Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp thủy sản thông thuận (Trang 49 - 51)

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh.

Việt nam có hơn 490 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản gián tiếp hay trực tiếp là đối thủ cạnh tranh của nhau. Nói về đối thủ cạnh tranh thì công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, trong phạm vi nghiên cứu của tôi ở trên địa bàn tỉnh Khánh hòa, công ty có đối thủ cạnh tranh lớn ví dụ công ty CP Sea Food F17, công ty TNHH MTV XK thủy sản Khánh hòa, đặc biệt trong đề tài này tôi chọn công ty CP Seafood F17 là đối thủ cạnh tranh so sánh với công ty CP Thủy sản Thông Thuận. Một số thông tin về công ty CP Seafood F17 như sau:

Tên doanh nghiệp: Công ty CP Nha Trang Seafoods F17

Địa chỉ: Số 58B, đường 2/4, Phường Vĩnh Hải, Thành Phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lĩnh vực hoạt động: Nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu.

Điện thoại: (+84) 58.3.831.033/3.831.404 Fax: (+84) 58.3.831.034

Email: nhatrangSeafoods@nhatrangSeafoods.vn/ntsf@dng.vnn.vn Website: www. NhatrangSeafoods.com.vn

Sản phẩm chính: Tôm, cá biển, cá ngừ, mực, bạch tuộc, ghẹ, hàng khô.

Công ty CP Nha Trang Seafoods F17 là công ty lớn mạnh, có thương hiệu trên thị trường trong cả nước, hai năm liền công ty CP Nha Trang Seafoods F17 có kim ngạch xuất khẩu tôm đứng trong top 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất: Cụ thể năm 2011 kim ngạch xuất khẩu tôm đạt được 55.46 triệu usd, năm 2012 đạt

29.6 triệu usd ( Nguồn báo thủy sản Việt Nam). Và là công ty đứng trong hàng ngũ 45 công ty xuất khẩu uy tín trên thị trường năm 2012 – 2013, tại Khánh Hòa có 4 công ty được xếp vào đội ngũ công ty xuất khẩu uy tín trong đó bao gồm: Công ty CP Nha Trang Seafoods F17, Công ty TNHH một thành viên XK thủy sản Khánh Hòa, công ty TNHH Tín Thịnh, Công ty TNHH thủy sản Hải Long Nha Trang. ( Nguồn: VASEP)

Như vậy công ty CP Nha Trang Seafoods F17 là một công ty khá lớn mạnh, có thương hiệu trên thị trường. Vì vậy công ty CP Thủy sản Thông Thuận muốn đứng vững trên thị trường, trở thành doanh nghiệp có uy tín thì cần phải có chính sách, biện pháp khắc phục những yếu kém, tận dụng cơ hội để xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh có hiệu qu

2.2.2.2. Khách hàng.

Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm các nhà nhập khẩu như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…. Các nhà nhập khẩu này thường mua với số lượng lớn, có kênh phân phối rộng, có khả năng chi phối thị trường. Họ có nhiều sự lựa chọn nên các doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường thế giới có sự thay đổi. Họ mặc cả để giảm giá, không đồng ý với phương thức thanh toán L/C để chiếm dụng vốn, thường đóng gói bằng logo, bao bì, nhãn mác của họ nên mặt hàng thủy sản của công ty cũng không được biết nhiều trên thế giới.

Khách hàng thứ hai là những công ty nuôi tôm vì công ty cung cấp tôm giống . Những khách hàng này rất khó khăn trong việc lựa chọn tôm giống, vì vậy cũng gây không ít khó khăn cho công ty.

Khách hàng thứ 3 là những công ty chế biến mặt hàng tôm, công ty là cơ sở kinh doanh cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến các mặt hàng thủy hải sản.

Khách hàng là nhân vật chính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, vì vậy khi phục vụ khách hang công ty cần quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những người nước ngoài.

2.2.2.3. Nhà cung cấp.

Nhà cung cấp chính của công ty là nhập tôm giống ở thị trường Mỹ, nhưng hiện nay rất nhiều công ty thủy sản mọc ra ở khắp nơi, ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành vi cung cấp, có sự lựa chọn, do đó cùng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Nhà cung cấp có tác động lớn đến yếu tố chi phí đầu vào của công ty, công ty cần quan tâm tìm hiểu các nhà cung cấp khác nhau trên thị trường để tiết kiệm chi phí thấp nhất. Hiện nay cung cấp tôm giống có các nước: Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ… 2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn đang trong giai đoạn phát triển tốt nên có rất nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập ngành với tiềm lực mạnh hơn.Đây là mối đe dọa lớn đối với công ty hiện đang kinh doanh trên thị trường. Như ta đã biết để ngăn chặn các đối thủ này gia nhập ngành thi phải có rào cản xâm nhập. Hiện nay việc xâm nhập vào thị trường nuôi trồng khai thác chế biến thủy sản có một số rào cản sau:

- Chi phí đầu tư cao: Để xây dựng một công ty nuôi trồng và chế biến tôm vững mạnh vào thời điểm này đòi hỏi chi phí rất lớn, từ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đến chi phí mua sắm, vận chuyển hang hóa, chi phí nhân công, maketing…Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp khi ra nhập ngành phải có một nền tảng tài chính vững mạnh.

- Phản ứng hiện tại của các công ty kinh doanh mặt hang thủy sản: Hiện nay trên địa bàn tỉnh khánh hòa có rất nhiều công ty rất vững mạnh, vì vậy các công ty này khó có thể chấp nhận thêm một công ty mới xuất hiện và chắc chắn rằng các công ty hiện tại sẽ có những phản ứng khốc liệt với hành động xâm nhập này.

- Rủi ro quá lớn: Kinh doanh và nuôi trồng mặt hang thủy hải sản là vấn đề rất khó khăn và phức tạp, nuôi trồng chi phí bỏ ra thì cao, trong khi đó rủi ro rất lớn nếu dịch bệnh phát triển và lây lan, nhiều vụ người nuôi trồng đã bị mất trắng.

- Lạm phát tăng dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu thì việc kinh doanh của các công ty cũng gặp không ít khó khăn.

- Qua những rào cản như trên ta dễ nhận thấy việc xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn rất khó khăn, tuy nhiên công ty luôn chủ động đề phòng để kịp thời đối phó với sự xuất hiện của các đối thủ này.

2.2.2.5. Sản phẩm thay thế.

Là mặt hàng thực phẩm nên có rất nhiều sản phẩm thay thế như thịt gia súc, gia cầm, các loại thực phẩm đóng hộp…Để đối phó với những sản phẩm thay thế này công ty phải luôn giữ vững và bình ổn giá cả, phù hợp với khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

Đặc biệt là sản phẩm cá là sản phẩm rất được ưu chuộng, nó cũng là một trong những sản phẩm được người dân rất ưu chuộng, được đánh giá là mặt hàng tiêu thụ mạnh, cạnh tranh tương đương với mặt hàng tôm, vì vậy công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ vững được thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp thủy sản thông thuận (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)