Về phía công ty

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 86)

Doanh nghiệp phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường và khách hàng, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm tại các trung tâm kinh tế của Ấn Độ như: Mumbai, New Delhi, Chennai. Công tác tiếp thị tập trung chủ yếu vào những nhóm mặt hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh mà Ấn Độ cần như: gia vị, cao su, cà phê, điều đã qua chế biến. Tuy nhiên, cũng nên nghiên cứu thói quen của người Ấn Độ về tôn giáo, tín ngưỡng để tiếp thị các mặt hàng phù hợp. Cụ thể như: Ấn Độ là nước đa tôn giáo, trong đó, Ấn Độ giáo không ăn thịt bò, Hồi giáo không ăn thịt lợn... Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần được thông tin nhiều hơn về đất nước con người Ấn Độ, đặc biệt là chính sách kinh tế, thương mại, thị trường để có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu kịp thời. Đặc biệt lưu ý, các doanh nghiệp cần xác minh được đâu là doanh nghiệp đối tác tốt để hợp tác xuất khẩu. Đồng thời, trong việc ký kết hợp đồng, phải đặc biệt tôn trọng cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng để đảm bảo uy tín.

Ấn Độ không phải là thị trường quá “khó tính”, Đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này cần đảm bảo các quy định về đóng gói, bảo quản, tem nhãn, chất lượng của sản phẩm. Trong đó, đặc biệt lưu ý tiêu chuẩn về hàm lượng các chất, muối trong sản phẩm; màu sắc của sản phẩm; điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với quy định về nhập khẩu gia súc, Ấn Độ chú trọng tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch. Tóm lại, mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ấn Độ chỉ cần đảm bảo yêu cầu về dán nhãn mác sản phẩm với đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng dinh dưỡng, có tem kiểm định của FSSAI (Cơ quan Tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm Ấn Độ).

Ấn Độ có nhu cầu nhập khẩu mỗi năm trên 10 tỷ USD và đa phần là nhập khẩu nông sản, đây là một lợi thế rất lớn cho thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đang có nhu cầu cao tại thị trường Ấn Độ như: hạt tiêu, cà phê, điều đã qua chế biến, cao su, quế… Đặc biệt, năm 2010, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ được ký kết đã mang lại thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ với việc cắt giảm thuế quan nhiều danh mục. Trong đó, mặt hàng Việt Nam có lợi thế là tiêu, chè, cà phê đã được Ấn Độ cam kết giảm thuế từ khoảng 90 - 100% xuống còn 40 - 50%.

5.3 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam

5.3.1. Chính sách về đất đai, khuyến nông

Chính phủ tiến hành nghiên cứu, cải tiến các chính sách về đất đai như giảm thuế đất đai canh tác, tạo điều kiện về diện tích đất trồng ở những địa điểm thuận tiện, phù hợp với các laoij hồ tiêu chuyên canh, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh trồng hồ trên quy mô lớn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường nhằm khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Chính phủ cũng cần tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công nghệ cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, như chính sách thành lập các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tại các vùng chuyên canh, đầu tư vốn cho các trung tâm này phát triển giống, công nghệ máy móc hiện đại, hạn chế việc nhập khẩu máy móc từ nước ngoài.

Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến nông như cung cấp chi phí tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu cho nông dân các vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng miền xa xôi, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn... với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động trồng trọt, đảm bảo 100% các vùng chuyên canh trong cả nước đều có cán bộ khuyến nông, có cơ sở hạ tầng điện nước, đường sá khang trang. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác thực hiện an toàn về chất lượng sản phẩm, quản lý việc sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích, bảo quản hồ tiêu, huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng, xã hội. Đồng thời, cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn phát triển hồ tiêu, công tác giám sát, quản lý, kiểm tra hoạt động trồng trọt, chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Bộ NN & PTNT triển khai các chính sách khuyến nông của Chính phủ trên cơ sở tạo lòng tin cho nông dân trong vùng chuyên canh, tạo sự đồng lòng và thống nhất về định hướng trồng của vùng. Muốn đạt được điều này, cần thực hiện kêu gọi các nông dân áp dụng thành công hoạt động khuyến nông phối với cán bộ khuyến nông tổ chức các buổi chất vấn, trao đổi về hiệu quả của chính sách nhằm tạo đưa ra triển vọng cụ thể ngay tại địa phương. Đồng thời, khuyến khích người dân chủ động báo cáo về tình hình hoạt động, trình bày các khó khăn để Bộ ngành đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp khắc phục, nhất là các khó khăn về giống, đất đai bị bạc màu, thiếu nguồn nước tưới tiêu...

