn văn trong phần thân bài cho đề

GỢI Ý -Mở bài:

- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào

tư tưởng, đạo lí

- Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thìghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất

xứ nếu có) và nhận định đúng haykhông đúng Đề bài không có câu tríchthì nêu ý của đề và nêu nhận định phùhợp với đề bài

- Kết bài: Kết luận chung về tư tưởng,

Trang 2

bài trên.

-Hs trình bày kết quả trước lớp, lớp rút kinh nghiệm

-Gv nhận xét, bổ sung

* Đề bài về nhà:

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Điều quan trọng

trên đời không phải là ta đang đứng ở đâu, mà là ta đang đi

về đâu” (PLĐ, tr 44)

đạo lí Liên tưởng, liên hệ

-Viết một đoạn trong phần thân bài:

hình thức đoạn văn, cách xây dựngđoạn (diễn dịch, qui nạp, móc xích,song hành), cấu trúc: luận điểm, luận

cứ, luận chứng (dẫn chứng và phântích dẫn chứng)

1.Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng

Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo,chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp

Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệthuật trào phúng sắc bén

Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp

cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất “thép”; giữa sự trongsáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc

2 “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố

xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thếbình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyênđộc lập, tự do trên đất nước ta

Văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào màcòn để công bố với toàn thế giới, đặc biệt là với những lực lượng thù địch và cơhội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch đất nước ta

3.Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc

lập” (1776) của nước Mĩ và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”(1791) của Cách mạng Pháp để làm căn cứ cho bản tuyên ngôn của Việt Nam

Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận Mặt khác, HồChí Minh trích tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và pheĐồng minh Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp

đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinhthần tiến bộ của chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của chaông họ

4 Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh

thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngănchặn âm mưu tái chiếm nhước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơhội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự

do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc

Trang 3

II Tổ chức hoạt động dạy và học

Đề bài:

Có một lần nào đó, đang đi trên

đường, anh/chị chột nhìn thấy

một cảnh tượng ngộ nghĩnh:

hai người đàn ông đi xe đạp

chẳng may đụng xe vào nhau,

cả hai người ngã chổng kềnh.

Sau đó, cả hai cùng đứng dậy,

mỗi người nhìn thoáng vào cái

xe của mình rồi cùng gật đầu

chào và lên xe đi tiếp Anh/chị

lập luận nào để viết bài?

- Cần sử dụng các tư liệu thuộc

lĩnh vực nào trong cuộc sống?

* Đề bài về nhà:

Hiện nay, sau khi tốt nghiệp cấp

Trung học phổ thông, có rất

nhiều học sinh Việt Nam chọn

con đường du học thay vì học

tập ở các trường đại học trong

nước Anh/chị có ý kiến gì về

hiện tượng trên.

(PLĐ, tr 67)

GỢI Ý -Đây là vấn đề liên quan đến tất cả mọi người trong đó có chính

mình, cách viết tốt nhất là những lời bộc bạch chân thành, không

nên sa vào những lời chỉ dạy hay răn đe

-Một chuyện tưởng buồn mà thành vui:

+ Tình huống được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị.+ Tại sao không hề có một lời phân bua hay to tiếng nào từ hai con

người ấy? Có lẽ họ đã nghĩ: Là một chuyện không may mà cả mình

và người kia đều không muốn hoặc Người kia có lỗi mà cũng có thể

là lỗi do mình, giá như mình cẩn thận hơn một chút Hoặc Mình đang vội, mất thì giờ vào một chuyện như thế này thì có ích gì?

+ Họ là người lao động bình thường nhưng đã có cách xử sự thậtvăn hóa Đấy mới là văn hóa đích thực, bởi nó đã trở thành thóiquen, thành nếp ứng xử thường trực

-Từ câu chuyện nhỏ, nghĩ về những điều lớn hơn: Người ta sẵn

sàng gây gổ, dùng bạo lực với nhau chỉ vì những va chạm nhỏ,những câu nói tình cờ, đôi khi chỉ vì một tiếng cười hay một ánhmắt… Đã có không ít trường hợp dẫn đến kết quả đáng buồn, thậmchí là bi kịch đáng tiếc Chính mình cũng không xử sự đúng trongnhững trường hợp như vậy

