ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM:MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC --- Chất lượng giáo dục của một trường học được thực hiện và thể
Trang 1ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC -
Chất lượng giáo dục của một trường học được thực hiện và thể hiện thông qua cơ bản ở chất lượng dạy học Khi nói đến nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nghị quyết đại hội Đảng X cũng
đã nhấn mạnh: “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi
mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, ”; thực hiện “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”,
“xã hội hoá”.
Như thế nghĩa là, dù một cách tổng quát, Nghị quyết cũng đã chỉ ra những việc làm cơ bản nhất cần phải làm để nâng cao chất lượng dạy học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong phạm vi một trường tiểu học, những công việc cơ bản ấy, được biểu hiện cụ thể qua các khâu như: tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ; thực hiện
giảng dạy sách mới (đổi mới nội dung, chương trình) theo PPDH mới–lấy người học làm trung tâm (đổi mới PPdạy-học “phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy
nghĩ của học sinh”); tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị; làm tốt công tác xã hội hoá
giáo dục;… Bao trùm lên tất cả các khâu đó, đồng thời như một sợi chỉ đỏ xuyêt
suốt các khâu tạo nên một hiệu quả tổng hợp (Chất lượng dạy-học và chất lượng
giáo dục), đó chính là công tác quản lý trường học-quản lý nhằm nâng cao chất
lượng dạy-học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
Trang 2Là một cán bộ quản lý, suốt bao nhiêu năm công tác tôi luôn nhiệt huyết với nghề, quan tâm sâu sắc tới chất lượng dạy học Trường Tiểu học là nơi bản thân đã từng công tác và trưởng thành cũng đã từng là một đơn vị có chất lượng dạy-học ở mức cao của huyện, đội ngũ học sinh giỏi các cấp năm nào cũng có, đội ngũ giáo viên nhìn chung nhiệt tình và vững vàng trong chuyên môn,… Đó vừa là thuận lợi đồng thời vừa là kết quả của sự cố gắng rất cao của của tập thể nhà trường trong đó không thể thiếu yếu tố quản lý nhằm phát huy được sức mạnh của đội ngũ Mặc dù vậy, chất lượng giáo dục vẫn chưa đạt được như mong muốn và chưa đạt như so với tiêu chí 04/2008/BGD&ĐT quy định hiện hành Đó là điều tôi luôn luôn trăn trở Đúc kết những kinh nghiệm quản lý gần đây đã từng áp dụng mang
lại hiệu quả nho nhỏ là một trong những việc làm của tôi Một số giải pháp quản lý
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học là thể hiện
của việc đúc kết đó Rất mong đuợc quý đồng nghiệp áp dụng, kiểm chứng, chia sẻ
và đóng góp phát triển nhằm cùng đạt tới một hiệu quả như đề tài mong muốn.
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I NHỮNG KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21 nói chung, thập kỷ 10, 11 nói riêng là giai đoạn phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong đó có sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin Sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội như vậy đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân cũng phải không ngừng đổi mới phát triển đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp của mỗi người, theo kịp đà phát triển chung của thời đại Tiến trình chung đó đã làm nảy sinh yêu cầu đòi hỏi đáp ứng cao đối với các ngành nghề và con người của nó Giáo dục và đội ngũ của giáo dục cũng không nằm ngoài tiến trình đó Nói một cách cụ thể hơn, giáo dục cũng phải luôn luôn không ngừng đổi mới để phát triển trong nhịp độ chung Và ở khía cạnh đặc thù, giáo dục phải đổi mới vì còn đảm trách một nhiệm vụ cao cả: giáo dục đào tạo ra con người đáp ứng theo yêu cầu đơn đặt hàng của các ngành nghề của nền kinh tế xã hội Một trong những thể hiện này là hàng loạt các văn bản quy định tiêu chuẩn đánh giá cơ quan đơn vị, cá nhân trong ngành giáo dục có thêm những yêu cầu tiêu chí đánh giá mới, cao hơn, khó đạt hơn nhiều so với trước
Ngoài những văn bản phát động mang tính rộng rãi toàn xã hội như cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cơ quan đơn vị văn hóa Có thể nêu một vài ví dụ về các văn bản quy định trong ngành như:
Quy định Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ giáo viên tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo; Quy định đạo đức nhà giáo; …
Trang 3Các tiêu chuẩn về xây dựng đánh giá các lĩnh vực trường học; về phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực; Các quy định tiêu chuẩn chất lượng trường Tiểu học 04/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học ngày 04 tháng 02 năm 2008của Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo; tiêu chuẩn trường Tiểu học chuẩn quốc gia các mức
độ I, II và các Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học.
