Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 57)

Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới, GDP năm 2013 ước đạt gần 2.000 tỷ USD, dân số của Ấn Độ hiện nay khoảng 1,2 tỷ người, là một thị trường đầy tiềm năng. Mối quan hệ kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ được thiết lập từ năm 1992.Những năm gần đây, Ấn Độ là 01 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu tại Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước ngày càng gia tăng. Đặc biệt, từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực thì quan hệ song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ ngày càng bền chặt, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào Ấn Độ.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ chủ yếu là điện thoại và các loại linh kiện, sản phẩm điện tử, sắt thép các loại, cao su, cà phê, hạt tiêu, gỗ…; nhập khẩu từ Ấn Độ các mặt hàng chủ yếu như ngô, thức ăn gia súc, nguyên liệu may, da, giày, dược phẩm, bông các loại… Bên cạnh quan hệ về thương mại, quan hệ đầu tư giữa 02 nước cũng có nhiều dấu hiệu khởi sắc.

Năm 2013, Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 16 trong khoảng hơn 200 đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới. Xét riêng trong khu vực châu Á, quốc gia này là đối tác lớn thứ 11 của Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan, trong vòng 4 năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam

Theo số liệu thống kê hải quan cho thấy trong năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 5,23 tỷ USD, tăng 32,7% so với năm 2012. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng mạnh 61,6% và nhập khẩu đạt 2,35 tỷ USD, tăng 8,9%. Đáng lưu ý, trong năm 2013 cán cân thương mại trong buôn bán trao đổi giữa 2 quốc gia đã có sự đảo chiều. Nếu như trong các năm 2011 và 2012, Việt Nam phải đối mặt với mức thâm hụt khá cao trong quan hệ thương mại với Ấn Độ (lần lượt là 792 triệu USD và 378 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50% và 21% trong tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ) thì đến năm 2013, cán cân thương mại lại nghiêng về phía Việt Nam với mức thặng dư gần 528 triệu USD.

(Đơn vị: tỷ USD)

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Năm 2011 1554 2346 -792

Năm 2012 1782 2160 -378

Năm 2013 2881 2354 528

09/2014 1767 2492 -726

(Nguồn: xúc tiến thương mại)

Biểu đồ 3.1 Diễn biến thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ trong giai đoạn 2011-2013 và 9 tháng từ đầu năm 2014

Bảng 3.2 Danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Ấn Độ

(Đơn vị: USD)

Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Tăng/Giảm so với năm trước (%)

Điện thoại các loại và linh kiện 469.052.904 926.004.613 97,4% Máy móc thiết bị. dụng cụ &

phụ tùng 238.613.378 242.330.992 1,6%

Máy vi tính, sản phẩm điện tử

& linh kiện 159.591.753 230.930.474 44,7%

Cao su 212.127.837 210.743.809 -0,7%

Hoá chất 57.399.456 61.053.899 6,4%

Cà phê 57.518.185 60.544.749 5,3%

Xơ, sợi dệt các loại 35.729.876 56.743.001 58,8%

Hạt Tiêu 38.397.672 36.190.175 -5,7%

Sản phẩm kim loại thường 11.452.754 34.421.602 200,6%

Sản phẩm sắt thép 24.863.835 32.006.017 28,7%

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong năm 2013 đạt 2,35 tỷ USD, tăng 32,4% so với 1,78 tỷ USD năm 2012 tập trung vào các sản phẩm điện thoại và các loại linh kiện (926 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (242 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (231 triệu USD), hóa chất (61 triệu USD) với các mức tăng trưởng lần lượt là 97,4%; 1,6%; 44,7% và 6,4% so với năm 2012. Trong khi đó, xuất khẩu cao su giảm nhẹ, đạt 210 triệu USD so với mức 212 triệu USD năm 2012 và xuất khẩu hạt tiêu cũng giảm nhẹ,đạt 36 triệu USD năm 2013 so với mức 38 triệu USD năm 2013.

Bảng 3.3 Danh sách các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ

Đơn vị: USD

Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Tăng/Giảm so với năm trước (%)

Thức ăn gia súc & nguyên liệu 284.630.923 338.407.261 18,89%

Ngô 329.055.490 304.430.430 -7,48%

Dược phẩm 235.661.532 247.831.913 5,16%

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ

tùng 120.474.579 193.825.335 60,88%

Bông các loại 110.516.220 188.695.759 70,74%

Hàng thủy sản 58.248.127 168.967.247 190,08%

Chất dẻo nguyên liệu 110.818.789 133.802.064 20,74%

Nguyên phụ liệu dệt may, da &

giày 79.088.566 89.769.495 13,51%

Xơ, sợi dệt các loại 53.382.249 83.448.052 56,32%

Kim loại thường khác 62.622.661 70.391.710 12,41%

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2012. Trong đó, các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu (338 triệu USD); ngô (304 triệu USD); dược phẩm (248 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (194 triệu USD); bông các loại (188,5 triệu USD). Trong số 5 mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ, trừ mặt hàng ngô có kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ (-7,5%), kim ngạch của các mặt hàng còn lại đều tăng. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bông các loại có mức tăng đáng kể, đạt 188,7 triệu USD, tăng 70,74% so với năm 2012.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong năm 2013 đạt 2,35 tỷ USD, tăng 32,4% so với 1,78 tỷ USD năm 2012 tập trung vào các sản phẩm điện thoại và các loại linh kiện (926 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (242 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (231 triệu USD), hóa chất (61 triệu USD) với các mức tăng trưởng lần lượt là 97,4%; 1,6%; 44,7% và 6,4% so với năm 2012. Trong khi đó, xuất khẩu cao su giảm nhẹ, đạt 210 triệu USD so với mức 212 triệu USD năm 2012 và xuất khẩu hạt tiêu cũng giảm nhẹ,đạt 36 triệu USD năm 2013 so với mức

38 triệu USD năm 2013.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w