Việt nam trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu với lượng xuất khẩu chiếm 30% trên toàn thế giới và chiếm khoảng 50% khối lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới. Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoa Kỳ, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Hà Lan và Ấn Độ là những quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất
từ Việt Nam. (Xem Phụ lục 1)
2.4 Tình hình xuất khẩu Hồ Tiêu theo các quốc gia chủ yếu trên thế giới
Bảng 2.2 Xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam theo quốc gia năm 2012-2013
năm 2012 năm 2013
Mỹ 120,384 182,840
Cộng hòa liên bang Đức 80,406 80,466
Hà Lan 58,760 61,512
Tây Ban Nha 24,623 17,082
Anh 27,988 31,299
Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất 61,243 55,316
Nhật Bản 2,914 1,821 Ấn Độ 38,398 36,190 Singapo 26,694 63,665 Ai Cập 36,462 25,161 Nga 10,459 19,012 Các nước khác 300,747 322,556
Biểu đồ 2.2 Giá trị xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam qua các quốc gia
Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu số 1 tại Việt Nam với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao, năm 2013 tăng 62,456 triệu USD tương ứng 20.6%, đạt 182,840 triệu USD, tiếp theo là thị trường Cộng hòa liên bang Đức,Hà Lan… trong đó thị trường Ấn Độ giảm nhẹ nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu siết chặt về chất lượng hạt tiêu cũng như những hàng rào thuế quan và phi thuế quan của Ấn Độ khắt khe làm cho lượng hàng xuất khẩu cũng giảm.
Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu sang đa số các thị trường năm 2013 tăng về kim ngạch so với năm 2012.
2.5 Tình hình xuất khẩu hồ tiêu trên thị trường khu vực Nam Á
Số dân đông nhất thế giới (trên 1,7 tỷ người), cùng thói quen sử dụng gia vị trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là hạt tiêu, khu vực Nam Á được xem là thị trường có nhiều tiềm năng đối với mặt hàng hạt tiêu Việt Nam.
nước khu vực Nam Á đạt 95,72 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với mức 38,59 triệu USD cùng kỳ năm 2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ đạt xấp xỉ 8.000 tấn, chiếm 58,7% tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang khu vực này. Sản lượng tiêu giảm dần đến giá tiêu trong nước tăng, khiến việc nhập khẩu tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của Ấn Độ tăng cao. Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang các nước Nam Á sẽ đạt trên 160 triệu USD.
Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Nam Á Bảng 2.4 Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Nam Á
STT Tên nước 7T/2013 7T/2014 Tăng/giảm (%)
1 Ấn Độ 26,82 56,23 109,66
2 Pa-kít-xtan 10,78 33,54 211,13
3 Băng-la-đét 0,64 3,27 410,94
4 Nê-pan 0,25 2,12 748
5 Xri Lan-ca 0,1 0,56 460
Mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Nam Á (trừ Áp-ga-nít-xtan, Bu-tan và Man-đi-vơ), trong đó, Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm khoảng 59% tổng kim ngạch). Tiếp theo là Pa-kít-xtan (35%), Băng-la-đét (3,4%), Nê-pan (2,2%), Xri Lan-ca (0,4%). Trong 7 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang các nước khu vực Nam Á đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013: Ấn Độ tăng 109,66%; Pa-kít-xtan tăng 211,13%; Băng-la-đét tăng 410,94%; Nê-pan tăng 748%; Xri Lan-ca tăng 460%.
Hạt tiêu là một trong những loại gia vị chính dùng để chế biến, tạo vị ngon và mùi thơm cho món ăn. Người dân khu vực Nam Á nói chung, nhất là Ấn Độ nói riêng sử dụng nhiều hạt tiêu trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sản lượng hạt tiêu trong nước của Ấn Độ năm nay sụt giảm đáng kể.Tính đến hết tháng 4/2014, sản xuất tiêu của nước này chỉ đạt 35.000 tấn, thấp hơn 10.000 tấn so với kế hoạch mà Hội Đồng Gia vị nước này đặt ra, khiến giá tiêu của Ấn Độ tại thời điểm này giao động trong khoảng 12.000 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với giá tiêu thế giới, trong đó có Việt Nam (giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm này là 8.200 USD/tấn). Chính điều này đã tạo ra cuộc chạy đua nhập khẩu tiêu của các thương nhân Ấn Độ và tiêu Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng hơn cả.Tính từ đầu năm đến nay, Ấn Độ đã nhập khẩu khoảng 8.000 tấn tiêu từ Việt Nam, chiếm trên 90% tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu vào nước này.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới.Mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Với sản lượng ổn định, mức giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong năm 2014 được dự báo sẽ cán mốc 1 tỷ USD – mức kỷ lục từ trước đến nay, trong đó xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Nam Á được kỳ vọng sẽ vượt mức 160 triệu USD.