Các quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học được thay đổi, bổ sung trong qua trình thực hiện thay sách.
Ngoài ra, còn một vấn đề yêu cầu mang tính thời sự nữa là việc xuất hiện các cuộc thi học sinh giỏi trên internet, nhiều cuộc thi khác nữa cũng là những ví dụ đòi hỏi đáp ứng đối với các đơn vị trường học.
Với sự ra đời một cách cụ thể của các tiêu chí quy định này, đòi hỏi không một người cán bộ quản lý có trách nhiệm, có tâm, có tầm nào lại không trăn trở tìm cách để đơn vị mình vận động, phát triển.
Vì vậy, khi tìm hiểu thực trạng ở đơn vị trong điều kiện đòi hỏi phát triển như trên, bản thân nhận thấy có những khó khăn, phức tạp, trở ngại thêm rất nhiều.
Trong phạm vi đề tài đề cập: “Một số giải pháp trong quản lý chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục”, xin được nêu ra một số khó khăn như sau:
1 Một vài nét về đặc điểm đơn vị và những khó khăn của nhà trường:
- Trường Tiểu học nằm ở phía đông thị trấn và là một trong hai trường tiểu học của thị trấn Phước An Điểm lẻ nằm trên km 30,8 quốc lộ 26 thuộc tổ dân phố 10 và điểm chính trên tỉnh lộ 9, rẽ cách km31 quốc lộ 26 khoảng 1km, thuộc tổ dân phố 12 Được tách ra (tách cấp học) từ trường Phổ thông cấp 1-2 ngày 05/9/1992 Là một trường tiểu học luôn có số lượng học sinh đông nhất nhì của huyện, tăng dần số lượng học sinh từ lúc tách đến mức cao nhất vào năm 1995 (52 lớp với trên 1500 học sinh) rồi giảm dần đến thời điểm hiện tại (2012: 22 lớp với
670 học sinh) Ngay từ năm 1994 trở đi đơn vị đã chấm dứt được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, số bỏ học hàng năm từ đây là ở mức từ 1% cho đến mức không có em nào bỏ học; trường đã khẳng định được mình ở chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố và nâng cao: lên lớp hàng năm trung bình đạt 97% , hạnh kiểm 100% khá và tốt, tỷ lệ tốt nghiệp hay Hoàn thành chương trình tiểu học thường đạt 100%, đặc biệt hàng năm luôn có học sinh giỏi các cấp Chất lượng nói
trên là chất lượng thực chất (Kết quả khảo sát ở năm học 2006-2007 _ năm đầu
tiên thực hiện cuộc vận động Hai không _ là không có em nào ngồi nhầm lớp) Về
đội ngũ, đa số có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong việc xây dựng đơn vị phát triển Từ 2005, nhà trường có mục tiêu và kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào năm 2008.
- Kết quả trên là sự cố gắng rất lớn của cả tập thể đơn vị Tuy nhiên, trong từng thời đoạn, tỷ lệ chất lượng giáo dục vẫn có những mặt chưa theo kịp mục tiêu phát triển của nhà trường cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của
Trang 4các văn bản cùng thời Đơn cử, một số năm học từ 2007-2008 trở về trước, tổng số học sinh giỏi và khá đạt dưới mức quy định của trường chuẩn quốc gia, tức dưới 40% Đồng thời trong lúc này, nếu xét theo các tiêu chí quy định chất lượng trường Tiểu học số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học thì còn nhiều tiêu chí chưa đạt được hơn nữa Điều đó có nghĩa
là, dù kết quả giáo dục của nhà trường được khẳng định ở mức khá cao, nhưng với mong muốn phát triển từ chính bản thân nhà trường cũng như đòi hỏi từ phía ngành
(thể hiện thông qua các văn bản hiện hành đã nêu) thì nhà trường luôn gặp trở ngại
khó khăn rất lớn Vì càng yêu cầu ở mức cao hơn thì tính bão hòa càng lớn.
