1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

30 359 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

SKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Trang 1

có chất lượng, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng, một vấn đề nổi trội mà tất cả các nhà trường đều phải quan tâm.

Đối với trường tiểu học, có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học haykhông phần lớn do quyết tâm của ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhàtrường Với phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt” và phương châm“ tất cả vìhọc sinh thân yêu” thì hoạt động chuyên môn của trường chiếm một vị trí đặcbiệt quan trọng Nó phản ảnh được thực chất của việc “trồng người” và hiệuquả đào tạo của nhà trường

Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyênmôn là một tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụchuyên môn của nhà trường Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra,đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy, học tập, về phương pháp đã được dạyhọc, về đổi mới chương trình, nội dung và kế hoạch dạy học… một cách sátthực nhất Tổ khối chuyên môn còn là cánh tay nối dài của ban giám hiệu nhàtrường với giáo viên và học sinh Tổ khối chuyên môn phải theo sát từngthành viên trong tổ để nắm bắt phát huy kịp thời những đổi mới trong phươngpháp giảng dạy và khắc phục những tồn tại trong truyền đạt nội dung giảngdạy và học tập trên lớp Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quantrọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của trường Thực tếcho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh thì vai trò của các tổtrưởng chuyên môn cũng góp phần không nhỏ trong đó

Nên: “Biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ” là đề tài và cũng là biện pháp mà bản thân tôi đã lựa chọn và

thường xuyên áp dụng trong suốt quá trình làm công tác quản lý chuyên môn

III Cơ sở lý luận:

Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sựtồn tại và phát triển của nhà trường Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằngchính nội lực của mình Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và

sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân

Trang 2

Sinh hoạt chuyên môn là cụm từ rất quen thuộc đối với mỗi người giáoviên bởi lẽ đó là một việc làm thường xuyên trong hoạt động của nhà trường.

Đây là một trong các hình thức bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng caonăng lực cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh vànâng cao chất lượng giáo dục nói riêng Theo quy định, sinh hoạt chuyên mônđược thực hiện hàng tuần ở tất cả các nhà trường Trường Tiểu học Nam Trâncũng thực hiện đúng quy định của ngành và sinh hoạt chuyên môn theo cáchình thức sau:

Học tập chuyên môn nghiệp vụ: Nội dung học tập có thể theo cácchuyên đề đã được xác định dựa trên nhu cầu của giáo viên hoặc theo sự chỉđạo chung của Phòng GD&ĐT Nội dung học tập còn là các văn bản chỉ đạomới hoặc những nhiệm vụ mới trong năm học Dự giờ học tập đồng nghiệp:Việc dự giờ diễn ra tại trường hoặc cụm trường, chủ yếu dựa theo các chuyên

đề được xác định trong kế hoạch năm học Ngoài ra, việc dự giờ tại trườngcũng có thể theo chuyên đề nào đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong trường

Thông thường một giáo viên được đánh giá là vững vàng về chuyên đềnào sẽ được phân công chuẩn bị và thực hiện giờ dạy được coi là “ giờ dạymẫu” của chuyên đề đó Người dự giờ sẽ theo dõi các hoạt động dạy của giáoviên để nhận xét về nội dung phương pháp dạy, về phân bố thời gian, cáckhâu các bước của giờ dạy so với sách giáo khoa, sách hướng dẫn và các tàiliệu khác

Người dự giờ cũng chỉ chú ý đến các câu hỏi, các lời hướng dẫn củagiáo viên, đồ dùng giáo viên sử dụng để xem xét có sai sót, bất hợp lý haykhông Chính cách dự giờ và nhận xét như mô tả ở trên đã khiến cho mục tiêubồi dưỡng giáo viên khó có thể đạt được Vậy làm thế nào để qua mỗi buổisinh hoạt chuyên môn từng giáo viên sẽ học tập được một điều gì hữu ích chochuyên môn nghiệp vụ của mình? Làm thế nào để Sinh hoạt chuyên môn trởthành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của môi thầy cô giáo? Làm thế nào

để sinh hoạt chuyên môn mang lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao nănglực chuyên môn và mang lại hiệu quả học tập cho học sinh, nâng cao chấtlượng giáo dục? Với vấn đề đặt ra này trường Tiểu học Nam Trân đã tổ chứctriển khai và thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn và bước đầu đã đạtđược hiệu quả cao

IV Cơ sở thực tiễn:

Trường Tiểu học Nam Trân là một trong hai trường tiểu học thuộc xãĐại Đồng, cơ sở vật chất của trường đáp ứng được nhu cầu dạy học, trongnhững năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chínhquyền địa phương, sự hỗ trợ của nhân dân, cha mẹ học sinh và cộng đồng xãhội, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đại Lộc đãgiúp đỡ tạo điều kiện đến nay trường đã được công nhận:

Trường đạt chuẩn Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào tháng 5 năm 2010.Trường liên tục đạt trường Tiên tiến xuất sắc trong nhiều năm liền.Trường có nhiều thành tích xuất sắc được nhiều cấp tặng bằng khen

Trang 3

Đã được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm học 2009-2010 Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm học 2011-2012

Đạt chuẩn Kiểm định chất lượng ở cấp độ 3 năm học 2013-2014

Công đoàn nhiều năm liền đạt vững mạnh xuất sắc

Đơn vị liên tục nhiều năm liền đạt cơ quan có đời sống văn hóa tốt

Về chất lượng đội ngũ 100% giáo viên có trình độ chuyên môn trênchuẩn, hầu hết các đồng chí giáo viên đều nhiệt tình, tâm huyết với nghềnghiệp, phần lớn có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng

Tỉ lệ Giáo viên đạt danh hiệu giỏi các cấp hằng năm từ 70% trở lên.Tập thể sư phạm đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường.Các tổ chuyên môn của trường được biên chế hợp lý, hoạt động thườngxuyên và có hiệu quả

Trường có nền nếp chuyên môn và các hoạt động giáo dục đạt hiệu quảcao

Bên cạnh những thuận lợi trường vẫn còn có một số khó khăn:

Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa mạnh dạn đổi mớiphương pháp trong lúc dạy,một vài giáo viên tuổi cao khả năng tiếp cận vớiviệc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học chưa theo kịp lớp trẻ Dẫnđến chất lượng giáo dục ở một số lớp chưa cao, tỉ lệ thi đạt giải các phongtrào chưa cao

Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên như trên, là một cán bộquản lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần phải đặc biệt quan tâm tớicông tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên và xem đó là việc cần đượcgiải quyết trước mắt của trường Trong những năm qua Ban giám hiệu nhàtrường đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả đểxây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nền nếp, hoạt động chuyên môn trongtrường ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của trường ngày càng

phát triển Nên bản thân tiếp tục đưa ra : “ Một số biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ”.

V Nội dung nghiên cứu:

Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phứctạp và nhiều mặt Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các công việc,các mặt hoạt động của nhà trường; các điều kiện và phương tiện đảm bảo hoạtđộng giảng dạy giáo dục; kết quả hoạt động của từng cán bộ, giáo viên, nhânviên Kế hoạch xây dựng về đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại trường Tiểuhọc Nam Trân Ban giám hiệu trường đã đổi mới công tác quản lý sinh hoạtchuyên môn nhằm giúp giáo viên trong trường có đủ điều kiện tự học, tự bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ Để việc sinh hoạt chuyên môn trong nhàtrường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng Đây

là một vấn đề hết sức quan trọng được triển khai và thực hiện trong năm học

Trang 4

này chính vì vậy tôi đã chọn kinh nghiệm thực hiện “ Công tác chỉ đạo đổimới sinh hoạtchuyên môn ở trường Tiểu học” nhằm chia sẻ kinh nghiệm bướcđầu thực hiện với các bộ phận quản lý trong ngành Mục đích nghiên cứu:Tìm ra các giải pháp sinh hoạt chuyên môn mới thực sự là một hoạt độngnhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho người giáoviên , để góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thựchiện nhiệm vụ năm học Những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thựctiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nhằm gópphần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học Đónggóp về mặt lý luận, thực tiễn Tìm ra những giải pháp nhằm giúp đỡ cán bộquản lý, giáo viên tin tưởng vào sinh hoạt chuyên môn và biết cách thực hiệnchuyên môn hiệu quả, từ đó có thể nâng cao năng lực chuyên môn để đảmbảo cho học sinh đều được học và học có tiến bộ Hiểu rõ mục đích của sinhhoạt chuyên môn mới là từng bước xây dựng văn hóa trong nhà trường, trong

đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn học hỏi đồngnghiệp, giúp cho giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về học sinh, nâng cao nănglực dạy học cho giáo viên Thiết lập và xây dựng được quy trình để từng bướcxây dựng cách thức sinh hoạt chuyên môn mới đáp ứng đòi hỏi của yêu cầuđổi mới giáo dục và sự phát triển bền vững của nhà trường

Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT banhành Người quản lí trong nhà trường phải nắm vững và làm cho toàn thể giáoviên cùng nắm vững Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm caonhất về chuyên môn trong nhà trường, người quản lý phải điều khiển hoạtđộng dạy của thầy và hoạt động học của trò theo những yêu cầu, nội dung,hướng dẫn của chương trình dạy học Sự nắm vững chương trình dạy học củangười quản lý để quản lí giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy học

Muốn được như vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phổ biến đổimới về nội dung, phương pháp dạy học, những sửa đổi trong chương trìnhsách giáo khoa Đặc biệt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cácmôn học

Hàng tháng, hết học kỳ và cuối năm học, Ban giám hiệu nhà trường sẽkiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng môn củatừng khối lớp thông qua phân phối chương trình và thời khoá biểu, sổ gọi tênghi điểm của từng khối lớp kể cả gió viên dạy chuyên

Từ đó, Ban giám hiệu nhà trường nhận xét, phát hiện những vấn đề cầnuốn nắn Lãnh đạo nhà trường nghiêm cấm việc cắt xén, dồn bài, thêm bớt tiếtcủa bất cứ môn học nào một cách tùy tiện của giáo viên

Chỉ có thực hiện đúng đủ chương trình dạy học thì những cơ sở khoahọc, tính chất giáo dục toàn diện, mục đích đào tạo của chương trình dạy họcmới trở thành hiện thực

Trang 5

Yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng bao trùm toàn bộ chương trình giảngdạy là đào luyện con người toàn diện về đức, trí , thể, mĩ, là xây dựng cho họcsinh thành những con người mới, có tình cảm tốt đẹp, có tri thức đầy đủ đểđáp ứng được những đòi hỏi của việc xây dựng chế độ mới của chúng ta Muốn làm tốt điều này Ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ trưởngchuyên môn phân công nhau theo dõi, nắm tình hình thực hiện chương trìnhdạy học hàng tuần, hàng tháng Sử dụng các biểu bảng, lịch kiểm tra học tập,

sổ thăm lớp dự giờ vv…để nắm tình hình có liên quan đến việc thực hiệnchương trình dạy học Ban giám hiệu nhà trường phải biết dùng thời khoábiểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất

cả các môn, các lớp sao cho đồng đều, cân đối Nếu chương trình dạy học là

“bản thiết kế” của một công trình thì hoạt động dạy của thầy là sự “thi công”

mà ban lãnh đạo là “tổng công trình” phải điều khiển “thi công” đúng “thiếtkế” Với những biện pháp đó, việc thực hiện chương trình của trường tôi đãđược thực hiện đúng và nghiêm túc

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của các thầy côsoạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp Đồngthời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, đó là hai công việc chủyếu trước giờ lên lớp của giáo viên Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạnbài căn cứ vào phân phối chương trình, bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn, đủnội dung, đủ thông tin

Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn Vớinhững giáo viên có tay nghề khá, giỏi thì yêu cầu bài soạn khác với nhữnggiáo viên có tay nghề đạt yêu cầu phải có nội dung phù hợp với nội dung bàidạy phù hợp với đối tượng học sinh Ban giám hiệu và các tổ trưởng tổchuyên môn kiểm tra, theo dõi, nắm tình hình soạn bài của giáo viên như:Lãnh đạo nhà trường trực tiếp dự các buổi sinh hoạt chuyên môn về trao đổi

về cách soạn bài của các tổ khối chuyên môn, kết hợp kiểm tra kế hoạch dạyhọc của giáo viên các khối lớp theo định kỳ Mỗi năm học Phó hiệu trưởngtiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ sổ sách giáo viên ít nhất 4 lần: giữa kỳ I, cuối

kỳ I, giữa kỳ II, cuối kỳ II Sau mỗi lần kiểm tra có nhận xét, đánh giá những

ưu, khuyết kịp thời có xếp loại cụ thể, chính xác, công bằng, tuyên dươnghoặc phê bình công khai mang tính xây dựng Các hồ sơ sổ sách của giáo viênđược hội đồng sư phạm công nhận loại tốt, đạt chất lượng về nội dung, trìnhbày có khoa học và sáng tạo sẽ được trưng bày biểu dương trong toàn trường Qua các việc làm trên, tôi nhận thấy giáo viên đã thực hiện rất nghiêmtúc việc soạn bài, chất lượng bài soạn được nâng cao và ảnh hưởng tốt đếnhiệu quả của các tiết dạy

