Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CP Thủy sản

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp thủy sản thông thuận (Trang 58 - 67)

Thủy sản Thông Thuận.

2.3.1. Thị phần

Việc xác định thị phần của công ty phụ thuộc vào đóng góp doanh thu của các công ty trong ngành hay là các đối thủ cạnh tranh của công ty. Ở đây ta có thể tính toán thị phần tương đối của công ty dựa trên đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là công ty CP Seafood F17,dưới đây là bảng phân tích thị phần của công ty qua 2 năm 2011- 2012.

Bảng 2.7: Thị phần tương đối của công ty CP Thủy sản Thông Thuận so với công ty CP Seafood F17.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu công ty CP Thủy sản

Thông Thuận 53.200.527.290 230.029.703.407

Qua kết quả trên, ta có thể nhận định một cách tương đối rằng: Năm 2012 thị phần tương đối của công ty tăng gấp 4.3 lần doanh thu năm 2011 chứng tỏ công ty mở rộng kinh doanh, vị thế của công ty ngày càng chiếm lĩnh trên thị trường, đây là một dấu hiệu tốt, khả quan .

2.3.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần

Tốc độ tăng trưởng thị phần là tốc độ tiêu thụ các sản phẩm tại công ty. Tốc độ tăng trưởng thị phần của công ty đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ trên thị trường đó.

Công ty phải luôn giữ cho tốc độ tăng trưởng thị phần của mình ổn định trong từng giai đoạn có như thế thì việc kinh doanh của công ty mới thuận lợi và dễ dàng kiểm soát.

Ta có thể tính được tốc độ tăng trưởng thị phần của công ty thông qua công thức sau:

Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty CP Thủy sản Thông Thuận . Chỉ tiêu Công thức Cp thủy sản Thông

Thuận

Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2012

DT 2012 – DT 2011

DT 2011 332 %

Theo kết quả trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2012 của ncông ty CP Thủy sản Thông Thuận ở mức 332% là một tỷ lệ khá cao đối với một doanh nghiệp kinh doanh. Với tỷ lệ tăng doanh thu này cộng với việc lợi nhuận liên tục tăng trong thời gian gần đây ta có thể nhận định rằng công ty đang hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả.

Tuy tốc độ tăng trưởng thị phần của công ty khá cao, nhưng so với đối thủ cạnh tranh tôi lựa chọn để phân tích so sánh trong đề tài này, thấy rằng công ty vẫn chưa khẳng định ưu thế của mình trên thị trường, cũng là kim ngạch xuất khẩu tôm, thì công ty CP Seafood F17 là một trong những công ty đứng trong hàng top xếp hạng có kim ngạch xuất khẩu cao trong năm 2012:

Bảng 2.9: Danh mục các công ty có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất năm 2012

TT Tên Doanh nghiệp Mã CK

Thị phần xuất khẩu (%)

Kim ngạch XK tôm 7 tháng đầu năm 2011 (triệu

USD)

1 CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp)

MPC 14,39 170,6

2 Công ty Quốc Việt 4,09 48,5

3 CTCP Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex) 3,96 47 4 CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) FMC 3,4 40,3

TT Tên Doanh nghiệp Mã CK

Thị phần xuất khẩu (%)

Kim ngạch XK tôm 7 tháng đầu năm 2011 (triệu

USD)

Nam

6 CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau

(Camimex Corp.)

CMX 306 36,3

7 CTCP Thủy sản Minh Hải (Sea Minh Hải)

3,01 35,7

8 Công Ty CP Chế Biến Thuỷ Sản Út Xi (Utxico)

2,5 29,6

9 Công ty CP Nha Trang Seafoods-F17

2,49 29,6

10 Cty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (Cases)

2,25 26,6

( Nguồn: Báo thủy sản việt nam)

Như vậy để đứng vững mạnh trên thị trường, thắng được các đối thủ cạnh tranh công ty cần có chiến lược kinh doanh riêng cho mình.

