SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn

28 714 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 2 I.1 Lý do chọn đề tài 3 I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 3 I.3 Đối tượng nghiên cứu 3 I.4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3 I.5 Phương pháp nghiên cứu 3 Phần II NỘI DUNG 4 II.1 Cơ sở lý luận của một số Biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn ở Trường Tiểu học 4 II.1.1 Cơ sở pháp lý Trang 4 4 II.1.2 Cơ sở thực tiễn 4 II.2 Thực trạng hoạt động tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học huyện Krông Păc tỉnh Dak Lak. 4 a Đặc điểm và tình hình trường Tiểu học 5 b Những thuận lợi khó khăn 6 c Những mặt mạnh - Thành công 7 d Những hạn chế - Mặt yếu 7 e Nguyên nhân và các yếu tố tác động 8 Người thực hiện: Trang 1 II.3 Một số giải pháp, biện pháp 9 II.3.1 Nhóm biện pháp 1 9 II.3.2 Nhóm biện pháp 2 14 II.4 Kết quả 16 II.5 Bài học kinh nghiệm 17 Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 III.1 Kết luận 18 III.2 Kiến nghị 18 Danh mục tài liệu tham khảo 18 Phần phụ lục 20 Người thực hiện: Trang 2 I. PHẦNMỞ ĐẦU I .1.Lý do chọn đề tài Năm học 2012-2013 là năm toàn ngành giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết Đại Hội lần thứ XI của Đảng, Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với cuộc vận động của ngành là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời, cũng là năm học triển khai thực hiện chương trình hành động đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế của đất nước, năm học tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Tiếp tục thực hiện dạy học bám chuẩn kiến thức – kỹ năng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lí một cách sáng tạo. Nói đến hoạt động quản lý của nhà trường thì hoạt động của các tổ khối chuyên môn là vô cùng quan trọng và luôn luôn đặt lên hàng đầu bởi vì hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng dạy học của giáo viên và học tập của học sinh. Hoạt động quản lý các tổ khối chuyên môn trực tiếp là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường. Chính vì lẽ đó người cán bộ quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn của trường phải là hạt nhân chủ yếu trong việc vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Trọng trách thực hiện nhiệm vụ của ngành, chủ yếu là do các nhà trường, các cơ sở Giáo dục – Đào tạo gánh vác. Để mỗi nhà trường đi vào thực hiện một cách có hiệu quả những nhiệm vụ này thì đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải có sự quản lí, chỉ đạo một cách toàn diện trên tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động chuyên môn .Và muốn hoạt động chuyên môn đi vào chiều sâu, có tính thiết thực thì không thể không nói đến vai trò hết sức to lớn của tổ khối trưởng và mọi hoạt động chuyên môn diễn ra trong tổ. Có thể nói rằng, tổ khối trưởng chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm bảo chức năng thực thi Người thực hiện: Trang 3 nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ khối chuyên môn là trung tâm thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh. Thông qua nguồn thông tin này, lãnh đạo nhà trường xây dựng được kế hoạch hoạt động một cách sát thực và triển khai được kế hoạch đó. Cũng thông qua đó, nhà trường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch một cách chính xác, đầy đủ và có hiệu quả cao. Vì vậy, nếu các tổ khối chuyên môn có sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng chắc chắn rằng hiệu quả công việc thực hiện sẽ như mong muốn. Tuy nhiên trong những năm qua trường Tiểu học đã có những thay đổi nhất định về công tác quản lý các hoạt động của tổ khối chuyên môn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế hiện nay. Do đó để đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường phải có những cải tiến nhằm phát huy những nội lực sẵn có của nhà trường, hạn chế những yếu kém để đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng với tình hình thực tế hiện nay. Vì lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn”, mong rằng sẽ góp một phần cải thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ khối chuyên môn trong nhà trường. I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ khối chuyên môn nói chung và tổ trưởng chuyên môn nói riêng. Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành biện pháp thực hiện hoạt động của tổ khối chuyên môn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học. Đánh giá thực trạng hoạt động của tổ khối chuyên môn tại trường Tiểu học Đề xuất những biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn và khảo sát tính khả thi của biện pháp đó. I.3. Đối tượng nghiên cứu Việc quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của trường tiểu học Giáo viên của năm tổ khối chuyên môn thuộc trường Tiểu học Học sinh thuộc năm tổ khối quản lí của trường Tiểu học I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Người thực hiện: Trang 4 Giới hạn về nội dung: Biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn của trường Tiểu học Giới hạn về thời gian: Khảo sát hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học từ năm học 2011-2012 đến năm học 2012-2013. I.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách báo, sách tham khảo. - Phương pháp quan sát: thông qua dự, quan sát hoạt động của 5 tổ khối chuyên môn. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối. - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn để nắm bắt các mặt khó khăn của năm học trước để có biện pháp quản lý chỉ đạo kịp thời. - Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả dạy và học hai năm liền kề của các tổ khối. Người thực hiện: Trang 5 II. PHẦN NỘI DUNG II.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số Biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn ở Trường Tiểu học II.1.1.Cơ sở pháp lý Theo điều 18, Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo thông tư số 41/2010-TT-BGD&ĐT, ngày 30/12/2010, xác định nhiệm vụ của tổ chuyên môn: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. II.1.2.Cơ sở thực tiễn Biện pháp là cách thức, con đường, một phương tiện mang tính điều kiện, do con người sáng tạo ra, nó có thể được sử dụng tiến hành một hoạt động hướng đích nào đó nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng. Quản lý hoạt động của tổ khối chuyên môn đó là công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chuyên môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các tổ khối chuyên môn. Biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn là tổ hợp các phương pháp tiến hành của cán bộ quản lý nhằm tác động đến các tổ khối trưởng để hoạt động chuyên môn của các tổ khối đạt hiệu quả cao nhất. Các biện pháp quản lý phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn, biện pháp có tính khả thi và đạt được mục tiêu đề ra. Trong các nhà trường ở nước ta hiện nay, SHCM là hoạt động được tổ chức thường xuyên với những hình thức và nội dung khác nhau: các GV cùng tổ bộ môn, cùng khối hay GV của toàn trường cùng tham gia học các chuyên đề, tham dự các khoá tập huấn về chuyên môn, tham dự các hội thi - thao giảng, cùng thảo luận về kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn trong tuần, trong tháng, năm Người thực hiện: Trang 6 học, hay cùng trao đổi về kế hoạch bài học, dự giờ dạy và rút kinh nghiệm về quá trình lên lớp, .v.v. Đặc biệt, hình thức tổ chức để GV dự giờ dạy của nhau và rút kinh nghiệm về giờ học là hình thức được tổ chức thường xuyên ở hầu hết các trường học. Tuy có sự khác nhau ở nội dung và cách tổ chức nhưng trong các buổi SHCM, GV được làm việc cùng với nhau, cùng học tập, trao đổi, phân tích và giải quyết những vấn đề của thực tiễn dạy học và giáo dục đang đặt ra đối với trường, lớp, chương trình môn học mà họ đang chịu trách nhiệm thực hiện. Đây là cơ hội để các GV làm việc tập thể, chia sẻ ý kiến với nhau về việc dạy và học đối với những nội dung học tập cụ thể trong chương trình và qua đó, các GV học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế, SHCM được xem là một hình thức tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ GV tại trường. Về mặt quản lý, SHCM có khả năng xây dựng nên bầu không khí sư phạm trong đời sống nhà trường. Điều đó có nghĩa là SHCM được tổ chức tốt có thể mang lại lợi ích thiết thực cho không chỉ HS mà cả GV và nhà trường. Tuy nhiên, chất lượng SHCM phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của nhà trường, vào việc Ban giám hiệu có chiến lược tổ chức và quản lý SHCM thường xuyên và quán triệt mục tiêu chất lượng giáo dục cũng như quan tâm thúc đẩy động lực học tập - phát triển của GV hay không. Điều này có liên quan rất nhiều đến sự quyết tâm của tập thể sư phạm nhà trường để cải tạo thực tiễn theo mục tiêu phát triển chất lượng dạy học Hoạt động của tổ khối chuyên môn trong nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động chuyên môn sẽ giúp giáo viên phát huy được ý tưởng, kinh nghiệm của mình để trao đổi, bộc bạch và giúp đỡ nhau trong việc bồi dưỡng nâng cao nghiệm vụ chuyên môn được tốt hơn. Cần có những biện pháp trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khối trưởng để chủ động trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ khối một cách đa dạng, phong phú nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học. II.2.Thực trạng hoạt động của tổ khối chuyên môn a. Đặc điểm của trường Tiểu học Trường Tiểu học đóng trên địa bàn Xã , có khuôn viên rộng với diện tích 13564m 2 . Trường có 3 phân hiệu; điểm chính ở Buôn A; điểm lẻ 1 ở Buôn B; điểm lẻ 2 ở thôn Thạch Lũ; học sinh phần lớn là con em nông dân; dân tộc thiểu số chiếm đến 77,9%. Địa bàn của trường chủ yếu ở 8 thôn, buôn, có 4 dân tộc cùng tham gia học tại trường là: Êđê, Tày, Nùng và dân tộc Kinh, ngôn ngữ bất đồng nên công tác dạy và học còn gặp nhiều khó khăn. Người thực hiện: Trang 7 Điểm chính của trường xây dựng tương đối khang trang song vẫn có hai điểm trường Buôn B và Thạch Lũ còn gặp nhiều khó khăn. Đó là ở Buôn B còn 5 phòng học xuống cấp nặng, ở phân hiệu Thạch Lũ đường sá đi lại vào mùa mưa còn khó khăn nên không thuận tiện cho công tác đi lại của giáo viên cùng như học sinh. Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều tới việc học tập của con em mình, phần đa đều phó mặc cho thầy cô giáo và nhà trường. Chính điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng của học sinh hàng năm. Về tổ chức bộ máy của trường tiểu học : * Về học sinh năm học 2012 -2013 Khối Số lớp TSHS Nữ Dân tộc Nữ dân tộc Ghi chú 1 05 83 39 64 29 2 05 80 30 59 23 3 05 98 55 87 47 4 05 87 40 65 34 5 05 84 47 72 40 Tổng cộng 25 431 211 347 173 *Đội ngũ CBQL –GV- NV Chức năng Tổng số Nữ Dân tộc Đảng viên Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Ghi chú Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng số CBQL-GV- NV 49 38 16 18 15 11 18 P.HT-PTT 01 01 01 01 Người thực hiện: Trang 8 Chia ra Phó HT 01 1 1 GV đứng lớp 32 28 9 15 10 9 9 GV CTP Cập 01 1 1 GV Tin 01 1 1 1 Nhạc 02 2 2 Mĩ thuật 02 1 2 Anh Văn 01 1 1 Thể dục 01 1 Kế toán 01 1 1 1 Văn thư 01 1 1 Bảo vệ 01 1 Thư viện 01 1 1 1 Thiết bị 01 1 1 Y tế 01 1 1 1 TPT 01 1 1 Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng bộ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và có trách nhiệm cao trong công việc của mình. * Cơ sở vật chất của trường. *Tổng số điểm trường: 03 điểm *Tổng số phòng: 34 phòng, trong đó: Tổng số phòng học văn hoá: 25 phòng, trong đó: cấp 4: 17 phòng; Kiên cố: 15 phòng.; Thư viện: 01 phòng; Thiết bị: 01 phòng; Văn phòng:01; Phòng Hiệu trưởng:01, Phó hiệu trưởng:01; Tin học:01; Y tế&đoàn đội:01;Phòng chờ GV: 02; Trường chưa có phòng hành chính và các phòng chức năng, phòng hiệu bộ. Hiện nay, trường sử dụng 7 phòng học làm phòng hội đồng, thư viện, thiết bị và phòng làm việc cho Ban giám hiệu của trường. Người thực hiện: Trang 9 Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ để phục vụ cho giảng dạy của giáo viên. b.Thuận lợi và khó khăn b.1.Thuận lợi Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã Đặc biệt có sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Krông Pắc trong các hoạt động dạy và học. Đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn 100%. Có tinh thần trách nhiệm với công việc. Các tổ khối trưởng đều có trình độ cao đẳng và đại học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Phụ huynh học sinh ở những năm gần đây đã có sự quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình nên công tác xã hội hóa có nhiều thuận lợi. Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện khang trang, công tác đầu tư từng bước theo định hướng nâng chuẩn. b.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi có được nhưng đơn vị trường còn gặp một số khó khăn sau: Cơ sở vật chất đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, đặc biêt vẫn còn thiếu như phòng làm việc cho các bộ phận, phòng hội họp, phòng chức năng, phòng sinh hoạt chuyên môn. Địa bàn nơi nhà trường quản lý gồm 8 thôn buôn, hầu hết các hộ gia đình làm nông, một số gia đình nương rẫy lại ở xa nên mỗi khi mùa màng đến việc giao khoán cho nhà trường lại tiếp diễn. Một số lượng không nhỏ có cuộc sống khó khăn, bố mẹ đi làm ăn ở xa để con ở nhà với ông bà nên dẫn đến việc phối hợp giáo dục học sinh học tập ở nhà còn nhiều hạn chế. Vẫn còn một số giáo viên chưa chịu tìm tòi và mạnh dạn trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, việc vận dụng các sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn dạy học còn máy móc, chưa linh hoạt. Các khối lớp được rải đều ở 3 điểm trường, điểm lẻ ở buôn B còn thiếu phòng học nên các buổi học của các khối lớp không đồng nhất, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung vào một buổi để sinh hoạt chuyên môn. c. Những mặt mạnh, thành công Người thực hiện: Trang 10 [...]