Hoạt động dạy và học ở trường tiểu học chúng ta hiện nay được thựchiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp Giờ lên lớp giữ vai trò quyếtđịnh chất lượng dạy và học Vì vậy, để hiểu rằng vì sao Ban giám hiệu và giáoviên đều tập trung chú ý về mọi cố gắng của mình vào giờ lên lớp với mộtmục đích là nâng cao chất lượng toàn diện giờ lên lớp Nhưng mỗi giáo viên

Trang 6

đều có vai trò riêng giờ lên lớp, quyết định kết quả giờ lên lớp là người giáoviên, quản lý thế nào để các giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là việclàm của Ban giám hiệu nhà trường Yêu cầu của một giờ lên lớp: Giáo viênphải đảm bảo về yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác Phương pháp phù hợpvới bài dạy Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của họcsinh ở cả 4 đối tượng: Giỏi, Khá, TB, Yếu Tuỳ theo bài học mà học sinhđược: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kỹ năng, thực hành, được liên hệthực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức phù hợp Lời đánh giá, nhận xéthọc sinh phải thể hiện sự tôn trọng nhân cách, cho điểm chính xác, khuyếnkhích tư duy Để làm được việc này, ngay từ đầu năm học, trong các buổi sinhhoạt chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi phải đề ra kế hoạchthật cụ thể những yêu cầu chung về giảng dạy và những yêu cầu đặc trưngriêng của từng phân môn.Ví dụ: Môn Khoa học cần chú trọng cho học sinhđược thực hành bằng thí nghiệm, được quan sát vật chất để từ đó rút ra kếtluận về các hiện tượng của tự nhiên Môn Địa lý thì phải cho học sinh về kỹnăng sử dụng bản đồ hoặc lược đồ Môn Tiếng Việt thì phải cho học sinh về

kỹ năng luyện nói…

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu nhà trường thăm lớp

dự giờ thường xuyên và đột xuất cùng với tổ trưởng tổ chuyên môn Sau mỗitiết dự giờ có đánh giá, nhận xét chính xác, chân tình và có tính xây dựng,khuyến khích giáo viên phát triển được những mặt mạnh, những điển hình tốt,điều chỉnh được những mặt còn hạn chế của giáo viên

Qua dự giờ, đánh giá giờ lên lớp một cách khách quan, trung thực, để

từ đó có những biện pháp thích hợp, thực tế cho công tác quản lý giờ lên lớpcủa giáo viên trong nhà trường Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kếhoạch thường xuyên nên phát hiện ra những giáo viên có tay nghề khá, giỏi.hoặc còn hạn chế.Từ đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao tay nghề chođội ngũ giáo viên trong nhà trường

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một công việc không thể thiếu được trongnhà trường Trong đó đặc biệt quan trọng là các tổ trưởng tổ chuyên môn phải

có năng lực giỏi về chuyên môn thực sự, phải có uy tín lãnh chỉ đạo và điềuhành các thành viên trong tổ Hàng tháng phải xây dựng được kế hoạch hoạtđộng cụ thể, phù hợp với thực tế trong tổ, trong nhà trường để đi vào hoạtđộng có hiệu quả Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn đồng đềucho các tổ Cụ thể: Trường lên kế hoạch tổ chức triển khai các chuyên đề cấptrường ở tất cả các phân môn, sắp xếp thời gian để giáo viên về dự, sau đó tổchức thảo luận rút kinh nghiệm để đi đến thống nhất về hướng lựa chọn cácphương pháp giảng dạy, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp cácphân môn…Ngoài ra phó hiệu trưởng còn chú ý các kế hoạch triển khai cácchuyên đề của phòng GD&ĐT, của các trường bạn để thông báo cho giáoviên về dự Qua đó học hỏi thêm kinh nghiệm của trường bạn, áp dụng nhữngđiều đã học vào giảng dạy

Trang 7

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm các công việc:

Quản lý lập kế hoạch công tác của tổ : đề xuất phân công giảng dạy, lậpchương trình công tác hàng tháng, học kỳ và cả năm học, xây dựng các chỉtiêu công tác của từng thành viên và của tổ

