1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý học sinh bán trú và hoạt động dạy học 2 buổi trên ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

23 5,3K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 218,5 KB

Nội dung

Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Bên cạnh các giải pháp về đội ngũ nhà giáo, tăng cường cơ sở vậtchất, đổi mới công tác quản lý, việc tổ chức dạy học 2 buổi trên ngày đã gópphầ

Trang 1

1 Tên đề tài: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ VÀ HOẠT

ĐỘNG DẠY HỌC 2 BUỔI TRÊN NGÀY NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON HUYỆNNAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

2 Đặt vấn đề:

2.1 Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:

Bên cạnh các giải pháp về đội ngũ nhà giáo, tăng cường cơ sở vậtchất, đổi mới công tác quản lý, việc tổ chức dạy học 2 buổi trên ngày đã gópphần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh bán trú, xóa dầnkhoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền, và học sinh cónhiều thời gian học tập, ôn bài, phù đạo học sinh yếu, kém; Giáo viên cóđiều kiện quản lý, gần gửi học sinh nhiều hơn

Dạy học 2 buổi trên ngày là một chủ trương lớn nhằm đảm bảo chohọc sinh bán trú được hưởng một nền giáo dục toàn diện và có chất lượng.Hình thức dạy học này được thực hiện ở hầu hết các quốc gia có nền giáodục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Việt Nam chưa có chương trìnhriêng cho các lớp học 2 buổi trên ngày đối với cấp Trung học cơ sở và hệthống các trường bán trú thực chất như là trường Nội trú Ở những vùngkinh tế phát triển, tỉ lệ học sinh được học 2 buổi trên ngày đạt tỉ lệ cao và tỉ

lệ này còn thấp ở những vùng kinh tế khó khăn do điều kiện kinh tế giađình

Để thực hiện học 2 buổi trên ngày có hiệu quả, đặc biệt cho nhữngvùng khó khăn cần có những giải pháp tổ chức dạy học 2 buổi trên ngàythiết thực theo vùng miền nhằm từng bước mở rộng qui mô và nâng caochất lượng giáo dục cho học sinh bán trú đặc biệt là lựa chọn kiến thức vàthời gian học hợp lí

Trang 2

2.2 Tóm tắt những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày tạitrường PTDTBT THCS Trà Don

Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tạicác trường PTDTBT THCS Trà Don và hoạt động dạy học 2 buổi/ngàytrường PTDTBT THCS Trà Don

Một số kinh nghiệm trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng dạy học ở trường PTDTBT THCS Trà Don dạy học 2 buổi/ngày

2.3 Lí do chọn đề tài

Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ của cách mạng khoa học công nghệphát triển như vũ bão, thế kỉ của nền văn minh hậu công nghiệp Đây là thờiđại bùng nổ thông tin, thời đại của toàn cầu hóa, của nền kinh tế tri thức.Cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật, nền kinh tế thế giớicũng trên đà phát triển với tốc độ cao

Để đạt được sự phát triển như vậy, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giớiđều có những chiến lược riêng của mình Song, không một quốc gia, dân tộcnào trong sự phát triển của mình lại không có sự đầu tư cho giáo dục Ngàynay, sự đánh giá sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải ở chỗđất đai và các loại quặng quí mà là ở số lượng và chất lượng những conngười có học thức, có sự nhạy bén, năng động và khả năng sáng tạo của trítuệ Sức mạnh của trí tuệ có thể giúp con người tự tin hơn, độc lập hơn và

có khả năng giải quyết những vấn đề đầy thách thức mà cuộc sống vốn dĩluôn ẩn chứa Giáo dục là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm tăng cường sứcmạnh cho mỗi quốc gia

Luật giáo dục 2005 và sửa đổi năm 2009 khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính

Trang 3

năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo

xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Có thể nói, người học là tâm điểm của Chiến lược phát triển giáo dục

2009 – 2020 Điều này được thể hiện trong quan điểm đầu tiên khẳng định

mục tiêu đào tạo của giáo dục Việt Nam là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện " Sự chú trọng vào người học còn được thể hiện ở quan điểm thứ ba khi khẳng định rằng "giáo dục một mặt vừa đáp ứng yêu cầu xã hội nhưng mặt khác vừa thoả mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân người học, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người" Với những quan điểm

như vậy, Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 đã đề cập tới nhiềugiải pháp hướng vào người học, từ việc xây dựng môi trường sư phạm thânthiện ở mỗi nhà trường, ở đó người học được cảm thông, được chia sẻ, đượcbày tỏ ý kiến riêng của mình và việc tới trường trở thành một nhu cầu củamỗi người học đến các giải pháp đổi mới chương trình, giáo trình, phươngpháp dạy học nhằm tạo cơ hội cho mỗi người học được học những gì gắn với

Trang 4

chuẩn mực chung nhưng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện họctập của mình, nhằm phát triển và hoàn thiện tố chất cá nhân

Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05-12-2011 của Bộ Chính trị nêu rõ mục

tiêu tổng quát là: “Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ

5 tuổi Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện; cơ bản xoá mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ

ở người lớn; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.”