... việc quản lý hoạt động của tổ khối chuyên môn Trong nhà trường quản lý hoạt động của tổ khối chuyên môn là nhiệm vụ cơ bản nhất để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy Bộ máy tổ chức của nhà trường có nhiều bộ phận nhưng chủ yếu là sự hoạt động của tổ chuyên môn và các hoạt động giảng dạy của giáo viên Mỗi tổ là đơn vị quản lý chuyên môn nhỏ, và mỗi tổ trưởng, tổ phó là “cánh tay nối dài” của. .. HSDT T .số 01 Viết chữ đẹp cấp tỉnh 01 01 Viết chữ đẹp cấp huyện HSG toán Violym pic cấp huyện 07 06 01 05 03 02 II.5.Bài học kinh nghiệm Qua áp dụng các biện pháp trên và người trực tiếp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn tôi đã nhận thấy, để hoạt động của tổ khối chuyên môn đạt hiệu quả cần phải: Người tổ khối trưởng phải nắm vững từng hoạt động của giáo viên trong tổ để có biện pháp. .. cách quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ khối Các tổ khối của nhà trường nằm rải đều cả 3 ở cả 3 điểm trường, điểm trường ở buôn B còn thiếu phòng học nên một số lớp trong khối lại học khác buổi nên việc dành thời gian cho buổi sinh hoạt chuyên môn chưa đảm bảo được nội dung yêu cầu Một số khối trưởng chưa biết kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa kinh nghiệm và khoa học quản lí hoạt động khối chuyên. .. dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cả việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp sát thực trong việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn của khối mình được tốt hơn thì điều quan trọng không thể thiếu đó là sự quản lí, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường mà đặc biệt là hiệu phó chuyên môn phải có sự theo dõi các hoạt động chuyên môn của các khối Chú ý nhiều tới các buổi sinh hoạt chuyên môn để kịp thời điều chỉnh... chuyên môn II.3.1 Nhóm biện pháp 1: Về phía nhà trường a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giúp tổ khối trưởng có kỹ năng và năng lực quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của khối mình phụ trách Tạo không khí sôi nổi và tinh thần trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến xây dựng cho sinh hoạt chuyên môn có chất lượng b Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp a.1 Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên. .. lực chuyên môn cho tổ khối trưởng Chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để làm sao đưa chất lượng chuyên môn của nhà trường đạt kết quả tốt Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải có năng lực thực sự, giúp cho nhà trường thực hiện tốt các hoạt động quản lý chuyên môn của nhà trường Để hoạt động chuyên môn của các tổ khối thực sự có chất lượng, hiệu quả thì không thể không nói đến vai trò quan trọng mà khối trưởng... đó, khối trưởng lại chưa được bồi dưỡng và tập huấn về kỹ năng quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn Do chưa được bồi dưỡng và tập huấn nên các khối trưởng chủ yếu tự học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, thiếu kỹ năng lập kế hoạch và chưa mạnh dạn trong việc đề xuất hoạt động của tổ chuyên môn mà phần lớn đều dựa vào kế hoạch chung của nhà trường Một thực tế nữa cho thấy là hoạt động của tổ khối chuyên. .. pháp phù hợp a.3 Biện pháp quản lí, chỉ đạo sinh hoạt của tổ khối chuyên môn Một thực tế cho thấy việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của các khối chỉ mang tính hình thức là nhiều Nội dung sinh hoạt thì nghèo nàn, chưa chú trọng hoặc xoáy sâu vào một nội dung nào đó Chính vì vậy, hiệu quả công việc chưa cao và chưa thực sự bổ ích Để thực sự có chất lượng và đưa vào nề nếp sinh hoạt chuyên môn thì nhà trường... trong công tác quản lý dạy học của giáo viên và học tập của học sinh Các tổ khối trưởng chuyên môn là cộng sự trực tiếp và hết sức đắc lực của BGH, bởi vì mọi chủ trương, quy định, mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường, triển khai và thực hiện đều thông qua các hoạt động của tổ khối chuyên môn Với sự quản lí, chỉ đạo cụ thể, sự kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, công bằng, thấu tình, đạt lý của Ban giám... động của tổ khối chuyên môn trong nhà trường II.4.Kết quả Người thực hiện: Trang 21 Qua sự theo dõi và giúp khối trưởng vận dụng các biện pháp xây dựng hoạt động của tổ khối chuyên môn Kết quả cho thấy, tất cả các khối trong nhà trường đã đi vào sinh hoạt chuyên môn một cách chủ động hơn, nội dung sinh hoạt phong phú Đặc biệt, đã phát huy được những ý kiến đóng góp nhiều hơn từ các thành viên trong khối

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan