Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 80)

5.1.2.1 Đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh nghiệp chế biến

Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu qua Ấn Độ đa dạng về chủng loại, đòi hỏi nhiều hình thức chế biến. Trong khi đó, công nghệ chế biến tại các cơ sở chế biến của Việt Nam đa phần là lạc hậu. Yêu cầu đổi mới, nâng cấp công nghệ chế biến Hồ tiêu đang được nhấn mạnh trong những năm gần đây. Phát triển công nghệ và quy mô hoạt động chế biến hồ tiêu nhằm nâng cao độ an toàn của sản phẩm hồ tiêu , đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường sự đa dạng về hình thức chế biến mới, giảm thiểu chi phí chế biến và gia tăng giá trị kinh tế của hồ tiêu, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ.

Các doanh nghiệp chế biến cần đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, quy mô công xưởng cho hoạt động chế biến phù hợp với chủng loại hồ tiêu cũng như quy mô của khu vực trồng hồ tiêu. Các nguồn lực về nhân công, cơ sở máy móc cần đầy đủ, luôn sẵn sàng để thực hiện bảo quản, chế biến cho những đơn hàng lớn.

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo các loại máy móc, công nghệ chế biến, nguyên phụ liệu chế biến, bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng về yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc, công nghệ, độ an toàn của hồ tiêu sau khi chế biến, bảo quản,và có thể chế biến các hỗn hợp hồ tiêu nhằm tạo sự đa dạng về hương vị sản phẩm. Các cơ sở chế biến có thể cử cán bộ quản lý tham quan mô hình tổ chức cơ sở chế biến của một số nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản. Về hoạt động bảo quản, việc đầu tư các phương tiện bảo quản, khu vực, thiết bị bảo quản rất cần thiết để sản phẩm sau khi chế biến vẫn giữ nguyên chất lượng, giá trị, có thời hạn sử dụng lâu. Các loại hồ tiêu nhiệt đới thường nhạy cảm với nhiệt độ nên việc bảo quản một cách hợp lý rất cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến cần không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các cơ sở theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn bao bì, mẫu mã và an toàn sức khỏe của Ấn Độ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến gắn liền với vùng sản xuất. Theo đó, những vùng trồng hồ tiêu được Ấn Độ tiêu thụ mạnh cần chú trọng liên kết giữa vùng chuyên canh Hồ tiêu và cơ sở chế biến, đảm bảo công nghệ kỹ thuật, quy mô chế biến của cơ sở hiện đại, chuyên nghiệp. Trước mắt, Ủy ban nhân dân ở một số tỉnh trồng hồ tiêu như hồ tiêu Chư Sê ở Gia Lai, Tiêu Vĩnh Linh ở Bà Rịa- Vũng Tàu... đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị phù hợp với đặc điểm về sinh học của hồ tiêu, sản lượng thu hoạch hồ tiêu cho các cơ sở chế biến để đảm bảo công suất chế biến, bảo quản và chất lượng hồ tiêu xuất khẩu.

Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu

tư và phát triển Nông thôn cần tạo điều kiện cho các cơ sở này vay vốn, mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở máy móc hoặc nhập mới hoàn toàn, đáp ứng được hoạt động chế biến rau quả cho xuất khẩu trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp chế biến cần phấn đấu đạt mục tiêu 100% các cơ sở chế biến trong nước có hệ thống công nghệ hiện đại, quy mô chế biến phù hợp với vùng chuyên canh hồ tiêu của địa phương. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phấn đấu khuyến khích các cơ sở chế biến tiến hành nâng cao công nghệ và quy mô theo tiêu chuẩn HACCP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các cơ sở này.

5.1.2.2 Phát triển hệ thống thu mua và phân phối hồ tiêu

Hệ thống thu mua và xuất khẩu hồ tiêu của nước ta cần có sự linh hoạt, chủ động hơn. Hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở rộng các hình thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, không đảm bảo về sản lượng. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp tác xã, tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá thành hồ tiêu do loại bỏ được các trung gian mua bán hồ tiêu, đảm bảo được chất lượng, sản lượng hồ tiêu do không phải vận chuyển nhiều.

