2.2.4.1. Nguồn nhân lực
Nhân tố con người là một trong những yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là nhân tố đảm bảo cho mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp vấn đề làm sao để có được một nguồn nhân lực tốt, làm sao để có thể sử dụng tối ưu nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Đây cũng là vấn đề được công ty đặc biệt quan tâm.
Cơ cấu lao động của công ty theo các bộ phận như sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của công ty CP Thủy sản Thông Thuận theo bộ phận giai đoạn 2011 – 2012. (ĐVT: người) 2012/2011 Bộ phận 2011 2012 +/- % Văn phòng 290 300 +10 +3 Công nhân 1000 1200 +100 +10 Tổng cộng 1290 1500 +110 +8.5
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy, số lượng nhân viên của công ty có xu hướng tăng dần . Cụ thể năm 2012 tổng nhân viên tăng thêm 110 người so với năm 2011, tương đương với tăng thêm 8.5%. Lý do tăng là do công ty mở rộng kinh doanh nên tuyển chọn thêm nguồn nhân lực, nguyên nhân tăng mạnh đó là tăng từ yếu tố công nhân.
Hiện tại, các nhân viên được tuyển chọn vào công ty đều thông qua phòng hành chính tổ chức, giám đốc nhân sự sẽ trực tiếp tuyển chọn, đối với công nhân không đòi hỏi bằng cấp, nhưng ưu tiên có kinh nghiệm, còn đối với nhân viên phòng ban thì có bằng cấp từ trung cấp trở lên, tùy vào chuyên môn mà công ty bố trí vào công việc rất phù hợp. Công ty đưa ra yêu cầu tuyển dụng rất rõ rang và phù hợp tùy vào đặc điểm tính cách của nhân viên mà đưa vào làm ở những vị trí công việc phù hợp: Ví dụ đối
với công nhân làm tôm xuất khẩu ưu tiên nữ, còn đối với nhân viên chuyên chở hay làm việc ở những khu nuôi trồng thì lại ưu tiên nam. Đây là điểm mạnh của công ty vì đã phát huy được thế mạnh của nhân viên, giúp năng suất lao động tăng cao, tiết kiệm được chi phí.
Tuy nhiên bên cạnh điểm mạnh đó công ty vẫn còn sự phân bổ chồng chéo công việc, công nhân nuôi tôm đương nhiệm cả công việc chuyên chở hàng hóa, dẫn đến tình trạng chậm chễ công việc, gây mất đoàn kết nội bộ, công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng giúp cho môi trường nội bộ của công ty được vui vẻ, nhiệt tình, đoàn kết, xây dựng công ty vững mạnh.
2.2.4.2. Nguồn vốn
Vốn được xem như máu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tiềm lực về vốn thì dễ dàng tạo ra được nguồn lao động có trình độ tay nghề có khả năng tìm được các nhà cung ứng tốt, thiết kế các kênh phân phối rộng khắp, mở rộng hoạt động kinh doanh... Do vậy để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn cần thiết để thực hiện được kế hoạch đề ra, đáp nhu cầu của thị trường.
Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào có vốn lớn đều hoạt động hiệu quả mà điều quan trọng là phải làm thế nào để quản lý tốt nguồn vốn của mình để đạt hiệu quả cao.
Sau đây là bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2012:
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty CP Thủy sản Thông Thuận giai đoạn 2011 – 2012.
(ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
A. Nợ phải trả 8.265.994.887 240.192.899.317 1. Nợ ngắn hạn 69.429.713.226 170.156.747.456 2. Nợ dài hạn 19.836.281.661 70.036.151.861 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 52.171.226.152 112.113.418.620 1. Vốn chủ sở hữu 51.840.120.000 111.000.000.000 2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (11.008.446)
3. Lơi nhuận chưa phân phối 342.114.958 1.133.418.620 TỔNG NGUỒN VỐN 141.437.221.399 352.326.317.937 Nhận xét:
Qua bảng phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp ta thấy nguồn vốn năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 là 210,889,096,600 đồng tương đương với tăng 149%.
Nguyên nhân tăng cụ thể là do các yếu tố sau:
- Nợ ngắn hạn: Năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 là 100,727,034,200 đồng tương đương với tăng 145%.