- Văn hóa ứng xử: Con người sống trong xã hội, mỗi việc làm,

mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác Ứng xửnhư hai con người trong câu chuyện là cách ứng xử đẹp, đáng đểnêu gương Nhường nhau một bước chân, nhường nhau một lời nói,

có thiệt gì đâu Từ hành vi này mà suy rộng ra: biết nhường đườngcho người khác, biết đứng lên nhường ghế cho người già, phụ nữmang thai, trẻ em trên xe buýt, biết xin lỗi, biết nói “cảm ơn”,không xả rác, không gây ồn ào nơi công cộng,… Xã hội sẽ trở nênthân ái hơn, đẹp hơn chính vì những cách ứng xử văn hóa như vậy

Tuần 05, tiết 05

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I Mục tiêu cần đạt

Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

II Tổ chức hoạt động dạy và học

Đề bài:

Có một lần nào đó, đang đi trên đường, anh/chị

chột nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh: hai

người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào

nhau, cả hai người ngã chổng kềnh Sau đó, cả

hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào

cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe

đi tiếp Anh/chị nghĩ gì về câu chuyện nhỏ đó?

-Viết mở, kết bài và một đoạn văn trong phần thân

bài cho đề bài trên

-Hs trình bày kết quả trước lớp, lớp rút kinh

nghiệm

-Mở bài: kể lại câu chuyện nhỏ theo đề bài; nên

nghĩ như thế nào?

- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng

- Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài)

-Kết bài: Kết luận chung về hiện tượng Cảm nghĩ

cá nhân.(Trong mối giao lưu ngày càng mở rộng với thế giới, nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất nước trước mắt mọi người.)

-Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức

đoạn văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp,

Trang 4

-Gv nhận xét, bổ sung.

* Đề bài về nhà:

Hiện nay, sau khi tốt nghiệp cấp Trung học phổ

thông, có rất nhiều học sinh Việt Nam chọn con

đường du học thay vì học tập ở các trường đại học

trong nước Anh/chị có ý kiến gì về hiện tượng trên.

II Tổ chức hoạt động dạy và học

nào trong cuộc

đời và quan niệm

sáng tác của

Nguyễn Đình

Chiểu?

1.Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn được chia thành ba phần chính, được

ngăn cách bằng các dấu (*) mà tác giả ghi trong bài: phần nói về con người và quanniệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu; phần nói về thơ văn yêu nước do NguyễnĐình Chiểu sáng tác và cuối cùng là phần nói về truyện thơ “Truyện Lục Vân Tiên”

Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian Nguyễn Đình Chiểu viết

“Truyện Lục Vân Tiên” trước nhưng trong bài viết, tác giả lại nói đến sau; “TruyệnLục Vân Tiên” được xác định là “một tác phẩm lớn”, nhưng phần viết về cuốntruyện thơ đó lại không kĩ càng bằng phần viết về thơ văn yêu nước chống ngoạixâm Từ cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn, chúng ta có thể rút ra bài học:Trong văn nghị luận, mục đích nghị luận quyết định cách sắp xếp luận điểm và mức

độ nặng nhẹ của từng luận điểm, việc “viết để làm gì” quyết định việc “viết thếnào”

2 Kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Định hướng cách nhìn, cách đánh giá và chiếm lĩnh tác gia Nguyễn ĐìnhChiểu Khẳng định và phát huy sức mạnh của văn học nghệ thuật, của thơ văn ĐồChiểu đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong thời đại mới Đánh giá đúng

vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ mù xứ Đồng Nai, đồng thời khôi phục giá trị đíchthực của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”

Thể hiện mối quan hệ giữa văn nghệ và đời sống, giữa người nghệ sĩ chânchính với cuộc đời Đặc biệt là khơi dậy tinh thần yêu nước và thương nòi của dântộc từ cuộc đời và thơ văn của Đồ Chiểu

3.Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì

một nghĩa lớn: “đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”

Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức Và thiên chứccủa thơ văn, của người nghệ sĩ là chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và bọn taysai, là vạch trần âm mưu và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phinghĩa

Bài học rút ra: Làm người phải có tâm hồn trong sáng, không vì lợi lộc hayquyền thế mà đánh mất mình, làm điều phi nghĩa Làm người, phải phấn đấu vìnghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc Văn thơ phải là vủ khí chiến đấu cho nền độc lập củadân tộc, cho chính nghĩa Nhà thơ phải là chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ

sự nghiệp lớn của toàn dân tộc

Tuần 07, tiết 07

Trang 5

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ I.Mục tiêu cần đạt

Nắm được cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Biết nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá vềnội dung và nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Một số yêu cầu cơ bản

của bài văn nghị luận về

một bài thơ, đoạn thơ?

