1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ

94 2,7K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Việt Nam có một nền nông nghiệp tồn tại từ lâu đời.Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vùng trồng cây nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc và Nam với đa dạng, phong phú các loại cây trồng.Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, chiếm tới gần 75% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả Hồ tiêu. Hoạt động xuất khẩu Hồ tiêu đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá trị xuất khẩu và hiện tại Hồ tiêu của Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Một trong những thị trường lớn tiêu thụ Hồ tiêu của Việt Nam chính là Ấn ĐộẤn Độ và Việt Nam có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng.Ấn Độ luôn đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu Hồ tiêu của Việt Nam từ năm 2000 đến nay.Các sản phẩm Hồ tiêu xuất khẩu sang Ấn độ rất đa dạng. Nhu cầu sử dụng hạt tiêu của Ấn Độ trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng khá nhanh. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng thêm nhiều mặt hàng hồ tiêu khác và tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước.Để đáp ứng nhu cầu của mặt hàng Hồ tiêu ngày một tăng trên thị trường thế giới hiện nay, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này là rất cần thiết, đặc biệt là việc xuất khẩu sang một thị trường đầy hứa hẹn như Ấn. Các phân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giải quyết những khó khăn, tồn tại mà ngành Hồ tiêu của Việt Nam đang gặp phải. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết như hiện nay, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng Xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ của công ty xuất nhập khẩu Petrolimex (PITCO)” làm chủ đề cho bài nghiên cứu của mình. Trong bài có nói rõ về đất nước con người ấn Độ, tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ, một số rào cản thương mại như thuế quan , rào cản kĩ thuật, rào cản phi thuế quan, các kiến nghị, giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hạt tiêu , một số chính sách đố với công ty.

Trang 1

KHOA KINH TẾ 

BÀI BÁO CÁO THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP

KHẨU PETROLIMEX (PITCO)

Cao thị liên Đồng Thị Hồng Anh

Hồ Văn Dũng

quốc tế

Vũng Tàu, tháng 12 năm 2014

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 5

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 4

1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm 4

1.1.2 Phân loại 6

1.1.3 Vai trò, vị trí 9

1.2 Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex( PITCO) 12

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12

1.2.2 Mục tiêu & sứ mệnh 13

Chú trọng đến các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 14

1.2.3 Nơi đặt văn phòng 14

1.2.4 Nơi đặt nhà máy 14

1.2.5 Lĩnh vực kinh doanh 15

1.2.6 Những thành tích đạt được 15

1.2.7 Cơ cấu tổ chức 17

1.3 Giới thiệu về ngành 19

1.3.1 Tổng quan về Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) 19

1.3.2 Mục tiêu của Hiệp hội 20

1.3.3 Cơ cấu tổ chức 20

1.4 Giới thiệu mặt hàng 20

1.4.1 Nguồn nguyên liệu - nhà cung ứng 20

1.4.2 Inbound logistic - vận chuyển phương thức và thời điểm giao nguyên liệu 20 1.4.3 Kênh phân phối 21

1.4.4 Quy trình sản xuất: 21

Trang 3

1.5 Tình hình về sản xuất Hồ tiêu Việt Nam 27

1.5.1 Khái niệm, phân loại thành phần và công dụng hồ tiêu 27

1.5.2 Thời gian thu hoạch hồ tiêu của các vùng tiêu Việt Nam 30

1.6 Vụ thu hoạch tiêu của Việt nam so với các nước 32

1.7 Vai trò của xuất khẩu Hồ tiêu đối với kinh tế Việt Nam 33

1.8 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam 34

CHƯƠNG II 36

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG CUẤT KHẨU HỒ TIÊU TẠI VIỆT NAM 36

2.1 Tình hình xuất khẩu hồ tiêu qua các năm 36

2.2 Sản lượng thu hoạch của các vùng trồng tiêu trọng điểm 38

2.3 Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu 38

2.4 Tình hình xuất khẩu Hồ Tiêu theo các quốc gia chủ yếu trên thế giới 39

2.5 Tình hình xuất khẩu hồ tiêu trên thị trường khu vực Nam Á 40

2.6 Cạnh tranh quốc tế 43

CHƯƠNG III 46

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 46

3.1 Văn hóa kinh doanh tác động từ thị trường Ấn Độ 46

3.1.1 Định nghĩa thời gian 46

3.1.2 Trang phục 46

3.1.3 Giao tiếp 46

3.1.4 Những điều nên làm 48

3.1.5 Những điều không nên làm 49

3.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ 50

3.3 Nhu cầu hồ tiêu trên thị trường Ấn Độ 54

3.4 Đối thủ cạnh tranh 54

3.5 Phân tích ma trận swot về hoạt động xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Ấn Độ 56

Trang 4

3.5.2 Những điểm yếu 56

3.5.3 Cơ hội 57

3.5.4 Những thách thức, khó khăn 58

3.6 Thâm nhập thị trường 62

3.6.1 Vị trí địa lý 62

3.6.2 Chính sách nhập khẩu 62

3.7 Tài chính tiền tệ 63

CHƯƠNG IV 64

NHỮNG CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU HỒ TIÊU CỦA ẤN ĐỘ 64

4.1 Những chính sách quản lý nhập khẩu 64

4.2 Hải quan, thuế quan, hàng rào thương mại đối với nhập khẩu hạt tiêu 64 4.2.1 Thủ tục hải quan 64

4.2.2 Thuế quan 68

4.2.3 Giấy tờ, hoá đơn yêu cầu cụ thể với mặt hàng hạt tiêu 69

4.3 Hàng rào phi thuế quan đối với NK hạt tiêu trong thời gian qua 70

4.3.1 Cấp giấy phép nhập khẩu 70

4.3.2 Tiêu chuẩn đóng gói, bao bì, nhãn mác, chất lượng 70

4.3.3 Thủ tục đăng kí thương hiệu hàng hoá 71

4.3.4 Yêu cầu đối với các đại lý nhập khẩu hạt tiêu tại Ấn Độ 72

4.4 Một số vấn đề pháp luật cần lưu ý khi kinh doanh các mặt hàng nói chung và hạt tiêu nói riêng 72

CHƯƠNG V 73

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HỒ TIÊUVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 73

5.1 Giải pháp đối với hoạt động trồng trọt 73

5.1.1 Giải pháp về phát triển và ứng dụng giống cây trồng 73

5.1.2 Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu 73

5.2 Về phía công ty 79 5.3 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt

Trang 5

5.3.1 Chính sách về đất đai, khuyến nông 80

5.3.2 Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu Hồ tiêu 81

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FSSAI Cơ quan Tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn

thực phẩm Ấn Độ

NN& PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

VPA Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

ASTA Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

quốc tế PITCO Công ty xuất nhập khẩu Petrolimex

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý của công ty Xuất nhập khẩu Petrolimex 17