2.3.3. Giá cả sản phẩm và dịch vụ

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng. Nó là một trong bốn công cụ chủ yếu của marketing và là yếu tố trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Khi mà khoảng cách về chất lượng sản phẩm không còn quá khác biệt thì giá cả được xem như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu giữa các công ty trên thị trường.

Do xuất phát từ đặc điểm của công ty, là công ty thực hiện theo quy trình khép kín, từ khâu mua đến khâu tiêu thụ, nên thế mạnh của công ty đó là giá cả sản phẩm luôn luôn chiếm ưu thế trong cạnh tranh đối với các công ty khác. Đây là điểm mạnh của công ty để công ty luôn luôn giữu gìn và phát huy, tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hang.

2.3.4. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nó tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp đó. Vì vậy, chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của công ty nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay sự đòi hỏi ngày càng cao về chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh theo quy trình khép kín, với phương châm đặt ra hang đầu: “ Tôn trọng quyền lợi của khách hang, và phục vụ khách hang bằng chính khả năng của mình”, nên công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường.

+ Đối với con giống: Con giống đạt tiêu chuẩn, có khả năng kháng bệnh cao, công ty có dịch vụ hỗ trợ đi kèm đó là tư vấn công nghệ nuôi tôm cho khách hang, vận chuyển nhanh chóng sản phẩm đến tay người nuôi để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con giống.

+ Đối với tôm thành phẩm: Đạt chất lượng cao, kích cỡ con phải lớn đạt từ 35 – 40 con/kg.

+ Đối với mặt hang tôm chế biến xuất khẩu, được tuân theo quy trình kiểm tra chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ, để đảm bảo sản phẩm đảm bảo sản phẩm hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dung, công ty cũng đã được cấp rất nhiều chứng chỉ công nhận sản phẩm đạt chất lượng tốt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. (Phụ lục 4)

2.3.5. Độ đa dạng của sản phẩm

Ngày nay, đa dạng hóa sản phẩm đang là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ biến của các doanh nghiệp và là điều kiện để doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Chính vì vậy, tất cả các công ty đều mong muốn sản phẩm của mình đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hang.

Hiện nay công ty CP Thủy sản Thông Thuận mặt hang chính và cũng là chủ đạo đó là mặt hàng tôm, cung cấp dưới 3 loại sản phẩm chính:

+ Tôm giống: Cung cấp cho tất cả các farm nuôi trải dài từ quảng Ninh, Hải Phòng, dọc theo các tỉnh Nam Bộ đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

+ Tôm thương phẩm: Một phần cung cấp cho các thương lái, một phần để cho công ty chế biến tôm xuất khẩu.

+ Tôm chế biến xuất khẩu: Mặt hang này chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Mỹ, Nhật Bản, Eu, Hàn Quốc, Đài Loan, tuy nhiên nước tiêu thụ tôm nhiều nhất theo thống kê đó là nước mỹ.

Bảng 2.10: Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012

GT: Giá trị, triệu USD

TT Thị trường Năm 2012 ( GT) So với 2011 (%)

1 Mỹ 1.192.210 +1,2

2 EU 1.135.315 -14,8

3 Nhật Bản 1.097.109 +9,3

4 Hàn Quốc 508.759 +6,5

5 Trung Quốc và Hồng Kông 419.177 +20,5

6 ASEAN 344.534 +11,6 7 Australia 183.765 +14,2 8 Canada 132.811 -7,8 9 Mexico 110.210 -1,3 10 Nga 100.489 - 4,9 11 Các thị trường khác 909.959 -3,9 12 Tổng cộng 6.134.328 +0,3 (Nguồn: VASEP) + Các mặt hàng công ty xuất khẩu bao gồm các mặt hang cụ thể sau:

HOSO: Hoso, Cooked HOSO VAnnamei Shrimp, Raw HOSO Vannamei Shrimp PTO: Pto, Cooked CPTO Vannamei Shrimp , Raw PTO Vannamei Shrimp