1 Về phía học sinh:
- Năng lực học tập hay tốc độ tiếp thu kiến thức của các học sinh là không giống nhau Trong một lớp học sinh bất kỳ bao giờ cũng có ít nhất ba đối tượng học sinh với ít nhất ba mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau Tương đương với ba đối tượng ấy là nhiều mức độ hứng thú học tập khác nhau, dẫn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ học tập khác nhau
- Trong nhiều năm nay, số lượng học sinh vẫn tiếp tục giảm Điều này do việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của địa phương ngày càng có hiệu quả hơn, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa làm gia tăng sự tăng dân số cơ học để có thể qua đó dân số trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên làm tăng
2 Về phía giáo viên:
- Dù thế mạnh của đội ngũ là sự vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ với sự tâm huyết trách nhiệm cao nhưng trước yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục thì một bộ phận không nhỏ vẫn ngại đổi mới, còn qua quýt trong lên lớp, đôi lúc lúng túng, vụng về, hình thức trong vận dụng phương pháp dạy học mới
- Là một đội ngũ có truyền thống đoàn kết nhất trí cao trong xây dựng đơn vị phát triển song trong điều kiện số lượng học sinh hàng năm giảm dần làm đội ngũ thừa, phải giải quyết bằng luân chuyển Sự đụng chạm quyền lợi của nhau làm nảy sinh sự đùn đẩy, né tránh hoặc ngầm ra giá cho nhau, khó giải quyết luân chuyển Mặt khác, nếu không giải quyết kịp thời để đội ngũ thừa nhiều cũng gây ra sự trông chờ ỉ lại công việc vào nhau Hơn thế nữa, nếu giải quyết không khéo rất có thể dẫn
Trang 5đến những thành viên vững vàng, giỏi giang hơn phải gương mẫu ra đi “làm nhiệm
vụ quốc tế”.
- Sự dư thừa đội ngũ còn khiến không thể xảy ra trường hợp ngược lại: nhận mới đội ngũ để luôn có sự cân đối về cơ cấu tuổi đời Mặt khác, cơ cấu tuổi đời của đội ngũ cao, sức ỳ của đội ngũ trong tiếp cận, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin lớn, lại trong điều kiện công nghệ thông tin luôn phát triển nhanh nên đây cũng
là một trở ngại lớn đối với công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Cơ cấu đội ngũ theo nghiệp vụ chuyên môn cũng chưa cân đối, vừa thừa
(GV dạy các môn văn hóa) vừa thiếu (giáo viên loại hình) cũng là một trở ngại lớn
trong việc giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1 Xây dựng, duy trì, củng cố lề lối làm việc.
Đó là xây dựng lề lối lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thông suốt từ chi bộ, Ban giám hiệu, tổ khối chuyên môn đến từng giáo viên, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể.
- Ban giám hiệu mà cao nhất là Hiệu trưởng là người chỉ đạo, tổ chức điều hành mọi hoạt động của nhà trường đặt dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà trường Hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu xây dựng hoạch định chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch thực hiện hàng năm, kì, tháng, , khung hoạt động, giao ban, sinh hoạt hội họp cũng như các quy định, nội quy làm việc cơ quan.
- Đầu mỗi năm học: Hiệu trưởng phân công trách nhiệm từng phần việc cho từng cá nhân trong Ban giám hiệu, các cá nhân phụ trách các tổ chuyên môn, tổ hành chính,các bộ phận khác; các cá nhân là GVCN, giáo viên đứng lớp, nhân viên; Định rõ trách nhiệm và phần việc đảm nhiệm; Quy định lịch trình hội họp sinh hoạt thường kỳ, nội quy cơ quan,…
- Các tổ chức đoàn thể đặt dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ngoài việc hoạt động theo tôn chỉ mục đích của tổ chức mình, còn phối hợp cùng nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ và đặc biệt đảm bảo giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của tập thể nhà trường mình.
- Toàn bộ hệ thống quản lý trong trường đều phải nhất quán nguyên tắc thống nhất trong sự lãnh đạo của Đảng, đặt nhiệm vụ chính trị của nhà trường lên hàng đầu, giữ nghiêm lỷ luật lao động, xây dựng, duy trì nền nếp làm việc kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.
2 Xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội ngũ và thực hiện bồi dưỡng đội ngũ.
* Đội ngũ là nguồn nhân lực để thực hiện sự nghiệp giáo dục mà trong đó công việc chính là hoạt động dạy-học Hoạt động ấy có chất lượng hay không phụ thuộc trước hết vào trình độ mọi mặt của đội ngũ.
Trang 6*Trước hết từ cán bộ quản lý Phải là người gương mẫu đi đầu trong việc
tự học, tự đổi mới mình đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ Phải là người nhanh chóng nắm bắt thông tin, ứng xử quản lý nhanh nhạy, sáng suốt vận dụng vào hoàn cảnh của nhà trường mình để biến thành các quyết định quản lý, các kế hoạch cần thực hiện.
* Phải phân tích thực trạng đội ngũ để xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội
ngũ Các nội dung sau đây là một số biểu hiện của việc thực hiện chiến lược này.