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty Xuất nhập khẩu Petrolimex 18

Sơ đồ 1.3 Quy trình sản xuất tiểu đen 22

Bảng 1.1 Diện tích trồng và năng suất trồng của Hồ Tiêu qua các năm 30

Bảng 1.2 Thời gian thu hoạch hồ tiêu của các vùng tiêu Việt Nam 31

Hình 1.1 Bản đồ phân vùng 32

Bảng 1.3 Thời gian thu hoạch tiêu ở một số nước trên thế giới 33

Bảng 2.1 Diện tích sản lượng giá trị XK hồ tiêu từ năm 2001-9/2014 36

Biểu đồ 2.1 Sản lượng và giá trị XK Hồ tiêu Việt Nam qua các năm 37

Bảng 2.2 Sản lượng thu hoạch của các vùng trồng tiêu trọng điểm 38

Bảng 2.2 Xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam theo quốc gia năm 2012-2013 39

Biểu đồ 2.2 Giá trị xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam qua các quốc gia 40

Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Nam Á 41

Bảng 2.4 Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Nam Á 41

Bảng 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt nam- Ấn Độ 50

Biểu đồ 3.1 Diễn biến thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ trong giai đoạn 2011-2013 và 9 tháng từ đầu năm 2014 51

Bảng 3.2 Danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Ấn Độ 52

Bảng 3.3 Danh sách các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ 53

Biểu đồ 3.2 Tình hình XK Hồ tiêu của một số quốc gia năm 2012-2013 55

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Sản lượng và giá trị XK Hồ tiêu Việt Nam qua các năm Error: Reference source not found ᄃ

Trang 7

Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Nam Á Error: Reference source not found ᄃ

Biểu đồ 3.1 Diễn biến thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ trong giai đoạn 2011-2013 và 9 tháng từ đầu năm 2014 Error: Reference source not foundᄃ Biểu đồ 3.2 Tình hình XK Hồ tiêu của một số quốc gia năm 2012-2013 Error: Reference source not found ᄃ

Hình 1.1 Bản đồ phân vùng Error: Reference source not foundᄃ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý của công ty Xuất nhập khẩu Petrolimex Error: Reference source not found ᄃ

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty Xuất nhập khẩu Petrolimex Error: Reference source not found ᄃ

Sơ đồ 1.3 Quy trình sản xuất tiểu đen Error: Reference source not found ᄃ

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Việt Nam có một nền nông nghiệp tồn tại từ lâu đời.Với những thuận lợi vềđiều kiện tự nhiên, vùng trồng cây nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc và Namvới đa dạng, phong phú các loại cây trồng.Cùng với lực lượng lao động trong lĩnhvực nông nghiệp cao, chiếm tới gần 75% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánhgiá là nước có nhiều tiềm năng phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất và xuấtkhẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả Hồ tiêu Hoạt động xuấtkhẩu Hồ tiêu đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá trị xuất khẩu vàhiện tại Hồ tiêu của Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ Một trongnhững thị trường lớn tiêu thụ Hồ tiêu của Việt Nam chính là Ấn Độ

Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng.Ấn Độluôn đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu Hồ tiêu của Việt Nam từ năm 2000đến nay.Các sản phẩm Hồ tiêu xuất khẩu sang Ấn độ rất đa dạng Nhu cầu sử dụnghạt tiêu của Ấn Độ trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng khá nhanh.Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng thêmnhiều mặt hàng hồ tiêu khác và tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triểnbền vững nền nông nghiệp trong nước

Để đáp ứng nhu cầu của mặt hàng Hồ tiêu ngày một tăng trên thị trường thếgiới hiện nay, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này là rấtcần thiết, đặc biệt là việc xuất khẩu sang một thị trường đầy hứa hẹn như Ấn Cácphân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giảiquyết những khó khăn, tồn tại mà ngành Hồ tiêu của Việt Nam đang gặp phải Xuấtphát từ những yêu cầu cấp thiết như hiện nay, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề

tài “Thực trạng Xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ của

công ty xuất nhập khẩu Petrolimex (PITCO)” làm chủ đề cho bài nghiên cứu của

mình

Trang 9

Để có thể phân tích một cách cụ thể, rõ ràng, giúp người đọc dễ nắm bắt đượccác nội dung chủ yếu, nhóm đã quyết định chia bố cục bài luận thành 5 phần như sau:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu và tình hình sản xuất của công ty

Chương 2: Thực trạng của hoạt động xuất khẩu Hồ tiêu tại Việt Nam Chương 3: Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Hồ Tiêu Việt Nam sang thị trường Ấn Độ

Chương 4: Những chính sách nhập khẩu Hồ tiêu của Ấn Độ

Chương 5: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Ấn Độ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, bài nghiên cứu hướng tới phân tích thị trường Ấn Độ và sự cần thiếtcủa việc đẩy mạnh xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ

Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sangthị trường Ấn Độ để tìm ra những thuận lợi và hạn chế cho doanh nghiệp xuất khẩu

Hồ tiêu của Việt Nam

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các cơ quanban ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam nói chung

và công ty xuất nhập khẩu Petrolimex sang thị trường Ấn Độ nói riêng trong giaiđoạn sắp tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

_ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị

trường Ấn Độ nói chung và của Công ty xuất nhập khẩu Petrolimex nói riêng

_ Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian: Phạm vi phân tích tình hình thực tế là giai đoạn 2001 –

9/2014, phạm vi áp dụng các giải pháp là giai đoạn 2015 trở đi

Trang 10

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang

thị trường Ấn Độ

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệuphục vụ cho công tác nghiên cứu từ sách, báo, Internet, báo cáo của ngành và các đềtài nghiên cứu khác

Để hoàn thành bài luận này, nhóm e xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắcđến thầy Nguyễn Tấn Hoành, người đã tận tình hướng dẫn nhóm em trong quá trìnhviết đề tài này

Do giới hạn về thời gian, dung lượng của đề tài, kinh nghiệm và kiến thức củangười viết nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết.Rất mong sự đóng góp của thầy, các bạn sinh viên và những người quan tâm để xâydựng đề tài tốt hơn.Xin chân thành cám ơn!