-Tìm hiểu đề, tìm ý, lập

dàn ý cho đề:

Bình luận đoạn thơ

sau trong bài “Vội

vàng” của Xuân Diệu:

“Ta muốn ôm … cắn

vào ngươi!”

(SNCV, tr 82,83)

1.Một số yêu cầu cơ bản

-Đọc kĩ bài/đoạn thơ, tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức,làm cơ sở để nêu nhận xét, đánh giá

-Nêu nhận xét, đánh giá về bài/đoạn thơ (luận điểm)

-Sử dụng luận cứ để thuyết phục người đọc về nhận xét của mình

-Lập dàn ý hợp lí Chú ý mở bài cần giới thiệu bài/đoạn thơ và tác giả, trích dẫn các câu thơ phải chính xác đến từng dấu câu.

-Thơ ca thuộc nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm của sáng tạo tưởng tượng

và nhu cầu biểu cảm Sự cảm nhận ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ ca cũng mang đậm tính chất chủ quan Vì thế, bài nghị luận này cho phép ghi nhận những ấn tượng và cảm xúc về ấn tượng đó, cho phép liên tưởng và tưởng tượng nhưng phải chân thật và trung thực.

2.Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý Đề: Bình luận đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

thanh điệu của tác

giả trong bốn câu

thơ được xem là

tuyệt bút của Quang

1.Mạch liên kết giữa các đoạn thơ

Bài thơ được hình thành và kết tinh từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết vềnhững người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thểnào quên của chính tác giả trong đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đấtmiền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi

ấn tượng, kí ức để kết tinh thành những hình ảnh sống động Thườngthì những hình ảnh trong kí ức được gợi ra khó mà có một trật tự rõràng, nó có thể xáo trộn trình tự thời gian, không gian, nhưng vẫn cómột trình tự khác- đó là mạch cảm xúc của chủ thể Ở đây, mạch cảmxúc hồi tưởng đã làm lần lượt hiện lên những hình ảnh về Tây Tiến:

Khởi đầu là hình ảnh những cuộc hành quân dãi dầu gian khổ giữa mộtkhung cảnh miền Tây hoang sơ, hùng vĩ, bí ẩn Tiếp đó, nỗi nhớ gợi vềnhững hình ảnh tươi đẹp, rực rỡ, mềm mại và thơ mộng Nổi bật lêntrong đó là hình ảnh những thiếu nữ miền Tây trong đêm lửa trại và vẻđẹp huyền ảo trong sương khói buổi chiều tiễn biệt nơi Châu Mộc Tiếptheo, nỗi nhớ được kết tinh lại trong sự khắc họa tập trung, cận cảnh

Trang 6

2.Phân tích bốn câu thơ đặc sắc tả về cuộc hành quân của người lính Tây Tiến

3.Đặc sắc của nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu trong bài thơ

(Xem thêm SBTC, tr 26, bài tập 4)

Nắm được đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước; thấy được những thành tựucủa nền văn học cách mạng Việt Nam; cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống

Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu Cảm nhận sâusắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu.II.Tổ chức hoạt động dạy và học

- Những đặc điểm cơ bản của văn

học Việt Nam giai đoạn 1945-1975?

-Nêu những đặc điểm nổi bật của

cuộc đời Tố Hữu? (năm sinh, gia

đình, quê hương, quá trình học tập

và hoạt động cách mạng) (xem Tài

liệu ôn thi TN)

-Phân tích những biểu hiện của tính

dân tộc trong thơ Tố Hữu?

1.Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

(SNCV, tr 6-7)

2.Tập thơ “Việt Bắc”

(SNCV, tr 75)

3.Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

(Tài liệu ôn thi TN)Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Sử dụng kết cấu đối

đáp và sáng tạo hai

nhân vật trữ tình mình,

ta, tác giả đã đạt hiệu

quả như thế nào trong

việc biểu hiện tư tưởng,

cảm xúc ở bài thơ?

(SNCV, tr 67)

-Tìm hiểu phong vị dân

gian trong bài thơ?