Cần chú ý rằng, xây dựng chiến lược phải có tính khả thi và chia việc thực hiện thành kế hoạch theo từng năm Phải biết lường sức mình để định kế hoạch bồi dưỡng cho mỗi năm khác nhau, mỗi năm nên nhấn mạnh hơn ở mặt này, hay mặt kia đồng thời vẫn có tính lặp lại để nâng dần mức độ yêu cầu sau mỗi lần thực hiện Không nên dàn trải, ôm đồm đặt ra tất cả mọi việc cho một năm để rồi làm không hết, dẫn đến qua loa, đại khái, kém hiệu quả Tuy nhiên cũng có những công việc phải thực hiện thường xuyên và thường niên Ví dụ như công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, công tác kiểm tra chất lượng giờ dạy trên lớp, kiểm tra công tác chủ nhiệm, việc thiết lập và lưu trữ hồ sơ của tổ khối, cán bộ, giáo viên.
a Thông qua việc quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng của ngành để nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ.
- Quan điểm, tinh thần chỉ đạo của Đảng và của ngành được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản Hệ thống văn bản có rất nhiều Ở đây muốn nói đến những loại văn bản mang tính định hướng quan điểm, tư tưởng hành động Ví dụ
như: Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục,… và các văn bản kèm theo khác của ngành cấp trên.
- Việc quán triệt cần làm nổi rõ việc đội ngũ qua đó cần phải xác định tư tưởng hành động như thế nào cho đúng Bởi vì đây là yêu cầu của xã hội đã đặt lên vai người giáo viên nhân dân Việc tuân thủ hay không tuân thủ cũng giống như việc ta chạy xuôi dòng hay chạy ngược dòng bánh xe lịch sử của thời đại mà ta đang sống.
- Khi đã làm cho đội ngũ xác định được tư tưởng hành động đúng cần định hướng họ vào những việc làm cụ thể của chính ngành mình, trường mình yêu cầu Như là không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trách nhiệm dạy dỗ con em; không ngừng học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy tích cực học tập ở HS, và đặc biệt để cập nhật hiểu biết theo kịp yêu cầu của
nghề nghiệp,… Từ đó, bản thân mỗi người xác định động cơ làm việc và phấn đấu.
b Phân công chuyên môn hợp lý, cân đối giữa đội ngũ với số lớp, số phòng; cân đối con người giữa các tổ; có phương án dự phòng khi có sự thay đổi
Trang 7Thực hiện giảng dạy để thu được chất lượng giáo dục là chính con người của đội ngũ mình Con người ấy có được phát huy hết công suất hay không phụ thuộc rất lớn vào việc phân công chuyên môn hợp lý Phân công phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của trường; căn cứ vào chiến lược phát triển chuyên môn của nhà trường, căn cứ vào nhu cầu năng lực của CB-GV, của các tổ chuyên môn và bản thân từng để giáo viên bố trí cho phù hợp Không bố trí thiên vị Khi cần thiết cần giải thích cho đội ngũ hiểu rõ những lí do về việc phân công, nhất là với một số GV phải đảm đương những phần việc mang tính chất chuyên sâu, hay mũi nhọn hay bề nổi của trường.
Cần phải có phương án dự phòng vì trong điều kiện nhà trường chúng tôi còn thừa giáo viên đứng lớp, phải giải quyết bằng luân chuyển Thường các quyết định luân chuyền không được điều động đúng trước kì khai giảng Nếu không dự phòng chắc chắn gây nên sự bị động khi thay đổi đội ngũ Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy.
c Đồng hành cùng cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện dạy nội dung thay sách theo phương pháp dạy học mới, cách đánh giá mới
Tức là người cán bộ quản lý phải hòa nhập, vừa nghiên cứu thực hiện giảng dạy vừa quản lý, để đi sâu vào việc thực hiện tiến trình thay sách và đổi mới phương pháp dạy học cùng tất cả đội ngũ.
