Cạnh tranh quốc tế

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 50)

Các quốc gia cạnh tranh ngành hàng

Cùng trồng tiêu và xuất khẩu tiêu sang Ấn Độ, cạnh tranh với tiêu của Việt Nam có Brazil, Sri Lanka, Malaysia và Indonesia nước đứng thứ 2 về xuất khẩu hạt tiêu sau Việt Nam.

Năng lực sản xuất:

• Sri Lanka

Trong năm 2012 Sri Lanka xuất khẩu 10.029 tấn tiêu với 5.056 tấn trong năm 2011, cho thấy một sự gia tăng đáng kể của gần gấp đôi. Khi so sánh với việc xuất khẩu trung bình 7.905 tấn trong suốt mười năm qua, xuất khẩu trong năm 2012 cao hơn 27%. Sri Lank còn xuất khẩu dầu hạt tiêu vào khoảng 5 tấn hàng năm.Ấn Độ là điểm đến chính hấp thụ hơn 50% tổng lượng tiêu xuất khẩu từ Sri Lanka

Sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2012 là 17.330 tấn cao hơn so với 13.000 tấn trong năm 2011 hoặc với hiệu suất trung bình 14.070 tấn 23% trong suốt mười năm qua.

• Indonesia

Trong năm 2012 Indonesia đã xuất khẩu 62.600 tấn hạt tiêu, bao gồm 49.500 tấn tiêu đen và 13.100 tấn tiêu trắng, ghi âm cao nhất trong thập kỷ này. Tổng xuất khẩu cao hơn 71% so với 36.500 tấn (25.400 tấn tiêu đen và 11.100 tấn tiêu trắng) xuất khẩu trong năm 2011. So với xuất khẩu trung bình 47.570 tấn trong suốt mười năm qua, có sự gia tăng 32% trong năm 2012 . các địa điểm chính cho hạt tiêu Indonesia là Hoa Kỳ, hấp thụ 39% lượng tiêu đen của Indonesia và 29% tiêu trắng

• Malaysia

Thu hoạch hạt tiêu của Malaysia bắt đầu tháng năm.Sản xuất hồ tiêu tại Malaysia trong năm 2012 là 26.000 tấn (18.500 tấn tiêu đen và 7.500 tấn tiêu trắng) so với 25.000 tấn trong năm 2011

Trong năm 2012 Malaysia xuất khẩu 10.454 tấn hạt tiêu, gồm 8.404 tấn tiêu đen và 2.050 tấn tiêu trắng.Xuất khẩu năm 2012 là thấp hơn so với 14.324 tấn xuất khẩu trong năm 2011 và thấp hơn 32% so với trung bình 15.224 tấn ghi nhận trong suốt mười năm qua và 59% từ mức cao nhất của 25.032 tấn đạt được trong năm 2001.

Các thị trường chính tiêu Malaysia là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore

Bazil

Trong năm 2012, sản lượng hạt tiêu của Brazil là 33.500 tấn, đạt mức giảm liên tục trong suốt mười năm qua So với mức cao nhất là 50.000 tấn trong năm 2003, sản xuất năm 2012 là thấp hơn 33%. Việc sản xuất trong năm 2012 là chỉ có 82% sản lượng trung bình ghi nhận trong năm 2003 -2012.

Cũng trong năm đó, Brazil đã xuất khẩu 29.109 tấn tiêu trị giá 192 triệu USD, trong đó có khoảng 2.000 tấn là tiêu trắng. Việc xuất khẩu cao nhất là 40.530 tấn trong năm 2004, trị giá 60,2 triệu USD.

 Vị thế quốc gia:

• Sri Lanka :

Là một quốc gia thành viên sáng lập của SAARC và một thành viên của Liên hợp quốc, Cộng đồng các quốc, G77 và Non-Aligned Movement. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở Sri Lanka là trị giá 67.18tỷ USD trong năm 2013.Giá trị GDP của Sri Lanka chiếm 0,11 phần trăm của nền kinh tế thế giới. GDP ở Sri Lanka trung bình 13,32 tỷ USD từ năm 1960 đến năm 2013, đạt mức cao nhất mọi thời đại của 67,18 USD tỷ vào năm 2013 và một mức thấp kỷ lục 1,42 USD tỷ vào năm

1960. Tính đến nay, Sri Lanka được nhận định là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới

• Indonesia

Indonesia là một thành viên sáng lập của ASEAN và là thành viên của G20.

Hiện tại Indonesia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Các nền kinh tế Indonesia là nền kinh tế thứ mười bảy lớn nhất thế giới tính theo GDP và thứ 15 theo sức mua tương đương.

Số liệu thống kê về thành tựu kinh tế của ASEAN năm 2013 của Ban thư ký ASEAN cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn ASEAN tăng lên 2.400 tỷ USD, từ mức 2.300 tỷ USD của năm 2012, trong đó GDP của Indonesia đạt cao nhất, với 863 tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Indonesia sẽ lọt vào danh sách top 10 những nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.