Với dân số khoảng 1,7 tỷ người cùng thói quen sử dụng hạt tiêu trong các bữa ăn hàng ngày, Nam Á là khu vực đầy tiềm năng để phát triển mặt hàng tiêu Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nắm bắt thói quen sử dụng tiêu của người dân bản địa (dạng hạt hay dạng bột, sản phẩm
tiêu riêng hay trộn cùng các loại gia vị khác…), phát triển các giống tiêu có giá trị cao và được sử dụng nhiều tại các nước trong khu vực này, nâng cao kỹ thuật, đảm bảo chất lượng đối với các quy trình từ thu hoạch đến đóng gói, phân phối, nhằm tăng sức cạnh tranh của tiêu Việt Nam. Bên cạnh đó, tích cực tham dự các Hội chợ, triển lãm ngành hàng nông sản tại các nước trong khu vực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tiêu sang thị trường Nam Á.
2.6 Cạnh tranh quốc tế
Các quốc gia cạnh tranh ngành hàng
Cùng trồng tiêu và xuất khẩu tiêu sang Ấn Độ, cạnh tranh với tiêu của Việt Nam có Brazil, Sri Lanka, Malaysia và Indonesia nước đứng thứ 2 về xuất khẩu hạt tiêu sau Việt Nam.
Năng lực sản xuất:
• Sri Lanka
Trong năm 2012 Sri Lanka xuất khẩu 10.029 tấn tiêu với 5.056 tấn trong năm 2011, cho thấy một sự gia tăng đáng kể của gần gấp đôi. Khi so sánh với việc xuất khẩu trung bình 7.905 tấn trong suốt mười năm qua, xuất khẩu trong năm 2012 cao hơn 27%. Sri Lank còn xuất khẩu dầu hạt tiêu vào khoảng 5 tấn hàng năm.Ấn Độ là điểm đến chính hấp thụ hơn 50% tổng lượng tiêu xuất khẩu từ Sri Lanka
Sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2012 là 17.330 tấn cao hơn so với 13.000 tấn trong năm 2011 hoặc với hiệu suất trung bình 14.070 tấn 23% trong suốt mười năm qua.
• Indonesia
Trong năm 2012 Indonesia đã xuất khẩu 62.600 tấn hạt tiêu, bao gồm 49.500 tấn tiêu đen và 13.100 tấn tiêu trắng, ghi âm cao nhất trong thập kỷ này. Tổng xuất khẩu cao hơn 71% so với 36.500 tấn (25.400 tấn tiêu đen và 11.100 tấn tiêu trắng) xuất khẩu trong năm 2011. So với xuất khẩu trung bình 47.570 tấn trong suốt mười năm qua, có sự gia tăng 32% trong năm 2012 . các địa điểm chính cho hạt tiêu Indonesia là Hoa Kỳ, hấp thụ 39% lượng tiêu đen của Indonesia và 29% tiêu trắng
• Malaysia
Thu hoạch hạt tiêu của Malaysia bắt đầu tháng năm.Sản xuất hồ tiêu tại Malaysia trong năm 2012 là 26.000 tấn (18.500 tấn tiêu đen và 7.500 tấn tiêu trắng) so với 25.000 tấn trong năm 2011
Trong năm 2012 Malaysia xuất khẩu 10.454 tấn hạt tiêu, gồm 8.404 tấn tiêu đen và 2.050 tấn tiêu trắng.Xuất khẩu năm 2012 là thấp hơn so với 14.324 tấn xuất khẩu trong năm 2011 và thấp hơn 32% so với trung bình 15.224 tấn ghi nhận trong suốt mười năm qua và 59% từ mức cao nhất của 25.032 tấn đạt được trong năm 2001.
Các thị trường chính tiêu Malaysia là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore
• Bazil
Trong năm 2012, sản lượng hạt tiêu của Brazil là 33.500 tấn, đạt mức giảm liên tục trong suốt mười năm qua So với mức cao nhất là 50.000 tấn trong năm 2003, sản xuất năm 2012 là thấp hơn 33%. Việc sản xuất trong năm 2012 là chỉ có 82% sản lượng trung bình ghi nhận trong năm 2003 -2012.
Cũng trong năm đó, Brazil đã xuất khẩu 29.109 tấn tiêu trị giá 192 triệu USD, trong đó có khoảng 2.000 tấn là tiêu trắng. Việc xuất khẩu cao nhất là 40.530 tấn trong năm 2004, trị giá 60,2 triệu USD.
Vị thế quốc gia:
• Sri Lanka :
Là một quốc gia thành viên sáng lập của SAARC và một thành viên của Liên hợp quốc, Cộng đồng các quốc, G77 và Non-Aligned Movement. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở Sri Lanka là trị giá 67.18tỷ USD trong năm 2013.Giá trị GDP của Sri Lanka chiếm 0,11 phần trăm của nền kinh tế thế giới. GDP ở Sri Lanka trung bình 13,32 tỷ USD từ năm 1960 đến năm 2013, đạt mức cao nhất mọi thời đại của 67,18 USD tỷ vào năm 2013 và một mức thấp kỷ lục 1,42 USD tỷ vào năm
1960. Tính đến nay, Sri Lanka được nhận định là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới
• Indonesia
Indonesia là một thành viên sáng lập của ASEAN và là thành viên của G20.