Trong hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học BộGiáo dục và Đào tạo đã nêu rõ mục đích: “Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cáctrường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trongviệc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêmkhông đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹnăng sống cho học sinh.”

Trước những yêu cầu cấp thiết nêu trên, hiện nay trên thực tế ở một

số trường PTDTBT THCS và PTDTBT TH nói riêng và huyện Nam Trà Mynói chung đã thực hiện việc dạy học 2 buổi/ngày đối với hệ thống cáctrường bán trú hiện nay Tuy nhiên còn nhiều lúng túng, vướng mắc, bất cập

và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện

Từ những vấn đề nêu trên, để góp phần giải quyết vấn đề đó tôi chọn

đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý học sinh bán trú và hoạt động dạy

Trang 5

học 2 buổi trên ngày nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục ở trường

PTDTBT THCS Trà Don huyện Nam Trà My Tỉnh Quảng Nam”.

2.4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạyhọc 2 buổi/ngày của trường PTDTBT THCS Trà Don huyện Nam Trà Mytỉnh Quảng Nam Trong đó đi sâu vào nghiên cứu việc tổ chức hoạt động

dạy học 2 buổi/ngày tại trường PTDTBT Trung học cơ sở Trà Don

3 Cơ sở lý luận:

Dạy học là hoạt động đặc thù của công tác giáo dục, nó giữ vị trítrung tâm chi phối mọi hoạt động khác trong nhà trường và quyết định chấtlượng giáo dục của nhà trường Nhiều nhà khoa học và quản lý đã đề cậpđến công tác quản lý hoạt động dạy học và xem phần quản lý hoạt động dạyhọc là nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng giáo dục

Có thể kể một số tác giả với những vấn đề nghiên cứu tiêu biểu sau:

- Tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Thành Vinh (2010) đã hệ thốngnội dung rộng lớn từ những vấn đề chung đến những vấn đề cụ thể trongquản lý nhà trường: Thiết chế nhà trường trong đời sống kinh tế giáo dục;Các nội dung cơ bản về quản lý nhà trường như: quản lý hoạt động dạy học

và kiểm định chất lượng, quản lý các hoạt động giáo dục, hỗ trợ hoạt độngdạy học ; Người Hiệu trưởng nhà trường Việt Nam trong bối cảnh pháttriển mới” [13, tr.3]

- Tác giả Trần Kiểm (2008), đã nghiên cứu lý luận chung, cơ bản,hiện đại, thực tiễn về Khoa học Quản lý giáo dục Tác giả cũng đã dànhriêng 22 trang nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trườngtrong đó chú trọng hai nội dung: Quản lý đổi mới nhận thức của giáo viên

về dạy học và quản lý đổi mới trong nhà trường [25]

Trang 6

- Tác giả Phan Thị Hồng Vinh (2009), đã nghiên cứu những vấn đềchung của quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong trường phổ thông;các phương pháp xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục trong trường phổthông; các biện pháp tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học và nội dung dạy họctrong trường phổ thông [45]

- Tài liệu Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thứcliên kết Việt Nam - Singapore của Bộ GD&ĐT (2010), đã tập trung nghiêncứu các vấn đề về đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông với mụctiêu nhằm trang bị cho hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam về đổi mới

tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường[9]

Do đó, trên cơ sở tiếp thu, hệ thống hóa lý luận và thực tiễn, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý học sinh bán trú và hoạt

động dạy học 2 buổi trên ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường PTDTBT THCS Trà Don huyện Nam Trà My Tỉnh Quảng

Nam”.

4 Cơ sở thực tiễn:

4.1 Đặc điểm tình hình địa phương.

Trà Don là một xã miền núi, 100% học sinh đều là con em dân tộc Xêđăng, Ca dong, thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nằm trong dự án 30a củaChính phủ, mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáodục còn hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con

em, chính quyền địa phương còn thờ ơ với công tác giáo dục, mọi việc đềuphó mặc cho nhà trường Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đếncông tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh Đặc biệt

là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp, đến trường Toàn xã có 3

Trang 7

thôn bản, có tổng số là 527 hộ, tổng số nhân khẩu là 2.221 (trong đó 1.130nữ)

- Địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, địa hình phức tạp, đường sá đilại khó khăn, có những thôn ở sâu, xa như: Tấktố, Tu hôn và Tấk nầm cách trung tâm xã từ 15 – 26 km Xã có diện tích tự nhiên 8.860 km2, đờisống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụngành nghề công thương chưa phát triển Cuộc sống nhân dân gặp nhiềukhó khăn, toàn xã có hơn 410 hộ đói, nghèo, ý thức việc học của con emtrong nhân dân chưa cao, từ đó việc vận động học sinh trong độ tuổi đếntrường, duy trì số lượng, nâng cao chuẩn phổ cập giáo dục THCS càng khókhăn hơn Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm trườngTrà Don và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để thựchiện thắng lợi nhiệm vụ năm học

4.2 Đặc điểm tình hình nhà trường.

4.2.1 Thuận lợi:

Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện, Đảng uỷ, chính quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địabàn xã nhà, nhân dân Trà Don có tinh thần hiếu học, nhà trường rất quantâm đến công tác bán trú của học sinh, tập thể giáo viên trẻ, đoàn kết, nhiệttình, yêu nghề, mến trẻ

4.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh một số thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý học sinh bántrú tại trường PTDTBT THCS Trà Don còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thểlà: Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt, có nhiều thôn bản cách xa trườngchính từ 15 – 26 km, đường giao thông đi lại khó khăn Học sinh đa số làcon em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên hạn chế về trình độ nhậnthức và ít có điều kiện học tập cũng như vốn hiểu biết xã hội Điều này ảnh

Trang 8

hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Thêm vào

đó số học sinh bán trú tại trường gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở vàquản lý sinh hoạt hàng ngày Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đếnviệc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhàtrường

Nhà trường phải đối mặt với một thực tế là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào

sự ưu tiên của Nhà nước ở một bộ phận học sinh và phụ huynh, nên ngay từđầu năm học, chi bộ và nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo viên và họcsinh thực hiện đồng bộ 5 mặt công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tácphong; hoạt động dạy và học; lao động và hướng nghiệp, dạy nghề; tổ chứcnội trú và công tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường Nhà trường sớm tổchức học tập, quán triệt và triển khai đầy đủ các chỉ thị và văn bản chỉ đạocủa Bộ, Sở Giáo dục- Đào tạo về nhiệm vụ năm học và cuộc vận động củangành

Số học sinh có nhu cầu bán trú ngày một tăng, trong khi đó nhàtrường còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất: Khu bán trúmới được xây dựng gồm 10 phòng với tổng diện tích 140 m2, chỉ có 100giường nằm, mới đáp ứng được nhu cầu cho dưới 100 học sinh, thiếu nhà

vệ sinh, học sinh còn nhỏ, đa số là lớp 6; 7, 8 các em còn rụt rè ngại tiếpxúc, đã quen với lối sống tự do, chưa quen tự lập và lối sống tập thể, ý thức

vệ sinh cá nhân và bảo vệ tài sản chung chưa tốt Do công tác vệ sinh củacác em chưa tốt, thiếu nhà vệ sinh nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh rấtcao

Trang 9

5 Nội dung nghiên cứu;

5.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên

- Mỗi giáo viên phải nắm bắt, hiểu thấu đáo nội dung và tinh thần chỉđạo của công văn hướng dẫn học 2 buổi/ ngày và ý thức được trách nhiệmcủa mình khi thực hiện công văn đó

- Giáo viên phải hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa của dạy học buổi 2 để từ

đó định hướng nội dung cho những bài học cụ thể phù hợp với đặc điểm củalớp mình giảng dạy

5.2 Dạy học theo đối tượng học sinh.

Mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh Việc dạy đến từng đốitượng học sinh, dạy theo nhu cầu người học một cách hợp lý không phải là

dễ Vì thế muốn đạt được mục tiêu này giáo viên cần phải:

5.2.1 Phân loại đối tượng học sinh:

- Kết hợp với kết quả năm học trước và kết quả khảo sát đầu năm từ

đó giáo viên phân loại học sinh theo từng đối tượng: Giỏi, khá, Trung bình,yếu, kém

5.2.2 Chọn nội dung kiến thức cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh:

Để nâng cao chất lượng dạy học thì giáo viên phải quan tâm đến khảnăng tiếp thu kiến thức ở môn mình dạy cho học sinh, xem ở buổi 1 các em