-Đoạn thơ từ câu 53-88,

khí thế hào hùng của

cuộc kháng chiến được

1.Cách sử dụng kết cấu đối đáp và sáng tạo hai nhân vật trữ tình trong bài thơ

-Lối kết cấu đối đáp trong ca dao đã được vận dụng hết sức thích hợpvào bài thơ…

-Tác giả vận dụng sáng tạo hai đại từ “mình” và “ta”…

(SBTNC, tr 33)

2.Phong vị dân gian trong bài thơ

-Cách kết cấu theo lối đối đáp

-Hình ảnh gần gũi với ca dao hoặc được gợi ra từ những hình ảnh của cadao, với cách biểu đạt quen thuộc của dân gian,

-Ngôn ngữ, cách miêu tả, biểu cảm ở nhiều chỗ phảng phất hoặc đậmchất ca dao

-Chiều sâu của tình cảm, cảm xúc, ở điệu tâm hồn nhà thơ

Trang 7

tái hiện qua những hình

ảnh, sự việc nào? Bút

pháp và giọng điệu

trong đoạn thơ?

3.Khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến (câu 53-88)

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

… Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa.

-Khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những cảnh rộng lớn, nhữnghoạt động tấp nập, sôi động của cuộc kháng chiến…

-Bút pháp và giọng điệu: nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ…

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Cảm nhận của tác giả trong chín

câu thơ mở đầu có gì độc đáo?

(SBTC, tr 47)

-Nhận xét và nêu ý nghĩa của việc sử

dụng chất liệu văn học và văn hóa

dân gian của tác giả trong đoạn

(SBTC, tr 47 )

2.Chất liệu văn học và văn hóa dân gian trong đoạn trích

-Đa dạng: phong tục, truyền thuyết, cổ tích, ca dao dân ca

-Sử dụng sáng tạo

-Tác dụng: tạo nên không gian nghệ thuật riêng của đoạn thơ,vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, baybổng, mơ mộng

Nắm được một số phép tu từ cú pháp (lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen) và tác dụng nghệ thuật củachúng Nhận biết và phân tích được các phép tu từ cú pháp trong văn bản Có kĩ năng sử dụng các phép tu từ

cú pháp khi cần thiết- trong bài làm văn

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

1.Chỉ rõ lỗi và nêu cách chữa lỗi

-Nguyệt là người phụ nữ hiện thân ở cầu Đá Xanh.

-Xã em có mười người được bầu là Bà mẹ Việt Nam anh hùng -Thanh niên phải tuyên chiến với tệ nạn mại dâm, ma túy, tội

Trang 8

- Bài tập II.2 SBT, tr 74

- Bài tập III.2a SBT, tr 74 phạm.2.Câu phạm lỗi về cấu trúc

-Chính anh, mà không phải tôi, đã nói như thế.

-Chúng ta càng đoàn kết thì phong trào thi đua học tốt mỗi ngày một phát triển.

-Được thầy cô khen khiến nó sung sướng đỏ bừng mặt.

3.Phân tích tác dụng của phép liệt kê và chêm xen

(SBT, tr 74 bài tập: II.2, III.2a)

Tuần 13, tiết 13

LUẬT THƠ

I.Mục tiêu cần đạt

Nắm được những nội dung cơ bản về luật thơ của những thể thơ tiêu biểu (thơ lục bát, thơ tự do) Có

kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một bài thơ cụ thể

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Hs đọc các câu thơ và thực hiện

nhiệm vụ nêu ở từng bài tập

-So sánh luật thơ:

+Trời thăm thẳm/xa vời khôn

thấu,

Nỗi nhớ chàng/đau đáu nào

xong (Chinh phụ ngâm)

+Xiên ngang mặt đất/rêu từng

đám,

Đâm toạc chân mây/đá mấy hòn.

(Tự tình, bài II)

1.Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc

Ta với mình, mình với ta, Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.

2.Chuyển câu hát xẩm sau thành câu thơ lục bát nguyên mẫu

Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng, Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đậu cao.

3.Tìm hiểu nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc

-Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau.

-Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

KIỂM TRA 15’

Nội dung ôn tập:

-Tây Tiến

-Việt Bắc

-Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)

Đề:

………

………

………

Đáp án: ………

………

………

………

………

………

………

………

……… Tuần 14, tiết 14

Trang 9

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

(hoặc) LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I.Mục tiêu cần đạt

Nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận Biết vận dụng kết hợp các thao tác lậpluận để viết bài văn nghị luận Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thaotác lập luận trong một số văn bản

Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận Biết cáchvận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn/bài văn nghị luận Nhận diện được tính phù hợp

và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản Vận dụng kết hợp cácphương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Chọn ý kiến sau đây làm chủ đề,

vận dụng kết hợp các thao tác lập

luận để viết đoạn văn hoàn chỉnh:

Yêu là tên gọi khác của sự hiểu

nhau (Ta-go).