Dựa vào nội dung của hợp đồng thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ với nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ứng trước các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật canh tác trong suốt quá trình trồng hồ tiêu để tạo sự ràng buộc giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông dân. Đến vụ thu hoạch, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ mua toàn bộ hồ tiêu theo thỏa thuận hợp đồng. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đóng vai trò chủ động trong việc định hướng nguồn hàng thông qua các hợp đồng với nông dân, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động về nguồn hàng hồ tiêu chế biến, bảo quản bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến hoặc có hợp đồng chế biến lâu dài với cơ sở chế biến có uy tín với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng cho hồ tiêu. Hợp đồng tiêu thụ hồ tiêu giữa doanh nghiệp chế biến,

xuất khẩu và nông dân phải được kí kết theo những quy định của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

Chính phủ và Bộ NN & PTNT cần đẩy mạnh khuyến khích liên kết tiêu thụ giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân trên phạm vi cả nước nhằm tạo ra sự gắn kết giữa hoạt động trồng hồ tiêu và chế biến, xuất khẩu hồ tiêu, giúp các nông dân đảm bảo lợi ích kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc định hướng nguồn hàng hồ tiêu, điều tiết sản lượng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của người dân Ấn Độ hay của các đối tác nhập khẩu Ấn Độ. Bên cạnh đó, đây là cơ sở để tạo liên kết chặt chẽ với các đối tác Ấn Độ nhờ duy trì mối quan hệ mua bán lâu dài, tạo cơ hội để phát triển hồ tiêu của từng vùng về quy mô và đẩy mạnh nâng cao về chất lượng bằng cách cách chế biến mới, đa dạng hơn.

Kênh phân phối sang Ấn Độ cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý ủy quyền tại Ấn Độ và trực tiếp xây dựng, mở rộng mua bán với các nhà bán buôn, bán lẻ của Ấn Độ để đẩy mạnh sản lượng hồ tiêu được xuất khẩu, đạt được các thỏa thuận cao về giá và cung cấp đúng nhu cầu của người dân để giữ vững mức hồ tiêu xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm kiếm các đối tác bán buôn, bán lẻ thông qua các buổi trao đổi về tình hình kinh tế giữa Ấn Độ – Việt Nam, thông qua sàn giao dịch nông sản của Hiệp Hội Hồ tiêu Việt Nam, trên các trang web mua bán giữa các doanh nghiệp như Alibaba... Hiện nay, hệ thống bán lẻ ở Ấn Độ rất phát triển, đây là một kênh phân phối đầy tiềm năng của hồ tiêu Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh của các cơ sở bán lẻ này để tiến hành kí hợp đồng và thực hiện cung cấp hồ tiêu có dán nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam để giới thiệu và mở rộng thương hiệu hồ tiêu. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thành lập các đại lý ủy quyền ở nước ngoài để chủ động tìm kiếm thị trường ở Ấn Độ, xúc tiến hoạt động quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam thông qua các cửa hàng giới thiệu hồ tiêu, nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu của người dân theo mùa và các thời điểm tiêu thụ nhiều trong năm, xu hướng thay đổi giá cả của hồ tiêu và từng loại hình chế biến, tiếp nhận các đơn đặt hàng xây dựng các đại lý ở Ấn Độ và liên lạc với doanh nghiệp mẹ để quyết định việc tiến hành kí kết hợp

đồng. Các cửa hàng giới thiệu hồ tiêu xây dựng gần các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh hồ tiêu, để giới thiệu rau quả của nước ta đến nhiều đối tượng. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể liên kết với Cục Xúc tiến Thương mại để thu thập các thông tin nghiên cứu thị trường, thông tin về các đối tác nhập khẩu nhiều hồ tiêu của Việt Nam và tận dụng uy tín của Cục Xúc tiến Thương mại nhằm đẩy mạnh quy mô đơn hàng nhập khẩu.

Cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất khẩu hồ tiêu cũng cần cải thiện, tăng cường như phương tiện vận chuyển,… Hiện nay, hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu bằng đường biển nên nhu cầu về kho bãi rất cần thiết. Doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư vào phương tiện vận tải, giữ được nhiệt độ ,vào trang thiết bị đóng gói để xuất khẩu, phải có bao bì đạt tiêu chuẩn về sự rõ ràng nhãn mác, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của hồ tiêu. Cục Xúc tiến Thương mại cũng cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp xuất khẩu trong việc mở rộng đầu tư kho bãi, hệ thống đường sá để phục vụ việc bảo quản hồ tiêu và đảm bảo chất lượng hồ tiêu trước khi tiến hành vận chuyển sang Ấn Độ thông qua việc đầu tư xây dựng, tu sửa các kho bãi, đề xuất lên Chính phủ các dự án về việc mở rộng xuất khẩu tại các cảng biển khác như cảng Cái Lân, nhóm cảng số 5 thuộc thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu để giảm thiểu chi phí, thời gian vận chuyển, giảm thiểu sự ùn tắc hàng trong thời gian cao điểm về xếp dở hàng tại cảng, giúp đảm bảo chất lượng hồ tiêu và tiến độ xuất khẩu sang Ấn Độ.

5.1.2.3 Xây dựng và phát triển thương hiệu Hồ tiêu của Việt Nam

Để phát triển tiềm năng của ngành cần phải đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào khâu chế biến hồ tiêu để nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng tiêu xuất khẩu.

Đồng thời, Chính phủ cần ưu tiên cho việc nghiên cứu phát triển giống mới, các phương pháp trị bệnh cho tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng... bằng cách thành lập Viện nghiên cứu Hồ tiêu Việt Nam

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu thuộc Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương” có kiến nghị, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cần hướng dẫn xây dựng và đăng ký thương hiệu. Bộ Công Thương xây dựng thương hiệu cho

tiêu Việt Nam.Việc xây dựng thương hiệu cần chú trọng vào các điểm như: gắn liền các địa danh và điểm du lịch vào thương hiệu, chẳng hạn: Tiêu Chư Sê, Tiêu Phú Quốc, Tiêu Tiên Phước...

Không những thế Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần tăng cường cung cấp thông tin về giá cả thị trường để các doanh nghiệp và người trồng tiêu nắm được diễn biến thị trường. Về phía doanh nghiệp, cần liên kết với các hộ nông dân, đầu tư và giám sát trực tiếp hệ thống trồng và chăm sóc tiêu nhằm kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao.

Đặc biệt, nhiều chuyên gia còn cảnh báo, người dân cần hạn chế mở rộng diện tích trồng tiêu tràn lan tránh tình trạng khi giá tăng thì ồ ạt trồng, khi rớt giá lại chặt phá khiến nguồn hàng xuất khẩu không ổn định. Thay vào đó, một khuyến nghị được nêu ra rằng, cần tập trung đầu tư cải tạo diện tích tiêu đã già cỗi, đầu tư vào giống, kỹ thuật trồng, chế biến đạt chuẩn quốc tế để gia tăng giá trị cho sản phẩm

5..12.4 Phát triển các vùng trồng tiêu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mặt bằng

Đối với diện tích hồ tiêu già cỗi thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh .Hồ tiêu trồng ở những nơi điều kiến sinh thái không thích hợp, hồ tiêu bị nhiễm các bệnh khó phòng trị và không nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cần khuyến khích chuyển sang trồng cây khác theo quy hoạch của địa phương.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu; ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo chứng chỉ chất lượng VietGAP, Global GAP…

Cùng với đó, các địa phương tập trung khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phất triển các phương thức nông dân liên kết sản xuất hồ tiêu như tổ hợp tác, hợp tác xã, “ vườn tiêu mẫu lớn”, phát triển mạng lưới đại lý thu mua nguyên vật liệu cho các nhà máy chế biến, tập trung phát triển các đầu mối xuất khẩu lớn, hạn chế dần các dầu mối xuất khẩu nhỏ lẻ, từng bước hình thành lên các doanh nghiệp mạnh trong chế biến, xuất khẩu hồ tiêu.

Mặt khác, các địa phương có kế hoạch thu hút các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao

theo quy hoạch được duyệt.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh thêm về việc tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam .Trong đó, cần khai thác tốt các thị trường truyền thống; mở rộng thị trường có nhiều tiềm năng như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản; các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi… từng bước thâm nhập thị trường là các nhà phân phối gia vị, các nhà chế biến thực phẩm tại các nước tiêu thụ.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG ẤN ĐỘ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w