0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty bằng công cụ Ma trận hình ảnh cạnh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN THÔNG THUẬN (Trang 69 -69 )

ảnh cạnh tranh

Để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh cho công ty, tác giả đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh với phương pháp phỏng vấn chuyên gia gồm 10 chuyên gia là giám đốc, hoặc là làm ở chi cục hải quan, cơ quan thú y, sở thủy sản. trên địa bàn tỉnh Khánh hòa, để dễ thuận tiện cho việc nghiên cứu và so sánh số liệu tôi chọn công ty CP Seafood F17 để so sánh và đánh giá.

- Thị phần. Tốc độ tăng trưởng thị phần. Giá cả sản phẩm và dịch vụ. Chất lượng sản phẩm. Độ đa dạng của sản phẩm. Chất lượng dịch vụ. Năng lực tài chính.

Năng lực quản lý và điều hành. Danh tiếng thương hiệu.

Khả năng nắm bắt thông tin thị trường. Trình độ lao động.

Bảng 2.14: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .

Công ty CP Thủy sản

Thông Thuận Công ty CP Seafood F17 STT Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Thị phần 0,087 3,1 0,278 3,,0 0,269 2 Tốc độ tăng trưởng thị phần 0,092 3,3 0,305 3,1 0,215 3 Giá cả sản phẩm và dịch vụ 0,102 3,6 0,364 2,2 0,229 4 Chất lượng sản phẩm 0,107 3,5 0,374 3,5 0,374 5 Độ đa dạng sản phẩm 0,104 2,3 0,239 3,4 0,344 6 Chất lượng dịch vụ 0,087 3,2 0,278 3,1 0,269 7 Năng lực tài chính 0,098 3,1 0,304 3,3 0,324

8 Năng lực quản lý và điều hành 0,083 2,9 0,243 3,2 0,268

9 Danh tiếng thương hiệu 0,069 3,0 0,208 3,5 0,324

10 Khả năng nắm bắt thông tin thị trường 0,095 2,5 0,238 2,7 0,258

11 Trình độ lao động 0,076 3,1 0,224 3,2 0,231

Một số kết luận thu được từ ma trận hình ảnh cạnh tranh

Qua bảng tổng kết về ma trận hình ảnh cạnh tranh của 2 công ty tôi có nhận xét sau: Tổng điểm mà các chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CP Thủy sản Thông Thuận là 3.045. Điểm số này tuy thấp hơn so với công ty CP Nha Trang Seafood F17 nhưng mức chênh lệch không quá lớn .

Các chỉ tiêu được chuyên gia đánh giá là quan trọng trong việc cạnh tranh của2 công ty : giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm, độ đa dạng của sản phẩm; năng lực tài chính; khả năng nắm bắt thông tin thị trường và danh tiếng thương hiệu. Trong các chỉ tiêu này, công ty CP Thủy sản Thông Thuận rất mạnh ở các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ. Nhưng không mạnh về khả năng nắm bắt thông tin thị trường , độ đa dạng sản phẩm, danh tiếng thương hiệu.

Các chỉ tiêu còn lại tuy không quan trọng nhiều nhưng vẫn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CP Thủy sản Thông thuận, trong đó: thị phần và trình độ lao động của công ty được các chuyên gia đánh giá khá cao; tốc độ tăng trưởng thị phần và năng lực quản lý điều hành chỉ ở mức bình thường.

Công ty CP Seafood F17 đạt điểm số cao và rất mạnh về chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm, năng lực tài chính, danh tiếng thương hiệu. Nhưng khả năng cạnh tranh về giá thấp hơn so với công ty CP Thủy sản Thông Thuận.

2.5. Ma trận SWOT.

Để hoạch định chiến lược dài hạn nhằm củng cố vị thế của ngành thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, chúng ta cần phải hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, cơ hội, để có định hướng, quyết định kinh doanh đúng đắn cho công ty.

Căn cứ vào phần phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh, chúng ta rút ra một số kết luận sau:

+ Điểm mạnh:

Công ty kinh doanh có hiệu quả, sử dụng tài sản và nguồn vốn tốt. Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu là nhân viên trẻ nhiệt tình. Giá cả sản phẩm rẻ chiếm ưu thế cạnh tranh.

Chất lượng sản phẩm tốt, đã được cấp rất nhiều chứng nhận công nhận sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mặt bằng kinh doanh rộng, cơ sở hạ tầng tốt. Văn hóa công ty lành mạnh.

+ Điểm yếu:

Chưa có thương hiệu trên thị trường. Độ đa dạng sản phẩm còn hạn chế.

Khả năng nắm bắt thông tin thị trường còn hạn chế.

Năng lực quản lý điều hành còn lỏng lẻo, chồng chéo, gây trở ngại cho công việc. Nguồn vốn còn hạn chế

Công tác maketing chưa được xúc tiến mạnh. Nội bộ công ty chưa thực sự đoàn kết.

+ Cơ hội:

Thu nhập của người dân tăng. Môi trường chính trị ổn định

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh Vị trí kinh doanh thuận lợi

Là ngành được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, như chính sách về vốn, công nghệ, thuế….

Xu hướng tiêu dung của người dân thay đổi thích mua sắm những mặt hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn là mua ở chợ.

Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nuôi trồng tôm giống.

+ Nguy cơ:

Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty. Lãi suất vẫn còn cao.

Có nhiều đối thủ cạnh tranh. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế Nhu cầu khách hang thay đổi liên tục Giá cả tăng cao

Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN THÔNG THUẬN (Trang 69 -69 )

×