Trang 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của ngoạithương, phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong khuvực và trên thế giới Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu,trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tưliệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc phức tạp, cácloại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ có hàng hóa hữu hình mà cả hàng hoá vôhình và với tỷ trọng ngày càng lớn

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

1.1.1.1 Khái niệm

Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các quốc giakhác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, trong đó có sự chuyển dịchhàng hóa ra khỏi biên giới hải quan Hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuầnmang lại lợi nhuận cho các bên chủ thể tham gia vào hoạt động này mà còn có ýnghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Hoạt động xuất khẩu manglại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuấttrong nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn

định và nâng cao từng bước đời sống nhân dân (Dương Hữu Hạnh, 2008, tr.5).

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian

Nó có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài Thị trườngxuất khẩu rất rộng lớn và đa dạng, không giới hạn trong một hai nước mà mở rộng

Trang 12

ra toàn thế giới Do yêu cầu của việc hội nhập kinh tế thế giới, các hoạt độngthương mại quốc tế, trong đó việc xuất khẩu được đẩy mạnh hơn nữa thông quaviệc tham gia các tổ chức, các khối kinh tế như tổ chức ASEAN, tổ chức WTO,khối EU nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, thiết lập các thỏa thuận cólợi cho các bên tham gia hoạt động thương mại.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều ngành nghề Nếu như khởi điểm củaxuất khẩu chỉ bao gồm các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệpnhư giày dép, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc… thì hiện nay xuất khẩudịch vụ cũng được xem là một trong những hoạt động đóng góp lớn vào nền kinh tếtrong nước Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng, từ xuất khẩu tiêu dùng,xuất khẩu lao động, tri thức cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa hóa côngnghệ cao

Hoạt động xuất khẩu chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường nước ngoàinhư chính trị, pháp luật, xã hội, địa lý… Mỗi quốc gia cần chú ý đến những yếu tốnày nhằm đảm bảo việc xuất khẩu đạt được những kết quả thuận lợi, vượt quanhững rào cản, khó khăn và thu về lợi nhuận cao Đây là một điều tất yếu quantrọng trong suốt hoạt động xuất khẩu, từ nghiên cứu, định hướng thị trường, đốitượng tiêu dùng đến các hoạt động vận chuyển, phân phối, thanh toán hàng hóa,dịch vụ

Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và Nhànước Nó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp về quy mô sản xuất và quy môhoạt động, tạo điều kiện cho đất nước rút ngắn thời gian thực hiện việc công nghiệphóa, hiện đại hóa nhờ các khoản thu ngoại tệ, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoàicho hoạt động sản xuất trong nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các nước

và tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới

Trang 13

1.1.2 Phân loại

1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang trực tiếp nước người mua (nước nhập khẩu) không thông qua nước thứ ba (nước trung gian) Theo hình thức này, nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng nước ngoài ởkhu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức, chi nhánh của mình, có thể làcông ty con hoặc chi nhánh bán hàng tại nước ngoài và thu lại lợi nhuận

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp thịtrường và khách hàng, nắm bắt tình hình chính trị, văn hóa, pháp luật, xã hội của thịtrường rõ ràng và cụ thể, kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu Nhờ đó, hoạtđộng xuất khẩu thực hiện nhanh, chất lượng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu củakhách hàng.Các doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình vớicác tổ chức trung gian nên lợi nhuận cao hơn và có điều kiện tiếp thu kinh nghiệmxuất khẩu sang môi trường quốc tế

Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịurủi ro lớn, tốn nhiều thời gian, chi phí để tìm hiểu, mở rộng thị trường và tự tổ chứchoạt động xuất khẩu.Bên cạnh đó, những doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội để thâmnhập các thị trường mới, nhất là những thị trường khó tính khi doanh nghiệp vẫnchưa có thương hiệu và uy tín cao trên thị trường

Trang 14

1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của nướcmình ra nước ngoài Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung gian phân phối như công ty quản lý xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, nhà ủy thác xuất khẩu

Loại hình này giúp cho các công ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro nhưtrong xuất khẩu trực tiếp Bên trung gian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường nên có khả năng đẩy nhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm được chi phí thâm nhập thị trường do các

tổ chức trung gian thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ có được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là các doanh nghiệp xuất khẩu không tiếp cận trực tiếp với thị trường, khách hàng nên ít có khả năng đáp ứng đúngcác nhu cầu của khách hàng tiềm năng Theo thỏa thuận với bên trung gian, doanh nghiệp phải chia sẻ lợi nhuận sau khi xuất khẩu hoàn tất

1.1.2.3 Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợpchặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua Khối lượng hàng hoáđược trao đổi có giá trị tương đương Mục đích của xuất khẩu không phải thu vềmột khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tươngđương Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật nganggiá chung cho giao dịch này

Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sựbiến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, tiết kiệm được ngoại tệ

1.1.2.4 Tái xuất

Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá

từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba

Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay

Trang 15

sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào đểsau đó tái xuất.

Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩuvới mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra Các bên thamgia gồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu

1.1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ chưa vượt qua ngoài biêngiới hải quan nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn được thực hiện Theo đó, một ngườimua ở nước ngoài, sau khi kí hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệptại một nước, sẽ chỉ định giao hàng hóa cho một khách hàng khác, đã có thỏa thuậnvới người mua, ngay tại nước đó

Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả cao do hàng hoá không cần phải vượtqua biên giới quốc gia nên doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hảiquan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá trong khivẫn có thể thu được ngoại tệ Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn

1.1.2.6 Gia công xuất khẩu

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh trong đó một bên (nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặt gia công)

để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia công (phí gia công)

Hình thức xuất khẩu gia công quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và được nhiềuquốc gia, trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phongphú, áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm vàthu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹthuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất Đối với bên đặt gia công, họthu được lợi nhuận cao hơn nhờ tận dụng giá nhân công và nguyên phụ liệu tươngđối rẻ của nước nhận gia công Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụngtrong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may,giày da…

Trong số các hình thức xuất khẩu đã đề cập ở trên, hoạt động xuất khẩu rau

Trang 16

quả của Việt Nam vẫn được thực hiện chủ yếu qua hình thức xuất khẩu trực tiếp vàgián tiếp Các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc thu mua nguồn hàngtrong nước và thực hiện xuất khẩu sang nước nhập khẩu trực tiếp hoặc thông quacác công ty ủy thác Các nhà nhập khẩu thường nhập khẩu trực tiếp các sản phẩmrau quả để tiêu thụ, phân phối cho các nhà bán buôn, đại lý, các nhà bán lẻ hoặc tiếptục chế biến thành các sản phẩm khác.