HLSO: HLSO, Cooked HLSO Vannamei Shrimp, Raw HLSO Vannamei Shrimp PD&PUD: PD & PUD, Cooked Pd/Pud Vannamei Shrimp, Raw Pd/Pud Vannamei Shrimp

NOBASHI: Nobashi, Breaded Nobashi Vannamei Shrimp, Raw Nobashi Vannamei Shrimp

SUSHI – EBI: BUTTERFLY

- Size: 30|40 40|50 50|60 60|70 70|80 80|100 100|120 - Pcs/Kg - IQF/

Size: 30|40 40|50 50|60 60|70 70|80 80|100 100|120 - Pcs/Kg - IQF/Block

Nhìn chung mặt hang tôm chế biến xuất khẩu rất đa dạng, tổng cộng có tới hơn mười mặt hang chế biến dưới dạng ăn sống, và ăn chín. Nói chung mặt hang tôm mà công ty chế biến như vậy là tốt, tuy nhiên để thắng được đối thủ cạnh tranh, công ty cần nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dung, sở thích của khách hang nước ngoài để mở rộng thêm sản phẩm tiêu dung khác, hiện nay có mặt hang cá cũng là mặt hang được các nước khác trên thế giới rất ưu chuộng, công ty nên mạnh dạn đầu tư qua mặt hang cùng loại, hoặc chế biến những mặt hang tôm dưới dạng khác phù hợp với người tiêu dùng.

2.3.6. Chất lượng dịch vụ khách hàng

Chất lượng dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, công ty luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhanh nhất các nhu cầu

cũng như mang lại sự thỏa mãn và hài lòng cho khách hàng. Theo tôi chất lượng dịch vụ của khách hàng của công ty chia làm 2 thời điểm:

+ Trước thời điểm sản phẩm tiêu thụ: Chất lượng dịch vụ khách hang thể hiện ở chỗ, công ty phải quan tâm, nhiệt tình vớ khách, có đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, tận tình với khách, phục vụ ân cần chu đáo, ở điểm này cũng như phân tích ở phần nhân sự công ty có đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình phục vụ khách hết mình, đây là phương châm mà công ty đưa ra trong chiến lược kinh doanh ngắn, trung, dài hạn.

+ Sau thời điểm sản phẩm tiêu thụ: Công ty đã thực hiện chính sách yên tâm cho khách hàng, tạo hành lang tâm lý ổn định, yên tâm vào sản phẩm mà mình đã tiều dung: Cụ thể hiện nay công ty đã có dịch vụ đi kèm như: Vận chuyển sản phẩm nhanh chóng, an toàn, đến nơi tiêu thụ cho khách hàng, dịch vụ hỗ trợ tư vấn kỹ thuật nuôi tôm trong khoản thời gian nhất định để con giống phù hợp với môi trường sống hạn chế rủi ro thấp nhất có thể xảy ra.

+ Tuy nhiên mặt hàng tôm giống là mặt hàng có khả năng rủi ro rất là cao, để hạn chế điều đó theo tôi công ty cần có những loại thuốc, hay loại thức ăn tăng khả năng kháng bệnh. Còn đối với mặt hang chế biến xuất khẩu, vì các mặt hàng này đa phần là những mặt hàng dưới dạng sống, hoặc mới chỉ qua sơ chế, mặt khác thời gian vận chuyển qua nước ngoài khá lâu, cho nên công ty có cách bảo quản để sản phẩm của mình không bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, để khách hang tiêu dung yên tâm hơn.

