Khái niệm, phân loại thành phần và công dụng hồ tiêu

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 34)

1.5.1.1 Khái niệm

Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp khoa học: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi

Hồ tiêu thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ.Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu

màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất giòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.

1.5.1.2 Phân loại

Phân loại Có 3 loại Hồ tiêu: Hồ tiêu trắng, Hồ tiêu đen và Hồ tiêu đỏ. Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm hai lần. Muốn có Hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có Hồ tiêu trắng (hay Hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh d ầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín). Bên cạnh hai loại sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có Hồ tiêu đỏ, là loại Hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa – Vũng Tàu (Việt Nam)

1.5.1.3 Thành phần hóa học

Trong hạt tiêu có hai Ancaloit (Piperin và Chavixin), tinh dầu, chất béo, tinh bột, xenluloza, muối khoáng.Chavixin là mootjchaats lỏng dạng sệt, có vị cay nóng. Piperin không mùi, không màu, dùng nhiều sẽ độc. Piperin làm tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và dây thần kinh.Tiêu có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, xua đuổi sâu bọ

Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay.Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.

1.5.1.4 Công dụng

Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh.

Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh

ung thư và tim mạch.

Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua.Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1 người

Ngoài tác dụng làm gia vị, Tiêu còn dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đau răng.

Nhu cầu hạt tiêu hiện nay không chỉ được sử dụng trong các món ăn, mà còn được dùng cả trong lĩnh vực dược phẩm.Dầu hạt tiêu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác như mỹ phẩm, nước hoa, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, như kem đánh răng, nước súc miệng…

Theo Đông y Tiêu vị cay, tính nóng, làm ấm bụng, hạ khí, tiêu đờm, chống

cảm lạnh, chữa đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, hen suyễn khó thở, đờm tắc. Tiêu dùng ít thì tăng tiêu hoá, dùng nhiều thì kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn tới xung huyết, gây viêm, đại tiểu tiện ra máu

Bảng 1.1 Diện tích trồng và năng suất trồng của Hồ Tiêu qua các năm ( N g u n : tổng cục thống kê)

Diện tích trồng tiêu tăng qua các năm ở cả những vùng đất có điều kiện tự nhiên không phù hợp, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc hóa học thay cho canh tác hữu cơ Điều này không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến môi trường, sâu bệnh phát triển, vườn cây suy thoái, nhiều vườn tiêu chết hàng loạt.

Sở dĩ có tình trạng trên là do thấy giá hồ tiêu ổn định ở mức cao từ 150.000- 170.000 đồng/kg nên người dân trồng cả trên vùng đất không phù hợp dẫn đến năng suất thấp. Vườn tiêu lâu năm đúng ra phải được phá bỏ, trồng mới nhưng vì giá cao nên nhiều vườn tiêu già cỗi vẫn được nông dân giữ lại khai thác tiếp, làm cho tiêu dễ bị nhiễm bệnh, năng suất giảm dần. Diện tích tiêu già cỗi, bệnh chết từ 1.000- 1.200 ha/năm, trong khi diện tích trồng mới chỉ khoảng 2.500 ha/năm.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w