Tiêu chuẩn đóng gói, bao bì, nhãn mác, chất lượng

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 77)

Yêu cầu đóng gói thực tế phụ thuộc vào loại tiêu: tiêu giống, tiêu hạt, tiêu xa (tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu trắng, tiêu thơm, tiêu xanh …). Thông thường ngươì ta đóng thành túi 500 gram trong bao lớn 60 kg

 Cục Tiêu chuẩn và đo lường thuộc Bộ Tài Chính và Công nghiệp của Ấn Độ có trách nhiệm xây dựng, kiểm tra tiêu chuẩn và thành lập các tổ chức tiêu chuẩn riêng biệt. Tuy nhiên, Chính phủ liên bang và chính phủ của các lãnh địa, cũng như các hiệp hội ngành đang xem xét, rà soát lại các yêu cầu về tiêu chuẩn.

 Yêu cầu tiêu nhập sang Ấn Độ không hỏng, mốc,...chất lượng đảm bảo  Trên nhãn mác các sản phẩm thực phẩm phải ghi rõ tên sản phẩm (pepper) ,

thương hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nước xuất xứ, tên nhà sản xuất, trọng lượng thực, các chỉ dẫn sử dụng. Quy định về nhãn mác hàng hoá phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hindu.

Rất ít các sản phẩm lương thực vượt qua được rào cản thương mại của Ấn Độ, tất cả các sản phẩm chế biến phải có in ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng. Đây chính là một trong những trở ngại lớn nhất cho nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp vào Ấn Độ. Hơn nữa, tất cả các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Ấn Độ trong thực tế phải có thời hạn sử dụng lớn hơn thời gian nhập khẩu theo đúng quy

định thì mớI nhận được giấy phép nhập khẩu. 4.3.3 Thủ tục đăng kí thương hiệu hàng hoá

4.3.3.1 Một số mặt hàng cấm nhập khẩu

Các loại chất có chứa ma túy (Hashish, Cocaine, Heroin, v.v…) bị cấm tại Ấn Độ. Tiền giả, các ấn phẩm, tranh, ảnh, con bài, sách, tạp chí và các tác phẩm điêu khắc mà không tuân theo giáo điều, đạo đức hoặc nhằm vào động cơ gây mất trật tự… cũng đều bị cấm nhập.

Các sản phẩm nông nghiệp trong đó bao gồm cả hạt tiêu biến đổi gen bị cấm. Các sản phẩm đồ uống có cồn và thịt heo được quản lý rất chặt chẽ

4.3.3.2 Thủ tục đăng ký thương hiệu hàng hoá

Ấn Độ đã gia nhập WTO do đó hoạt động thương mại phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trong đó vấn đề thương hiệu hàng hoá nhập khẩu không đối chỉ với mỗi hạt tiêu mà tất cả các mặt hàng khác là hết sức quan trọng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ để bảo hộ cho sản phẩm của mình đều phải đăng ký thương hiệu.

 Thủ tục đăng ký thương hiệu hàng hoá

Tại Ấn Độ, thương hiệu các sản phẩm được phân loại theo các hệ thống của quốc tế gồm 45 loại. Bộ Kinh tế và Thương mại Ấn Độ có trách nhiệm cấp giấy phép cho việc đăng ký thương hiệu

Thủ tục, giấy tờ gồm:

• Giấy uỷ quyền của chủ thương hiệu cho công ty tư vấn

• Bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của người xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

• 20 ảnh chụp nhãn hiệu, cỡ 6cm*6cm

• Nếu nhãn hiệu có tiếng nước ngoài thì phải dịch, có chứng thực nghĩa của chúng ra tiếng Hindu.

4.3.4 Yêu cầu đối với các đại lý nhập khẩu hạt tiêu tại Ấn Độ

Ấn Độ duy trì các hàng rào phi thuế quan trong thương mại bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về đại lý, nhà phân phối, quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong đó có hạt tiêu. Chẳng hạn, để kinh doanh bên ngoài các khu thương mại tự do tại Ấn Độ, một doanh nghiệp nước ngoài cần phải có một người đỡ đầu, đại lý, nhà phân phối là công dân Ấn Độ. Các nhà đại lý, phân phối chỉ được độc quyền với sản phẩm phi lương thực, thực phẩm. Theo luật đại lý, các sản phẩm lương thực, thực phẩm nói chung, hạt tiêu nhập khẩu nói riêng, không được quyền có đại lý tại Ấn Độ. Các đại lý và nhà phân phối không thể bị thay thế bởi các nhà cung cấp nước ngoài khi họ không đồng ý.