2.3.7. Năng lực tài chính

Tài chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty, từ yếu tố này công ty có thể sử dụng để trang trải cho các chi phí hoạt động cũng như thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu sau: Cấu trúc tài chính

Bảng 2.11: Cấu trúc nguồn vốn của công ty CP Thủy sản Thông Thuận năm 2011 -2012.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012

1. Nợ phải trả đồng 89,265,994,887 240,192,899,317 2. Vốn chủ sở hữu đồng 52,171,226,512 112,133,418,620 3. Tổng nguồn vốn đồng 141,437,221,399 352,326,317,937

4. Tỷ số nợ % 63 68

Nhận xét:

Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy rằng tỷ suất nợ của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy cùng với việc tăng của tổng nguồn vốn thì công ty tăng dần việc sử dụng vốn tài trợ từ bên ngoài. Cụ thể năm 2011 tỷ số nợ chiếm tỷ trọng khá lớn tới 63 %, năm 2012 tăng 5% so với năm 2011 đạt 68%. Đi đôi với tỷ số nợ tăng tức là công ty tận dụng nguồn vốn ở bên ngoài gia tăng ( cụ thể đó là tận dụng nguồn vốn vay) dẫn đến tỷ số tự tài trợ giảm đi một tỷ lệ tương ứng 5%. Nhìn chung trên cấu trúc nguồn vốn cho ta thấy tỷ số nợ của công ty khá lớn, điều này dẫn đến 2 vấn đề:

+ Một thể hiện mặt tích cực: Công ty tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài ( chiếm dụng vốn).

+ Hai là thể hiện mặt tiêu cực: Công ty có thể dẫn đến tình trạng không có khả năng chi trả nợ vay, nhưng nhìn trên tỷ số nợ thì không thể cho chúng ta biết công ty có khả năng thanh toán hay không. Muốn biết công ty có khả năng thanh toán hay không thì công ty cần phải đánh giá khả năng thanh toán .

Khả năng thanh toán

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán đưa ra những đo lường về năng lực tài chính của công ty trong việc đáp ứng với những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nó bao gồm: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty CP Thủy sản Thông Thuận năm 2011 – 2012.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

1. Khả năng thanh toán hiện hành 1.46 1.35 2. Khả năng thanh toán nhanh 0.86 0.28 3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.13 0.95

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:

* Khả năng thanh toán hiện hành: Nhìn trên bảng phân tích ta thấy khả năng doanh nghiệp có khả năng thanh toán hiện hành, bởi vì hệ số này đều lơn hơn 1. Cụ thể khả năng thanh toán hiện hành năm 2011 là 1.46, năm 2012 là 1.35. Như vậy khả năng thanh toán hiện hành năm 2012 có xu hướng giảm hơn so với năm 2011, đây là một

ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty, công ty cần thận trọng khi sử dụng nguồn vốn vay.

* Khả năng thanh toán nhanh: Nhìn trên bảng phân tích ta thấy công ty không có khả năng thanh toán nhanh. Cụ thể năm 2011 hệ số là 0.88, năm 2012 là 0.26, giảm 0.58 tương đương với 67%. Lý do công ty không có khả năng thanh toán nhanh là vì công ty tồn một lượng hang tồn kho rất lớn. Vì vậy công ty cần thận trọng hơn trong tình hình tài chính của mình, và công ty nên có kế hoạch xây dựng lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý.

* Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Năm 2011 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 1.13 lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên đến năm 2012 tình hình tài chính đi xuống hệ số thanh toán nợ ngắn hạn chỉ còn 0.95 giảm 16% so với năm 2011, đây là một dấu hiệu xấu về tình hình tài chính, công ty cần quan tâm để khắc phục.

* Khả năng sinh lời

Bảng 2.13: Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty CP Thủy sản Thông Thuận năm 2011 – 2012.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

1. TSLN trên tổng tài sản 0.002 0.002 2. TSLN trên vốn chủ sở hữu 0.007 0.007 3. TSLN trên doanh thu 0.006 0.003 Nhận xét:

Qua các chỉ tiêu đánh giá phản ánh ở bảng trên, có thể thấy được hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm đều có hiệu quả. Cụ thể như sau:

Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản năm 2011 đạt 0.002 đồng, cứ bình quân một đồng tài sản bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty thu được 0.002 đồng lợi nhuận, chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả, năm 2012 thì chỉ số này không thay đổi, điều này chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh chỉ ở mức trung bình không

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp thủy sản thông thuận (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)