1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

124 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 855,5 KB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể: Hệ thống được những vấn đề lý luận về kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế soát chi thường xuyên và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác

Đồng Nai, ngày 25 tháng 4 năm 2012

Tác giả luận văn

TẠ ĐÌNH THU

Trang 2

Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả, đã nhiệt tình giúp đỡ và đónggóp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành luân văn

Đồng Nai, ngày 25 tháng 04 năm 2012

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC Trang

LỜI CAM ĐOAN……….…i

LỜI CẢM ƠN……… ii

MỤC LỤC……… iii

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 2

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 4

1.1 Kiểm soát và các loại hình kiểm soát trong quản lý 4

1.1.1 Khái niệm kiểm soát 4

1.1.2 Các loại hình kiểm soát 5

1.1.2.1 Kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán 5

1.1.2.2 Kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh .6 1.1.2.3 Kiểm soát trước, kiểm soát hiện hành và kiểm soát sau 6

1.1.2.4 Kiểm soát nội bộ 7

1.2 Họat động của KBNN trong hệ tống tài chính tại Việt Nam 7

1.2.1 Chức năng của Kho bạc Nhà nước 7

1.2.2 Kho bạc Nhà nước có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau 8

1.2.3 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi 9

1.3 Ngân sách Nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 10

Trang 4

1.3.1 Ngân sách nhà nước 10

1.3.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 10

1.3.1.2 Phân cấp ngân sách nhà nước 11

1.3.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước 12

1.3.2.1 Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước 12

1.3.2.2 Khái niện về kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13

1.3.2.3 Nội dung công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13

1.3.2.4 Nội dung phân loại chi NSNN 14

1.3.2.5 Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước 14

1.3.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 15

1.3.3.1 Vai trò của kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước 15

1.3.3.2 Tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 17 1.3.3.3 Các quy định chung về kiểm soát chi ngân sách nhà nước 22

1.4 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến ngành Kho bạc 29

Chương 2:ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Xuân Lộc 34

2.1.1 Ví trí 34

2.1.2 Hành chính 35

2.1.3 Kinh tế 35

2.2 Tình hình đặc điểm của Kho bạc Xuân Lộc 37

2.2.1 Đặc điểm hoạt động của Kho bạc Xuân lộc 37

2.2.2 Đặc điểm về lao động và tài chính 37

2.3 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp liệu 39

2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 39

2.3.3 Phương pháp phân tích xử lý số liệu 40

2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi NSNN tại KB X Lộc 41

Trang 5

2.4.1 Khái quát cơ chế quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và cơ chếquản lý tài chính của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Xuân lộc 41 2.4.1.1 Cơ chế quản lý điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chínhquyền địa phương 41 2.4.1.2 Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN 46

2.5 Hiện trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nướcXuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 50 2.5.1 Khái quát tình hình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước Xuân Lộc trên địa bàn Xuân lộc 50

2.5.2 Quy trình chung tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 55Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 60

3.1 Hiện trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 60

3.1.1 Khái quát tình hình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 60

3.1.2 Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước Xuân lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 62

3.1.3 Phương thức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 63

3.2 Hiện trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước XuânLộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 64

3.2.1 Khái quát tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhànước Xuân lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 64

3.2.2 Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư qua KBNN Xuân Lộctrên địa bàn huyện Xuân Lộc .68

3.2.3 Phương thức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN Xuân Lộctrên địa bàn huyện Xuân Lộc 68

Trang 6

3.3 Khái quát những kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyênNSNNN qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc 71

3.4 Khái quát những kết quả đạt được trong kiểm soát TTVĐT qua Kho bạcXuân Lộc 77

3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soátthanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 83

3.5.1 Quy định của pháp luật và các quy định của nhà nước về kiểm soát chithường xuyên, kiểm soát TTVĐT và về chế độ, định mức chi NSNN 83

3.5.2 Năng lực tổ chức kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soát thanh toánvốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 85

3.5.3 Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 863.5.4 Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước(nhân tố thuộc về khách hàng) 87

3.6 Những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soát thanhtoán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 89

3.6.1 Hạn chế trong tổ chức hoạt động kiểm soát chi thường xuyên và kiểmsoát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc 89

3.6.2 Hạn chế trong cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện X Lộc 903.6.2.1 Đối với chi thường xuyên NSNN 903.6.2.2 Đối với thanh toán vốn Đầu tư 91 3.6.3 Hạn chế trong việc chấp hành chi và ý thức trách nhiệm của các đơn

vị sử dụng ngân sách nhà nước (khách hàng) 92

3.6.3.1 Đối với chi thường xuyên 923.6.3.2 Đối với thanh toán vốn đầu tư 933.7 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạcNhà nước Xuân lộc 94

3.7.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực kiểm soát chingân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 94

Trang 7

3.7.1.1 Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước

của Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc 94

3.7.1.2 Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 97

3.7.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soát TTVĐT của Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 99

3.7.2.1 Hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 99

3.7.2.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 103

3.7.3 Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế quản lý NSNN trên địa bàn 106

3.7.3.1 Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN của các cấp trên địa bàn X Lộc .106

3.7.3.2 Đổi mới hình thức và thủ tục cấp phát ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc 108

KẾT LUẬN 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

BQLDA Ban quản lý dự án

ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 9

2.9 Tỷ lệ cơ cấu chi giữa các hình thức chi qua 5 năm 543.1 Số liệu thanh toán vôn đầu tư xây dựng cơ bản 643.2 Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB NS huyện, xã trên địa

3.3 Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

3.4 Bảng số 3.4: Số tiền vi phạm bị từ chối trong K/S chi TX 76

3.6 Kết quả kiểm soát TTVĐTXDCB qua KBNN Xuân Lộc 793.7 Số tiền vi phạm bị từ chối trong kiểm soát TT VĐT XDCB 82

Trang 10

KBNN trên địa bàn Xuân Lộc qua bộ phận một cửa hiện tại3.1 Đề xuất quy trình giao dịch và luân chuyển chứng từ tại tổ kế

3.2 Đề xuất quy trình giao dịch và luân chuyển chứng từ tại tổ

Số hiệu

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước luôn là mối quan tâmlớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việcgiám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, cóhiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãngphí Từ năm 2004, thực hiện Luật ngân sách Nhà nước (sửa đổi), công tác quản lý,kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đã có những chuyển biếntích cực; công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán được chú trọng hơn về chất lượng vàthời gian; Việc quản lý điều hành ngân sách nhà nước cũng đã có những thay đổilớn và đạt được thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giảiquyết những vấn đề xã hội

Tuy vậy, ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống,việc quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộctrên địa bàn huyện Xuân Lộc còn có những vấn đề chưa phù hợp Cơ chế quản lýchi ngân sách nhà nước trên địa bàn còn bị động, chậm; nhiều vấn đề cấp báchkhông được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng.Công tác điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền trên địa bàn huyệnXuân Lộc đôi lúc còn bất cập; vai trò quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạcNhà nước Xuân Lộc trên địa bàn chưa được coi trọng đúng mức, năng lực kiểm soátchi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc trên địa bàn còn chưa đápứng với xu thế đổi mới Vì vậy, kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhànước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc cần được hoàn thiện hơn

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước huyện

Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ cơ chế quản lý,

kiểm soát và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước thông qua hệ thống Kho bạcNhà nước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước, bao gồmcác khoản chi thường xuyên NSNN và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản quaKho bạc Nhà nước Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