Quản lý công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của các tổ viên

Quản lý công tác nghiệp vụ, công tác thi đua, công tác bồi dưỡng củatổ

Yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng: Phó hiệu trưởng yêu cầu mỗi giáo viêntham gia thi giáo viên giỏi, sau năm học bắt buộc phải có một bản tổng kếtkinh nghiệm hoặc sáng kiến trong công tác dạy học Các bản kinh nghiệm,sáng kiến này phải được thông qua toàn tổ để cùng được bàn bạc, thảo luận,rút kinh nghiệm chung, hoàn thiện và được lưu giữ thành tài liệu nghiệp vụcủa tổ Những bản xuất sắc được gửi lên Hội đồng khoa học của ngành để xétkhen thưởng

Trong công tác bồi dưỡng giáo viên:

Một mặt yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng như trên, mặt khác nhàtrường tích cực cộng tác với phòng GD&ĐT trong việc tổ chức các lớp bồidưỡng ngắn hạn; tổ chức chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn Đồng thời tạođiều kiện, động viên giáo viên đi học các lớp đào tạo liên thông để nâng caotrình độ, đạt trình độ trên chuẩn

Nhà trường thường xuyên tư vấn, bồi dưỡng về tin học cho giáo viên,

để giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính trong một số công việc, biết khaithác thông tin trên mạng Internet, từng bước để giáo viên biết sử dụng côngnghệ thông tin, khai thác các phần mềm dạy học, các tư liệu hữu ích bổ trợkiến thức chuyên môn

Làm tốt công tác này là một biện pháp hữu hiệu để củng cố và nângcao khả năng chuyên môn cho mỗi giáo viên trong nhà trường Nhất là tronggiai đoạn tiếp cận với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng caochất lượng giáo dục theo chủ đề của năm học

Đồ dùng dạy học góp phần quan trọng tới chất lượng giảng dạy.Quátrình nhận thức của học sinh tiểu học là trực quan cụ thể đến tư duy trừutượng, yếu tố trực quan lại càng cần thiết Chính vì vậy, Ban giám hiệu nhàtrường rất chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy củagiáo viên trong nhà trường Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các tổ trưởng

tổ chuyên môn: Thống nhất việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết dạycủa nhà trường hiện có, ngoài ra khuyến khích giáo viên làm thêm hoặc nhàtrường mua thêm để phục vụ cho giáo viên giảng dạy Trong các tiết dự giờ,Ban giám hiệu nhà trường chú trọng tới việc sử dụng đồ dùng dạy học củagiáo viên Chính vì thấy rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan tới chất

Trang 8

lượng bài dạy Hàng năm, phòng GD&ĐT đã phát động phong trào thi đualàm đồ dùng dạy học và tổ chức hội thi triển lãm đồ dùng dạy học cấp trường,cấp huyện Đây là một dịp để giáo viên thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mìnhtrong việc tạo ra các sản phẩm đồ dùng dạy học có hiệu quả.

Kết quả: Nhờ đồ dùng dạy học phong phú, giáo viên có điều kiện đổimới phương pháp giảng dạy ở các phân môn Học sinh hứng thú học tập, chủđộng tìm hiểu nội dung bài dưới sự hướng dẫn của thầy cô Trong nhà trườngmuốn đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” thì điều quan trọngnhất thì phải xây dựng được phong trào mũi nhọn trong giáo viên Muốn cógiáo viên giỏi, Ban giám hiệu nhà trường luôn khuyến khích động viên đượcgiáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và có

kế hoạch bồi dưỡng để giáo viên có hướng phấn đầu vươn lên

Bên cạnh đó một công việc không kém phần quan trọng để nâng caochất lượng giảng dạy là việc Ban giám hiệu nhà trường luôn khuyến khích tạođiều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ về mọi mặt Mỗi giáo viênđều coi việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề

Đoàn kết giúp đỡ nhau là yếu tố không thể thiếu được trong nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường rất coi trọng việc xây dựng một tập thể đoàn kết, nhấttrí, thương yêu giúp đỡ nhau trong công tác và đời sống Tập thể nhà trườngluôn giữ bầu không khí vui vẻ, thông cảm với nhau Công đoàn là một tổ ấmgia đình, trong đó mọi thành viên đều chân tình cởi mở Giáo viên luôn tìmthấy nguồn động viên khuyến khích của tập thể, yên tâm phấn đấu trong giảngdạy để vươn lên

Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của Ban lãnh đạo nhà trường như