Hiện tại Indonesia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Các nền kinh tế Indonesia là nền kinh tế thứ mười bảy lớn nhất thế giới tính theo GDP và thứ 15 theo sức mua tương đương.
Số liệu thống kê về thành tựu kinh tế của ASEAN năm 2013 của Ban thư ký ASEAN cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn ASEAN tăng lên 2.400 tỷ USD, từ mức 2.300 tỷ USD của năm 2012, trong đó GDP của Indonesia đạt cao nhất, với 863 tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Indonesia sẽ lọt vào danh sách top 10 những nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
• Malaysia
Trong báo cáo mới nhất của Chương trình so sánh quốc tế (ICP) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, Malaysia được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 27 trong số 199 nước trên thế giới.đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.
• Bazil
Với hai quý đầu năm 2014 liên tiếp ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm, nền kinh tế Brazil đã đi được nửa đường đến đợt suy thoái mới. Mức tăng trưởng 0,1% tạm giúp Brazil thoát khỏi nguy cơ rơi vào đợt suy thoái mới. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn 0.2 % so với cùng kỳ quý 3/2013
CHƯƠNG III
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 3.1 Văn hóa kinh doanh tác động từ thị trường Ấn Độ
3.1.1 Định nghĩa thời gian
"Just a second or a minute" means ''you have to wait up to 15 minutes''. "Come after 1hour" means ''better you come by tomorrow''.
Người Ấn Độ không phải là người đặc biệt đúng giờ .Do vậy, khi định giờ cuộc hẹn, có thể linh động đôi chút thời gian để tiếp đón đối tác
Dù vậy, vẫn nên chỗ đến hẹn đúng giờ vì không đúng giờ vẫn bị coi là không lịch sự
3.1.2 Trang phục
Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc theo phong cách Châu Âu. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống.
Đối tác người Ấn Độ nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat. Nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự.
3.1.3 Giao tiếp
Chào hỏi, làm quen: thường lệ chỉ cần bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Không được chắp hai bàn tay lại như khấn vái để chào hỏi.
Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không, họ thường nói chuyện về gia đình. Đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Cho nên nhiều khi đem ảnh gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc chuyện làm ăn. Cricket bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này.
Đàm phán: Các cuộc đàm phán thường bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, uống chè hoặc cà phê ngọt, nhiều sữa.Sau đó là những cuộc đàm phán được chuẩn bị chi tiết như thể vở diễn trên sân khấu. Ban có thể thẳng thắn lập luận, vặn bẻ số liệu hay đề nghị mời chào của đối phương, nhưng không bao giờ được tỏ ra là mất bình tĩnh.Rất hiếm khi người Ấn Độ có chương trình nghị sự định sẵn cho cuộc đàm phán và điều quan trọng nhất bao giờ cũng được để ở cuối cùng.Đàm phán thường kéo dài và mất thời gian. Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm phán, thỏa thuận có gì đó không ổn.
Đồ uống: đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu .Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu.
Ăn tiệc: Nhiều người Ấn Độ ăn bằng tay, nhưng chỉ khi ở trong gia đình. Khi ăn tiệc với bạn hàng thì người dùng dao, thìa, dĩa.Do có nhiều tôn giáo khác nhau nên cách thức chế biến món ăn ở Ấn Độ rất khác nhau.Đồ ăn chay và nước hoa quả thì ở chỗ nào cũng thích hợp.
Mời: người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Bạn không được từ chối những lời mời như vậy, bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thê bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc. Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi là thiếu lịch sự
Quà tặng: Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà có liên quan đến quê hương của người tặng quà, bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được mở trước mặt người tặng quà.
Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý. “Vâng” cũng có thể có nghĩa là “Tôi không biết”. Thậm chí nếu nói “vâng” với biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không”.Để tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lờ hoặc phải trả lời với “Yes” hoặc “ No”.
không bao giờ phê phán trực diện thôi. Ai không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách nào khác không.Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị coi là thiếu lịch sự tương xứng gần bằng một cái bạt tai.
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ giao dịch là tiếng Anh. Nhưng ai biết được vài câu tiếng Hindi cũng sẽ gây được ấn tượng tốt ở miền Bắc, còn ở miền Nam nói tiếng Hindi sẽ phản tác dụng.
Trao các danh thiếp: Danh thiếp được trao trực tiếp khi chào hỏi, làm quen. Ban phải dùng tay phải để trao danh thiếp của bạn và nhận danh thiếp từ tay người Ấn Độ. Tay trái bị coi là “không sạch sẽ”. Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng.Nếu trên đó không ghi ít nhất là “Phó Chủ tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng vì doanh nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, chức danh thấp hoàn toàn không có quyền quyết định
3.1.4 Những điều nên làm
Khi vào các ngôi đền và nhà thờ đạo Hồi, thông thường sẽ phải bỏ dép và