Giao tiếp

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 53)

Chào hỏi, làm quen: thường lệ chỉ cần bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Không được chắp hai bàn tay lại như khấn vái để chào hỏi.

Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không, họ thường nói chuyện về gia đình. Đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Cho nên nhiều khi đem ảnh gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc chuyện làm ăn. Cricket bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này.

Đàm phán: Các cuộc đàm phán thường bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, uống chè hoặc cà phê ngọt, nhiều sữa.Sau đó là những cuộc đàm phán được chuẩn bị chi tiết như thể vở diễn trên sân khấu. Ban có thể thẳng thắn lập luận, vặn bẻ số liệu hay đề nghị mời chào của đối phương, nhưng không bao giờ được tỏ ra là mất bình tĩnh.Rất hiếm khi người Ấn Độ có chương trình nghị sự định sẵn cho cuộc đàm phán và điều quan trọng nhất bao giờ cũng được để ở cuối cùng.Đàm phán thường kéo dài và mất thời gian. Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm phán, thỏa thuận có gì đó không ổn.

Đồ uống: đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu .Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu.

Ăn tiệc: Nhiều người Ấn Độ ăn bằng tay, nhưng chỉ khi ở trong gia đình. Khi ăn tiệc với bạn hàng thì người dùng dao, thìa, dĩa.Do có nhiều tôn giáo khác nhau nên cách thức chế biến món ăn ở Ấn Độ rất khác nhau.Đồ ăn chay và nước hoa quả thì ở chỗ nào cũng thích hợp.

Mời: người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Bạn không được từ chối những lời mời như vậy, bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thê bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc. Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi là thiếu lịch sự

Quà tặng: Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà có liên quan đến quê hương của người tặng quà, bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được mở trước mặt người tặng quà.

Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý. “Vâng” cũng có thể có nghĩa là “Tôi không biết”. Thậm chí nếu nói “vâng” với biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không”.Để tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lờ hoặc phải trả lời với “Yes” hoặc “ No”.

không bao giờ phê phán trực diện thôi. Ai không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách nào khác không.Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị coi là thiếu lịch sự tương xứng gần bằng một cái bạt tai.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ giao dịch là tiếng Anh. Nhưng ai biết được vài câu tiếng Hindi cũng sẽ gây được ấn tượng tốt ở miền Bắc, còn ở miền Nam nói tiếng Hindi sẽ phản tác dụng.

Trao các danh thiếp: Danh thiếp được trao trực tiếp khi chào hỏi, làm quen. Ban phải dùng tay phải để trao danh thiếp của bạn và nhận danh thiếp từ tay người Ấn Độ. Tay trái bị coi là “không sạch sẽ”. Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng.Nếu trên đó không ghi ít nhất là “Phó Chủ tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng vì doanh nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, chức danh thấp hoàn toàn không có quyền quyết định

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w