1.1.3 Vai trò, vị trí

1.1.3.1 Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Hiện nay, ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong mua bán trên thế giới nên việc

dự trữ ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng Dựa vào nguồnngoại tệ tích lũy được, quốc gia có thể nhập khẩu các máy móc thiết bị, công nghệhiện đại đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra thuận lợi,giúp quốc gia ngày càng phát triển Đồng thời, doanh nghiệp dựa vào nguồn thungoại tệ này để nâng cao hệ thống dây chuyền sản xuất cũng như quy mô doanhnghiệp, khả năng cạnh tranh trước thị trường toàn cầu rộng lớn Trên thực tế, cácquốc gia có thể huy động nguồn thu ngoại tệ thông qua các hoạt động xuất khẩuhàng hóa, dịch vụ, các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, vay nợ viện

trợ, kiều bào nước ngoài gửi về… (Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2011) Trong

đó, khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là tích cực nhất vì nókhông gây ra các khoản nợ nước ngoài cho Chính phủ cũng như các nhà kinhdoanh, Chính phủ không phụ thuộc vào những ràng buộc, thỏa thuận từ các nguồnđầu tư, tài trợ bên ngoài Do đó, xuất khẩu là một phương cách tích lũy ngoại tệ hữuhiệu cho quốc gia, tránh tạo ra tình trạng nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thươngmại

1.1.3.2 Hoạt động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu đóng góp tích cực vào sự phát triển của quốc gia nhờ vào các tácđộng tích cực của xuất khẩu đến nguồn nhân lực, quy mô hoạt động, sự phát triểncủa các doanh nghiệp và nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường thương mạithế giới

Trang 17

Thứ nhất, các nguồn lực trong nước sử dụng hiệu quả hơn nhờ vào xuấtkhẩu.Trước khi xuất khẩu, các quốc gia sẽ bị hạn chế rất nhiều về thị trường tiêu thụnên các hoạt động sản xuất thường chỉ ở mức trung bình, trình độ công nghệ, kĩthuật lúc này chưa cao Từ khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nguồn lực về vốn, trítuệ, kĩ thuật, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất được nâng cao, hiện đại hóa hơn, mở

ra những hướng đi đầy triển vọng cho sản xuất trong nước

Thứ hai, việc mở rộng quy mô xuất khẩu tạo ra sự phân công lao động hợp lý

và có hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau Đây

là điểm quan trọng đối với các đơn vị kinh tế tham gia chính vào hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá và dịch vụ Dựa vào sự phân công lao động, các lợi thế so sánh củaquốc gia được phát huy hơn nữa, góp phần vào sự chuyên môn hóa, phân công laođộng quốc tế ngày càng chuyên nghiệp, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển theokịp sự phát triển của thế giới

Thứ ba, xuất khẩu là phương thức tồn tại và phát triển của nhiều doanhnghiệp, mang lại lợi ích cho quốc gia, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa hiện này

Để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao tỷ trọng kimngạch xuất khẩu, các nhà sản xuất phải biết tận dụng các lợi thế của mình đồng thờiluôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, nắm bắt nhanh biến độngthị trường và phản ứng linh hoạt để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao thìmới tăng được khả năng cạnh tranh hàng hoá của trên thị trường thế giới Chính sựđầu tư đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, xâydựng được lòng tin đối với khách hàng và tạo được thương hiệu trên thị trường toàncầu Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đóng góp phần nào vào việc quảng cáo vềquốc gia mình, giới thiệu về quốc gia mình và với những sản phẩm chất lượng cao,tạo uy tín với các quốc gia khác, nâng cao vị thế của nước ta trong quan hệ chính trị

và thương mại, tạo điều kiện cho kinh tế quốc gia phát triển

1.1.3.3 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhận thấy các lợi ích từ hoat động xuất khẩu, các nhà đầu tư ngày có xuhướng đầu tư vào những ngành có triển vọng xuất khẩu lâu dài, tạo lợi nhuận cao,đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau Sự phát triển của các ngành

Trang 18

này sẽ tạo ra sự gia tăng nhu cầu đầu vào, giúp các ngành nghề hỗ trợ như điện,nước, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… gia tăng doanh thu Đồng thời, sự pháttriển của xuất khẩu giúp cho thu nhập quốc dân tăng lên, dân số có thu nhập cao sẽchi tiêu vào các sản phẩm công nghệ cao và các dịch vụ đa dạng như các loại máymóc hiện đại, các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp Nhự vậy, thông qua các mối quan hệtrực tiếp, gián tiếp, xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội pháttriển, tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định và mởrộng sản xuất, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, khaithác tối đa năng lực sản xuất trong nước và đặc biệt đã góp phần chuyển dịch cơ cấunền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hội nhập hóa, phù hợp với xu thế pháttriển của kinh tế thế giới.

1.1.3.4 Xuất khẩu có tác động đến đời sống xã hội

Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiệnđời sống nhân dân.Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi gia tăng sản xuất hàng xuấtkhẩu, hoạt động này tạo thêm việc làm cho nhiều đối tượng lao động, nhất là laođộng ở những ngành nghề có đông nhân lực, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trongnước và tăng thu nhập cho người dân

Gia tăng xuất khẩu làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sốngnhân dân Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa càng tăng lên với chất lượng ngày càngcao.Việc xuất khẩu hàng hóa cũng tạo nguồn vốn cho việc nhập khẩu những vậtphẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càngcao của người dân

Có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu đã đóng góp rất lớn vào việc đẩy mạnhhoạt động thương mại giữa các nước với nhau, mở rộng thị trường tiêu thụ hànghóa, dịch vụ, tạo nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu, đầu tư quy

mô, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh, góp phần nâng cao đờisống của nhân dân và tạo những điều kiện thuận lợi đối với quá trình phát triển kinh

tế của một quốc gia Trong xu thế thế giới hiện nay là đẩy mạnh khu vực hóa, toàncầu hoá, các quốc gia ngày coi trọng phát triển thương mại quốc tế nói chung vàhoạt động xuất khẩu nói riêng

Trang 19

1.2 Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex( PITCO)

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex (PITCO) là thành viên củaTổng Công ty xăng Dầu Việt Nam (PETROLIMEX)

Tiền thân là Công ty Xuất nhập khẩu Petrolimex được thành lập từ năm

1999 theo Quyết định số 0806/1999/QĐ-BTM ngày 03 tháng7 năm 1999 của BộThương Mại