Thực tế theo từng năm thay sách mới, tức từ năm học 2002-2003_lớp 1, chúng tôi đã cùng dự tập huấn cùng giáo viên chủ chốt; thực hiện tập huấn lại cho
cả trường; sưu tầm băng đĩa dạy mẫu của Bộ để cùng xem, cùng phân tích mổ sẻ trước khi đem ra áp dụng; sau đó, tiếp tục nâng dần lên bằng việc thực hiện dạy thử, dạy mẫu các tiết có nội dung điển hình để cùng rút kinh nghiệm Nhanh chóng
và kịp thời đem ra áp dụng giảng dạy đại trà kết hợp tăng cường kiểm tra giờ dạy trên lớp để tiếp tục góp ý giúp giáo viên nhanh chóng làm quen việc dạy học theo sách mới theo quan điểm dạy học mới của ngành Cuối mỗi năm học thay sách, tổng kết đúc rút kinh nghiệm dạy học sau một năm dạy học thay sách của lớp đó Đặc biệt yêu cầu tất cả đội ngũ từ việc đúc rút kinh nghiệm ấy linh hoạt áp dụng dùng phương pháp dạy học mới vào các lớp có nội dung chưa thay sách Liên tục những công việc đó được chỉ đạo và thực hiện thông suốt cho tất cả những năm học sạu này Chính vì vậy, giáo viên không còn thấy bất ngờ, mới lạ khi tiến hành tiến
độ công việc này Những giáo viên nào còn chưa theo kịp thì cũng tiếp tục theo đồng nghiệp mà bắt chước, học hỏi và vận dụng.
d Áp dụng các biện pháp kích cầu tự học, tự nâng cao trình độ trong giáo viên.
Ví dụ như:
chuẩn) và nghiệp vụ sư phạm vững vàng thì:
Trang 8+ Ưu tiên điều động để làm một số công tác chuyên môn trường: Kiểm tra giờ dạy trên lớp, kiểm tra toàn diện GV, tham gia tổ chức một số hội thi trong chuyên môn, kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên,…
+ hoặc phân công họ đảm đương những nhiệm vụ trọng trách trong chuyên môn nhà trường: đảm đương dạy thử các tiết dạy điển hình (nói ở trên), thao giảng mẫu, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trường, cử đi tập huấn,… Đối với toàn đội ngũ thì:
+ Giao trách nhiệm, nhiệm vụ và yêu cầu cao đối với họ trong công tác chuyên môn nhằm kích thích họ phải tự học để tự làm lấy Ví dụ: yêu cầu phải theo dõi và báo cáo kết quả học tập của HS thể hiện trên biểu mẫu vitinh Thực hành soạn giáo án vitinh, giáo án điệ tử,…
+ Hỗ trợ họ khi tham gia học các lớp học chuyên môn nghiệp vụ: Bố trí thời gian tham gia học, hỗ trợ động viên bằng tiền, đăng cai mở lớp học
để họ tham gia học.
+ Tổ chức và tham gia các cuộc thi trong chuyên môn.
e Tổ chức tập huấn chuyên môn cấp trường, cấp tổ (trong trường hợp tập huấn
lại) Tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên môn cấp tổ, cấp trường Ví dụ các
chuyên đề: dạy học theo phương pháp dạy học mới, theo chuẩn KT-KN cần làm những công việc gì; dạy phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi ngay trong mỗi tiết dạy trên lớp; dạy các nội dung khó; cách xây dựng đề Kiểm tra khớp với chuẩn KT-KN; đặc biệt chú ý nội dung giáo hòa nhập nhiều đối tường học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật trong một lớp.
g Chỉ đạo làm tốt việc thực hiện điều chỉnh nội dung chương trình dạy học theo các văn bản chỉ đạo điều chỉnh hiện hành kết hợp với việc thực hiện công
tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của các cuộc thi học sinh giỏi các cấp (nếu có).
Thông qua triển khai các văn bản hướng dẫn điều chỉnh và hướng dẫn bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp tiểu học, cần hướng dẫn những vấn đề cụ thể sát thực với việc giảng dạy hàng ngày của giáo viên Tổ chức cho các tổ chuyên môn sinh hoạt thảo luận tìm cách điều chỉnh như thế nào cho hợp yêu cầu chỉ đạo và sát đúng thực tế, tìm ra các nội dung cần điều chỉnh ở các mức độ: thay thế một phần, hay toàn bộ bài, thay bằng nội dung nào, lựa chọn những đồ dung dạy học liên quan nào, để mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và mức độ cần đạt ở học sinh… Sau khi thống nhất lựa chọn thì triển khai đại trà trong tổ đồng thời tiếp tục rút kinh nghiệm điều chỉnh để hoàn thiện hơn cho năm tiếp theo Cần chú ý sự điều chỉnh nào cũng phải vừa đáp ứng yêu cầu chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi các cấp) trong các kỳ thi của nhà trường.
Trang 9h Hằng năm nên tổ chức Hội giảng các tiết dạy điển hình để cùng đúc rút kinh
nghiệm và thực hiện tốt hơn cho toàn đội ngũ.