4.4 Một số vấn đề pháp luật cần lưu ý khi kinh doanh các mặt hàng nói chung và hạt tiêunói riêng nói riêng

Có một đặc điểm mà các công ty cần lưu ý trước khi hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ là hệ thống luật pháp của Ấn Độ rất khác so với các nước khác

Thứ nhất, mặc dù luật định một số thông lệ kinh doanh theo các điều lệ được

chấp nhận thông thường; các thuật ngữ và định nghĩa được giải thích khác nhau. Luật quy định thế này nhưng áp dụng vào thực tế có thể khác

Thứ hai, yêu cầu cấp giấy phép, đăng kí, đảm bảo, nhập cư và các luật lao

động cũng như sự phiền hà của các cơ quan chức trách, yêu cầu hợp tác kinh doanh và ưu tiên dành cho người địa phương trong giải quyết tranh chấp.

Những vấn đề nêu trên cùng những khác biệt gây khó khăn nên các doanh nghiệp nước ngoài khi tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hạt tiêu tại Ấn Độ cần có một công ty tư vấn địa phương giúp đỡ .Có nhiều công ty luật có kinh nghiệm trong quan hệ với các khách hàng nước ngoài và có một số nhà tư vấn nước ngoài hoạt động ở thị trường Ấn Độ

CHƯƠNG V

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HỒ TIÊUVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 5.1 Giải pháp đối với hoạt động trồng trọt

5.1.1 Giải pháp về phát triển và ứng dụng giống cây trồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng, sản lượng Hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp là do việc sử dụng các giống cây đã qua nhiều thế hệ, dễ bị bệnh tật và năng suất không cao. Phát triển và ứng dụng giống mới vào hoạt động trồng trọt sẽ giúp đảm bảo ngay từ đầu vào của hoạt động trồng trọt, giúp chống được các bệnh dịch phổ biến, phát triển trên cơ sở tận dụng các lợi thế của từng miền, nâng cao năng suất, chất lượng hồ tiêu, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng và chủng loại hồ tiêu đa dạng hơn.

Hoạt động phát triển và ứng dụng giống hồ tiêu bao gồm việc đẩy mạnh duy trì, bảo tồn, cung ứng các giống gốc, giống nguyên chủng, cây đầu dòng… đồng thời với việc nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các giống hồ tiêu mới và việc đẩy mạnh ứng dụng trồng các giống mới trên quy mô lớn nhằm đáp ứng nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu sang Ấn Độ với chất lượng, sản lượng và lợi nhuận ngày càng tăng. Hoạt động phát triển và ứng dụng giống bao gồm sự tham gia của Nhà nước, Chính phủ, Bộ NN & PTNT, các Bộ ngành liên quan, Viện Nghiên cứu hồ tiêu Việt Nam và các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp của vùng, tỉnh, địa phương.

5.1.2 Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

5.1.2.1 Đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh nghiệp chế biến

Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu qua Ấn Độ đa dạng về chủng loại, đòi hỏi nhiều hình thức chế biến. Trong khi đó, công nghệ chế biến tại các cơ sở chế biến của Việt Nam đa phần là lạc hậu. Yêu cầu đổi mới, nâng cấp công nghệ chế biến Hồ tiêu đang được nhấn mạnh trong những năm gần đây. Phát triển công nghệ và quy mô hoạt động chế biến hồ tiêu nhằm nâng cao độ an toàn của sản phẩm hồ tiêu , đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường sự đa dạng về hình thức chế biến mới, giảm thiểu chi phí chế biến và gia tăng giá trị kinh tế của hồ tiêu, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ.

Các doanh nghiệp chế biến cần đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, quy mô công xưởng cho hoạt động chế biến phù hợp với chủng loại hồ tiêu cũng như quy mô của khu vực trồng hồ tiêu. Các nguồn lực về nhân công, cơ sở máy móc cần đầy đủ, luôn sẵn sàng để thực hiện bảo quản, chế biến cho những đơn hàng lớn.

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo các loại máy móc, công nghệ chế biến, nguyên phụ liệu chế biến, bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng về yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc, công nghệ, độ an toàn của hồ tiêu sau khi chế biến, bảo quản,và có thể chế biến các hỗn hợp hồ tiêu nhằm tạo sự đa dạng về hương vị sản phẩm. Các cơ sở chế biến có thể cử cán bộ quản lý tham quan mô hình tổ chức cơ sở chế biến của một số nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản. Về hoạt động bảo quản, việc đầu tư các phương tiện bảo quản, khu vực, thiết bị bảo quản rất cần thiết để sản phẩm sau khi chế biến vẫn giữ nguyên chất lượng, giá trị, có thời hạn sử dụng lâu. Các loại hồ tiêu nhiệt đới thường nhạy cảm với nhiệt độ nên việc bảo quản một cách hợp lý rất cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến cần không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các cơ sở theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn bao bì, mẫu mã và an toàn sức khỏe của Ấn Độ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến gắn liền với vùng sản xuất. Theo đó, những vùng trồng hồ tiêu được Ấn Độ tiêu thụ mạnh cần chú trọng liên kết giữa vùng chuyên canh Hồ tiêu và cơ sở chế biến, đảm bảo công nghệ kỹ thuật, quy mô chế biến của cơ sở hiện đại, chuyên nghiệp. Trước mắt, Ủy ban nhân dân ở một số tỉnh trồng hồ tiêu như hồ tiêu Chư Sê ở Gia Lai, Tiêu Vĩnh Linh ở Bà Rịa- Vũng Tàu... đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị phù hợp với đặc điểm về sinh học của hồ tiêu, sản lượng thu hoạch hồ tiêu cho các cơ sở chế biến để đảm bảo công suất chế biến, bảo quản và chất lượng hồ tiêu xuất khẩu.

Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu

tư và phát triển Nông thôn cần tạo điều kiện cho các cơ sở này vay vốn, mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở máy móc hoặc nhập mới hoàn toàn, đáp ứng được hoạt động chế biến rau quả cho xuất khẩu trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp chế biến cần phấn đấu đạt mục tiêu 100% các cơ sở chế biến trong nước có hệ thống công nghệ hiện đại, quy mô chế biến phù hợp với vùng chuyên canh hồ tiêu của địa phương. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phấn đấu khuyến khích các cơ sở chế biến tiến hành nâng cao công nghệ và quy mô theo tiêu chuẩn HACCP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các cơ sở này.

5.1.2.2 Phát triển hệ thống thu mua và phân phối hồ tiêu

Hệ thống thu mua và xuất khẩu hồ tiêu của nước ta cần có sự linh hoạt, chủ động hơn. Hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở rộng các hình thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, không đảm bảo về sản lượng. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp tác xã, tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá thành hồ tiêu do loại bỏ được các trung gian mua bán hồ tiêu, đảm bảo được chất lượng, sản lượng hồ tiêu do không phải vận chuyển nhiều.

Dựa vào nội dung của hợp đồng thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ với nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ứng trước các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật canh tác trong suốt quá trình trồng hồ tiêu để tạo sự ràng buộc giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông dân. Đến vụ thu hoạch, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ mua toàn bộ hồ tiêu theo thỏa thuận hợp đồng. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đóng vai trò chủ động trong việc định hướng nguồn hàng thông qua các hợp đồng với nông dân, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động về nguồn hàng hồ tiêu chế biến, bảo quản bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến hoặc có hợp đồng chế biến lâu dài với cơ sở chế biến có uy tín với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng cho hồ tiêu. Hợp đồng tiêu thụ hồ tiêu giữa doanh nghiệp chế biến,

xuất khẩu và nông dân phải được kí kết theo những quy định của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

Chính phủ và Bộ NN & PTNT cần đẩy mạnh khuyến khích liên kết tiêu thụ giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân trên phạm vi cả nước nhằm tạo ra sự gắn kết giữa hoạt động trồng hồ tiêu và chế biến, xuất khẩu hồ tiêu, giúp các nông dân đảm bảo lợi ích kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc định hướng nguồn hàng hồ tiêu, điều tiết sản lượng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của người dân Ấn Độ hay của các đối tác nhập khẩu Ấn Độ. Bên cạnh đó, đây là cơ sở để tạo liên kết chặt chẽ với các đối tác Ấn Độ nhờ duy trì mối quan hệ mua bán lâu dài, tạo cơ hội để phát triển hồ tiêu của từng vùng về quy mô và đẩy mạnh nâng cao về chất lượng bằng cách cách chế biến mới, đa dạng hơn.

Kênh phân phối sang Ấn Độ cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý ủy quyền tại Ấn Độ và trực tiếp xây dựng, mở rộng mua bán với các nhà bán buôn, bán lẻ của Ấn Độ để đẩy mạnh sản lượng hồ tiêu được xuất khẩu, đạt được các thỏa thuận cao về giá và cung cấp đúng nhu cầu của người dân để giữ vững mức hồ tiêu xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm kiếm các đối tác bán buôn, bán lẻ thông qua các buổi trao đổi về tình hình kinh tế giữa Ấn Độ – Việt Nam, thông qua sàn giao dịch nông sản của Hiệp Hội Hồ tiêu Việt Nam, trên các trang web mua bán giữa các doanh nghiệp như Alibaba... Hiện nay, hệ thống bán lẻ ở Ấn Độ rất phát triển, đây là một kênh phân phối đầy tiềm năng của hồ tiêu Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh của các cơ sở bán lẻ này để tiến hành kí hợp đồng và thực hiện cung cấp hồ tiêu có dán nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam để giới thiệu và mở rộng thương hiệu hồ tiêu. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thành lập các đại lý ủy quyền ở nước ngoài để chủ động tìm kiếm thị trường ở

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 77)