Phân tích ma trận swot về hoạt động xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 63)

3.5.1 Những điểm mạnh

Hạt tiêu việt nam có chất lượng hương vị thơm cay khá cao. Không thua kém tiêu của Indonesia và Ấn Độ nên có sự cạnh tranh tốt.

Người dân có xu hướng không dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu để đảm bảo vườn tiêu phát triển bền vững đây là điều mà các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.

Chất lượng hạt tiêu đã bảo đảm thỏa mãn nhu cầu cho mọi khách hàng nhập khẩu.

Nông dân Daklak tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12).Ngược lại hồ tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Tỉnh chất mùa vụ rải đều nà y giữa các vùng sản xuất chính này tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và người sản xuất cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong năm.

Năng suất hồ tiêu Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong số các nước xuất khẩu và trồng hồ tiêu ở Châu Á, giá thành tương đối ổn định và tương đối thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới kể từ năm 2002 và tháng 3 năm 2005 Việt Nam là thành viên chính thức của IPC, đây là thuận lợi trong việc hợp tác với các nước thành viên khác và cùng IPC giải quyết những vấn đề liên quan đến cung/cầu, thị trường xuất khẩu và biến động giá cả.

3.5.2 Những điểm yếu

Việc phát triển cây hạt tiêu VN chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theoyêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường. Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theotừng hộ cá thể, quy mô nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng, dịch bệnh

Vốn đầu tư thấp nên chất lượng hồ tiêu Việt Nam còn chưa cao, khiến cho giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu các nước .Đến nay

nước ta mới có khoảng 6 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp có dây chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá...). Tuy nhiên, các nhà máy chế biến hồ tiêu Việt Nam đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về tài chính nên việc đầu tư cho công nghệ có nhiều khó khăn.Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu tiêu trong nước còn yếu cả về vốn, kinh nghiệm thương mại quốc tế và quản trị rủi ro.

Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa chú trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Việt Nam vẫn còn xuất một tỷ lệ lớn tiêu cấp thấp( FAQ), chất lượng chưa ổn định, chỉ khoảng 16% tiêu trắng và 25% tiêu đạt chuẩn ASTA, sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng.

Hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng trên thếgiới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với các tiêu nổi tiếng như tiêu Muntok của Malaysia.

Liên hệ giữa nông dân và doanh nghiệp còn yếu: Chưa có những cuộc đối thoại trực tiếp nhằm trao đổi thông tin, giải quyết khúc mắc giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông. Việc kiểm soát chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w