đã nêu ở trên cho nên phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” của nhà trườngdiễn ra sôi nổi, năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt vànhiều giáo viên luôn có ý thức học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau Điều đó đã có tácdụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng của học sinh trong hoạt động học

VI Kết quả nghiên cứu:

Nhà trường đã tổ chức đổi mới phương thức thao giảng từ tổ đếntrường đều bằng bài giảng điện tử nên hằng năm số lượt học sinh được họcqua các lần giảng bằng bài giảng điện tử khá nhiều

Sinh hoạt tổ, khối chuyên môn thường xuyên và có nề nếp nên hiệu quảchất lượng dạy học các khối lớp đạt cao

Do thường xuyên kiểm tra dự giờ tư vấn nên phương pháp dạy học củagiáo viên có vững vàng hơn nhiều so với trước đây

Tỉ lệ giáo viên đạt giỏi các cấp hằng năm có duy trì

Chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh được duy trì và ngàymột nâng cao

So sánh đối chiếu bảng thống kê chất lượng năm học 2012-2013 và học

kỳ 1 năm học 2013-2014 (xem phụ lục)

Nhận xét chất lượng đào tạo so với năm học trước:

Trang 9

Năm học 2013-2014 nhà trường đã thực hiện đổi mới phương pháptrong toàn bộ hoạt động và đặc biệt là tăng cường việc kiểm tra, quản lý chỉđạo nên đã tạo ra sự chuyển biến tiến bộ một cách khá rõ rệt, tiến bộ về chấtlượng trong dạy và học, nâng cao chất lượng đại trà, tỉ lệ học sinh giỏi, kháđạt cao trên mức qui định (trong HKI) này (xem phụ lục)

* Học lực:

-Học sinh đạt loại giỏi môn Tiếng Việt là 189/291 đạt tỉ lệ 64.9%

-Học sinh đạt loại giỏi môn Toán là 198/291 đạt tỉ lệ 68 %

-Học sinh yếu môn Tiếng Việt là 0 tỉ lệ là 0%

-Học sinh yếu môn Toán là 01 tỉ lệ 0.3%

-Các môn đánh giá bằng định tính đều đạt Hoàn thành và Hoàn thành tốt ở tỉ

đỡ học sinh tốt hơn

Sinh hoạt chuyên môn mới làm dày thêm vốn kinh nghiệm dạy học chogiáo viên để từng bước cải tiến cách dạy nâng cao chất lượng học tập của họcsinh qua các hoạt động có ý nghĩa Số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp đãđược tăng dần so với những năm học trước Chất lượng mũi nhọn cũng nhưchất lượng đại trà ngày một tăng cao theo năm học trường đã có học sinh đạtgiải cao trong các lần thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện

Trường duy trì chuẩn quốc gia mức độ 2 và giữ vững về đạt Kiểm địnhchất lượng cấp độ 3

VII Kết luận:

Sau nhiều năm làm công tác quản lý chuyên môn Ban giám hiệu nhàtrường đã bền bỉ kiên trì với các nội dung và các biện pháp “ Đổi mới trongcông tác sinh hoạt chuyên môn” vận dụng những lý luận được trang bị quakinh nghiệm thực tiễn cũng như qua các chuyên đề về công tác quản lý trườnghọc, trường chúng tôi đã có một số kết quả bước đầu đáng phấn khởi Nhiềunăm qua trường Tiểu học Nam Trân luôn là trường có nhiều hoạt động phongtrào tốt và chất lượng học tập cao, được công nhận trường Chuẩn quốc giamức độ 2 trong năm học 2009-2010, năm 2010-2011 được chủ tịch nước

Trang 10

phong tặng Huân chương Lao động hạng Ba , năm học 2013-2014 đạt Kiểmđịnh chất lượng cấp độ 3.