Để người nông dân thực hiện đúng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm hồ tiêu trong trồng trọt, Bộ NN & PTNT cần nâng cao ý thức của người dân, trình bày các ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và các loại chất kích thích thông qua các tài liệu có hình ảnh minh hoạ. Điển hình như việc sử dụng chất kích thích nhiều sẽ làm cho hồ tiêu bị giảm trọng lượng trong quá trình bảo quản, mau bị hư và chất lượng lại không cao, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và xuất khẩu, từ đó hồ tiêu Việt Nam bị mất thương hiệu trong thị trường Ấn Độ. Các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp cần nghiên cứu các loại phân hữu cơ, thuốc vi sinh có giá thành rẻ, giúp người dân nâng cao chất lượng, sản lượng, hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có nồng độ mạnh.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nông thôn cần hỗ trợ các vùng chuyên canh hồ tiêu bằng chính sách cho vay ưu đãi, chính sách thuế, hỗ trợ các nghiên cứu.Trong đó, đối tượng được ưu tiên vay là các vùng chuyên canh các hồ tiêu xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ, các vùng còn hạn chế về quy mô, công nghệ kỹ thuật trong trồng trọt.

5.3.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu Hồ tiêu

điện, đường sá ở các khu vực chế biến, thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư cho cơ sở chế biến có quy mô lớn và cần mở rộng nhiều máy móc cho việc đẩy mạnh các hình thức chế biến hiện đại, định hướng nâng cao quy mô hoạt động, năng suất chế biến và chất lượng hồ tiêu chế biến của các cơ sở chế biến. Doanh nghiệp xuất khẩu cần được Chính phủ đầu tư vốn trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu nhằm tạo thương hiệu cho hồ tiêu của Việt Nam.

Hoạt động chế biến, xuất khẩu hồ tiêu vẫn còn gặp khó khăn do quy mô nhiều cơ sở còn nhỏ, hoạt động xuất khẩu còn phát sinh nhiều chi phí cao như phí vận chuyển nội địa, phí thuê tàu. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động chế biến và xuất khẩu, Chính phủ cần xem xét đưa các dự án sản xuất, chế biến, bảo quản hồ tiêu vào danh mục các dự án được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước với lãi suất đặc biệt ưu đãi 3% một năm, thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm, thời gian ân hạn từ 3 – 5 năm, giãn thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm đối với các dự án đã đầu tư, cho khoanh nợ đối với các dự án đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tiến hành miễn giảm thuế cho các khu vực, cơ sở chế biến, xuất khẩu hồ tiêu với quy mô lớn, tạo động cho các cơ sở, doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn cung hồ tiêu từ nông dân, tiếp tục duy trì và mở rộng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại hơn.

Bộ Công thương cần phát huy vai trò trong việc tổ chức các hội chợ giới thiệu hồ tiêu của Việt Nam tại Việt Nam, kêu gọi các nhà nhập khẩu hồ tiêu thế giới và Ấn Độ tham gia nhằm thu hút các nhà nhập khẩu hồ tiêu mới; phối hợp với các Bộ ngành của Ấn Độ giao lưu, hợp tác trao đổi về giới thiệu thành tựu trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho Việt Nam ứng dụng các thành tựu của Ấn Độ về cách thức khuyến nông, tổ chức trồng trọt.

Bộ NN & PTNT phối hợp với bộ Tài chính cần ban hành các quyết định gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu như chính sách ưu tiên giảm thuế đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có hợp đồng thu mua hồ tiêu trồng theo tiêu chuẩn VietGAP dựa theo sản lượng thỏa thuận tiêu thụ và giá bán trên thị trường, chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn đầu tư trồng trọt đối với các vùng chuyên canh thực hiện trồng hồ tiêu có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ và vốn sản xuất đối với các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến hồ tiêu theo các mô

hình tiên tiến, tạo ra các chế phẩm từ hồ tiêu có mẫu mã đa dạng hơn, có giá trị kinh tế cao hơn và nâng cao chất lượng về giá trị dinh dưỡng, độ an toàn, thời gian bảo quản, sử dụng... Điều này sẽ tạo chuỗi giá trị toàn ngành, giúp người nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đạt được lợi nhuận cao, xây dựng được thương hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ vẫn đang tăng trưởng về kim ngạch, tạo cơ hội đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân cũng như góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta. Nhiều loại hồ tiêu được tiêu thụ mạnh trong những năm gần đây, nhất là tiêu Chư Sê ở Gia Lai, tiêu Ấn Độ.. đã phần nào khẳng định chất lượng hồ tiêu ngày càng tăng của Việt Nam, tạo động lực cho ngành hồ tiêu tiếp tục đẩy mạnh trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Ấn Độ mà bắt nguồn là từ hoạt động trồng trọt, chế biến, xuất khẩu chưa chuyên nghiệp, thiếu linh hoạt, chỉ đạo thực hiện của Chính phủ, các Bộ ngành chưa thực hiện hiệu quả. Những hạn chế này đã làm giá cả hồ tiêu Việt Nam còn cao, khó cạnh tranh, chất lượng, sản lượng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam

Sau khi tìm hiểu và phân tích về thực trạng xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ, đưa ra một số giải pháp trong hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động phát triển và ứng dụng giống, phát triển các vùng chuyên canh hồ tiêu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, trong hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu như đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh nghiệp chế biến, phát triển hệ thống thu mua và phân phối hồ tiêu, xây dựng và phát triển thương hiệu hồ tiêu của Việt Nam và chủ động nắm bắt tình hình thị trường Ấn Độ. Ngoài ra, tác giả xin đưa một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan về chính sách đất đai, khuyến nông và chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. Những giải pháp, kiến nghị này hi vọng sẽ giúp khắc phục những hạn chế, tận dụng các thành tựu của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, giúp hoạt động trồng trọt, chế biến, bảo quản và xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn với ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng phổ biến, hiệu quả về sản lượng, chất lượng ngày càng nâng cao..., tạo điều kiện tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu, giữ vững và nâng cao vị trí của Việt Nam trong danh sách các thị trường xuất khẩu hồ tiêu chính sang thị trường Ấn Độ nói chung và của công ty xuất nhập khẩu Petrolimex nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu từ sách

1. Quản trị Kinh doanh quốc tế 2. Quản trị chiến lược

II. Tài liệu của Hiệp hội

3. Phong quản lý nhân sự, sơ đồ tổ chức

4. Phòng tài chính- kế toán, báo cáo diện tích,năng suất- giá trị xuất khẩu qua các năm

III. Tài liệu từ Internet

5. Xúc tiến thương mại 6. Giá tiêu.com

7. Hiệp hội hồ tiêu

Phụ lục 1

Bảng: Kim ngạch các doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 2011 -2012 của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

St Tên Doanh Nghiệp 2011 2012

1 Olam Việt Nam 10,001,921 11,458,210

2 Nedspice 4,425,404 4,539,721 3 Intimex Group 4,091,006 4,405,116 4 Phúc Sinh 3,589,357 4,207,008 5 Harris Freeman 2,472,179 3,645,000 6 Ngô Gia 1,749,580 1,670,113 7 Phúc Lợi 1,381,520 1,920,477 8 Haprosimex JSC 1,377,795 1,545,179 9 Pitco 1,319,720 2,425,668 10 Gia vị Sơn Hà 1,210,446 1,318,250 11 KSS Việt Nam 1,125,777 1,022,660 12 Phú Mỹ 992,500 1,009,650 13 Generalexim 792,530 800,270 14 Trường Lộc 787,170 809,410

15 Cà phê Đông Dương 609,430 815,254

16 VLXD Thái Hà 598,900 610,670

17 Goldman Holgdings 570,848 753,490

18 Trân Châu 555,704 670,112

20 Gia vị Tiên Sơn 405,000 766,255

21 Simexco Dăk Lăk 390,550 400,251

22 Toàn Thiện 381,565 453,403 23 Tô Ngọc Thành 358,080 321,349 24 Hapro 351,000 426,414 25 B F 320,175 356,990 26 Tổng hợp Sài Gòn 316,913 380,500 27 Akila Holdings 258,053 262,110 28 Việt Cà phê 247,350 351,220

29 Kỹ thuật xăng dầu 221,049 230,225

30 Vinamex 205,875 299,885

31 Song Hỷ Gia Lai 198,900 185,000

32 Petec 196,272 193,451

33 Psp Việt Nam 195,885 211,480

34 Chung Dũng 178,500 180,482

35 Nam San 174,450 186,630

36 Intimex Việt Nam 173,655 175,422

37 Thiên Hồng Hà 170,070 192,530

38 Hải Lộc 155,155 161,000

39 Unispice 130,400 128,709

40 Đức Hạnh 127,530 138,010

41 Tiểu thủ công nghiệp 115,350 109,955

42 Visimex 105,989 107,510

43 Vi Na toàn cầu 93,925 92,258

44 Gia vị Việt Nam 74,000 79,530

45 Nivl 48,000 51,099 46 Dân Ôn 29,057 29,730 47 Phúc Thành 24,667 23,512 Khác 32,071 33,145 Tổng 43,331,273 50,154,313 (Theo VPA)

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 86)