Năm 2000, Công ty Xuất nhập khẩu Petrolimex được đổi tên thành Công tyXuất nhập khẩu Tổng hợp Petrolimex theo Quyết định số 1299/2000/QĐ-TM ngày

20 tháng 9 năm 2000 của Bộ Thương Mại Từ khi được thành lập đến nay,PITCO phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những doanh nghiệp có kimngạch xuất khẩu lớn của Bộ Công thương, khẳng định vị thế và thương hiệu, giữvững sự tín nhiệm của các đối tác trong và ngoài nước

Ngày 01 tháng 10 năm 2004, Công ty chính thức hoạt động theo mô hìnhcông ty cổ phần, hiện tại Nhà Nước nắm giữ 51,7% vốn điều lệ Công ty

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU PETROLIMEX

Tên tiếng anh: PETROLIMEX INTERNATIONAL TRADING JOINT STOCK

COMPANY

Tên viết tắt: PITCO

Địa chỉ: 54-56 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 5, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 20

Kim ngạch xuất khẩu: 15.000.000 USD

Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Trung quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc…

Năm 2004, Công ty thành lập Chi nhánh tại Bình Dương theo Quyết định số10/HĐQT-PITCO-QĐ ngày 28 tháng 10 năm 2004 và Chi nhánh tại Hà Nội theoQuyết định số 11/HĐQT-PITCO-QĐ ngày 28 tháng 10 năm 2004

Năm 2005, Công ty thành lập Xí nghiệp Chế biến Nông sản tại Củ Chi theoQuyết định số 42/HĐQT-QĐ ngày 01 tháng 10 năm 2005

Năm 2006, Xí nghiệp Nông sản Tân Uyên của Công ty Cổ phần Xuất nhậpkhẩu Petrolimex tại Bình Dương được thành lập theo Quyết định số 536/HĐQT-QĐngày 07 tháng 10 năm 2006 Công ty đã đầu tư trên 11,8 tỷ đồng cho dây chuyềnsản xuất tiêu sạch và cụm kho nông sản tại Xí nghiệp Nông sản Tân Uyên nhằmduy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động về nguồn hàng xuất khẩu.Tháng

10 năm 2007 Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu Petrolimex Hà Nộiđược thành lập và chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở Chi nhánh Công ty tại HàNội

Ngày 24 tháng 01 năm 2008, cổ phiếu của Công ty chính thức niêm yết tại

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán PIT theo

Quyết định số 05/QĐ-SGDHCM ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Sở

Tháng 3 năm 2008, Xí nghiệp Chế biến Nông sản tại Củ Chi được sáp nhậpvào Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Bình Dương

Tháng 4 năm 2008 Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩuPetrolimex Bình Dương được thành lập trên cơ sở Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuấtnhập khẩu Petrolimex tại Bình Dương

1.2.2 Mục tiêu & sứ mệnh

 Mục tiêu

Mang lại lợi nhuận tối đa cho các cổ đông, góp phần xây dựng Petrolimextrở thành một tập đoàn mạnh và năng động, tạo việc làm ổn định, từng bước nângcao thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu thị trường

Trang 21

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex

Địa chỉ: 54-56 Bùi Hữu Nghĩa, phường 5, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

ĐT: (08)38383400

Fax: (08)38383500

Email: pitco@pitco.com.vn

Công ty TNHH 1TV XNK Petrolimex Bình Dương

Địa chỉ: Ấp 1A, Xã An Phú, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Trang 22

Địa chỉ: ấp 3, xã Hội Nghĩa, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

ĐT : (0650) 3648287

FAX: (0650) 3648288

1.2.5 Lĩnh vực kinh doanh

Kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy hải sản, hàng thủ công

mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị ngành công nghiệp, nông nghiệp,phương tiện vận tải, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng

Mua bán, sản xuất, gia công, chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản hàng hóa,kim loại màu Kinh doanh tạm nhập, tái xuất chuyển khẩu xăng dầu, các sản phẩmhóa dầu

Kinh doanh vận tải xăng dầu; đại lý kinh doanh xăng dầu

Dịch vụ giao nhận; đại lý, sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa xuất nhậpkhẩu

Kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà

Sản xuất, mua bán các loại thẻ từ, thẻ vi mạch, thẻ điện thoại

Sản xuất, mua bán sơn và nguyên liệu, sản phẩm ngành sản xuất sơn

1.2.6 Những thành tích đạt được

Huân chương lao động hạng III

Công ty được Bộ Thương Mại tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2006

Công ty được tặng Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

do có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển của ngành hàng hồ tiêu năm

2007, 2008

Doanh nghiệp tiêu biểu của 1 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ - TOP TRADESERVICES 2007 do Bộ Công Thương bình chọn

Sao vàng đất Việt 2008-2009 (Top 100)

Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trang 23

Được Trung tâm thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà Nước xếp hạng tíndụng AAA

Được nhận giải thưởng "2006 BUSINESS EXCELLENCE AWARDS" doỦy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Quốc tế phối hợp với 53 Thương vụ Việt Namtại các nước, vùng lãnh thổ tổ chức xét chọn và trao tặng

Là thành viên kim cương của Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN);được Hải quan TP.HCM chọn là 1 trong những đơn vị đầu tiên được thông quanđiện tử

Được trao Cúp vàng và Giải thưởng Doanh nhân tiêu biểu ASEAN năm2007

Giải thưởng “Doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu tốt nhất năm 2007”

do Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trao tặng

Top 100 Thương Hiệu Mạnh Xuất Nhập Khẩu Uy Tín Và Hiệu Quả 2008Cúp vàng – Giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty Cổphần hàng đầu Việt Nam 2008, 2009”

Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 9 năm liên tục

Được hiệp hội hồ tiêu quốc tế công nhận là nhà chế biến xuất sắc sản phẩmtiêu sáng tạo

Trang 24

PHÒNG KINH DOANH 3 ( GIA VỊ )

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG KINH DOANH 5

PHÒNG TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

KHO - CỬA HÀNG SẮT THÉP SỐ 1

Trang 25

CÔNG TY TNHH MTV XNK PETROLIMEX HÀ

NỘI

VĂN PHÒNG CÔNG TY

CÔNG TY TNHH MTV

SƠN PETROLIMEX

CÔNG TY TNHH MTV XNK PETROLIMEX BÌNH

DƯƠNG

XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TÂN UYÊN NHÀ MÁY SƠN

PETROLIMEX

Trang 26

tế, tổ chức và cá nhân của Việt Nam hoạt động liên quan đến ngành Hồ tiêu, tánthành điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội và được Ban chấp hànhHiệp hội quyết định chấp nhận.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được thành lập ngày 20/12/2001 theo quyết định

số 35/2001/QĐ-BTCCBCP do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt

Hiệp hội đặt trụ sở chính tại số 135A Pasteur, P.6, Q3, Tp Hồ ChíMinh.Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam hoạt động theo Điều lệ của Hiệp hội đã được Ban

Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 06/2002/QĐ-BTCCBCP

ký ngày 31/01/2002 Hiệp hội có tư cách pháp nhân và con dấu riêng

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là thành viên của Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC).Một sự kiện hết sức quan trọng đối với ngành Hồ tiêu Việt Nam, đó là: được sựđồng ý và hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành, được sự chấp thuận của Liên hợpquốc, cơ quan bảo trợ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) và sự đồng ý của IPC, ngày21/03/2005, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế Hiệp hội Hồtiêu Việt Nam được Nhà nước giao quyền hạn là người thừa hành phối hợp hànhđộng cùng các nước thành viên trong Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, nhằm hòa nhập vàtiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất – chế biến – kinh doanh – xuất nhậpkhẩu Hồ tiêu của các nước thành viên để phát triển ngành Hồ tiêu Việt Nam khôngchỉ tăng về sản lượng mà phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng, đadạng hóa sản phẩm, tăng cường quảng bá Hồ tiêu Việt Nam trên toàn thế giới và vìngành Hồ tiêu thế giới phát triển ổn định bền vững

Trang 27

1.3.2 Mục tiêu của Hiệp hội

Tổ chức và tập hợp các Doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất – kinh doanh –xuất khẩu, các tổ chức khác có hoạt động liên quan đến ngành Hồ tiêu Việt Namnhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả và nâng caosức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

1.3.3 Cơ cấu tổ chức

 Tổ chức và quản lý của Hiệp hội bao gồm:

+Ban chấp hành Hiệp hội do Hội nghị toàn thể Hội viên trực tiếp bầu ra bằnghình thức bỏ phiếu kín Số lượng Ban chấp hành do Hội nghị quyết định

Ban chấp hành bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký

 Ban chấp hành hiện nay có 17 thành viên, gồm:

+Chủ tịch

+3 Phó Chủ tịch, trong đó có 1 Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký

Nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 3 năm

1.4 Giới thiệu mặt hàng

1.4.1 Nguồn nguyên liệu - nhà cung ứng

Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty mà chủ yếu là xuất khẩu hạt tiêu

ra thị trường thế giới, việc thu mua nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng vừađảm bảo số lượng vừa đảm bảo chất lượng Hiện nay, nguồn nguyên liệu của công

ty được thu mua chủ yếu từ các kênh sau:

+ Thu mua từ các hộ gia đinh, công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và đầu

tư trước cho cac hộ này

+ Công ty lập ra các đại lý thu mua trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, Bà Rịa -VũngTàu, Bình Phước, Gia Lai, Đăk Nông, Đồng Nai

+ Thu mua từ cac doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân, công tyTNHH,…

1.4.2 Inbound logistic - vận chuyển phương thức và thời điểm giao nguyên liệu

Đầu vào của quá trình sản xuất là hạt tiêu nguyên liệu

Trang 28

Hạt tiêu nguyên liệu sau khi thu hoạch được các nhà thu mua gom lại và vậnchuyển về xí nghiệp chế biến nông sản của công ty tại Củ Chi và Tân Uyên - BìnhDương.

Vì khoảng cách từ nơi cung ứng đến các xí nghiệp là khá xa và khối lượnghạt tiêu lớn nên được vận chuyển bằng phương tiện vận tải là ô tô Quá trình thumua là liên tục tuy nhiên thường rầm rồ nhất là vào các mùa thu hoạch (T3, T4, T6,T9 T10)

1.4.3 Kênh phân phối

Sản phẩm tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ là tiêu hạt, được xuất khẩu trực tiếpcho thương nhân Ấn Độ

Có 2 tuyến đường chính xuất khẩu tiêu qua Ấn Độ là đường thủy và đườngBộ

Nếu giao thương bằng đường bộ thì hàng hóa sẽ đi qua các nước Campuchia, TháiLan, Myanma, Bangladesh

Tuyến đường biển xuất phát từ cảng Cái Mép qua Singapore và đến cảngbiển của Ấn Độ

1.4.4 Quy trình sản xuất:

 Gồm có quy trình sản xuất tiêu đen và tiêu trắng

Trang 29

1.4.4.1 Quy trình sản xuất tiêu đen:

Sơ đồ 1.3 Quy trình sản xuất tiểu đen

(Nguồn: Phòng quản lý sản xuất)

Công đoạn 1: Làm sạch

Trang 30

Hạt tiêu nguyên liệu được đưa vào một hộc nạp liệu xây chìm dưới đất vàđược chuyển vào sàng tạp chất thông qua một gầu tải.

Sàng tạp chất hoạt động dựa trên nguyên lý khí động học, nguyên lý phâncách về trọng lượng và nguyên lý phân cách về thể tích.Do vậy, sàng tạp chất có thểtách được khoảng 90% lượng tạp chất lẫn trong hạt tiêu gồm: Tạp chất nhỏ hơn hạttiêu, tạp chất lớn hơn hạt tiêu và tạp chất nhẹ hơn hạt tiêu (bao gồm cả bụi) Ngoài

ra, do có gắn một bộ phận từ tính nên sàng tạp chất còn có tác dụng tách sắt thép lẫntrong nguyên liệu Hạt tiêu nguyên liệu sau khi rời khỏi sàng tạp chất có kích thướctrong khoảng từ 2,5 mm đến 6.5 mm

Công đoạn 2: Phân loại theo kích cỡ

Sau khi được tách tạp chất, hạt tiêu được một gầu tải chuyển vào sàng đảophân loại Sàng đảo phân loại bao gồm 3 lưới sàng có các kích cỡ: 4,5mm, 4,9mm

và 5,5mm Hạt tiêu sau khi làm sạch phân ra làm 4 dòng sản phẩm:

Trang 31

Công đoạn 4: Phân loại bằng khí động học

Hạt tiêu sau khi rời máy tách đá sạn vẫn còn những hạt tiêu chắc và xốpkhông bị loại ra do cùng kích cỡ

Hạt tiêu được đưa vào một thiết bị phân loại khí động học gọi làCatador.Trong thiết bị này có một dòng khí thổi từ dưới lên trên theo chiều thẳngđứng Do vậy, các hạt tiêu xốp và nhẹ sẽ được nâng lên và thoát ra ngoài còn cáchạt chắc thì lơ lửng và được tách ra theo nột đường khác