4 Nội dung nghiên cứu

* Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhàNước Xuân Lộc

+ Hệ thống cơ sở về chi Ngân sách và kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc+ Mộ số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

* Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc

+ Phân loại hoạt động Kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước

Trang 13

+ Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kiểm soát chi NSNN qua Kho bạcNhà nước Xuân Lộc

- Kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc Nhà nướctrên địa bàn huyện Xuân Lộc

- Kết quả đạt được trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sựnghiệp có tính chất đầu tư, qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Xuân Lộc

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi NSNN quaKho bạc Nhà nước

+ Quy định của pháp luật và các quy định của Nhà nước về kiểm soát chiNSNN và về chế độ, định mức chi NSNN

+ Năng lực tổ chức kiểm soát chi NSNN của KBNN Xuân Lộc

+ Cơ chế quản lý NSNN

+ Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN

* Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc

NN Xuân Lộc

Trang 14

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 Kiểm soát và các loại hình kiểm soát trong quản lý

1.1.1 Khái niệm kiểm soát

Kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá trìnhthực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các nghiệp vụ (những thao tác cụthể) nhằm nắm bắt và điều hành được những nghiệp vụ đó

Kiểm soát là một chức năng của quản lý, do vậy, để hiểu được khái niệm vềkiểm soát cần phải xuất phát từ việc nghiên cứu quản lý nói chung và quản lý nhànước nói riêng

Hoạt động quản lý là cực kỳ cần thiết trong mọi tổ chức, quản lý không chỉđảm bảo cho hoạt động của một tổ chức được tiến hành với hiệu xuất cao mà cònđảm bảo cho các đối tượng đó theo hướng các mục tiêu đề ra, theo chức năng đượcquy định và nhiệm vụ được giao

Kiểm soát không phải một giai đoạn hay một pha của quản lý mà nó đượcthể hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này Do đó kiểm soát được quan niệm

là một chức năng của quản lý Tuy nhiên chức năng này được thể hiện khác nhautùy thuộc vào cơ chế kinh tế, cấp quản lý và loại hình cụ thể

Kiểm soát được hiểu là tổng hợp những phương sách để nắm lấy và điềuhành đối tượng hoặc khách thể quản lý

Với ý nghĩa đó, kiểm soát có thể được hiểu theo nhiều cách: cấp trên kiểmsoát cấp dưới thông qua chính sách hoặc các biện pháp cụ thể; đơn vị này kiểm soátđơn vị khác thông qua chi phối đáng kể quyền sở hữu và lợi ích tương ứng; nội bộđơn vị kiểm soát lẫn nhau thống qua quy chế và các thủ tục quản lý

Trong quản lý, kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những qui định,những quá trình thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các nghiệp vụ(những thao tác cụ thể) nhằm nắm bắt và điều hành những nghiệp vụ đó

Trang 15

1.1.2 Các loại hình kiểm soát

1.1.2.1 Kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán

Theo chuẩn mực Kiểm toán của Viện kế toán viên công chứng Mỹ(AICPA),phần thực hành kiểm toán thì:

Kiểm soát quản lý: (trong doanh nghiệp được cụ thể hóa là kiểm soát quản

trị) bao gồm (nhưng không hạn chế): lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các trình tựcần cho quá trình ra quyết định để cho phép tiến hành các nghiệp vụ Kiểm soátquản lý gắn liền với trách nhiệm thực hiện các mục tiêu của tổ chức và là điểm xuấtphát để thiết lập kiểm soát kế toán

Hoạt động kiểm soát hành chính tập trung vào các thể thức kiểm tra nhằmđảm bảo cho việc điều hành công tác ở đơn vị có nề nếp, nghiêm minh và hiệu quả.Các thao tác kiểm soát hành chính được thực hiện trên lĩnh vực tổ chức và hànhchính ở mọi cấp độ như: tuyển chọn nhân viên, xây dựng tác phong, quy trình làmviệc, tổ chức thực hiện công việc cùng với các thao tác kiểm soát quá trình chấphành mệnh lệnh ở đơn vị

Kiểm soát kế toán: bao gồm lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các trình tự

cần thiết cho việc bảo vệ tài sản và độ tin cậy của sổ sách tài chính kế toán và do đóphải đảm bảo hợp lý rằng:

Một là, các nghiệp vụ được tiến hành theo sự chỉ đạo chung hoặc cụ thể của

quản lý

Hai là, các nghiệp vụ được ghi sổ là cần thiết để giúp chuẩn bị các báo cáo

tài chính đúng với nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận hoặc các tiêu chuẩn cóthể áp dụng cho các báo cáo này; duy trì khả năng hạch toán của tài sản

Ba là, chỉ khi được phép của nhà quản lý mới động đến tài sản.

Bốn là, các hoạt động nếu được ghi nhận vào các thời điểm thích hợp, giúp

cho việc thiết lập các thông tin kinh tế tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán

và thể hiện chính xác, toàn diện hiện trạng tài nguyên của đơn vị hoặc đơn vị cónhiệm vụ quản lý và phải có sự điều chỉnh phù hợp khi có những chênh lệch

Trang 16

Năm là, cung cấp căn cứ để đề ra quyết định xử lý các sai lệch, rủi ro có thể

gặp phải

Như vậy, kiểm soát kế toán chỉ quan tâm đến hoạt động tài chính của doanhnghiệp được phản ánh trên các tài liệu kế toán

1.1.2.2 Kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh

Mục tiêu của hoạt động kiểm soát trong tác nghiệp là đảm bảo cho quá trìnhtác nghiệp được thành công, đạt được mục tiêu đề ra, ngăn ngừa và phát hiện các sailầm, gian lận, sai sót và rủi ro trong quá trình tác nghiệp làm giảm thiểu các khảnăng xảy ra các hiện tượng này và còn cung cấp những thông tin cần thiết cho việc

ra quyết định điều chỉnh

Hoạt động kiểm soát ngăn ngừa: tập trung chủ yếu vào việc quản lý nhân sự,

xây dựng quy trình, quy phạm thực hiện các thao tác tác nghiệp

Hoạt động kiểm soát phát hiện: tập trung vào việc phát hiện các gian lận, sai

sót, sai lầm và rủi ro trong quá trình tác nghiệp một cách nhanh chóng, nhằm giúpcác cấp lãnh đạo có những quyết định xử lý kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhấtnhững thiệt hại có thể xảy ra

Hoạt động kiểm soát điều chỉnh: hướng tới việc cung cấp những thông tin

cần thiết cho việc ra quyết định điều chỉnh các sai sót được phát hiện

1.1.2.3 Kiểm soát trước, kiểm soát hiện hành và kiểm soát sau

Kiểm soát trước: hay còn gọi là kiểm soát lường trước, kiểm soát hướng về

tương lai, nhằm khắc phục độ trễ thời gian trong kiểm soát thực hiện Đó là sự tiênliệu những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp, đề phòng các rủi ro vàkhó khăn tiềm ẩn Đó là hoạt động kiểm soát đặc biệt quan trọng Tuy nhiên loạihoạt động kiểm soát này chưa phổ biến về mặt kỹ thuật và còn rất hạn chế Sự tiênliệu trong các hoạt động này đòi hỏi phải là những người thực sự có trình độ và cónhiều kinh nghiệm thực tế, do vậy hiện nay sự tiên liệu còn có khoảng cách khá xa

so với thực tế, mặt khác, chi phí cho các hoạt động này khá lớn

Kiểm soát tác nghiệp: là hoạt động kiểm soát được tiến hành ngay trong quá

trình tác nghiệp nhằm ngăn ngừa, phát hiện sai lầm, kiểm tra việc thi hành các quyết

Trang 17

định trong khi thực hiện các thao tác tác nghiệp Như vậy, nếu làm tốt công táckiểm soát tác nghiệp thì mức độ rủi rỏ trong quá trình tác nghiệp sẽ giảm đi, đảmbảo được hiệu quả công việc ở mức tốt nhất.

Kiểm soát sau khi tác nghiệp: hay kiểm soát thông tin phản hồi (hay còn gọi

là kiểm soát thông tin trở về trước) là hoạt động kiểm soát thông dụng nhất hiệnnay, mặc dù bị độ trễ về thời gian, song bù lại kiểm soát sau khi tác nghiệp lại cóđầy đủ căn cứ để đánh giá, đo lường kết quả tác nghiệp

1.1.2.4 Kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, thủ tục được thiết lậptại đơn vị nhằm đảm bảo cho các nhà quản lý đạt được bốn mục đích:

Một là, bảo vệ tài sản.

Hai là, bảo đảm tin cậy của hệ thống thông tin.

Ba là, duy trì và kiểm tra tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạt động

của đơn vị

Bốn là, bảo đảm hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.

Kiểm soát nội bộ là một chức năng quản lý, trong phạm vi một đơn vị cơ sở,kiểm soát nội bộ là việc tự kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trong tất cả các khâucủa quá trình quản lý nhằm bảo đảm các hoạt động đúng pháp luật và đạt được các

kế hoạch, mục tiêu đề ra với hiệu quả kinh tế cao nhất và đảm bảo độ tin cậy củacác báo cáo tài chính Thực tế đã chứng minh, đơn vị nào có hệ thống kiểm soát nội

bộ hoạt động tốt và có độ tin cậy cao thì có thể cung cấp cho các cấp lãnh đạo cũngnhư các cơ quan bên ngoài muốn tìm hiểu hoạt động của đơn vị

1.2 Họat động của KBNN trong hệ tống tài chính tại Việt Nam

1.2.1 Chức năng của Kho bạc Nhà nước

Theo Quyết định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chínhphủ KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện hai chức năng

Một Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân

sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giaoquản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước;

Trang 18

Hai Thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông

qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật

1.2.2 Kho bạc Nhà nước có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau

Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổchức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổchức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán số thungân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật

Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và cácnguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật

Quản lý ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước, định kỳ công bố tỷ giáhạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằngngọai tệ

Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước và cácquỹ khác do Kho bạc Nhà nước quản lý, quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịchthu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền

Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các lọai chứng chỉ có giá của nhànước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước

Được trích tài khỏan của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộpngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả cáckhoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của nhànước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chínhquyền địa phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chingân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quantheo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ Kho bạc Nhà nước tập trung, thốngnhất trong toàn hệ thống

Trang 19

Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thôngqua việc phát hành trái phiếu Chính phủ

Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý NS và Kho bạc.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền hoặckiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi viphạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa, cải cách hành chính, hợp tác quốc tế thuộclĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính

và quy định của pháp luật

1.2.3 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi

Đứng trên giác độ trong thực tiễn KBNN là người xuất quỹ ngân sách thì chiNSNN là việc sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bộ máynhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, cho an ninh quốc phòng, cho phúc lợicông cộng, cho an sinh xã hội theo các nhiệm vụ mà NSNN phải trang trải bằng cáchình thức tổ chức chi thích hợp nhằm qua đó đảm bảo cho các khoản chi NSNN đápứng yêu cầu đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả Do đó, trong quá trình thựchiện kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện được các vi phạm chính sách, chế độquản lý tài chính, KBNN có quyền từ chối thanh toán KBNN chịu trách nhiệm

về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền Vì vậy, KBNN phải kiểm tra việc sửdụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mụcđích, đúng chế độ định mức chi tiêu của nhà nước Công việc kiểm tra đó đượcKBNN thực hiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi NSNN trên cácphương diện như dự toán ngân sách được duyệt thẩm quyền chuẩn chi, chế độ, tiêuchuẩn định mức chi của nhà nước Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơquan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấp không đúngmục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ, chính sách của nhà nướcthì KBNN từ chối cấp phát, thanh toán Như vậy, trong quá trình quản lý vàđiều hành NSNN, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quantài chính, hoặc đơn vị thụ hưởng ngân sách một cách đơn thuần Ngược lại,

Trang 20

KBNN hoạt động có tính độc lập tương đối, theo cơ chế tác động trở lại đối vớicác cơ quan, đơn vị này Thông qua đó, KBNN có thể bảo đảm tính chặt chẽtrong quá trình sử dụng công quỹ nhà nước, đặc biệt trong khâu mua sắm, xâydựng, sửa chữa … Chính vì vậy, không những đã hạn chế được tình trạng lãngphí, thất thoát, tiêu cực mà còn bảo đảm cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúngmục đích, hợp pháp, tiết kiệm, có hiệu quả Đồng thời tham gia kiểm soát chặt chẽviệc sử dụng tiền mặt trong thanh toán góp phần chống tiêu cực, đề cao kỷ cương,

kỷ luật quản lý tài chính, tiền tệ

Thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN còntiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từngđịa bàn, từng cấp ngân sách và từng khoản chi chủ yếu Từ đó rút ra những nhậnxét, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyênnhân cùng với các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu nhằm cải tiến và hoànthiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi NSNN qua Kho Bạc NhàNước

1.3 Ngân sách Nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.3.1 Ngân sách nhà nước

1.3.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Về bản chất NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xãhội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chínhnhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế -

Trang 21

Từ các nội dung trên đây, hình thành khái niệm: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

1.3.1.2 Phân cấp ngân sách nhà nước

Hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta được tổ chức gắn liền với cơ cấu tổchức bộ máy nhà nước Theo quy định của pháp luật, mỗi cấp chính quyền có ngânsách riêng Do đó, gắn với bốn cấp chính quyền ngân sách cũng được tổ chức thànhbốn cấp tương ứng, bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; gọi là ngân sách tỉnh; ngân sách huyện, quận, thị xã; gọi là ngânsách huyện; ngân sách xã, phường, thị trấn; gọi là ngân sách xã

Ngân sách trung ương quản lý thu, chi theo ngành kinh tế Nó luôn giữ vaitrò chủ đạo trong hệ thống NSNN Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêucầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trung ương (sự nghiệp văn xãhội; sự nghiệp kinh tế; an ninh-quốc phòng; trật tự an toàn xã hội; đầu tư xay dựngcác công trình kết cấu hạ tầng v.v ) Trên thực tế Ngân sách trung ương là Ngânsách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn thu và đảm bảo các nhu cầu chỉmang tính quốc gia

Ngân sách địa phương quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi NSNN địaphương Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việcphân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợpvới phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý củamỗi cấp trên địa bàn Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc độngviên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phương để tăng nguồn thu, bảo đảm chi vàthực hiện cân đối ngân sách cấp mình

Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN được thực hiện theocác nguyên tắc sau:

Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương đượcphân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;

Trang 22

Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách của chính quyền nhà nước cấp trên chongân sách của chính quyền nhà nước cấp dưới nhằm đảm bảo sự công bằng, pháttriển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương Số bổ sung này là khoản thucủa ngân sách cấp dưới;