đã tiếp thu kiến thức đến mức độ nào? Những gì đã đạt được so với chuẩnkiến thức, kỹ năng và những gì cần bồi dưỡng thêm? Nắm bắt được những

vấn đề đó thì giáo viên sẽ biết mình cần làm gì trong tiết học buổi 2 Cụ thể:

Học sinh Trung bình, Yếu, kém cần gì trong buổi 2? Em nào chưa nắmđược chuẩn? Em nào hổng kiến thức, em nào cần luyện kỹ năng? Nguyên

Trang 10

nhân do đâu? Cần đưa nội dung kiến thức nào vào dạy và với thời lượng kiếnthức của bài là bao nhiêu? Còn học sinh khá giỏi cần mở rộng, khắc sâu hoặcnâng cao đến đâu? Nên đưa dạng bài nào vào dạy ở phần nào là hợp lý là tạođược điều kiện tốt nhất cho các em được cọ xát, phát triển năng khiếu Vớisuy nghĩ như vậy và thực trạng của các đối tượng học sinh là:

* Đối với học sinh kém:

Đây là đối tượng học sinh mất căn bản từ các lớp dưới, không nắmđược chuẩn kiên thức kỹ năng Với đối tượng này giáo viên cần hết sức ônhòa, gần gũi với học sinh, thiên về hướng dẫn cho các em cách tiếp cận vàchiếm lĩnh kiến thức môn học, giáo viên chắt lọc những kiến thức cơ bảnnhất trong bài học của mình để truyền thụ cho các em

* Đối với học sinh Yếu:

Đây là đối tượng học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản hay nóicách khác là các em chưa nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt Vớiđối tượng này thì giáo viên cần chú ý hơn và hướng dẫn các em bằng nhữnglời động viên, hệ thống bài tập, câu hỏi gợi mở để các em nắm được chuẩnkiến thức cần đạt Giáo viên không cung cấp thêm kiến thức mới cho các em

* Đối với học sinh Trung bình:

Với học sinh Trung bình thì qua tiết học chính khóa các em cơ bản đãnắm được nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng và biết vận dụng để làm cácbài tập song các em cũng chỉ mới dừng lại ở tính rập khuôn, máy móc chứchưa thành thục và có kỹ năng làm bài Cho nên đối với học sinh Trung bìnhthì giáo viên cần chú ý đưa ra những nội dung kiến thức mang tính củng cố

để hình thành kỹ năng vận dụng để làm bài tốt

Trang 11

* Đối với học sinh có năng khiếu (Học sinh Khá, Giỏi):

Đây là những học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh, sau tiết học chínhkhóa các em đã có kỹ năng vân dụng tốt kiến thức vào làm các bài tập.Chính vì thế ở tiết học buổi 2 ngoài việc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đểlàm bài tập thì cần tạo điều kiện để các em được phát triển năng khiếu vànhững bài tập khó Để phát triển năng khiếu cho học sinh thì giáo viên chú ýkhi đưa ra nội dung kiến thức phải dựa vào kiến thức cơ bản và nâng dần lêntùy vào mức độ nhận thức, tư duy của học sinh Tránh quá khó gây sự chánnản của học sinh trong khi làm bài

công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa nhằm giúp cho giáo viên có địnhhướng trong quá trình giảng dạy (Tùy vào điều kiện và trình độ của học sinhlớp mình mà giáo viên cần linh hoạt vận dụng và đưa nội dung kiến thức vàotrong từng tiết học cho phù hợp ) Đối với các tiết học buổi 2 tâm lý học sinhthường nặng nề, thiếu tập trung, mệt mõi nên giáo viên cần hướng dẫn tậptrung nội dung kiến thức thật cô đọng, tập trung nhiều vào tổ chức các tròchơi nhằm thu hút học sinh tham gia

* Mục tiêu: ( Cần nêu rõ cho từng đối tượng)

* Đồ dùng dạy học (Phù hợp với bài học)

* Các hoạt động dạy học.

- Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (Ôn kiến thức cần luyện) (5 -7 phút)

- Hoạt động 2: Luyện kỹ năng (Thực hành luyện tập) (23-27 phút)

( Hệ thống bài tập đưa ra phải theo từng đối tượng và trình độ nhận thứccủa các em)

- Hoạt động 3: Củng cố dăn dò (3 phút)

Ngày đăng: 25/12/2014, 23:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần IX
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[2] Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần XI
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
[3] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2010), Quản lý nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
[6] Bộ GD&ĐT (2010), Tài liệu Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2010
[4] Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w