Dòng khí trong catador được điều chỉnh lưu lượng tùy theo chất lượng hạttiêu

Công đoạn 5: Phân loại tỷ trọng xoắn ốc

Hạt tiêu sau quá trình làm sạch, phân loại theo kích cỡ, tách đá sạn và phânloại bằng khí động học vẫn còn khác nhau về hình dạng: móp méo hoặc tròn haycòn lẫn những cọng tiêu

Máy phân loại hình dạng kiểu xoắn ốc được cấu tạo bởi những vách ngănxoắn ốc quanh trục thẳng đứng.Hỗn hợp hạt tiêu gồm hạt tiêu biến dạng và hạt trònđược nạp vào miệng trên của máy phân loại

Bởi vì hạt tiêu chảy xuống theo chiều xoắn ốc dưới tác động của trọng lực.Các hạt tròn xoay tròn nên gia tốc tăng dần đến một điểm mà chúng xoay tròn theo

độ nghiêng vách ngăn nằm rìa ngoài và được tách ra, còn những hạt biến dạng khirơi tự do trên máng xoắn ốc bị lực ma sát cao hơn tốc độ dòng chảy không bằng hạttròn Do đó các hạt biến dạng chảy gần hơn trục của máy xoắn ốc và được đưa rangoài

Công đoạn 6: Rửa và xử lý vi sinh bằng hơi nước

Để khử các vi sinh vật có hại nhất là khuẩn salmonella, người ta sử dụng hơinước với áp suất từ 2÷3kg/cm2 có nhiệt độ từ 1200C – 1400C để phun vào hạt tiêutrong thời gian ngắn nhất (khoảng 20 - 40 giây)

Trong quá trình hấp thụ hơi nước nóng hạt tiêu được chuyển tải qua trốngtrích ly nước trước khi qua hệ thống sấy

Trang 32

Công đoạn 7: Sấy

Hệ thống sấy sử dụng hai cấp liên tục gồm hai tháp sấy tầng: tầng nhập liệu

và tầng sấy Năng suất sấy hạt tiêu được điều chỉnh phù hợp với ẩm độ nguyên liệu

để đạt hiệu suất cao nhờ hệ thống vít xả trái khế

Để bảo đảm mùi hương của hạt tiêu, hệ thống gia nhiệt sử dụng đầu đốt gasvới béc phun đốt gas tự động bảo đảm hệ thống an toàn lao động và cháy nổ

Công đoạn 8: Làm nguội sau sấy và phân loại

Sau khi sấy, hạt tiêu được đưa vào một thùng làm nguội và một lần nữa hạttiêu được đưa qua catador để tách tạp chất bao gồm bụi và vỏ hạt tiêu phát sinh sauquá trình sấy.Sau đó hạt tiêu được đưa vào máy phân loại hình dạng kiểu xoắn ốc(lần 2)

Công đoạn 9: Cân định lượng tự động

Hạt tiêu thành phẩm được đưa vào thùng chứa để trữ hoặc được đưa vào hệthống cân tự động định lượng theo yêu cầu

Cân định lượng được tự động hóa điều khiển bằng hệ thống điện tử có hiểnthị số từ 30-60kg sai số cho phép là ± 45g/50kg, năng suất 200bao /giờ

1.4.4.2 Quy trình sản xuất tiêu trắng (tiêu sọ)

 Sản xuất theo qui trình thủ công

Thiết bị công nghệ cần trang bị: 1 bể ngâm ủ tiêu đen có 4 ngăn, mỗi ngăn códung tích khoảng 4-6 khối) 1 mô-tơ công suất 2-2,5 KVA 1 sàng để tách vỏ 1 dànphun nước

Nhân lực: 1 kỹ thuật vận hành máy, 2 lao động phổ thông phụ việc

Trang 33

khoảng 10-15 ngày cho lớp vỏ hạt mềm nhũn ra.

3 Chà, rửa để tách vỏ hạt, loại bỏ sạch vỏ để lấy sọ (có thể ngâm sọ trong nướcsạch 1-2 ngày để khử mùi hôi nếu có)

4 Phơi khô để độ ẩm chỉ còn 12-13% (khoảng 2-3 nắng), đóng bao 2 lớp (có thể dựtrữ cả năm)

 Sản xuất theo quy trình công nghiệp hướng an toàn VSTP

– Về sản xuất: chọn giống tiêu cho hạt to, năng suất cao Quá trình canh tác giảmthiểu sử dụng tiến tới không dùng thuốc, phân bón có nguồn gốc hóa học, chỉ dùngcác loại thuốc trừ sâu sinh học và bón phân hữu cơ, phân vi sinh

– Về thu hoạch: chỉ thu hoạch khi tiêu chín trên cây (không hái tiêu non), bảo đảmcung cấp nguyên liệu có chất lượng cao cho chế biến

– Về chế biến: không sử dụng các hóa chất trong danh mục chế biến thực phẩmkhông cho phép để ngâm rửa, tẩy trắng tiêu Cơ sở chế biến tiêu trắng nên sử dụngloại enzym hữu cơ để xử lý tách vỏ và tẩy trắng (enzym Aspergillus Niger)

– Về xử lý nước thải, vệ sinh môi trường: trung bình để sản xuất được 1 tấn tiêutrắng cần sử dụng và thải ra môi trường 15 khối nước Nước thải từ chế biến tiêutrắng có mức độ gây ô nhiễm môi trường rất cao.Do đó cơ sở sản xuất chế biến tiêutrắng cần phải xây dựng khu xứ lý nước thải

1.4.5 Sản phẩm

 Sản phẩm hạt tiêu của công ty bao gồm :

Hạt tiêu đen và tiêu trắng các lọai: tiêu đen 200gr/l, 300gr/l, 500gr/l, 550gr/,600gr/l tiêu trắng double wash Tiêu sọ trắng: 610-630g/l

Ngoài ra, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm hồ tiêu Việt Nam, năm 2013,PITCO đã cho ra đời thương hiệu TOPSPICE với dòng sản phẩm gia vị cao cấpđóng chai lọ Đây là sự kết hợp giữa tiêu sạch được trồng trên cao nguyên, tiệt trùngbằng hơi nước

Hiện tại, dòng sản phẩm này đã có mặt ở Mỹ, Châu Âu, Canada, Nhật, Úc, …

Trang 34

Dòng sản phẩm này được phân phối từ những chuỗi siêu thị cho đến những nhàhàng & cửa hàng bán lẻ.

Những sản phẩm gia vị cao cấp đóng chai lọ này được làm từ 100% hạt tiêu vớicác tiêu chuẩn vi sinh khắt khe, được đảm bảo tuyệt đối về VSATTP

1.5 Tình hình về sản xuất Hồ tiêu Việt Nam

1.5.1 Khái niệm, phân loại thành phần và công dụng hồ tiêu

1.5.1.1 Khái niệm

Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp khoahọc: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồngchủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi

Hồ tiêu thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ.Thânmọc cuốn, mang lá mọc cách Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn Có hailoại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loạinhánh đều xuất phát từ kẽ lá Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc Khichín, rụng cả chùm Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu

Trang 35

màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ Từ quả này có thể thu hoạchđược hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen Đốt cây rất giòn, khi vậnchuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết Quả có một hạt duy nhất.

1.5.1.2 Phân loại

Phân loại Có 3 loại Hồ tiêu: Hồ tiêu trắng, Hồ tiêu đen và Hồ tiêu đỏ Hồ tiêuđược thu hoạch mỗi năm hai lần Muốn có Hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúcxuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quảcòn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả

sẽ săn lại, ngả màu đen Muốn có Hồ tiêu trắng (hay Hồ tiêu sọ), người ta hái quảlúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhănnheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh d ầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đãchín) Bên cạnh hai loại sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có Hồ tiêu đỏ, là loại

Hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theocách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen,được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa – Vũng Tàu (Việt Nam)

1.5.1.3 Thành phần hóa học

Trong hạt tiêu có hai Ancaloit (Piperin và Chavixin), tinh dầu, chất béo, tinhbột, xenluloza, muối khoáng.Chavixin là mootjchaats lỏng dạng sệt, có vị cay nóng.Piperin không mùi, không màu, dùng nhiều sẽ độc Piperin làm tăng huyết áp, làm

tê liệt hô hấp và dây thần kinh.Tiêu có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, xuađuổi sâu bọ

Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin Piperin vàchanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay.Trong tiêu còn có8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro

1.5.1.4 Công dụng

Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị Tiêu thơm, cay nồng

và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh

Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúptăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh

Trang 36

ung thư và tim mạch.

Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua.Một nửacốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1người

Ngoài tác dụng làm gia vị, Tiêu còn dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữađau bụng, đau răng

Nhu cầu hạt tiêu hiện nay không chỉ được sử dụng trong các món ăn, mà còn đượcdùng cả trong lĩnh vực dược phẩm.Dầu hạt tiêu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khácnhư mỹ phẩm, nước hoa, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, như kem đánh răng, nước súcmiệng…

Theo Đông y Tiêu vị cay, tính nóng, làm ấm bụng, hạ khí, tiêu đờm, chống

cảm lạnh, chữa đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, hen suyễn khó thở, đờm tắc.Tiêu dùng ít thì tăng tiêu hoá, dùng nhiều thì kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn tớixung huyết, gây viêm, đại tiểu tiện ra máu

Trang 37

Bảng 1.1 Diện tích trồng và năng suất trồng của Hồ Tiêu qua các năm

Sở dĩ có tình trạng trên là do thấy giá hồ tiêu ổn định ở mức cao từ

150.000-170.000 đồng/kg nên người dân trồng cả trên vùng đất không phù hợp dẫn đến năngsuất thấp Vườn tiêu lâu năm đúng ra phải được phá bỏ, trồng mới nhưng vì giá caonên nhiều vườn tiêu già cỗi vẫn được nông dân giữ lại khai thác tiếp, làm cho tiêu

dễ bị nhiễm bệnh, năng suất giảm dần Diện tích tiêu già cỗi, bệnh chết từ 1.200 ha/năm, trong khi diện tích trồng mới chỉ khoảng 2.500 ha/năm

1.000-1.5.2 Thời gian thu hoạch hồ tiêu của các vùng tiêu Việt Nam

Năm Diện tích trồng(ha) Sản lượng (tấn)

Trang 38

Bảng 1.2 Thời gian thu hoạch hồ tiêu của các vùng tiêu Việt Nam

Ghi chú: * thu hoạch ít; ** thu hoạch tập trung; *** thu hoạch rất tập trung

Thời gian thu hoạch hồ tiêu thường bắt đầu từ tháng 1 hàng năm, và kéo dài

từ 3-4 tháng ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Phú Quốc Lượng thuhoạch trong tháng 2 và tháng 3 Nói chung thời gian thu hoạch hồ tiêu việt nam kéodài từ tháng 1 đến tháng 5, và rơi vào mùa khô nên thuận lợi trong việc phơi dễdàng hơn

Trang 39

Hình 1.1 Bản đồ phân vùng

Diện tích trồng tiêu của nước ta đang tăng mạnh dưới tác động của giá tiêu đang trên đà tăng trong những năm gần đây Nhu cầu thế giới cũng tăng 3-5%/năm Những tỉnh có thếmạnh về trồng tiêu là: các tỉnh Đông Nam bộ (chiếm hơn 50% diện tích), TâyNguyên (chiếm 31% diện tích cả nước), tiếp đến là các tỉnh miền Trung

1.6 Vụ thu hoạch tiêu của Việt nam so với các nước

Trang 40

Bảng 1.3 Thời gian thu hoạch tiêu ở một số nước trên thế giới

1.7 Vai trò của xuất khẩu Hồ tiêu đối với kinh tế Việt Nam.

Sản xuất và xuất khẩu gia vị nói chung và hạt tiêu nói riêng có ý nghĩa lớnđối với nền kinh tế và xuất khẩu của việt nam Từ năm 1999, Việt nam đã trở thànhnước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau ấn độ và inđônêxia và là nướcxuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Inđônêxia.Và hiện nay, Việt Nam hiệnđứng đầu thế giới về sản lượng Hồ tiêu xuất khẩu, chiếm tới 50% sản lượng tiêuxuất khẩu của toàn thế giới Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới gần 80 quốcgia và vùng lãnh thổ.Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng ch ất lượng cao vào Mỹ,Nhật và các nước EU ngày càng tăng.Hồ tiêu nằm trong số 10 mặt hàng nông sản cókim ngạch xuất khẩu lớn nhất việt nam hiện nay Xuất khẩu gia vị trong đó có xuấtkhẩu hạt tiêu hàng năm đã thu nhập ngoại tệ trên 145-160 triệu USD cho đất nước,đóng góp lớn vào vi ệc chuyển đ ổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, gópphần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người nông dân

Ngày đăng: 24/12/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w