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản

lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phảichuyền kinh phí từ ngân sách cấp trên cho, ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm

vụ chi đó (kinh phí uỷ quyền)

Không được dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của ngân sáchcấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ

1.3.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước

1.3.2.1 Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các quy luật khách quan,

sử dụng hệ thống các phương pháp tác động đến các hoạt động chi NSNN nhằmphục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng mà nhà nước đảm nhận

Đối tượng của quản lý chi NSNN là toàn bộ các khoản chi của NSNN được

bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trongtừng thời kỳ lịch sử nhất định

Quản lý chi NSNN là sự liên kết hữu cơ giữa nhà nước với tư cách là chủ thểquản lý với khách thể quản lý là các đơn vị sử dụng NSNN

Tác động của quản lý chi NSNN mang tính tổng hợp, hệ thống bao gồmnhiều biện pháp khác nhau, được biểu hiện dưới dạng cơ chế quản lý

Cơ sở của quản lý chi NSNN là sự vận dụng các qui luật kinh tế- xã hội phùhợp với thực tiễn khách quan

Mục tiêu của quản lý chi NSNN là với một số tiền nhất định được sử dụng sẽđem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế- xã hội Đồng thời giải quyết hài hoà mối quan

hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong

xã hội

Trang 23

1.3.2.2 Khái niện về kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Kiểm soát chi không phải là công cụ quản lý riêng của nhà nước, mà bất kỳthành phần kinh tế nào, trong bất kỳ họat động kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát

để đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuốicùng là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn vốn

Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là việc cơ quan cấp kinh phí NSNN chocác đơn vị sử dụng ngân sách họat động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản,thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các khoản chi từ ngân sách nhà nướccho họat động thường xuyên, ĐTXDCB công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị đảmbảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu, các khoản chi phải tuân thủ đúng chế độ quản

lý tài chính hiện hành, đúng định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành

1.3.2.3 Nội dung công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Kiểm soát các khoản thanh thanh toán qua KBNN theo nội dung sau:

Kiểm tra các khoản chi NSNN đều phải có trong dự toán hay kế họach vốnđược duyệt

Kiểm tra sự đầy đủ hồ sơ; đủ về số lượng các loại hồ sơ chứng từ theo quyđịnh

Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; hồ sơ phải được lập theo đúng mẫu quyđịnh

Kiểm tra chữ ký, mẫu dấu đã được đăng ký tại Kho bạc, các hồ sơ phải đượclập, ký duyệt phải đúng trình tự; chỉ tiêu này được phản ánh về mặt thời gian trêncác hồ sơ

Kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ

Kiểm tra việc áp dụng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá

Kiểm tra việc chuẩn chi của người có thẩm quyền

Kiểm soát hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán

Ngoài việc kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thì tuỳ từng nội dungtạm ứng hoặc thanh toán (như chi xây lắp, mua sắm thiết bị, đền bù giải phóng mặt

Trang 24

bằng, chi hội nghị, đào tạo, tập huấn, hoặc các khoản chi phí khác) mà nội dungkiểm tra khác nhau Nhưng nói chung, việc kiểm tra hồ sơ tạm ứng hoặc thanh toántừng lần được thực hiện thông qua:

Kiểm tra nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng; Kiểm tramức vốn tạm ứng (tỷ lệ tạm ứng %) phù hợp với chế độ tạm ứng theo quy định

Kiểm tra nội dung thanh toán, tức là kiểm tra xem các hạng mục, công trình,các nội dung chi có đúng với dự toán, đúng với báo cáo khả thi hay báo cáo đầu tư

đã được duyệt không Việc kiểm tra này để đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mụcđích đã đề ra

Kiểm tra số vốn đề nghị thanh toán trên nguyên tắc, số vốn đề nghị thanhtoán phải phù hợp với khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu; kiểm tra

số học (phép cộng, tính tỷ lệ %) có đúng không; kiểm tra việc áp dụng định mức,đơn giá trong bảng chiết tính khối lượng hoàn thành có đúng chế độ không

Kiểm tra, xác định số vốn đã ứng để thu hồi (chuyển vốn đã ứng sang thanhtoán khối lượng hoàn thành)

Kiểm tra các chế độ mà dự án được hưởng tại thời điểm lập, phê duyệt dựtoán, cũng như khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành thanh toán

Kiểm tra danh mục, chủng loại thiết bị có đúng với dự toán được duyệt, kếhoạch đầu tư năm đã giao

1.3.2.4 Nội dung phân loại chi NSNN

Theo tiêu thức thống kê tài chính của Chính phủ, thì người ta chia các khoảnchi NSNN theo mục lục ngân sách nhà nước Đây là cách phân loại thông dụng,theo chuẩn mực của quỹ tiền tệ quốc tế (phân loại GFS) và được sử dụng nhiều nhất

để phục vụ cho công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán quỹ NSNN Mỗinước có một hệ thống mục lục NSNN riêng, tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá thìkết cấu mục lục NSNN cũng có xu hướng đồng nhất

1.3.2.5 Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước

Trang 25

Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh mà ở mỗi quốc gia có một cơ chế quản lý chiNSNN riêng Nhưng có thể nhận thấy cơ chế quản lý chi có một số đặc điểm chủyếu sau:

Một là, chi NSNN được quản lý bằng pháp luật Mọi nhà nước đều quản lý

chi NSNN bằng luật Đây là đặc điểm quan trọng Nhìn nhận và đánh giá đúng đặcđiểm này sẽ giúp nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra các cơ chế, chính sáchquản lý và điều hành chi đúng luật, đảm bảo tính hiệu quả và công khai

Hai là, quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, nhưng quan

trọng nhất là biện pháp hành chính- tổ chức Biện pháp này tác động vào đối tượngquản lý theo 2 hướng:

Thứ nhất, Nhà nước tác động trực tiếp đối với các chủ thể sử dụng nguồn lực

NSNN bằng việc ra các mệnh lệnh hành chính bắt buộc, đảm bảo sự tuân thủ mộtcách vô điều kiện

Thứ hai, cơ quan quyền lực nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật quy định biện pháp tổ chức, sắp xếp, bố trí các hoạt động chi NSNN vào nhữngkhuôn mẫu đã được định hình

Biện pháp hành chính- tổ chức đảm bảo tính thống nhất, tính chỉ huy, quyềnlực của nhà nước trong quản lý chi NSNN Đặc điểm này thể hiện rõ nét trong cơchế quản lý chi NSNN ở Việt Nam NSNN Việt Nam là ngân sách được quản lý tậptrung thống nhất, đảm bảo quyền quyết định của Quốc hội và sự điều hành thốngnhất của Chính phủ đối với NSNN; đồng thời có phân công, phân cấp quản lý, tăngcường trách nhiệm của chính quyền địa phương

1.3.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.3.3.1 Vai trò của kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi NSNN là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiệnthẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN diễn ra tại các khâu của quátrình chi NSNN, từ lập dự toán, chấp hành dự toán, đến phê duyệt quyết toánNSNN, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNN đều được dự toán từ trước, được thực

Trang 26

hiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn qui định và cóhiệu quả kinh tế - xã hội Vì vậy, kiểm soát chi NSNN có các vai trò quan trọng sau:

Một là, quản lý các khoản chi NSNN đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả vừa

là nguyên tắc, vừa là yêu cầu của quản lý kinh tế tài chính Đồng thời, còn là mốiquan tâm lớn hiện nay của các cấp từ Quốc hội, Chính phủ, đến các bộ, ngành vàcác địa phương Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN có ý nghĩa quan trọngtrong việc tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế- xã hội; thực hành tiếtkiệm, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí; góp phần kiềm chế lạm phát,

ổn định tiền tệ và làm lành mạnh hoá nền tài chính Quốc gia Bên cạnh đó, nó còngóp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, cáccấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN

Hai là, các khoản chi NSNN thường mang tính không hoàn trả trực tiếp.

Tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện ở chỗ các đơn vị được NSNN cấp phát kinhphí sẽ không phải hoàn trả lại trực tiếp cho nhà nước số kinh phí đó sau một thờigian sử dụng, mà phải “hoàn trả” cho nhà nước bằng chính kết quả công việc đãđược nhà nước giao cho Tuy nhiên, việc lượng hoá các kết quả của các khoản chiNSNN thường rất khó khăn và nhiều khi không toàn diện Mặt khác, lợi ích của cáckhoản chi NSNN mang lại thường ít gắn với lợi ích cụ thể, cục bộ Vì thế, sự quantâm của người sử dụng NSNN phần nào bị hạn chế Do vậy, cần thiết phải có các cơquan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi củaNSNN để đảm bảo cho việc nhà nước sẽ nhận được những kết quả tương xứng với

số tiền mà nhà nước đã bỏ ra

Ba là, xuất phát từ tính chất, đặc điểm của các khoản chi NSNN là diễn ra

trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội Trong khi đó, cơ chếquản lý chi NSNN thì chỉ quy định được những vấn đề chung nhất, mang tínhnguyên tắc, không thể bao quát hết tất cả các vấn đề nảy sinh trong quá trình thựchiện chi NSNN Hơn nữa, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, hoạt động chiNSNN ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn Điều này làm cho cơ chế quản lý chinhiều khi không theo kịp với sự biến động của hoạt động chi NSNN Ví dụ như: cấp

Trang 27

phát nhưng thực chất chỉ mang tính chất xuất quỹ NSNN, cho đơn vị rút về chi tiêu;phân bổ dự toán không chính xác; hệ thống tiêu chuẩn, định mức không đồng bộ, xarời thực tế; cơ chế quản lý chi một số lĩnh vực đặc biệt như chi đầu tư xây dựng cơbản, chi chương trình mục tiêu, chi ngân sách xã chưa phù hợp; công tác kế toán,quyết toán chưa nghiêm túc, chặt chẽ Tình trạng này đã tạo ra những kẽ hở trong

cơ chế quản lý chi NSNN, tạo môi trường cho tham nhũng, lãng phí nảy sinh Vìvậy, phải có cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu

để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực; đồng thời phát hiệnnhững kẽ hở trong cơ chế quản lý Từ đó, có những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổsung hay kịp thời ban hành những cơ chế quản lý phù hợp, chặt chẽ hơn

Bốn là, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu

cầu khách quan đối với một quốc gia trên con đường phát triển Một nền kinh tếhướng tới mở cửa và hội nhập hết sức năng động và đầy những thách thức gay gắtcũng đã và đang đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện chức năng của tài chính Tài chínhkhông chỉ đảm nhận chức năng phân phối, giám đốc bằng đồng tiền, mà từng bướcphải tạo dựng, duy trì, kiểm soát có hiệu quả thị trường tài chính và các luồng vốncho sự tăng trưởng kinh tế Mặt khác, hội nhập là sự thừa nhận và vận hành nềnkinh tế tài chính tuân thủ các nguyên tắc, thông lệ, các chuẩn mực quốc tế Trong

đó, tự do hoá, minh bạch, công khai… là những nguyên tắc cơ bản của hội nhập.Chính vì vậy, vai trò của kiểm soát chi lại càng cần thiết, nhằm quản lý chặt chẽngân quỹ quốc gia, đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả Từ đó,tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời góp phần xây dựng một nền tàichính công khai, minh bạch, đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập

1.3.3.2 Tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước a) Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Lập kế hoạch kiểm soát căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hôi của cáccấp chính quyền, trong đó có nhu cầu chi tiêu NSNN trong giai đoạn nhất định(thường là kế hoạch 5 năm), căn cứ vào các văn bản pháp lý của Chính phủ, của BộTài chính KBNN lập kế hoạch chi tiêu NSNN phù hợp với kế hoạch phát triển kinh

Trang 28

tế - xã hội, chuẩn bị nguồn thu và huy động các nguồn tài chính đáp ứng cho nhucầu chi NSNN trong giai đoạn đó.

Giao nhiệm vụ kiểm soát là bước phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN

qua KBNN cho từng bộ phận chức năng của ngành KBNN, mỗi bộ phận chức năngkhác nhau kiểm soát theo đặc thù của nguồn vốn NSNN

Soát xét lại quy trình kiểm soát là việc thông qua số liệu kiểm soát, tổng hợp,đánh giá kết quả và thực trạng hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tình hìnhhuy động vốn cho NSNN, tổng hợp, khai thác sự biến động của NSNN từ đó đềxuất các biện pháp phù hợp thể tham mưu cho các cấp chính quyền nâng cao hiệuquả trong chỉ đạo, quản lý, điều hành NSNN Các số liệu dùng để tổng hợp phảiđảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực

b) Phương thức kiểm soát chi ngân sách nhà nước:

Tương ứng với chu trình quản lý NSNN, có các phương thức kiểm soát chiNSNN là: phương thức kiểm soát lập dự toán chi NSNN; phương thức kiểm soátchấp hành chi NSNN; phương thức kiểm soát quyết toán chi NSNN

b1 Phương thức kiểm soát Lập dự toán:

Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số

130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính vàhướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụcủa năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, KBNN tiến hành kiểm soát việc đơn

vị tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định phần dự toánchi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sáchnhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ; kiểm soát việc phân bổ dự toán chocác đơn vị trực thuộc (nếu là đơn vị dự toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc)

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tự chủ theo Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối

Trang 29

với đơn vị sự nghiệp công lập Việc kiểm soát căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ củađơn vị được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêutài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chínhcủa năm trước liền kề, kiểm soát số kinh phí của đơn vị đề nghị ngân sách nhà nướcbảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phầnchi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chiphí hoạt động); và kiểm soát phần dự toán kinh phí chi không thường xuyên theoquy định hiện hành.

Đối với các đơn vị quản lý hành chính thuần tuý, không thuộc hai loại hìnhđơn vị như trên, việc kiểm soát dự toán của đơn vị căn cứ các quyết định giao vàphân bổ dự toán theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức của của các cơ quan cóthẩm quyền quyết định

b2 Phương thức kiểm soát chấp hành chi NSNN:

Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số

130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.Kiểm soát chi các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: Tiền lương; tiềncông; phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; các khoảnthanh toán cho cá nhân; chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thôngtin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữathường xuyên tài sản cố định; chi phí nghiệp vụ chuyên môn; chi khác

Kiểm soát các khoản chi không thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: Chi sửachữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị,phương tiện làm việc; chi mua sắm tài sản cố định; chi đoàn ra, đoàn vào; chi đàotạo cán bộ, công chức

Việc kiểm soát đối với các khoản kinh phí thực hiện tự chủ căn cứ vào cácđiều kiện: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đơn vị thực hiện tự chủchi và nguồn kinh phí được giao tự chủ; dự toán được duyệt trong phạm vi kinh phíđược giao tự chủ theo mục lục ngân sách; còn đủ kinh phí để thanh toán; đã được

Trang 30

thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người uỷ quyền chuẩn chi; có đủ hồ sơchứng từ liên quan tuỳ theo tính chất của từng khoản chi.