- Nợ dài hạn : Năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 là 50,199,870,200 đồng tương đương với tăng 145%.
- Vốn chủ sở hữu : Năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 là 59,159,880,000 đồng tương đương với tăng 114 %.
- Lợi nhuận chưa phân phối: Năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 là 791,303,662 đồng tương đương với tăng 231 %.
Nhìn chung nguồn vốn của năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011, chứng tỏ công ty đã rất chú trọng vào việc đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng nợ vay so với tổng nguồn vốn chiếm một tỷ trọng khá lớn, doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, vì vậy doanh nghiệp cũng cần thận trọng với nguồn vốn vay.
2.2.4.3. Công tác thực thi chiến lược
Công ty CP Thủy sản Thông Thuận là công ty hoàn toàn độc lập và tự chủ về mặt tài chính, có phòng kinh doanh riêng biệt, hiện nay công ty đang kinh doanh 3 lĩnh vực chủ yếu:
+ Cung cấp tôm giống. + Cung cấp tôm thành phẩm. + Sản xuất chế biến tôm xuất khẩu.
Phương châm của công ty luôn luôn phục vụ khách hàng chu đáo và nhiệt tình, đưa sản phẩm đến tận tay của khách hàng, công ty luôn có đội vận chuyển để vận chuyển sản phẩm đến tận tay khách hang, và đặc biệt có đội tư vấn hỗ trợ công nghệ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Phương châm của công ty trong thời gian tới đến năm 2020 công ty sẽ trở thành công ty vững mạnh dẫn đầu cung cấp tôm giống, xuất khẩu mặt hang chế biến.
2.2.4.4. Công tác Marketing
Marketing là hoạt động không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào, đặc biệt là trong thời đại cạnh tranh như hiện nay hầu như các doanh nghiệp coi hoạt động marketing là công cụ cạnh tranh mang lại hiệu quả nhất. Đối với công ty CP Thủy sản Thông Thuận cũng vậy, công ty thực hiện chức năng chính là bán hàng nên công tác marketing chủ yếu là xúc tiến bán hàng, tập trung vào hoạt động khuyến mãi và giảm giá.
Trong thời gian qua, công đã triển khai thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút và đáp ứng các nhu cầu mua sắm của khách hàng.Bên cạnh đó, công ty chưa có những chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho các khách hàng trung thành.
Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc nghiên cứu thị trường. Hiện tại công ty vẫn chưa có phòng Marketing để nghiên cứu, dự báo, xác định các nhu cầu và mong muốn của khách hang, để từ đó nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty đối với khách hàng.
2.2.4.5. Văn hóa công ty.
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến uy tín, vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp. Việc xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp các doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường mà còn tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, công ty đã có nhiều hoạt động thiết thực để góp phần xây dựng văn hóa công ty trên nhiều phương diện và thể hiện ở mỗi sản phẩm.
Văn hóa của công ty thể hiện ngay tác phong làm việc, ra vào công ty luôn được kiểm soát chặt chẽ dưới đội bảo vệ của công ty, tất cả các nhân viên muốn ra vào công ty thì phải có thẻ nhân viên đã được bảo vệ kiểm tra.
Đa phần cán bộ công nhân viên của công ty là công nhân, vì vậy công ty trang bị quần áo trang phục cho công nhân khi vào công ty, để đảm bảo sức khỏe của cán bộ công nhân, đồng thời cũng đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm.
Còn đối với các cán bộ làm phòng ban khi xuống khu chế xuất, hay xuống khu vực nuôi trồng cũng đều phải mặc quần áo theo trang phục đúng quy định.
Tuy nhiên văn hóa của công ty vẫn còn một số điểm hạn chế, vì xuất phát đa phần là công nhân, không có học hành, bằng cấp, nên trong giao tiếp vẫn còn một số hạn chế nhất định trong lời ăn tiếng nói, công ty cũng cần quan tâm hơn để chỉnh đốn hạn chế mức thấp nhất, giúp công ty có môi trường lành mạnh, gắn kết là con đường để đi đến thành công.