Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
503,5 KB
Nội dung
SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong hệ thống Giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thông là nền tảng, là động lực cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam; đồng thời giáo dục cũng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển . Chính vì vậy mà văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục”. Nhiều văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc các lần tiếp theo của Đảng cũng tiếp tục khẳng định và coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo giữ một vai trò quan trọng, trong đó tiểu học là cấp học nền tảng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh tiểu học là yêu cầu cấp bách đối với nhà quản lý giáo dục. Thực tế những năm gần đây chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều bất cập. Nghị quyết TW II khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục - Đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng những đòi hỏi lớn ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong đó một trong những nguyên nhân đã được chỉ rõ là: “Công tác quản lí đào tạo còn những mặt yếu kém bất cập. Cơ chế quản lí của ngành giáo dục đào tạo chưa hợp lí, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo”. Gần đây Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013) nhấn mạnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị Quyết có đoạn viết: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Trong trang www.tieuhoc.injo có nhận định về chất lượng giáo dục tiểu học qua 7 năm thay sách: Trong bức tranh toàn cảnh kết quả học tập của học sinh lớp 5 trên toàn quốc, khu vực Đồng bằng sông Hồng: 95,3 % đạt chuẩn và cận chuẩn môn Toán; Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 1 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” 91,4% đạt chuẩn và cận chuẩn môn Tiếng Việt; khu vực “u ám” nhất là vùng Tây Bắc khi chỉ có trên 60% đạt chuẩn và cận chuẩn môn Toán; 62,9 % đạt chuẩn và cận chuẩn môn Tiếng Việt. Như vậy chất lượng giáo dục tiểu học của nước ta chưa cao, còn có sự phân hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi. Qua đó nói lên thực trạng chất lượng giáo dục của Tỉnh Quảng Ngãi nói chung, của huyện Bình Sơn nói riêng cũng cần quan tâm vì chất lượng còn thấp, ở huyện Bình Sơn trong những năm qua không còn trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp. Thực tế tại Trường Tiểu học số 2 Bình Chánh, nơi tôi trực tiếp làm công tác quản lí, năm học 2013- 2014 vừa qua chất lượng môn Toán và môn Tiếng Việt có kết quả như sau: + Môn Tiếng Việt: Giỏi: 28.8% ; Khá: 31.7% ; Trung bình: 37.4 % ; Yếu : 2.1% + Môn Toán : Giỏi : 29.8% ; Khá: 32.3% ; Trung bình: 36.3 % ; Yếu: 1.6% Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học số 2 Bình Chánh vẫn còn hạn chế so với yêu cầu. Thế nên người cán bộ quản lí cần có những giải pháp thiết thực để đưa chất lượng giáo dục của trường ngày càng được nâng lên. Bản thân tôi là Hiệu Trưởng, làm công tác quản lí ở Trường Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. Với thực tiễn tại đơn vị, tôi nhận thấy chất lượng dạy và học hiện nay có những chuyển biến, song vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Vì vậy, người cán bộ quản lí cần có cách nghĩ, cách làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của trường nói riêng và của toàn ngành nói chung. Năm học 2014 – 2015 được xác định là “ Năm học tiếp tục đẩy mạnh đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và tiếp tục thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. Đây cũng là năm đầu tiên, toàn ngành giáo dục áp dụng phương pháp đánh giá học sinh theo Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đây đặt ra cho người cán bộ quản lí trong trường tiểu học một nhiệm vụ hết sức to lớn, từ đó đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện. Trong các hoạt động đó thì hoạt động dạy và học là trọng tâm mà người cán bộ quản lí trường tiểu học cần phải tập trung chỉ đạo, quan tâm; từ đó có kế hoạch và có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu, thường xuyên nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng với yêu cầu mới. Xuất phát từ những lí do nêu trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 2 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” lượng giáo dục ở trường Tiểu học ”. Sáng kiến kinh nghiệm thành công là cơ sở để tôi áp dụng trong quá trình làm công tác quản lí ở địa phương mình, nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập, đem lại chất lượng và hiệu quả dạy học ngày càng cao. Đồng thời cũng là một dịp để tôi trao đổi kinh nghiệm quản lí giáo dục trong công tác chuyên môn với các đơn vị trường bạn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Thông qua việc nghiên cứu , đánh giá thực trạng nhằm xây dựng hệ thống các giải pháp và biện pháp chỉ đạo và quản lí để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 3.1 . Đối tượng - Các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. 3.2. Khách thể: - Hoạt động dạy học của tất cả Hội đồng sư phạm ở trường tiểu học số 2 Bình Chánh, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học ở trường tiểu học. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học hiện nay đã có một số kết quả nhất định. Nếu chúng ta lựa chọn các biện pháp đúng thì chất lượng dạy học ở trường Tiểu học sẽ ngày càng nâng cao hơn. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu giải quyết 3 nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học. - Nhiệm vụ 2 : Điều tra khảo sát thực trạng và nguyên nhân về quản lí chất lượng dạy học ở một trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn. - Nhiệm vụ 3 : Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất xây dựng biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu văn bản có liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học để phục vụ cho đề tài. 6.2 Phương pháp quan sát: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 3 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Theo dõi kết quả dạy học của mỗi năm và thực tiễn dạy học của giáo viên ,học tập của học sinh , dự giờ trên lớp, kiểm tra hồ sơ giảng dạy, kiểm tra kết quả bài làm của học sinh và quan sát tổng thể các hoạt động hỗ trợ việc dạy và học . 6.3 Phương pháp điều tra : Dùng phiếu điều tra thăm dò , phỏng vấn giáo viên, học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy - học. 6.4 Phưong pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng: Thông qua việc nghiên cứu giáo án , hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học, tiến hành lên lớp của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh để kiểm nghiệm sản phẩm đối tượng. 6.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục tiên tiến : Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục tiên tiến là phương pháp nghiên cứu , xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học . 6.6 Phương pháp phân tích các nhân tố: Tiến hành phân tích các nhân tố than gia vào quản lí để tìm ra biện pháp quản lí phù hợp. 6.7 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: - Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên, - Thống kê hoạt động dạy học của thầy giáo, cô giáo, - Thống kê hoạt động của trò 7 . PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, nên sáng kiến kinh nghiệm chủ yếu nghiên cứu công tác xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. - Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy học và công tác quản lí hoạt động dạy học ở Trường Tiểu học số 2 Bình Chánh, huyện Bình Sơn. Thời gian: Năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014. II.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 1.1a Hoạt động Dạy học : Hoạt động dạy - học gồm có : Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 4 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Học : Là hoạt động mà trong đó chủ thể là học sinh , khách thể là bài học .Là tự điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh bài học : - Dạy : Là hoạt động mà chủ thể hoạt động là giáo viên , khách thể là học sinh .Là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách cho học sinh . 1.1b Mối liên hệ giữa dạy và học : Dạy và học có những mục đích khác nhau, nếu học nhằm mục đích chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạy là điều khiển sự học tập. Tuy nhiên dạy và học xen kẽ nhau, các chức năng kép của chúng thường xuyên tương tác nhau, thâm nhập vào nhau sinh ra nhau. Sự thống nhất giữa dạy và học biểu hiện ở sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể và đối tượng, đó chính là hoạt động cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học.Dạy học là hoạt động cộng tác ( cộng đồng và hợp tác ), biểu hiện ở sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể. Bản chất của hoạt động dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học. Đó là sự tương tác theo kiểu cộng đồng, hợp tác giữa dạy và học, tạo nên một hệ toàn vẹn của hoạt động dạy học, mang lại chất lượng dạy học. Vì vậy, nếu không có sự cộng tác thì không mang lại chất lượng . Dạy học trong nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin thì theo quan niệm của Giáo sư Lâm Quang Thiệp: Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng , hình thành và tăng cường tình cảm thái độ . Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học theo sơ đồ sau: HỌC SINH Sơ đồ trên giúp ta hiểu rằng : Người học: Là người đi học chứ không phải là người được dạy: Là người chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức . Người dạy: Là người giúp đỡ người khác học để làm nảy sinh tri thức ở người học. Môi trường: Là môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh và bên trong người học . Môi trường này là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến dạy học. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 5 Nguyễn Thị Dũng BÀI HỌC ĐK MÔI TRƯỜNG GIÁO VIÊN SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Theo lý luận dạy học cộng tác của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học, giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy, giữa lĩnh hội với tự điều khiển trong học, tạo nên một hệ toàn vẹn, sự tương tác theo kiểu cộng đồng hợp tác giữa dạy và học, là yếu tố duy trì và phát triển thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, có nghĩa là chất lượng dạy học. 1.2. Các khái niệm cơ bản: *Khái niệm về Quản lí: Quản lí là quá trình kế, tổ, đạo, kiểm trên cơ sở thông tin ( kế: kế hoạch; tổ: tổ chức; đạo: chỉ ( lãnh ) đạo; kiểm: kiểm tra ). SƠ ĐỒ QUẢN LÝ Quản lí : Là quá trình tác động có tổ chức,có hướng đích của chủ thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện của môi trường. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 6 Nguyễn Thị Dũng KẾ HOẠCH THÔNG TIN CHỈ (LÃNH) ĐẠO KIỂM TRA TỔ CHỨC KHÁI NIỆM KHOA HỌC HỌC LĨNH HỘI TỰ ĐIỀU KHIỂN DẠY TRUYỀN ĐẠT ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG CỘNG TÁC SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” SƠ ĐỒ CẤU TRÚC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ *Khái niệm về quản lí hoạt động dạy học: Quản lí hoạt động dạy học là quản lí hoạt động dạy của thầy và quản lí hoạt động học của trò cùng với những điều kiện cơ sở vật chất và những phương tiện, thiết bị, dụng cụ dạy học. Quản lí hoạt động dạy học cũng là quản lí quá trình dạy học về những mục đích, nhiệm vụ dạy học, được thực hiện đồng thời, thống nhất với nhau trong quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò. Quản lí quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng gồm nhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau, chế ước lẫn nhau với đời sống xã hội và môi trường giáo dục theo những quy luật và nguyên tắc nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Quản lí hoạt động dạy học là cách làm cho các thành tố của quá trình dạy học : Giáo viên, học sinh, các điều kiện dạy học, nội dung dạy học ( chương trình, kế hoạch, giáo án, tài liệu tham khảo), phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, mục tiêu dạy học vận động và kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, để mang lại chất lượng và hiệu quả dạy học. Mối quan hệ giữa các thành tố trên được biểu thị qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 7 Nguyễn Thị Dũng CHỦ THỂ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ MỤC TIÊU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MỤC ĐÍCH PP HTTC NỘI DUNG HỌC SINH GIÁO VIÊN ĐK DẠY HỌC SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Chất lượng dạy học là kết quả thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ dạy học. Hiệu quả dạy học là đáp ứng đúng và kịp thời các yêu cầu của xã hội, của giáo dục; đồng thời chi phí sử dụng thời gian, sức lực, tài chính là tối ưu. Sơ đồ trên giúp ta hiểu được bản chất lôgic cấu trúc của quá trình dạy học, hiểu được quản lí hoạt động dạy học và làm theo hệ thống các thành tố: mục đích,nội dung , phương pháp, điều kiện dạy học…. vận dụng và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm biến đầu vào ( trình độ ban đầu của học sinh) thành đầu ra ( sản phẩm dạy học) . Sản phẩm dạy học ở đây là do xã hội, ngành giáo dục “ đặt hàng” cho nên đòi hỏi mục đích, nhiệm vụ dạy học đặt ra phải đáp ứng. Sản phẩm ấy luôn tăng lên về số lượng và chất lượng theo yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, của công cuộc đổi mới và phát triển Giáo dục và Đào tạo. *Khái niệm về quản lý chất lượng dạy học: Quản lý chất lượng dạy học là tập hợp những hành động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách quản lý, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển và kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng dạy học trong khuôn khổ hệ thống chất lượng dạy học. Như vậy quan niệm về quản lí chất lượng dạy học được thể hiện ở các tiêu chí sau. - Quản lý chất lượng dạy học bao gồm hệ thống các phương pháp, biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng dạy học, thoả mãn yêu cầu của xã hội đề ra ( đáp ứng mục đích giáo dục, mục tiêu đào tạo). - Quản lý chất lượng dạy học được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành sản phẩm giáo dục. - Quản lý chất lượng dạy học là trách nhiệm của tất cả các cấp từ cán bộ quản lí đến từng giáo viên trong nhà trường. - Quan niệm về quản lí chất lượng dạy học như trên khác với quan niệm như lâu nay chúng ta vẫn thường nghỉ, đó là những hình thức cải tiến, đổi mới đơn giản, chắp vá thiếu đồng bộ. 1.3:Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu a) Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu là các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. Vì đối tượng nghiên cứu là các biện pháp quản lí nên nó có các đặc điểm: Nghiên cứu tài liệu; quan sát các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh; điều tra chất lượng học tập; nghiên cứu sản phẩm của đối tượng và kiểm nghiệm kết quả; tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục; phân tích các nhân tố dẫn đến kết quả và cuối cùng là thống kê, phân tích số liệu. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 8 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, nên các biện pháp quản lí của tôi chủ yếu nghiên cứu công tác xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. b) Đặc điểm cơ bản của khách thể nghiên cứu là các điều kiện: Kinh tế-xã hội của địa phương; cơ sở vật chất của đơn vị; năng lực đội ngũ giáo viên của trường; năng lực học tập của học sinh, sự quan tâm của các cấp và chính quyền địa phương; … Tất cả tạo nên mối quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy chất lượng giáo dục trong đơn vị. Chính vì thế, những điều trên là mắt xích quang trọng trong chuỗi sản phẩm giáo dục mà bản thân tôi trình bày, nghiên cứu tại Trường Tiểu học số 2 Bình Chánh trong thời điểm hiện nay. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khảo sát thực trạng: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh có 01 điểm trường,cơ sở vật chất của trường tương đối đảm bảo,trường có 21/23 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Có 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh.Song có một số ít giáo viên đã lớn tuổi nên lúng túng trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin, tỉ lệ giáo viên nữ chiếm 73,9% nên có phần hạn chế trong các hoạt động của trường . * Về học sinh: Trường có 430 học sinh, được chia thành 15 lớp từ khối 1 đến khối 5 Khối Số lớp Số học sinh Nữ Khối 1 03 82 41 Khối 2 03 90 43 Khối 3 03 77 38 Khối 4 03 93 38 Khối 5 03 88 38 Tổng số 15 430 198 Hầu hết học sinh là con em của những gia đình nông dân thuần tuý,cuộc sống tuy khó khăn thu nhập thấp nhưng học sinh ngoan, chăm học, có ý thức kỷ luật tốt. Bên cạnh đó vẫn còn có học sinh lơ là trong học tập vì có một bộ phận phụ huynh do mãi làm ăn xa chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, còn khoán trắng cho nhà trường. *Về cơ sở vật chất : Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 9 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Trường có khuôn viên riêng biệt, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi bãi tập phù hợp với điều kiện của địa phương. Có đủ phòng học, đảm bảo đúng quy cách theo quy định, đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày đối với khối lớp 1,2&3 và trên 5 buổi /tuần. Có phòng làm việc cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, phòng hội đồng giáo dục, y tế học đường và các phòng chức năng theo quy định. Trường có thư viện chuẩn 01, các tài liệu trong thư viện có đủ nhu cầu sử dụng cho giáo viên và học sinh. Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học đáp ứng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Ngoài ra hàng năm giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học (mỗi năm học 1đồ dùng dạy học/ giáo viên có chất lượng giá thành rẻ). 2 .KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VẤN ĐỀ : 2.1 Tình hình đội ngũ : - Tổng số cán bộ- giáo viên : 23 / 17 nữ - Ban giám hiệu: 02/01 nữ, - Tuổi đời cao nhất: 55 tuổi ; tuổi đời trẻ nhất : 25 tuổi; - Tuổi đời trung bình : 41 tuổi, - Trình độ chuyên môn, trình độ chuẩn, giáo viên giỏi các cấp đạt như sau: - Có 03 tổ khối chuyên môn (tổ khối 1, tổ khối 2&3, tổ khối 4&5). Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình có năng lực lãnh đạo tốt. Qua bảng thống kê ta thấy đội ngũ cán bộ giáo viên trường Tiểu học số 2 Bình Chánh tỉ lệ giáo viên trên chuẩn : đạt 95.7%, giáo viên dạy giỏi cấp Huyện đạt 91.3%, có 01giáo viên giỏi cấp Tỉnh. 2.2 Về hoạt động dạy học của thầy: 2.2.1 Về soạn bài chuẩn bị bài lên lớp: Qua điều tra và phân tích các số liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên trong năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014 với kết quả như sau: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 10 Nguyễn Thị Dũng Trường tiểu học TS CBGV Trình độ Chuyên môn Trình độ chuẩn Trình độ trên chuẩn GVDGiỏi cấp Huyện Ghi chú Đại học SP Cao Đẳng SP TH Sư Phạm SL TL SL TL SL TL Số 2 Bình Chánh 23 6 16 01 01 4.3 22 95.7 21 91.3 [...]... giải pháp ,biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học Đó là : Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 30 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường nhận thức thực sự, có trách nhiệm về chất lượng dạy học.Từng bước hình thành hệ thống quản lí chất lượng. .. quả 2 KIẾN NGHỊ: Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học số 2 Bình Chánh nói riêng và trường tiểu học nói chung, bản thân tôi khuyến nghị một vài vấn đề sau: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 31 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Các cấp chính quyền và ngành cấp trên cần đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để phục... nhà trường tiểu học hiện nay thì người cán bộ quản lí trường tiểu học cần có những giải pháp sư phạm, biện pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học: Biện pháp quản lí hoạt động dạy của giáo viên, biện pháp quản lí hoạt động học sinh, biện pháp huy động cộng đồng nhà trường, tổ chức công tác xã hội hoá giáo dục, công tác hội cha mẹ học sinh Làm tốt các giải pháp, biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất. .. huy hết khả năng đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt để xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về năng lực chuyên môn Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 13 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” + Các hoạt động chuyên môn, hội thảo chuyên đề chưa thực sự đi vào chiều sâu Phụ đạo học sinh yếu kém chưa đạt hiệu quả cao, công tác bồi dưỡng... 2 Bình Chánh 16 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu cấp học, các công văn, chỉ thị có liên quan đến giáo dục đã ban hành, những đổi mới về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học Học tập quy chế chuyên môn Tổ chức các chuyên đề về chuyên. .. quan tâm chỉ đạo, nhắc nhở thường xuyên kiểm tra theo dõi hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh thì chất lượng dạy học cũng được nâng cao Bên cạnh đó vẫn còn vài giáo viên thờ ơ với việc giảng dạy, chưa đem hết Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 12 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” khả năng để nâng cao hiệu quả giảng dạy,... hiện chương trình: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 29 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” Để thực hiện chương trình được đảm bảo, hàng năm người cán bộ quản lí phải luôn chỉ đạo chặt chẽ về công tác này Sau mỗi lần kiểm tra giáo án của giáo viên , xem vở học sinh chúng tôi nhận thấy 100% giáo viên đều dạy đủ 9 môn bắt buộc theo... ,phương pháp, phương tiện dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học Quản lí giờ lên lớp là biện pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của người giáo viên.Vì vậy, người cán bộ quản lí cần có những biện pháp quản lí thiết thực, cụ thể: Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 18 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm. .. phương pháp sư phạm, chương trình học Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 14 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” - Gia đình học sinh gặp khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào việc học tập * Về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học: Cơ sở vật chất còn hạn chế, phòng học chưa đủ dạy ngày ở tất cả... ……………………………………………………………………………………… Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 32 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học” SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đảng Cộng sản Việt Nam - Nghị quyết TW II khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 1997 2 Nguyễn Ngọc Quang – Chuyên đề lí luận dạy học trong trường phổ thông Trường Cán bộ quản lí giáo dục – Hà Nội 1993 . “ Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 2 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu. học. Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 5 Nguyễn Thị Dũng BÀI HỌC ĐK MÔI TRƯỜNG GIÁO VIÊN SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học SƠ. Hoạt động dạy - học gồm có : Trường Tiểu học Số 2 Bình Chánh 4 Nguyễn Thị Dũng SKKN: “Một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học - Học : Là hoạt