Ngoài ra, trên cơ sở đề án tự chủ chi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,đơn vị phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế trả lương thông qua Hộinghị cán bộ công chức trong đơn vị quyết định làm cơ sở pháp lý cho việc kiểmsoát chi

Đối với các khoản không thực hiện tự chủ, căn cứ vào dự toán kinh phí củađơn vị được duyệt, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán đối với khoản chi nàycho đơn vị theo quy định hiện hành về kiểm soát chi thường xuyên của NSNN vàchi đầu tư xây dựng cơ bản

Với việc sử dụng các khoản kinh phí tiết kiệm KBNN thực hiện thanh toáncho đơn vị theo quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm do đơn vị xây dựng phù hợp vớicác quy định của nhà nước Hết năm ngân sách, đơn vị phải thực hiện quyết toánkinh phí tự chủ chi theo đúng các mục chi của mục lục NS, có xác nhận số thực chicủa KB, kèm theo bản thuyết minh quyết toán năm gồm cả việc phân tích tình hình,nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm được trong năm gửi cơ quan tài chính

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị

sự nghiệp công lập Việc kiểm soát, thanh toán đơn vị sự nghiệp có thu gồm có 2loại: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tựbảo đảm một phần chi phí hoạt động Đơn vị sự nghiệp được mở 2 tài khoản tại KB:Tài khoản dự toán để nhận kinh phí cấp theo dự toán từ NS; tài khoản tiền gửi đểthực hiện thu, chi các khoản phí, lệ phí thuộc NSNN nhưng đơn vị được phép giữlại để chi theo quy định Ngoài ra, đối với các khoản thu, chi của hoạt động sảnxuất, cung ứng dịch vụ đơn vị được mở tài khoản tại KB hoặc ngân hàng

Việc kiểm soát căn cứ váo điều kiện cấp phát, thanh toán theo quy định.KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán cho đơn vị khi có đủ các điều kiện sau:

Trang 31

Đã có trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt: Đối với năm đầutiên, đơn vị phân bổ dự toán đã được Bộ chủ quản duyệt (đối với các đơn vị sựnghiệp trung ương), Chủ tịch UBND các cấp duyệt (đối với các đơn vị sự nghiệpđịa phương) chi tiết theo mục lục NSNN và một số nội dung chi chủ yếu gửi cơquan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và KBNN nơi giao dịch Hai năm tiếp theo

là dự toán do đơn vị lập; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định

Đối với những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chung của nhà nước như địnhmức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn về trụ sở làm việc; chế độ công tác nước ngoài;kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các đề tài khoa họccấp nhà nước, cấp bộ, ngành; kinh phí mua sắm và sửa chữa tài sản; chi đầu tưXDCB… thì mức chi không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định

Đối với những khoản chi phí quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị, điệnthoại, công vụ phí ), chi hoạt động thường xuyên, chi lương và các khoản chi khác,mức chi do thủ trưởng đơn vị quyết định (có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức chi donhà nước quy định nếu thấy cần thiết và có hiệu quả) trong phạm vi nguồn kinh phíđược sử dụng, phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế trả lương đã được hộinghị cán bộ công chức cơ quan quyết định; đã được thủ trưởng đơn vị hoặc ngườiđược uỷ quyền chuẩn chi; tài khoản tiền gửi, dự toán còn đủ số dư

Kiểm soát thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu thuộc kinh phíNSNN cấp:

Kiểm soát chi tiền lương và tiền công:

Lương cấp bậc và chức vụ: Căn cứ vào dự toán được duyệt để kiểm soát vàthanh toán cho đơn vị

Đối với phần lương tăng thêm từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn kinh phí tiếtkiệm chi thường xuyên, KBNN căn cứ vào phương án chi trả tiền lương được duyệt

để thanh toán cho đơn vị, đảm bảo tổng quỹ lương được duyệt không vượt quá 3 lần

so với mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định (đối với đơn vị sự ngiệp tự

Trang 32

bảo đảm một phần kinh phí) và không vượt quá 3,5 lần (đối với đơn vị sự nghiệp tựbảo đảm toàn bộ kinh phí).

Đối với các khoản chi mua sắm vật tư, sửa chữa thường xuyên tài sản cốđịnh, KBNN thực hiện kiểm soát theo quy định hiện hành

Đối với những khoản chi quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn vànhững khoản chi khác: Trong phạm vi nguồn kinh phí của đơn vị, KBNN thực hiệnchi theo đề nghị của chủ tài khoản Chủ tài khoản chịu trách nhiệm trước pháp luật

về quyết định chi tiêu của mình

Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêuQuốc gia, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng; vốn đầu tưXDCB… KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát căn cứ vào dự toán, đơn giá, địnhmức… được cấp có thẩm quyền giao và quy định hiện hành

Đối với việc trích lập các quỹ của đơn vị, KBNN kiểm tra và thực hiện theocác quy định về mức trích lập của nhà nước

Kiểm soát đối với phần thu sự nghiệp để lại đơn vị chi theo quy định:

Đối với những khoản thu thuộc NSNN để lại cho đơn vị chi theo quy định,định kỳ hàng quý đơn vị phải lập báo cáo chi tiết các khoản thực thu, thực chi theomục lục NSNN gửi cơ quan tài chính để thực hiện ghi thu NSNN và ghi chi cho đơn

vị Căn cứ chứng từ do cơ quan tài chính chuyển đến, KBNN thực hiện hạch toánthu, chi NSNN

Đối với các đơn vị không thuộc hai loại nêu trên, việc kiểm soát chi căn cứvào dự toán được duyệt và các tiêu chuẩn định mức do các cơ quan có thẩm quyềnquyết định

b3 Phương thức kiểm soát quyết toán chi NSNN:

Phương thức kiểm soát quyết toán chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN

là việc kiểm soát tính chính xác các báo cáo tài chính của các đơn vị sử dụng NSNNkhi hết niên độ ngân sách, soát xét lại các số liệu tổng hợp do đơn vị gửi đến, đốichiếu với báo cáo kế toán tổng hợp của KBNN, từ đó tìm ra các sai sót của số liệu

Trang 33

để thực hiện điều chỉnh hoặc thu hồi, hay tìm ra các thiếu sót của chế độ để có kiếnnghị tới các cơ quan có thẩm quyền.

1.3.3.3 Các quy định chung về kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Theo thông tư 79/2003/TT-BTC, ngày 13/8/2003 quy định áp dụng cho cáckhoản chi của ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản chi thường xuyên; chi sựnghiệp kinh tế; chi chương trình mục tiêu; chi kinh phí ủy quyền và các khoản chikhác của ngân sách nhà nước

Đối tượng áp dụng quy định tại thông tư này là cơ quan, đơn vị, chủ dự án

sử dụng kinh phí nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách nhànước); các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hànhchính, đơn vị thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, đốivới phần kinh phí ngân sách nhà nước không thực hiện khoán

Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra kiểm soát trongquá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đượcphân bổ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đượcthủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền chuẩn chi

Mọi khoản chi ngân sách nhà nước phải được hạch toán bằng đồng Việt Namtheo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước các khoảnchi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi

và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngọai tệ, giá hiện vật, ngày công laođộng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước cáckhoản chi sai phải thu hồi Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thuhồi cho ngân sách nhà nước

Quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản

lý, cấp phát và thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước:

Cơ quan tài chính thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho cácđơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Trường hợp phân bổ không phù hợp với nội

Trang 34

dung trong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, không đúng chínhsách, chế độ, tiêu chuẩn định mức, thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điềuchỉnh phân bổ lại.

Bố trí nguồn để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi vượt quá khảnăng thu và huy động của quỹ ngân sách nhà nước, thì cơ quan tài chính phải chủđộng thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để đảm bảo nguồn; trườnghợp đã thực hiện các giải pháp trên mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quantài chính được quyền yêu cầu (bằng văn bản ) Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanhtoán một số khoản chi mua sắm, sử chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cânđối quỹ ngân sách nhà nước, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiệnnhiệm vụ chính đuợc giao của đơn vị

Quy định việc thực hiện kiểm tra giám sát trong thực hiện chi tiêu và sử dụngngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, saichế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo, thì có quyền yêu cầu Kho bạcNhà nước tạm dừng thanh toán

Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương hướng dẫn, dõi, kiểm tra việc

sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và cơ quanđơn vị trực thuộc; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước vàbáo cáo tài chính khác theo chế độ quy định

Quy định đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm:

Tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức được ngân sáchnhà nước hổ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; chịu sựkiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước trong quá trình thựchiện dự toán ngân sách nhà nước được giao và quyết toán ngân sách nhà nước theođúng chế độ quy định

Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm:

Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chingân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao

Trang 35

Quản lý, sử dụng NSNN và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuảnđịnh mức chi NSNN; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả Trường hợp vi phạm,tùy theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặctruy cứu trách nhiệm hành sự theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thựchiện chi trả, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN khi đủ điều kiện thanh toán;tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việckiểm tra tình hình sử dụng ngân sách nhà nước; xác nhận số thực chi NSNN quaKho bạc Nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Kho bạc Nhà nước có quyền tạm định chỉ, từ chối chi trả, thanh toán vàthông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước biết; đồng thời, chịu trách nhiệm

về quyết định của mình trong các trường hợp sau:

Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt

Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định

Không đủ các điều kiện theo các văn bản quy định của pháp luật

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tạm dừng thanh tóan theo yêu cầu của cơquan tài chính

Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản

Theo thông tư 86/2011/TT-BTC, ngày 17/06/2011 của Bộ Tài Chính quyđịnh áp dụng cho các dự án đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tưthuộc nguồn vốn NSNN (sau đây gọi chung là dự án) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các Tập đòan kinh tế; Tổng công ty Nhà nước(sau đây gọi chung là Bộ ), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọichung là tỉnh) và các quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làhuyện) quản lý; bao gồm cả các dự án đầu tư có nhiều nguồn vốn khác nhau trong

đó nếu nguồn vốn đầu tư từ NSNN có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức vốn đầu tưcủa các dự án hoặc nguồn vốn đầu tư từ NSNN không chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

Trang 36

tổng mức vốn đầu tư nếu các bên thỏa thuận về phương thức quản lý theo nguồnvốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo thông tư này.

Vốn NSNN cho đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất ĐT bao gồm:Vốn trong nước của các cấp ngân sách nhà nước;

Vốn vay nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ nước ngoài cho Chínhphủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước (phần ngân sách nhà nước)

Quy định cơ quan thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN

Cơ quan Kho bạc Nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốnđầu tư nguồn NSNN

Một số cơ quan, đơn vị khác được giao nhiệm vụ kiểm soát TTVĐTnguồnNSNN cho một số dự án đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Các tổ chức ngân hàng thương mại là ngân hàng phục vụ đối với các dự án

sử dụng nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức (ODA)

Đối với kiểm soát chi phí Ban quản lý dự án:

Theo thông tư số 10/2011/TT-BTC, ngày 26/01/2011 “ Quy định về quản lý,

sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN”

Về quy định chung: Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng chi phí

QLDA của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN và vốn Trái phiếu

Thông tư này áp dụng cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (sau đây viết tắt

là BQLDA ), các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, thanh tra,kiểm tra, kiểm toán, thanh toán chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựngvốn NSNN và vốn Trái phiếu

Doanh nghiệp tư vấn thực hiện quản lý dự án theo hợp đồng tư vấn khôngthuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này

Về nguyên tắc quản lý: Chi phí quản lý dự án đầu tư là toàn bộ các khoản chiphí cần thiết để chủ đầu tư, BQLDA tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự ántrong suốt quá trình đầu tư của dự án từ giai đọan chuẩn bị đầu tư cho đến khi kếtthúc đầu tư và phê duyệt quyết toán

Trang 37

Hàng năm, chủ đầu tư, BQLDA thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt dựtoán chi phí quản lý dự án để đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả Chủ đầu tư,BQLDA quản lý một dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 15 tỷ đồng đượcthực hiện theo mức chi phí quản lý được duyệt trong dự toán của công trình, dự án;không phải lập và duyệt dự toán chi phí quản lý dự án theo quy định trên đây,nhưng phải tuân thủ các nội dung chi quy định tại Thông tư này và không vượt địnhmức trích theo quy định.

Quy định cụ thể:

Căn cứ lập dự toán chi phí quản lý dự án:

Các quy định về định mức trích chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn của các

Bảng tính lương năm của cán bộ quản lý dự án

Các căn cư cần thiết khác của dự án

Nội dung dự toán chi phí quản lý dự án: gồm các khỏan chi cụ thể như sau:

Chi tiền lương: lương ngạch, bậc theo quỹ lương được giao; lương hợp đồngdài hạn đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp cóthẩm quyền và quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương

Việc xác định quỹ lương cho cán bộ quản lý dự án phải đảm bảo đúng biênchế được duyệt của cấp có thẩm quyền Trường hợp tiết kiệm các khoản chi tiêukhác, được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương cho những người hưởnglương từ chi phí quản lý dự án theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BLĐTBXH ngày 07/04/2010 của Bộ lao động – Thương binh – Xã hội hướng dẫnthực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty Nhà nước và công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và các vănbản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có)

Trang 38

Chi tiền công trả cho lao động theo hợp đồng.