Ban giám hiệu phải là người đồng hành cùng giáo viên trong mọi tình huống giảng dạy, giáo dục Khi đồng hành cùng giáo viên trong giảng dạy bằng phương pháp mới, nội dung sách mới thì mới nắm bắt được những vấn đề nổi cộm, khó khăn vướng mắc mà tự bản thân họ lúng túng Họ rất cần một sự cụ thể như một
mô hình, một lần làm mẫu Tất nhiên sự bắt chước là không cho phép trong thời đại dạy-học ngày nay, nhưng mẫu vẫn là cần thiết trong hoàn cảnh này Để rồi từ đó, bản thân mỗi người tự tập cách tư duy mới.
Vì vậy, ngoài các tiết thao giảng thường kỳ theo kế hoạch dự giờ thao giảng
chung, cần tổ chức Hội giảng các tiết dạy điển hình (những nội dungbài học mang
tính điển hình cho từng mảng kiến thức, hay cho từng phân môn) cấp trường Phần
lớn là các tiết dạy mang tính mô hình hóa, cụ thể hóa các nội dung chuyên đề chuyên môn, đồng thời đi từ dễ đến khó, đi từ môn học chính đến tất cả các môn Bởi lẽ: Không phải nội dung các chuyên đề chuyên môn nào cũng được triển khai thành các tiết dạy cụ thể cho giáo viên Hầu hết các nội dung chuyên đề nếu không
cụ thể thành các tiết dạy mẫu thì sẽ chỉ là lý thuyết, thậm chí là hô khẩu hiệu Ví dục như: ta vẫn thường nói, giảng dạy của giáo viên ở trên lớp cần phải kết hợp phụ
đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay tại mỗi tiết học (Theo công
văn 10398/BGD&ĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh giỏi ở tiểu học.) hơn thế nữa còn yêu cầu bồi dưỡng ngay tại lớp tức là ngay tại từng tiết
học, không thành lập lớp chọn Vậy thực tế dạy và kết hợp như thế nào thì còn là mông lung đối với nhiều giáo viên Đó là chưa nói đến những giáo viên còn ít tâm
huyết, thêm vào đó, sách mới hiện nay đã lược bỏ hết những bài tập có dấu * (Sách
cũ hay có những bài tập này, đó là những bài tập khó hơn dành cho những học sinh khá, giỏi Dựa vào đây, GV thuận lợi hơn trong tìm kiếm nội dung bồi dưỡng)
thì còn lâu mới nói đến chuyện họ kết hợp bồi dưỡng ngay tại lớp.
Thế nên, để làm điều này, người cán bộ quản lý phải không chỉ nghiên cứu
để triển khai tập huấn chuyên đề chuyên môn sao cho thật dễ hiểu, thật sát với thực
tế giảng dạy của giáo viên, mà còn sau đó, xây dựng các tiết dạy mô hình để toàn đội ngũ dự giờ, góp ý, phân tích, rút kinh nghiệm để từ đó áp dụng cho chính bản thân mỗi người.
Trang 10từ và câu, tập làm văn, hoặc Học vần ở các tiết ôn tập có xen kẽ luyện nói hoặc kể chuyện,… Toán chọn các tiết dạy có nội dung hình học, hoặc tiết
đầu làm quen với Tìm một thành phần chưa biết trong phép tinh; Các dạng
toán điển hình;…
+ Tiết dạy đối với những nội dung khó dạy,…
+ Xây dựng một số mô hình tiết dạy có trong yêu cầu nhưng chưa có trong thực tiễn
Ví dụ:
Tiết dạy luyện tập kết hợp vừa dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức - kỹ năng (KT-KN) vừa phụ đạo cho học sinh yếu kém và vừa bồi dưỡng học sinh khá giỏi
đối với môn Toán, hoặc Tiếng Việt Ở các tiết học này, yêu cầu giáo viên phải linh
hoạt sắp xếp và soạn sẵn một số nội dung bài tập bám sát chuẩn KT-KN của bài
học (chuẩn cơ bản và chuẩn phát triển) Thiết kế bài giảng đòi hỏi tính chặt chẽ để
tiết kiệm thời gian, đảm bảo không kéo dài quá thời gian tiết học cho phép Khi tiến hành lên lớp, đòi hỏi giáo viên cần chú ý cá biệt hóa hoạt động học tập tới từng đối tượng học sinh, mỗi em thuộc mỗi đối tượng có những nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau Đồng thời giáo viên phải bao quát và điều khiển được toàn bộ hoạt động cá biệt ấy của lớp học.
Tiết dạy có tổ chức một số hoạt động mang tính chất trao đổi kinh nghiệm học tập trong học sinh.