• Malaysia

Trong báo cáo mới nhất của Chương trình so sánh quốc tế (ICP) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, Malaysia được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 27 trong số 199 nước trên thế giới.đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.

• Bazil

Với hai quý đầu năm 2014 liên tiếp ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm, nền kinh tế Brazil đã đi được nửa đường đến đợt suy thoái mới. Mức tăng trưởng 0,1% tạm giúp Brazil thoát khỏi nguy cơ rơi vào đợt suy thoái mới. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn 0.2 % so với cùng kỳ quý 3/2013

CHƯƠNG III

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 3.1 Văn hóa kinh doanh tác động từ thị trường Ấn Độ

3.1.1 Định nghĩa thời gian

"Just a second or a minute" means ''you have to wait up to 15 minutes''. "Come after 1hour" means ''better you come by tomorrow''.

Người Ấn Độ không phải là người đặc biệt đúng giờ .Do vậy, khi định giờ cuộc hẹn, có thể linh động đôi chút thời gian để tiếp đón đối tác

Dù vậy, vẫn nên chỗ đến hẹn đúng giờ vì không đúng giờ vẫn bị coi là không lịch sự

3.1.2 Trang phục

Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc theo phong cách Châu Âu. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống.

Đối tác người Ấn Độ nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat. Nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự.

3.1.3 Giao tiếp

Chào hỏi, làm quen: thường lệ chỉ cần bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Không được chắp hai bàn tay lại như khấn vái để chào hỏi.

Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không, họ thường nói chuyện về gia đình. Đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Cho nên nhiều khi đem ảnh gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc chuyện làm ăn. Cricket bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này.

Đàm phán: Các cuộc đàm phán thường bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, uống chè hoặc cà phê ngọt, nhiều sữa.Sau đó là những cuộc đàm phán được chuẩn bị chi tiết như thể vở diễn trên sân khấu. Ban có thể thẳng thắn lập luận, vặn bẻ số liệu hay đề nghị mời chào của đối phương, nhưng không bao giờ được tỏ ra là mất bình tĩnh.Rất hiếm khi người Ấn Độ có chương trình nghị sự định sẵn cho cuộc đàm phán và điều quan trọng nhất bao giờ cũng được để ở cuối cùng.Đàm phán thường kéo dài và mất thời gian. Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm phán, thỏa thuận có gì đó không ổn.

Đồ uống: đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu .Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu.

Ăn tiệc: Nhiều người Ấn Độ ăn bằng tay, nhưng chỉ khi ở trong gia đình. Khi ăn tiệc với bạn hàng thì người dùng dao, thìa, dĩa.Do có nhiều tôn giáo khác nhau nên cách thức chế biến món ăn ở Ấn Độ rất khác nhau.Đồ ăn chay và nước hoa quả thì ở chỗ nào cũng thích hợp.

Mời: người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Bạn không được từ chối những lời mời như vậy, bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thê bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc. Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi là thiếu lịch sự

Quà tặng: Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà có liên quan đến quê hương của người tặng quà, bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được mở trước mặt người tặng quà.

Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý. “Vâng” cũng có thể có nghĩa là “Tôi không biết”. Thậm chí nếu nói “vâng” với biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không”.Để tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lờ hoặc phải trả lời với “Yes” hoặc “ No”.

không bao giờ phê phán trực diện thôi. Ai không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách nào khác không.Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị coi là thiếu lịch sự tương xứng gần bằng một cái bạt tai.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ giao dịch là tiếng Anh. Nhưng ai biết được vài câu tiếng Hindi cũng sẽ gây được ấn tượng tốt ở miền Bắc, còn ở miền Nam nói tiếng Hindi sẽ phản tác dụng.

Trao các danh thiếp: Danh thiếp được trao trực tiếp khi chào hỏi, làm quen. Ban phải dùng tay phải để trao danh thiếp của bạn và nhận danh thiếp từ tay người Ấn Độ. Tay trái bị coi là “không sạch sẽ”. Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng.Nếu trên đó không ghi ít nhất là “Phó Chủ tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng vì doanh nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, chức danh thấp hoàn toàn không có quyền quyết định

3.1.4 Những điều nên làm

Khi vào các ngôi đền và nhà thờ đạo Hồi, thông thường sẽ phải bỏ dép và nên đi theo người dẫn đường.

Sẽ rất thiếu tôn trọng khi có ai đó chạm hoặc chỉ người khác bằng chân.Nếu vô tình, người Ấn Độ sẽ nhanh chóng có những cử chỉ xin lỗi bằng cách đưa tay lên ngực và đưa về trước mắt

Những quyển sách, các giấy tờ và tiền rất được coi trọng.vì vậy, không nên cầm hoặc chạm sách, giấy, tiền (hay vàng) bằng chân.Nếu vô tình, người Ấn Độ sẽ có những cử chỉ hooid lỗi như đối với những trường hợp trên

Không nháy mắt, huýt sáo, chỉ thẳng mặt, vẫy gọi va chạm vào tai của người khác. Đó là những cử chỉ xúc phạm đối với người Ấn Độ

Phép xã giao: mọi công việc hay cử chỉ quan trọng nên sử dụng tay phải. ví dụ biếu hay dâng một món quà hay hoàn trả một món tiền lớn.