Các khoản phụ cấp lương: chức vụ, khu vực, thu hút, đặt đỏ, làm đêm, thêmgiờ, độc hại nguy hiểm, lưu động, trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án,phụ cấp khác

Đối với phụ cấp làm thêm giờ phải tuân thủ quy định của Luật lao động vềthời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Đối với phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án

Đối với cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm việc kiêm nhiệm,quản lý dự án tại một BQLDA, mức chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án mộttháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của

Chi phí hội nghị, chi thanh toán công tác phí, chi thuê mướn, chi đoàn ra,đoàn vào, chi sửa chữa tài sản

Chi mua sắn tài sản dùng cho quản lý dự án, chi phí khác

Dự phòng: bằng 10% của dự toán

Trong quá trình sử dụng, chủ đầu tư, BQLDA được chủ động điều chỉnh vàchịu trách nhiệm về việc điều chỉnh các khoản chi trong phạm vi dự toán năm đãduyệt trường hợp, vượt dự toán thì phải thẩm định và phê duyệt điều chỉnh, bổsung

Thanh toán chi phí quản lý dự án

Chủ đầu tư, BQLDA quản lý nhiều dự án được mở một tài khỏan Chi phíquản lý dự án chung tại một cơ quan thanh toán vốn đầu tư để tiếp nhận khoản chiphí quản lý dự án của tất cả các dự án được giao quản lý

Trang 39

Cơ quan thanh toán vốn đầu tư thực hiện thanh toán chi phí quản lý dự ántheo dự toán do chủ đầu tư phê duyệt, chế độ TTVĐT, chế độ quản lý tài chính hiệnhành và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

Quyết toán chi phí quản lý dự án

Khi kết thúc niên độ ngân sách hàng năm chậm nhất là ngày 28/02 năm sau,chủ đầu tư, BQLDA lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án năm, lấy ý kiếnxác nhận của cơ quan thanh toán để làm cơ sở lập dự toán chi phí quản lý dự ánnăm sau Không phải phê duyệt và thẩm định quyết toán

Khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư, BQLDA lậpbáo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án cùng với hồ sơ quyết toán dự án hoànthành để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt theo quy định về quyết toán

dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

Xử lý số dư kinh phí hàng năm: Đối với khoản chênh lệch nguồn thu lớn hơnchi, hoặc các khoản chi trong dự toán được duyệt nhưng chưa chi hết, được chuyểnsang thực hiện chi ở các năm sau

Trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Trách nhiệm của chủ đầu tư, BQLDA

Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án.Thực hiện việc lập dự toán, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí quản lý

dự án, lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án, lấy ý kiến xác nhận của cơ quanthanh toán với báo cáo quyết toán đúng thời gian và nội dung quy định tại Thông tưnày

Trách nhiệm của cơ quan thanh toán

Chịu trách nhiệm kiểm soát, thanh toán chi phí quản lý dự án đầu tư theo quyđịnh về thanh toán vốn đầu tư, đúng chế độ quản lý hiện hành của Nhà nước và quyđịnh cụ thể của Thông tư này

Chịu trách nhiệm đối chiếu xác nhận kinh phí đã thanh toán trong năm, kinhphí còn dư

1.4 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến ngành Kho bạc

Trang 40

Hoạt động kiểm soát chi là một lĩnh vực rất rộng thu hút được nhiều ngườiquan tâm, có nhiều tác giả thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về kiểm soát chi ngânsách theo nhiều góc độ và phạm vi khác nhau Những công trình này đã đóng góptích cực trong việc xây dựng nền tảng hệ thống lý luận về kiểm soát chi ngân sách

và các giải pháp tổ chức thực hiện trong thực tiễn Nhìn chung trong phạm vi tàiliệu mà mà tác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn đề kiểm soát chi ngân sách nhànước cũng được đề cập nhiều trên tạp chí kho bạc, báo chí dưới dạng đề cập vấn đềhoặc trên tổng quan về kiểm soát chi ngân sách nhà nước, hoặc nghiên cứu thựctiễn việc điều hành kiểm soát chi ngân sách nhà nước của các quốc gia khác để rút

ra bài học kinh nghiệm về điều hành kiểm soát chi ngân sách ở Việt Nam

Riêng về những công trình nghiên cứu về kiểm soát chi ngân sách nhà nướcthì có một số nghiên cứu sau:

Luận án Tiến Sỹ kinh tế đề tài: “ Hòan thiện các công cụ tài chính để huyđộng vốn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020”của tác giả Sử Đình Thành, năm 2001 đã làm sáng tỏ hệ thống những cơ sở lý luận

về công cụ tài chính trong đó có tín dụng nhà nước và đánh giá thực tiễn sử dụngcông cụ tín dụng nhà nước từ năm 1986-2000 ở Việt Nam, dựa vào những tồn tạitrong điều hành công cụ tín dụng nhà nước đề đưa ra những giài pháp nhằm hoànthiện công cụ tín dụng nhà nước để nâng cao hiệu quả huy động vốn, phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Hệ thống hóa, bổ sung những nội dung lý luận cơ bản về tín dụng nhà nước

và trái phiếu Chính phủ Trên cơ sở lý luận tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm địnhdựa trên số liệu định lượng về cơ cấu bù đắp thâm hụt ngân sách, cơ cấu vốn đầu tư,kết quả đấu thầu tín phiếu, trái phiếu, bán lẻ trái phiếu Chính phủ để khẳng định sựcần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ, đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu củatừng phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ Dựa vào kết quả đánh giá, phântích thực trạng tiến hành đề xuất chiến luợc định hướng phát triển thị trường Tráiphiếu Chính phủ

Ngày đăng: 24/12/2014, 00:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (1998), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 1998
2. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật NSNN (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2003
3. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống các văn bản về mua sắm , quản lý, sử dụng, sửa chữa tài sản Nhà nước và chi tiêu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản về mua sắm , quản lý, sử dụng, sửachữa tài sản Nhà nước và chi tiêu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
4. Bộ Tài chính (2005), Lịch sử Tài chính Việt nam 1945- 2005, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Tài chính Việt nam 1945- 2005
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
5. Bộ Tài chính, KBNN (2008), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm2020
Tác giả: Bộ Tài chính, KBNN
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
6. Bộ Tài chính (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ kho bạc Nhà nước, NXB Tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ kho bạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXBTài chính
Năm: 2005
7. Kho bạc Nhà nước (2000), Cẩm nang kiểm soát chi NSNN qua KBNN, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2000
8. Kho bạc Nhà nước (2002), Cơ chế quản lý tài chính cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế quản lý tài chính cơ quan hành chính Nhànước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, chế độ tàichính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2002
9. Kho bạc Nhà nước (2004), Hệ thống các văn bản về hoạt động KBNN, tập X,XI,XII, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản về hoạt động KBNN, tậpX,XI,XII
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
10. Kho bạc Nhà nước (2005), KBNN Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: KBNN Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
12. Kho bạc Nhà nước (2007-2011), Bản tin KBNN và tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin KBNN và tạp chí Quản lý Ngân quỹQuốc gia
Nhà XB: NXB Tài chính
13. Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, In lần thứ năm, NXB Tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Tác giả: Nguyễn Quang Quynh
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2005
14. Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài chính (2003), Đề án cải cách quy trình cấp phát NSNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án cải cách quy trình cấpphát NSNN
Tác giả: Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài chính
Năm: 2003
15. Nguyễn Đức Thanh (2001), Hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc NSNN thực trạng và triển vọng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành- KBNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộcNSNN thực trạng và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Đức Thanh
Năm: 2001
16. Hà Đức Trụ phó Tổng Giám Đốc (2000), Đổi mới cơ chế quản lý quỹ NSNN trong hệ thống KBNN giai đoạn 2001- 2010, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ- Bộ Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế quản lý quỹ NSNNtrong hệ thống KBNN giai đoạn 2001- 2010
Tác giả: Hà Đức Trụ phó Tổng Giám Đốc
Năm: 2000
17. Mai Vinh (2003), Kiểm toán ngân sách Nhà nước, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán ngân sách Nhà nước
Tác giả: Mai Vinh
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TPHồ Chí Minh
Năm: 2003
11. Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc (2007-2011), Báo cáo quyết toán, báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Xuân Lộc Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w