Tiết học về Cách chuẩn bị và tổ chức một tiết sinh hoạt lớp-SHTT đạt hiệu quả giáo dục.
Khi lên lớp hội giảng, để tránh việc kéo dài thời gian tiết dạy ngoài chủ ý, cần yêu cầu giáo viên báo trước kế hoạch thời gian đã định trong giáo án trước khi dạy Đồng thời trong tiết dạy cần thể hiện được sự chú ý quan tâm dạy-học cho tất
cả các đối tượng học sinh, không vì chạy theo thời gian mà bỏ mặc một số học sinh chậm tiếp thu, học sinh khuyết tật, khó khăn khác đứng ngoài lề tiết học.
3 Tăng cường thời gian và Phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học nhằm vừa giảng dạy vừa bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong mỗi tiết học.
- Phương pháp dạy học là công cụ, là phương tiện để giáo viên tiến hành chuyển tải kiến thức đến người học Theo định hướng mới thì giáo viên sử dụng phương pháp dạy học phải làm cho người học phát sinh nhu cầu tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức, tức là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Lựa chọn phương pháp ra sao, sử dụng như thế nào là cả một nghệ thuật, một trình độ và vì thế phụ thuộc vào năng lực của người dạy Vì vậy, tăng cường phương pháp dạy-học mới
cho đội ngũ rất quan trọng Việc chú trọng này đã được trình bày ở phần bồi dưỡng
đội ngũ.
Trang 11- Điều muốn nói ở đây là tăng cường các phương pháp dạy-học đã từng tự học, tự bồi dưỡng hoặc được tập huấn của bản thân mỗi giáo viên vào các tiết dạy hàng ngày kết hợp cùng công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy-học.
- Việc xây dựng hệ thống phương pháp dạy-học cho từng tiết dạy của giáo viên là căn cứ vào mục tiêu của tiết dạy và cũng chính là chuẩn KT-KN của tiết dạy
đó (chuẩn cơ bản) Như thế phải bám vào chuẩn KT_KN mức độ cần đạt để tiến
hành lựa chọn phương pháp dạy-học Tuy nhiên cần có sự chỉ đạo mở để giáo viên linh hoạt, mềm dẻo trong dạy học theo chuẩn Ví dụ như trong nhiều trường hợp học sinh học còn yếu thì tạm thời dạy nợ chuẩn cho đối tượng này để phụ đạo cho các em đuổi kịp chuẩn, nhưng số khác cùng lớp này giáo viên lại cần dạy trên
chuẩn (chuẩn phát triển) để bồi dưỡng cho đối tượng năng khiếu.
Cần hiểu rõ rằng, cấu trúc của chuẩn KT-KN và mức độ cần đạt được ở học sinh mà Bộ GD&ĐT quy định kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có hai mức độ Mức chuẩn cơ bản: mức tối thiểu mà tất cả học sinh đều có thể và cần phải đạt được sau một giai đoạn học tập Mức chuẩn phát triển: mức chuẩn cao hơn mà chỉ một số học sinh có khả
năng đạt được (tức học sinh năng khiếu) Không giới hạn mức phát triển đối với
mức chuẩn phát triển, vì mức độ khả năng phát triển năng khiếu từng môn học ở từng đối tượng học sinh là hoàn toàn khác nhau Mỗi cấp giáo dục, mỗi nhà trường
có thể quy định mức chuẩn riêng nhưng không được phép dưới mức chuẩn tối thiểu
do cấp trên trực tiếp quy định, đồng thời chuẩn của tất cả các cấp phải không dưới mức chuẩn do Bộ quy định Bám vào bộ chuẩn để xây dựng mục tiêu, phương pháp dạy học cho từng tiết dạy sao cho cuối tiết dạy học sinh phải đạt được mục tiêu, tức chuẩn KT-KN của tiết đó Như thế cũng có nghĩa là bám vào chuẩn KT-KN để tiến hành lựa chọn phương pháp dạy học cho khi lên lớp.
- Một trong những đặc điểm của phương pháp dạy-học mới là tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, hợp quy luật nhận thức, qua đó tăng thêm vốn hiểu biết môi trường từ trực quan Vì vậy cần đặc biệt chú trọng xây dựng, duy trì thói quen sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên Thiết lập hệ thống các tuyến kiểm tra theo dõi việc sử dụng này Đó là kiểm tra của các tuyến cá nhân, tuyến tổ, của bộ phận khác và bằng nhiều hình thức kiểm tra: đột xuất, có kế hoạch, kiểm tra chéo,… Đồng thời thiết lập hồ sơ theo dõi, lưu trữ để đối chiếu theo dõi trong nhiều năm.
- Việc vừa giảng dạy vừa bồi dưỡng học sinh giỏi và đặc biệt phụ đạo cho học sinh yếu kém đòi hỏi giáo viên không chỉ phải có phương pháp dạy-học linh hoạt mà còn ở việc mất thời gian nhiều cho việc này Vì vậy, người cán bộ quản lý cần thấy rõ để bố trí sắp xếp sao cho tăng thêm thời lượng dạy học ngoài thời gian theo kế hoạch phần cứng Bố trí tăng số lớp học 2buổi/ngày Nếu không tăng được
cho tất cả số lớp thì dành số phòng học 2buổi/ngày cho các lớp đầu cấp (lớp bậc
nền của nền) Số lớp còn lại bố trí học thêm buổi 6 (6buôi/tuần) trong đó ưu tiên
Trang 12lớp cuối cấp Không bố trí được phòng trong ngày hành chính thì dạy học vào ngày thứ bảy Ngoài ra, cần có chiến lược để tiến tới việc mở lớp bán trú Việc dạy học 2buổi/ngày và dạy học thêm, cần linh hoạt vận dụng các văn bản quy định để chỉ đạo sát sao bằng việc xác định quỹ tiết, cân đối chương trình thời khóa biểu, định hướng nội dung theo nguyên tắc bám sát chuẩn KT-KN và chương trình dạy học phần chính khóa.
4 Tăng cường vai trò quản lý chuyên môn của tổ khối.
- Tổ khối chuyên môn là đơn vị chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban giám hiệu, có trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động chuyên môn của tổ khối mình theo đúng lộ trình quản lý của Ban giám hiệu
- Căn cứ theo Điều lệ trường tiểu học, và để tổ khối chuyên sâu từng mảng chuyên môn, trong nhiểu năm chúng tôi chia đội ngũ làm 5 tổ/5 khối lớp, và trong từng thời đoạn có thể tách thêm 01 tổ mới: Tổ loại hình Việc tách tổ loại hình là căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh riêng: đặc điểm chuyên môn, lứa tuổi (thường các giáo viên loại hình đều còn rất trẻ) và việc dạy còn chưa đủ định mức biên chế tiết/tuần của các giáo viên này Như thế, vừa tạo ra đội ngũ trẻ năng động được tự lập hoạt động trong tổ chuyên môn riêng, vừa giao được cho họ trách nhiệm đảm đương mảng hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp trường, một hoạt động theo chỉ đạo chung đang được tích hợp giáo dục vào các tiết loại hình.
Ngoài các yêu cầu về nhiệm vụ được phân công, bố trí theo các văn bản quy định, cần tạo điều kiện để các tổ chuyên môn được chủ động độc lập điều hành tổ hoạt động theo đúng theo kế hoạch quản lý của Ban giám hiệu để nhằm phát huy sức sáng tạo của từng tổ Giao trách nhiệm cho Tổ trưởng nắm sát tâm tư nguyện vọng của từng thành viên phản ánh hoặc tham mưu với Ban giám hiệu trong công tác chuyên môn Trong nhiểu trường hợp cũng có thể thay mặt Ban giám hiệu triển khai một số công việc trong tổ mình quản lý, và chịu trách nhiệm về chất lượng thi đua mọi mặt của tổ Đặc biệt tổ trưởng phải là người gương mẫu về mọi mặt trước mọi thành viên của tổ.
- Thực tế cho thấy, chuyên môn tổ mạnh thì chuyên môn trường mạnh, tổ trưởng chuyên môn vững thì Ban giám hiệu nhàn Muốn có tổ trưởng vững, tổ khối mạnh thì phải xây dựng họ theo tiêu chí yêu cầu của mình Như chọn khối trưởng
là người có phẩm chất và năng lực chuyên môn vững; bố trí con người cấn đối giữa các tổ: các nhân tố tích cực, các nhân tố còn cần phải giúp đỡ, các cá nhân là đảng viên, là giáo viên giỏi,….; huấn luyện các tổ khối trưởng thông qua các cuộc họp, các buổi tập huấn, dự họp tổ khối và góp ý riêng cho từng tổ khối trưởng khi cần thiết.
- Kết hợp giữa chỉ định với bầu chọn tổ trưởng để tăng uy tín cho tổ trưởng Trao quyền độc lập tự chủ trong quản lý điều hành tổ hoạt động theo lộ trình quản
lý của Ban giám hiệu Như chủ động điều hành và theo dõi dạy thay kê, theo dõi