Những năm học tiếp theo chúng tôi vẫn duy trì, tiếp tục thực hiện tốtnền nếp sinh hoạt chuyên môn trong nội bộ và coi đây là biện pháp tích cựcquan trọng để duy trì và phát triển nhà trường và đẩy mạnh các hoạt độngtoàn diện của nhà trường Tôi tin rằng nếu đẩy mạnh hoạt động sinh hoạtchuyên môn phong phú, đa dạng, chắc chắn chất lượng toàn diện bất cứtrường nào cũng tăng cao

Trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn ở trườngtôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:

Một là: Hiệu trưởng phải xây dựng văn hóa nhà trường (mối quan hệthân thiện giữa các thành viên) đồng thời song song với xây dựng môi trườnghọc tập cho giáo viên( Đổi mới sinh hoạt chuyên môn) từ đó giúp cho giáoviên thay đổi → Giờ học thay đổi → Học sinh thay đổi → Trường học thayđổi Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng

kế hoạch và nội dung SHCM cho cả năm học Thường xuyên kiểm tra đônđốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả

Hai là: Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ tổ khốitrưởng, những người chủ trì các buổi SHCM vì thực tế cho thấy 1 buổiSHCM thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên môn củangười điều hành

Ba là: Luôn luôn sắp xếp và bố trí thời gian SHCM hợp lý, không nhấtthiết là cả một buổi Nội dung sinh hoạt cần thật cụ thể, sát thực, liên quantrực tiếp đến mỗi bài học, tiết học mà GV giảng dạy hàng ngày, tránh chungchung, ở tầm vĩ mô

Bốn là: Ban giám hiệu cần quản lý chặt chẽ nội dung các buổi SHCM,

có sự hướng dẫn và định hướng nội dung SHCM theo tình hình thực tế củanhà trường hay từng khối lớp theo đổi mới chuyên môn

Năm là: Cần xây dựng 1 nề nếp sinh hoạt chuyên môn, hàng năm nên

tổ chức đánh giá, khen thưởng các tổ, khối có nền nếp SHCM tốt, vì thực tếcho thấy những trường nào có phong trào chuyên môn mạnh thì nơi đó có nềnếp SHCM hiệu quả

Sáu là: Nâng cao chất lượng chuyên môn là việc mà nhà trường luônquan tâm hàng đầu: Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong kế hoạch nhàtrường, ban giám hiệu phải chủ động vào cuộc cùng với các tổ trưởng chuyênmôn thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chi tiếtcho từng tháng, năm học

VIII Đề nghị:

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đại trà,chất lượng mũi nhọn của đơn vị Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, phươngpháp và hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đã làm một cách tích cực

và bền vững Trang bị thêm máy có màn hình lớn ở các phòng học sinh, máyquay video để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của nhà trường Tổ chức

Trang 11

cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đi tham quan học tập và chia sẻ kinhnghiệm ở những đơn vị điển hình trong việc thực hiện tổ chức sinh hoạtchuyên môn mới Trên đây là một số giải pháp về “Công tác chỉ đạo đổi mớisinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụngvào trường tôi đang công tác Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắcrằng còn có những thiếu sót.

Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí, các đồngnghiệp để tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 12

IX Phụ lục: (đính kèm)

Chất lượng bài KTĐK 2 môn : Tiếng Việt và Toán các năm:

1 Chất lượng bài KTĐK cuối kỳ 2: 2011-2012

2 Chất lượng bài KTĐK cuối kỳ 2: 2012-2013

3 Chất lượng bài KTĐK cuối kỳ 1: 2013-2014

4 Chất lượng phong trào HĐNGLL 5 năm liền

Chất lượng Chuyên môn Giáo viên theo CNNGVTH các năm:

5 Xếp loại CM theo CNNGVTH năm học 2011-2012

6 Xếp loại CM theo CNNGVTH năm học 2012-2013

Trang 13

X Tài liệu tham khảo:

-Điều lệ mới trường tiểu học năm 2010

-Nghiệp vụ công tác thanh tra do bộ giáo dục ban hành

-Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá xếp loại học sinhtiểu học

- Công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH, ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy địh về chuẩn kiến thức, kỹ năng của họcsinh tiểu học;

- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của ngành về thực hiện đánh giá, nhận xéthọc sinh

- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực;

- Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 04/02/2008 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục &ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giáchất lượng giáo dục;

- Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học;-Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của Phòng Giáo dục &Đào tạo huyện Đại Lộc

Trang 14

XI Mục lục:

I Tên đề tài Trang 1

III Cơ sở lý luận Trang 1-2

IV Cơ sở thực tiễn Trang 2-3

V Nội dung nghiên cứu Trang 3-8

VI Kết quả nghiên cứu Trang 8-9

X Tài liệu tham khảo Trang 12

XII Phiếu đánh giá xếp loại

Đại Đồng, ngày 06 tháng 02 năm 2014

Phó Hiệu trưởng

TRẦN ĐÌNH HUY

Trang 15

Hết

Ngày đăng: 22/02/2018, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w