Du khách nên để ý đến thái độ của người bản xư trước cách ăn mặc của mình. Không nên mặc quần đùi, váy ngắn hay áo không tay, nên ăn mặc càng kín càng tốt.

Lưu ý khi người Ấn Độ luôn cân nhắc trong việc phục vụ các yêu cầu của khách và luôn thuyết phục du khách rằng không có phiền phức nào mà du khách phải lo lắng cả. Điều đó có nghĩa bạn cần phải trả thêm một khoản phí riêng cho điều đó

Thông thường, người sẽ phải chi trả cho ác bữa ăn bạn bè ở Ấn Độ rất phức tạp. về chuyện này, du khách nên hoàn toàn tuân theo người bạn Ấn Độ của mình để tránh những tranh cãi vô ích

3.1.5 Những điều không nên làm

Pakistan là một chủ đề nhạy cảm sẽ thu hút mọi sự tập trung của người Ấn xung quanh. Tốt nhất không nên bàn luận nhiều vấn đề này đặc biệt là chính trị.Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kể lại chuyến du lịch của bạn đến Pakistan hay một trận Cricket giữa Indonesia với Pakistan mà không gây phản cảm.

Ấn Độ có sự đa dạng lớn vè văn hóa và tôn giáo, hầu hết người Ấn Độ bạn gặp có trình độ ở mức đường phố.Họ có một niềm tin mạnh mẽ vào tín ngưỡng của mình và sống được trong hòa bình bằng cách tôn trọng tính ngưỡng của những người khác.Vì vậy, không nên đưa ra những nhận xét chống lại một tín ngưỡng nào đó, đặc biệt là đạo Hồi.

Một luật khác cho những người nước ngoài đặt chân đến Ấn Độ: “Không xen vào những cuộc tranh luận”. Người Ấn Độ rất hay tranh cãi với nhau về mọi chủ đề và họ tỏ ra rất gay gắt khi đó. Hãy cố tránh các cuộc tranh luận này.Còn nếu bạn muốn ngăn hai người bạn của mình, họ cũng rất sẵn sàng dừng cãi nhau nếu bạn nói rằng chủ đề đang nói động chạm đến tín ngưỡng ủa bạn.

Hệ thống các tầng lớp xã hội cũng là một chủ đề nên tránh.Người Ấn Độ tỏ ra dè dặt khi nói về những người nghèo hèn kém trong xã hội và họ luôn nhanh chóng kết thúc tranh luận về chủ đề này.

Người Ấn Độ có môn thể thoa truyền thống Cricket và họ coi như máu của người Ấn vậy.Vì vậy không nên chê trách bất cứ một đội Cricket nào ngay cả khi chỉ mang tính thể thao. Cũng đừng nên so sánh Cricket với bong rổ hay các môn thể thao khác bởi người Ấn Độ coi đó là hạ thấp môn thể thao truyền thống của họ

3.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới, GDP năm 2013 ước đạt gần 2.000 tỷ USD, dân số của Ấn Độ hiện nay khoảng 1,2 tỷ người, là một thị trường đầy tiềm năng. Mối quan hệ kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ được thiết lập từ năm 1992.Những năm gần đây, Ấn Độ là 01 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu tại Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước ngày càng gia tăng. Đặc biệt, từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực thì quan hệ song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ ngày càng bền chặt, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào Ấn Độ.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ chủ yếu là điện thoại và các loại linh kiện, sản phẩm điện tử, sắt thép các loại, cao su, cà phê, hạt tiêu, gỗ…; nhập khẩu từ Ấn Độ các mặt hàng chủ yếu như ngô, thức ăn gia súc, nguyên liệu may, da, giày, dược phẩm, bông các loại… Bên cạnh quan hệ về thương mại, quan hệ đầu tư giữa 02 nước cũng có nhiều dấu hiệu khởi sắc.

Năm 2013, Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 16 trong khoảng hơn 200 đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới. Xét riêng trong khu vực châu Á, quốc gia này là đối tác lớn thứ 11 của Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan, trong vòng 4 năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam

Theo số liệu thống kê hải quan cho thấy trong năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 5,23 tỷ USD, tăng 32,7% so với năm 2012. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng mạnh 61,6% và nhập khẩu đạt 2,35 tỷ USD, tăng 8,9%. Đáng lưu ý, trong năm 2013 cán cân thương mại trong buôn bán trao đổi giữa 2 quốc gia đã có sự đảo chiều. Nếu như trong các năm 2011 và 2012, Việt Nam phải đối mặt với mức thâm hụt khá cao trong quan hệ thương mại với Ấn Độ (lần lượt là 792 triệu USD và 378 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50% và 21% trong tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ) thì đến năm 2013, cán cân thương mại lại nghiêng về phía Việt Nam với mức thặng dư gần 528 triệu USD.

(Đơn vị: tỷ USD)

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Năm 2011 1554 2346 -792

Năm 2012 1782 2160 -378

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w