2.2.1. Môi trường vĩ mô. 2.2.1.1. Môi trường kinh tế. 2.2.1.1. Môi trường kinh tế.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, đặc biệt là với bối cảnh kinh tế thế giới đang ở giai đoạn suy thoái. Nền kinh tế nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế và đang đứng trước những thách thức to lớn như chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, kinh tế phát triển chưa bền vững vẫn ở dưới mức tiềm năng, tỷ lệ lạm phạt và nợ xấu vẫn ở mức cao...
Năm 2012, nền kinh tế nước ta đã có sự phục hồi tốc độ tăng trưởng, dù rất chậm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, đây là mức thấp hơn dự kiến (5,2%). Các chuyên gia nhận định rằng: Mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 5,8% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn, và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Chính phủ. Đây có thể được xem là một tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có công ty CP Thủy sản Thông Thuận. [21].
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Chỉ tiêu 2012 2011
GDP 136 tỷ đôla 135,4 tỷ đôla
Tăng trưởng GDP cả năm 5,03% 5,89%
Thu nhập bình quân trên đầu người/năm
1.540 đôla 1.300 đôla
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam những năm gần đây.
Nguồn: Tradingeconomics.com
Lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%, thấp nhất từ năm 2007 tới nay [21]. Tuy nhiên, nguy cơ tái lạm phát còn cao do nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống mức 12 – 13%/năm nhưng vẫn còn khá cao. Theo dự báo trong năm tới, khả năng kéo lãi suất cho vay giảm xuống là không nhiều, vẫn chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn nữa, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn; tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Đây sẽ là những thách thức lớn mà nhà sách phải đối mặt.
Biểu đồ 2.2.: Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011-2012
Nguồn: Tradingeconomics.com
Về tình hình tỷ giá hiện nay cũng có những biến động rất khó lường mặc dù Chính phủ đã và đang thi hành những chính sách ổn định nhưng hiệu quả rất hạn chế.
Đặc biệt công ty CP Thủy sản Thông Thuận là công ty vừa nhập khẩu, xuất khẩu tôm giống. Vì vậy ảnh hưởng của nó đến nhà sách cũng rất lớn.
Tuy vậy, mặc dù bị tác động bất lợi do suy thoái kinh tế nhưng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa năm 2012 tiếp tục phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP ước tăng 8,5% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người ước đạt 1.865 USD [23]. Thu nhập người dân cao do đó đây là cơ hội của công ty CP Thủy sản Thông Thuận.
2.2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật.
Ngành thủy sản Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên có nhều chính sách ưu đãi được vay vốn để đổi mới, nâng cấp máy móc, thiết bị, day chuyền công nghệ hiện đại, được hỗ trợ xúc tiến thương mại và thuế xuất khẩu bằng 0%. Tuy nhiên vẫn còn những quy định, thủ tục hành chính trong thủ tục hải quan gây cản trở cho các doanh nghiệp. Nhà nước chưa có biện pháp chế tài đối với các hiện tượng bơm chích tạp chất, sử dụng các loại hóa chất bị cấm.
2.2.1.3. Môi trường kỹ thuật công nghệ.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, làm tăng năng suất lao động, giảm tối đa phế phẩm, tỷ lệ hao hụt, giúp giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.
2.2.1.4. Môi trường văn hóa xã hội.
Thu nhập: Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và tăng nhu cầu tiêu dung hàng thủy sản. Thay vì mua cá tươi bán ở chợ như trước đây ngày nay càng có nhiều người thích mua hàng thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ rang, có thể bảo quản và dự trữ lâu hơn.
Phân bố dân cư: Dân cư ngày càng tập trung đông đúc, số lượng các khu công nghiệp ngày càng lớn, thu hút thêm 1 bộ phận dân cư, đẫn đến tình trạng tiêu thụ sản phẩm cùng gia tăng.
Ẩm thực: Mỗi nơi có một ẩm thực, khẩu vị khác nhau, vì vậy công ty cần nắm vững để phục vụ khách hàng cho tốt, hiện nay công ty ngoài phục vụ tiêu dung ở trong nước còn xuất khẩu qua các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn quốc.
2.2.1.5. Môi trường tự nhiên.
Khánh hòa là một trong những tỉnh có bờ biển đẹp của Việt Nam, có độ dài khoảng 385km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm , vịnh, cùng 200 đảo lớn nhỏ. Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung dốc và ngắn, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành mạng lưới sông dày đặc. Hầu hết các con song đều bắt nguồn tại vùng núi phía tây trong tỉnh và chảy xuống phía Đông. Dọc bờ biển cứ 5 – 7 km có một cửa sông. Đặc biệt khí hậu Khánh Hòa rất ôn hòa do mang tính chất khí hậu đại dương. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26.7 °C, mùa mưa thường ngắn, độ ẩm trung bình 80,5%. Nói chung khí hậu điều kiện tự nhiên Khánh Hòa rất thuận tiện cho việc nuôi trồng và phát triển của ngành thủy sản.