4.2.1 Thủ tục hải quan
4.2.1.1Tiền ký quỹ
Để đảm bảo cho hoạt động hiệu quả và linh hoạt của hệ thống hải quan, đưa ra quy định về tiền ký quỹ tương đương với số tiền thuế phải nộp của mỗi lô hàng. Khoản ký quỹ sẽ được hoàn lại sau khi các điều kiện nhất định được đáp ứng.Dưới đây là các hình thức ký quỹ hải quan:
Đây là khoản ký quỹ nộp thay cho tiền thuế trong các trường hợp chưa chắc chắn là có phải nộp thuế hay không
Ký quỹ cho chứng từ bị thất lạc:
Là khoản ký quỹ nộp cho cơ quan hải quan để hàng hóa được thông quan trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thất lạc nhằm tránh chậm trễ cho lô hàng
Ký quỹ cho hàng tạm nhập:
Là khoản ký quỹ nộp cho hàng tạm nhập tái xuất trong vòng 6 tháng Ký quỹ cho hàng quá cảnh:
Ký quỹ cho hàng xuất từ khu vực tự do vào khu vực nội địa:
Là khoản ký quỹ cho số tiền thuế có thể phải thu từ hàng hóa xuất xứ từ các khu vực tự do vào Ấn Độ. Riêng trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện của Cơ quan Quản lý cảng Ấn Độ thì không phải ký quỹ.
Thủ tục nộp tiền ký quỹ yêu cầu phải làm đơn theo mẫu có sẵn trước khi được cấp tờ khai hải quan. Số tiền ký quỹ do cơ quan hải quan quyết định theo từng trường hợp. Các quyết định của hải quan là không thể thay đổi được
Thủ tục xin hoàn lại tiền ký quỹ yêu cầu phải nộp bản trắng của hóa đơn thu tiền ký quỹ và các chứng từ liên quan khác bao gồm: Giấy biên nhận nộp thuế hải quan; các chứng từ bị mất xin lại; minh chũng của việc vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường bộ. Việc xin hoàn lại tiền ký quỹ phải thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn quy định, tùy thuộc vào hình thức ký quỹ theo như bảng sau:
Hình thức ký quỹ Giới hạn thời gian xin hoàn tiền ký quỹ
Ký quỹ nộp thuế và ký quỹ cho
chứng từ bị thất lạc 60 ngày
Ký quỹ cho hàng tạm nhập 210 ngày (Ghi chú: hàng phải được tái xuất trong vòng 180 ngày kể từ ngày hàng đến)
Ký quỹ cho hàng quá cảnh 45 ngày (Ghi chú: hàng phải rời Dubai trong vòng 30 ngày)
Thông thường, séc hoàn tiền ký quỹ được hoàn lại sau 2 tuần kể từ khi nộp đủ các hồ sơ yêu cầu hoàn phí.Các yêu cầu không được chấp nhận sẽ bị trả lại cùng với một bản khuyến cáo khước từ với lý do từ chối yêu cầu.
4.2.1.2 Thư bảo lãnh của ngân hàng
Để không gây khó khăn cho các doanh nghiệp, hải quan Ấn Độ chấp nhận việc sử dụng thư bảo lãnh của ngân hàng. Thư bảo lãnh phải do một ngân hàng ở Ấn Độ phát hành. Có 3 trường hợp sử dụng thư bảo lãnh như sau:
“Thư bảo lãnh thuế quan” được dùng thay cho biên lai thuế quan – ngân hàng. Người nhận hàng xuất trình thư này cho cơ quan hải quan ngay khi lấy tờ khai hải quan, nếu bộ chứng từ cần thiết cho việc nộp thuế không hoàn chỉnh.
Ngay sau khi nhận được chứng từ bị thiếu, người nhận hàng phải lấy “Biên lai thuế quan – ngân hàng” hoặc “Biên lai thuế quan – tiền mặt” do cơ quan Hải quan cấp và nộp tới bộ phận bảo lãnh thuộc PHòng Hải quan Trung tâm. Nếu quá 120 ngày mà người nhận hàng chưa xuất trình biên lai thuế quan, hải quan được phép tới đòi ngân hàng.
mặt của các đại lý thông quan và giao nhận trong các giao dịch ký quỹ tiền mặt. Loại thư bảo lãnh này được sử dụng đối với hàng quá cảnh, hàng xuất xứ từ các khu vực tự do hoặc DFSA vào nội địa theo đường bộ và hàng tạm nhập. Để được sử dụng thư bảo lãnh, phải làm đơn, kê khai “Tờ hướng dẫn thủ tục thư bảo lãnh hạn định” và nộp cho cơ quan hải quan. Sau khi được cơ quan hải quan chấp nhận, phải có thư bảo lãnh của ngân hàng và bản cam kết theo mẫu chuẩn.
Việc thông quan hàng hóa dùng loại thư bảo lãnh này được thực hiện bằng cách hoàn tất “đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định” do cơ quan hải quan cấp. Đơn này phải xuất trình khi cấp tờ phiếu hải quan.
“Thư bảo lãnh đặc biệt” được dùng theo từng trường hợp riêng lẻ liên quan tới các quy chế đặc biệt về kiểm soát hải quan nhằm đảm bảo an toàn trong công việc đóng thuế và tuân thủ các quy định liên quan, chẳng hạn như khi việc cấp tờ phiếu hải quan bị đình lại.
4.2.1.3 Hàng tạm nhập tái xuất
Như đã nói ở trên, hàng hóa nhập cảnh vào Ấn Độ được miễn thuế hải quan nếu chúng được tái xuất trong vòng 6 tháng kể từ ngày hàng đến.Để được hưởng quy chế này, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan tiền ký quỹ hoặc thư bảo lãnh hạn định của ngân hàng. Ngoài ra người chủ lô hàng tạm nhập cần xuất trình cho hải quan những chứng từ sau:
Lệnh giao hàng Hóa đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ
Biên lai thu tiền ký quỹ (hoặc đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định)
Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề của cơ sở kinh doanh
Khi tái xuất hàng hóa, người gửi hàng phải yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa và giám sát việc đóng hàng thông qua phiếu nhập khẩu. Sau đó, nhân
viên kiểm tra sẽ dán niêm phong có ghi “chứng nhận Hải quan hàng xuất/nhập khẩu” do người gửi hàng chuẩn bị sẵn. Tiếp theo, người gửi hàng cần được chứng nhận là đã xuất cảnh lô hàng, tốt nhất là bằng giấy chứng nhận hàng xuất/nhập khẩu. Có thể xin chứng nhận từ một trong các cơ quan sau:
Các cơ quan hải quan của Ấn Độ (tại cảng hoặc sân bay) Các cơ quan hải quan ở nước ngoài
Trạm biên giới Ấn Độ
Con dấu của tàu và chữ ký của thuyền trưởng trong trường hợp gửi hàng bằng đường biển.
Người gửi hàng có thể xin lại tiền ký quỹ trong khoảng thời gian 210 ngay tính từ ngày ghi trong phiếu nhập khẩu .Việc xin hoàn lại tiền mặt đặt cọc mất khoảng 2 tuần
Hàng hóa nhập cảnh vào Ấn Độ để tham gia triển lãm cũng có thể qua các thủ tục hải quan như hàng tạm nhập, sau khi đã nộp tiền ký quỹ.Nếu hàng đó được bán tại triển lãm, thì sẽ không được miễn thuế nhập khẩu