-Viết một đoạn văn phân tích bốn

câu thơ sau (khi viết, cần kết hợp

được các phương thức biểu đạt):

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Quang Dũng – Tây Tiến)

1.Chọn ý kiến làm chủ đề để viết đoạn văn

Hs không nhất thiết phải nói đủ mọi khía cạnh của vấn đề, chỉ

cần nhấn mạnh một ý: Ta-go chỉ hiểu yêu ở khía cạnh hiểu nhau Do đó, cần có thao tác giải thích, thao tác suy luận (suy

í, diễn dịch từ một cái lí mà suy ra cái ý cụ thể) thao tác chứngminh, bình luận

2.Hs viết đoạn văn: kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp

và viết đoạn văn Ít nhất là có sự kết hợp của các phương thứcnhư biểu cảm, miêu tả

Tuần 15, tiết 15

SÓNG – Xuân Quỳnh ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA – Thanh Thảo

I.Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu Thấy đượcđặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theođặc trưng thể loại Rèn kĩ năng cảm thụ thơ

Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo.Nắm được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Cảm nhận chung về bài thơ “Sóng”

Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong chuyến đi thực tế ở vùng biểnDiêm Điền (Thái Bình) năm 1967 Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”

Đề tài: tình yêu

Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữthiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sựhữu hạn của đời người

Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ:

- Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúcnhẹ nhàng, khoan thai

- Âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc khácnhau, đang rung lên đồng điệu, hòa nhập với sóng biển

Trang 10

2 Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ “Sóng”

- Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúcnhẹ nhàng, khoan thai

- Âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc khácnhau, đang rung lên đồng điệu, hòa nhập với sóng biển

Âm điệu của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố:

- Thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏngcái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/2; 3/1/1

- Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trướctựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt: “Dữ dội và dịu êm - Ồn

ào và lặng lẽ”; “Dẫu xuôi về phương bắc - Dẫu ngược về phương nam”; …

- Sự trở đi trở lại, hồi hoàn như một điệp khúc của hình tượng “sóng”trong các khổ thơ

Lor-ca (1898-1936): Nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khátvọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chế độ phản độngcực quyền thân phát xít bắt giam và giết hại

3 Giải thích nhan đề và câu đề từ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”

Đàn ghi ta: được coi là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây BanNha, vì thế, ghi ta còn được gọi là Tây Ban cầm

Nhan đề đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ: Lor-ca

Và gắn liền với hình tượng ấy là biểu tượng nghệ thuật mang tính cách tân củaLor-ca: đàn ghi ta

Thanh Thảo đã lấy câu “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”- đượccoi là di chúc của Lor-ca để làm đề từ cho bài thơ của mình Câu thơ đề từ chothấy Lor-ca là một người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sởTây Ban cầm …

Lor-ca là nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết thi ca của mình một ngàynào đó có thể sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệthuật nên đã di chúc dặn lại các thế hệ sau cần phải biết chôn nghệ thuật củaông để đi tới, để tự do làm cái mới

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

-Nêu những nét

chính về cuộc đời

Nguyễn Tuân?

1.Những nét chính về con người và sự nghiệp của Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân (1910- 1987) quê ở Thanh Xuân, Hà Nội Ông sinh ratrong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn

- Năm 1945, đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ haicuộc kháng chiến của dân tộc

- Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp Là người gópphần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làmphong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đạimột phong cách tài hoa và độc đáo

- Những tác phẩm chính: “Vang bóng một thời” (1940), “Sông Đà”(1960), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (1972) … Năm 1996, ông được Nhà nước

Trang 11

-Theo em, nguyên

nhân nào làm nên

chiến thắng của

ông lái đò? Từ đó,

hãy nêu nhận xét

của em về vẻ đẹp

của con người lao

động trên trang văn

của Nguyễn Tuân

tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2 Những đặc điểm của sông Đà

Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện Ông thấy mọi dòng sôngđều chảy về hướng đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc Ông phát hiện

ra hình ảnh con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đá sông Đà bày trùng

vi thạch trận, người lái đò trên sông là một người nghệ sĩ, một dũng sĩ, … đóchính là những biểu hiện sinh động cho nét đẹp nổi bật của sông Đà là hungbạo và trữ tình

Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đãvận dụng kiến thức uyên bác; kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa,trùng điệp và miêu tả, so sánh liên tưởng; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàuhình ảnh; câu văn giàu nhạc điệu … Tất cả làm cho bài tùy bút sống động vàhấp dẫn

3.Nguyên nhân làm nên chiến thắng của ông lái đò

Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyếttâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống

Thứ hai, đây là chiến thắng của tài trí con người, của sự hiểu biết và kinhnghiệm nhiều năm gắn bó với nghề sông nước

Từ cuộc chiến đấu ác liệt với thác dữ sông Đà, từ sự bình dị của những ngườilái đò sau chiến thắng (không lưu danh tên tuổi, “chả thấy ai bàn thêm một lờinào về cuộc chiến thắng vừa qua”), có thể thấy Nguyễn Tuân đã khẳng định vàngợi ca vẻ đẹp của những người lao động bình thường, âm thầm, giản dịnhưng đã và đang làm nên những kì tích lớn lao trong cuộc chiến với thiênnhiên hung dữ

Tuần 17, tiết 17

ÔN TẬP PHẦN ĐỌC VĂN HỌC KÌ I I.Mục tiêu cần đạt

Nắm được những tri thức cơ bản về các tác giả và các tác phẩm văn học đã học, củng cố và hệ thốngđược những kiến thức đã học trên hai phương diện lịch sử và thể loại Hiểu được một cách cơ bản những kiếnthức lí luận văn học về thể loại và phong cách văn học Trau dồi kĩ năng đọc- hiểu và viết văn nghị luận

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

1) Phạm Văn Đồng đã phát hiện “ánh sáng khác thường” nào trong cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

- “Ánh sáng khác thường” trong cuộc sống: nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn

- “Ánh sáng khác thường” trong quan điểm thơ văn: coi trọng nhân cách và trách nhiệm của nhà văn vớithời cuộc; trong thơ văn phải ngụ khen chê rõ ràng; thơ văn là vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và bọn tay sai, vạch trần và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa

2) Trình bày ngắn gọn về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến”?

- Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng:

Ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết

về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến”:

Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh(một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến” Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ

là “Tây Tiến”

3) Trong đoạn trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm có sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian Anh/chị hãy nhận xét về cách sử dụng và nêu ý nghĩa của việc sử dụng các chất liệu ấy?

Trang 12

- Cách vận dụng của tác giả thường chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, mộtchi tiết trong truyền thuyết, cổ tích,…

- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuậtriêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng

4) Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta- mình trong bài thơ “Việt Bắc”?

- Đại từ xưng hô ta- mình hay được dùng trong ca dao Ở bài thơ này, tác giả dùng hai đại từ ấy để gợi

không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân ViệtBắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình (3 điểm)

- Hai đại từ này được tác giả sử dụng rất biến hóa: “Mình về mình có nhớ ta”- mình: người cán bộ, ta: người Việt Bắc; “Mình đi mình lại nhớ mình”- mình, hai chữ đầu: người cán bộ; chữ cuối: cả người cán bộ và

người Việt Bắc; … Cách sử dụng đại từ như thế thể hiện sự hòa quyện, gắn bó thắm thiết, không thể tách rời,son sắt thủy chung giữa những người kháng chiến với nhân dân, đất nước

5) Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện ấy?

Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện Ông thấy mọi dòng sông đều chảy về hướng đông,chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc Ông phát hiện ra hình ảnh con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đásông Đà bày trùng vi thạch trận, người lái đò trên sông là một người nghệ sĩ, một dũng sĩ, … đó chính lànhững biểu hiện sinh động cho nét đẹp nổi bật của sông Đà là hung bạo và trữ tình

Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kiến thức uyên bác;kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, trùng điệp và miêu tả, so sánh liên tưởng; ngôn ngữ đa dạng,sống động, giàu hình ảnh; câu văn giàu nhạc điệu … Tất cả làm cho bài tùy bút sống động và hấp dẫn

6) Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào (nêu tên bản tuyên ngôn, tên nước, năm ra đời)? Cho biết mục đích của việc trích dẫn đó?

- Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã trích dẫn:

+ Bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ

+ Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791

II.Tổ chức hoạt động dạy và học

- Sông Hương trong đoạn trích “Ai

đã đặt tên cho dòng sông”được

Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh với

các hình ảnh nào về người phụ nữ?

1.Sông Hương được so sánh với những hình ảnh

- Sông Hương được tác giả so sánh với các hình ảnh vềngười phụ nữ:

+ Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại

- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo:

+ Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc (miếng trầu; tóc bới sau đầu; cáikèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần sàng, hòn than, con cúi, …)

+ Có ca dao, thành ngữ, câu hò: Yêu em từ thuở trong nôi; Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn; Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi, …

+ Có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích từ xa xưa (Trầu cau, sự tích Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái,…)

Ngày đăng: 26/12/2014, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w