322 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU KHOÁNG sản SANG ấn độ của CÔNG TY LATCA

30 714 3
322 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN hợp ĐỒNG XUẤT KHẨU KHOÁNG sản SANG ấn độ của CÔNG TY LATCA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giải pháp marketing hút khách, phát triển dịch vụ logistic, nâng cao sức cạnh tranh, marketing khách sạn, giải pháp nâng cao lợi nhuận, định vị thị trường sản phẩm

Trường Đại Học Thương Mại Khoa đào tạo Quốc tế CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN SANG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY LATCA Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Việt Nga Sinh viên thực hiện : Lã Văn Lớp : SVTQ Khoá 2+2 K3 Hà Nội-2010 Chương 1.Tổng quan về quy trình thực hiện hợp động xuất khẩu của công ty LATCA 1. 1 : Tính cấp thiếp của đề tài Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ổn định. Từ một nước theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Việt Nam đã và đang Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế từng bước phát triển có mức độ phát triển kinh tế cao, đời sống của nhân dân dần dần dược cải thiện. Nhìn chung các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế của Việt Nam đều có bước phát triển vượt bậc, trong đó ngành khoáng sản cũng có những bước phát triển lớn và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của quốc gia. Khoáng sản không ngừng nâng cao chất lượng tìm mọi cách để kinh doanh có hiệu quả ,hơn nữa dẫn đến việc cạnh tranh trong kinh doanh khoáng sản ngày càng gay gắt hơn. Hoạt động kinh doanh khoáng sản không chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong vùng một quốc gia mà còn mở rộng ra khắp thế giới chính vì vậy việc hoàn thiện quy trình thưc hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty có vai trò đặt biệt quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những biện pháp tốt nhất mà doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản có thể sử dụng là tăng cường hoạt động maketing của doanh nghiệp, trong đó một công cụ sắc bén để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình, vì vậy việc hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản sẽ có những ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian đi sâu tìm hiểu, cộng với thời gian thực gian thực tập em nhận thấy Công ty LATCA muốn tại và phát triển và đứng vững trên thị trưởng thì nhất thiết không ngừng hoàn thiện quy trình thực hiện hợp động của doanh nghiệp mình. Vì vậy, em lựa chọn đề tài này: “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp động xuất khẩu khoáng sản sang Ấn Độ của công ty LATCA”làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 1. 2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài - Nghiên cứu về cơ sở lý luận thực hiện hợp đồng của công ty kinh doanh - Nghiên cứu thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng của công ty kinh doanh - Nghiên cứu đề xuất hòan thiện quy trình thực hiện hợp động xuất khẩu khoáng sản sang Ấn Độ của công ty LATCA của công ty kinh doanh 1.3 các mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận có bản và thực tiễn về Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp động xuất khẩu khoáng sản sang Ấn Độ của công ty LATCA và thoả mãn nhu cầu tốt nhất cho khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nghiên cứu những vấn đề bất cập trong Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp động xuất khẩu khoáng sản sang Ấn Độ của công ty LATCA để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế nâng cao hiệu quả của thực hiện hợp động xuất khẩu của công ty, đạt được hiêu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty. 1.4 : Phạm vi nghiên cứu. -Vấn đề nghiên cứu:quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng khoáng sản. -Điều kiện xuất khẩu của hợp đồng:tính theo giá FOB. -Mặt hàng nghiên cứu: -Thị trường xuất khẩu:Ấn Độ -một trong những thị trường tiềm năng của thế giới. -Thời gian: Chủ yếu nghiên cứu tịnh hình kinh doanh quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu khoáng sản của công ty cổ phẩn Latca Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong 2năm 2009-2011. -Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu khoáng sản của công ty cổ phẩn Latca Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. 1.5: Một số khái niệm,phân định nội dung của hợp đồng xuất khẩu 1.5.1: Một số khái niệm về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 1.5.1.1 khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Theo đó một bên gọi là bên bán hàng hay bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho một bên gọi là bên mua hay bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán. 1.5.1.2 Đặc điểm của hợp đồng TMQT --Hợp đồng TMQT mang tính chất thương mại, tính chất kinh doanh(nghĩa là mục đích ký kết mang tính chất thương mại) --Những yêu cầu đối với chủ thể của hợp đồng, đối tượng và đồng tiền thanh toán hợp đồng đều phải tuân theo quy định chung đối với hợp đồng XNK. Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế --Chủ thể tham gia hợp đồng phải có trụ sở kinh doanh ở hai nước khác nhau. --Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết. --Hàng hóa trong hợp đồng XNK phải được chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác. --Đồng tiền được dùng trong thanh toán ở hợp đồng kinh doanh XNK phải là ngoại tệ đối với một bên tham gia hay đối với cả hai bên tham gia. --luật điều chỉnh hợp đồng(luật áp dụng cho hợp đồng) mang tính chất đa dạng và phức tạp. Hơp đồng TMQT có thể áp dụng cả luật nước ngoại, tập quán TMQT hay điều ước quốc tế. Tranh chấp phát sinh có thể do tòa án của một nước hay do tòa án quốc tế xét xử. --trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán hay nước người mua. 1.5.1.3 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế *Xét theo số lượng văn bản của hợp đồng -Hợp đồng một văn bản -Hợp đồng nhiều văn bản *Xét theo thời hạn hiệu lực của hợp đồng -Hợp đồng ngắn hạn -Hợp đồng trung hạn -Hợp đồng dài hạn *Xét trên tiêu chí quan hệ kinh doanh của các bên -Hợp đồng xuất khẩu hay hợp đồng bán hàng -Hợp đồng nhập khẩu hay hợp đồng mua hàng -Hợp đồng tái xuất khẩu -Hợp đồng tái nhập khẩu 1.5.1.4 Luật pháp áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế. Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế *Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý do các quốc gia ký kết hoặc thừa nhận nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình với các chủ thể khác trong hợp đồng thương mại quốc tế.Việc áp dụng điều ứoc quốc tế dựa trên các nguyên tắc sau: -Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký hoặc thừa nhận thì chúng sẽ có giá trị bắt buộc với hợp đồng thương mại quốc tế có liên quan.Nếu luật của các quốc gia khác điều ước thì phải tuân theo điều ước. -Đối với những điều ước quốc tế về TMQT mà Việt Nam chưa ký kết hoặc thừa nhận giữa các quốc gia thì không có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể của hợp đồng TMQT. Điều ước quốc tế chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng TMQT trong trường hợp các bên có thỏa thuận dẫn chiếu tới điều ước. *Luật quốc gia Là những quy định trong pham vi lãnh thổ của một quốc gia.Luật quốc gia trở thành luật điều chỉnh hợp đồng TMQT khi: -Các bên tham gia ký kết hợp đồng có thỏa thuận dẫn chiếu tới việc áp dụng luật của một quốc gia thì sẽ điều chỉnh theo luật quốc gia của nước mà 2 bên lựa chọn. -Trường hợp 2 bên thỏa thuận theo điều ước quốc tế nhưng điều ước quốc tế lại dẫn chiếu đến việc áp dụng luật quốc gia thì khi đó 2 bên sẽ sử dụng luật quốc gia để điều chỉnh. *Tập quán TMQT -Tập quán TMQT là các thói quen thông lệ hành xử trong TMQT được nhiều nước công nhận và áp dụng trong thực tiễn hoạt động thương mại. -Tập quán TMQT là các quy tắc chính thức của một khu vực hay của phòng thương mại quốc tế (UCP,INCOTẺM)về giải thích các điều kiện thương mại,tạo điều kiện cho giao dịch thương mại khu vực và quốc tế diễn ra một cách trôi chảy.Việc dẫn chiếu các tập quán này trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý. -Tập quán TMQT sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh hoạt động TMQT khi: Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế +Khi các bên thỏa thuận áp dụng tập quán. +Các điều ước quốc dẫn chiếu tới việc áp dụng tập quán. +Luật quốc gia đó có các bên thỏa chỉnh hết các vấn đề trong hợp đồng. 1.5.1.5 Nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế. *Phần trình bày chung,gồm: -Phần mở đầu có ; +Số và ký hiệu của hợp đồng +Địa điểm và thời điểm ký hợp đồng *Phần thông tin về các chủ thể hợp pháp của hợp đồng -Tên công ty -Địa chỉ,số điện thoại,số fax của công ty -Số tài khoản và tên ngân hàng mà công ty giao dịch -Người đại diện ký hợp đồng *Phần nội dung của hợp đồng Bao gồm các điều khoản về: -Tên hàng(Name of commodity):Mô tả thật cụ thể hàng hóa mua bán để tránh việc giao hàng không đúng gây tranh chấp. -Chất lượng hay đặc điểm quy cách hàng(Quality or specifications)có thể ghi xuất xứ kèm theo.Nêu rõ phẩm chất,đặc điểm quy cách hàng. -Số lượng(Quality) Nêu rõ số lượng hoặc trọng lượng hàng theo đơn vị tính toán trong hợp đồng -Giá(Price). Nêu rõ đơn giá,kèm theo điều kiện giao hàng Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế -Bao bì,ký mã hiệu(Packing and marking) Đóng gói,ghi ký mã hiệu để giúp dỡ,vận chuyển hàng cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng hàng. -Thanh toán(Payment or Method of payment) Quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán,thời điểm thanh toán,bộ chứng từ thanh toán. -Giao hàng(Shipment or Delivery) Nêu rõ thời hạn và địa điểm giao hàng mà người bán phải thực hiện -Các điều kiện chất hàng lên tàu(Loading terms) -Giấy cam đoan thực hiện hợp đồng(Performance Bond) -Bảo hiểm hàng(Insurance) Mua bảo hiểm hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thương mại mà người bán chào bán. -Bảo hành(Warranty):quy định thời hạn bảo hành,địa điểm,nội dung và trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dung bảo hành. -Trường hợp bất khả kháng(force majeure) Nêu do một yếu tố khách quan không vượt qua được mà hai bên mua bán không thể thực hiện được hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm. -Phạt và bồi thường thiệt hại(Penalty):quy định các trường hợp phạt và bồi thường. -Trọng tài(Abitrtion):quy định ai là người đứng ra phân xử,luật áp dụng,và cam kết chấp hành theo phán quyết của trọng tài. 1.5.1.6 cấu trúc của hợp đồng TMQT Cấu trúc của một hợp đồng TMQT: Một hợp đồng TMQT thường có hai phần chính bao gồm: Phần trình bày chung và các điều khoản của hợp đồng. --Phần trình bày chung bao gồm:(1) Số hiệu của hợp đồng(Contract No),(2)Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng,(3)Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng, Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế (4)Các định nghĩa dung trong hợp đồng (General definition), (5)Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng,(6)Những lời cam kết và chữ ký. --Phần các điều khoản: Các điều khoản có thể trình bày theo hai cách sau:Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành: Các điều khoản chủ yếu, các điều khoản khác. Theo tính chất các điều khoản được chia ra như sau : Các điều khoản về thương phẩm, các điều khoản về tài chính, các điều khoản về vận tải, các điều khoản pháp lý. -- Điều khoản về thương phầm gồm:( điều khoản về chất lượng ; điều khoản về số lượng ;điều khoản về bao bì, ký mã hiệu). --điều khoản về tài chính gồm:( điều khoản về giá cả; điều khoản về thanh toán). --điều khoản về vận tải gồm: điều khoản về giao hàng --điều khoản về pháp lý bao gồm:( điều khoản khiếu nại; điều khoản trọng tại; điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại .) 1.5.2 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 1.5.2.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu a.Tập trung hàng XK và tạo nguồn hàng b.Bao gói hàng XK c.Kẻ ký mã hiệu hàng XK 1.5.2.2 kiểm tra hàng hóa xuất khảu Kiểm tra hàng hóa XK được thực hiện ở hai cấp: --Cấp cơ sở: như ở đơn vị sản xuất, trạm thu mua chế biến, cơ sở gia công việc kiểm tra ở cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định và có tác dụng triệt để nhất. --Ở các cửa khẩu: Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu phải kiểm tra lại hàng hóa. 1.5.2.3 Thuê phương tiện vận tải Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế A.những căn cứ để thuê phương tiện vận tải: --căn cứ vào nội dung trong hợp đồng TMQT mà hai bên đã ký kết --căn cứ vào khối lương và đặc điểm của hàng hóa --căn cứ vào điều kiện vận tải B.tổ chức thuê phương tiện vận tải(tàu biển) Khi thuê phương tiện vận tải cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích để quyết định thuê tầu cho thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng và hạn chế được rủi ro. Thuê tàu có hai dạng là thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến. Quy trình thuê tàu chờ bao gồm các nội dung: --Xác định số lượng, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đường chuyên chở, thời điểm giao hàng --Nghiên cức và lựa chọn hãng tàu vận tải hợp lý --Lập bảng kê khai hàng, ký đơn xin lưu khoang, trả phí vận chuyển --Tập kết hàng để giao cho tàu và nhận vận đơn Quy trình thuê tàu chuyến bao gồm các nội dung: --Xác định nhu cầu vận tải --Xác định hình thức thuê tàu --Nghiên cứu các hãng tàu --Đàm phán và ký kết hợp đồng thuê tàu với hãng tàu 1.5.2.4 Mua bảo hiểm cho hàng hóa A. Căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa --căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT --căn cứ vào thực tế hàng hóa vận chuyển --căn cứ vào điều kiện vận chuyển hàng hóa Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3 Trường đại học thương mại Khoa đào tạo quốc tế B. Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa --xác định nhu cầu bảo hiểm --xác định loại hình bảo hiểm --lựa chọn công ty bảo hiểm --đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm 1.5.2.5 Làm thủ tục hải quan Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan Quy trình làm thủ tục hải quan ở VN gồm các bước: --Khai và nộp tờ khai hải quan( khai thủ công và khai điện tử) --Xuất trình hàng hóa để kiểm tra( đối với các lô hàng bị xếp vào luồng đỏ) --Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính 1.5.2.6 Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải A . Giao hàng XK A1.giao hàng với tàu biển A2.giao nhận hàng khi hàng chuyên chở bằng container A3.giao hàng cho người vận tải đường sắt A4.giao hàng cho người vận tải đường bộ A5.giao hàng cho người vận tải đường hàng không B.Nhận hàng từ tàu biển B1.nhận hàng từ tàu biển B2.nhân hàng chuyên chở bằng container B3.nhân hàng chuyên chở bằng đường sắt B4.nhân hàng chuyên chở bằng đường bộ Lã Văn Lớp: SVTQ2+2_K3

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan