Một số công trình nghiên cứu liên quan đến ngành Kho bạc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 39)

4. Nội dung nghiên cứu

1.4.Một số công trình nghiên cứu liên quan đến ngành Kho bạc

Hoạt động kiểm soát chi là một lĩnh vực rất rộng thu hút được nhiều người quan tâm, có nhiều tác giả thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về kiểm soát chi ngân sách theo nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Những công trình này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nền tảng hệ thống lý luận về kiểm soát chi ngân sách và các giải pháp tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Nhìn chung trong phạm vi tài liệu mà mà tác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn đề kiểm soát chi ngân sách nhà nước cũng được đề cập nhiều trên tạp chí kho bạc, báo chí dưới dạng đề cập vấn đề hoặc trên tổng quan về kiểm soát chi ngân sách nhà nước, hoặc nghiên cứu thực tiễn việc điều hành kiểm soát chi ngân sách nhà nước của các quốc gia khác để rút ra bài học kinh nghiệm về điều hành kiểm soát chi ngân sách ở Việt Nam.

Riêng về những công trình nghiên cứu về kiểm soát chi ngân sách nhà nước thì có một số nghiên cứu sau:

Luận án Tiến Sỹ kinh tế đề tài: “ Hòan thiện các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020” của tác giả Sử Đình Thành, năm 2001 đã làm sáng tỏ hệ thống những cơ sở lý luận về công cụ tài chính trong đó có tín dụng nhà nước và đánh giá thực tiễn sử dụng công cụ tín dụng nhà nước từ năm 1986-2000 ở Việt Nam, dựa vào những tồn tại trong điều hành công cụ tín dụng nhà nước đề đưa ra những giài pháp nhằm hoàn thiện công cụ tín dụng nhà nước để nâng cao hiệu quả huy động vốn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Hệ thống hóa, bổ sung những nội dung lý luận cơ bản về tín dụng nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Trên cơ sở lý luận tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm định dựa trên số liệu định lượng về cơ cấu bù đắp thâm hụt ngân sách, cơ cấu vốn đầu tư, kết quả đấu thầu tín phiếu, trái phiếu, bán lẻ trái phiếu Chính phủ để khẳng định sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ, đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của từng phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ. Dựa vào kết quả đánh giá, phân tích thực trạng tiến hành đề xuất chiến luợc định hướng phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ.

Nghiên cứu trái phiếu Chính phủ nhằm góp phần tăng tính khả thi của trái phiếu Chính phủ để góp phần huy động vốn vay cho nhà nước và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Những giải pháp đề xuất chủ yếu góp phần làm tăng tính khả thi của trái phiếu Chính phủ, thể hiện những ưu điểm của trái phiếu Chính phủ nhằm tạo ra động lực thu hút nhà đầu tư, tạo đều kiện để trái phiếu Chính phủ trở thành hàng hóa chủ chốt trên thị trường chứng khoán và thúc đẩy thị trường trái phiếu Chính phủ phát triển.

Kết quả những đóng góp mới của luận án.

Nét nổi bật xuyên suốt nội dung của luận án là hệ thống hóa một cách chọn lọc và luận giải rõ những luận cứ về điểm nghiên cứu trái phiếu Chính phủ dưới góc độ một hàng hóa tài chính trên thị trường tài chính hơn là một công cụ huy động vốn vay cho Nhà nước

Bên cạnh đó, luận án đã bổ sung những hàm lượng khoa học cho các căn cứ về tính chất hàng hóa của trái phiếu hiện nay, nhấn mạnh về vai trò đa dạng hóa hàng hóa thị trường vốn.

Định hướng chiến lược phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam đến 2020

Tập trung các giải pháp hoàn thiện các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ ở nước ta nhằm nâng cao tính khả thị của hàng hóa trái phiếu Chính phủ bằng cách làm gia tăng các ưu điểm nỗi bật của trái phiếu Chính phủ so với các lọai chứng khoán khác để thu hút nhà đầu tư.

Trái phiếu Chính phủ phải tham gia thị trường với tư cách là một hàng hóa chủ chốt phải tuân thủ các quy luật vận động của thị trường tài chính chứ không chỉ là một công cụ tham gia thị trường tài chính nhằm huy động vốn vay cho Nhà nước mà không tuân thủ các quy luật thị trường.

Luận văn Thạc sỹ kinh tế: đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” của tác giả Lương Ngọc Tuyển chuyên ngành tài chính doanh nghiệp; trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2005.

Luận văn đã đề ra được mục tiêu và định hướng hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Về mục tiêu: Qua những năm triển khai luật NSNN, bên cạnh những kết quả đã đạt được khẳng định, cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành đã bột lộ những mặt tồn tại và yếu kém, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN, tạo ra kẻ hở, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính; vai trò của tài chính nhà nước trong hệ thống tài chính Quốc Gia không những không được tăng cường mà có phần bị suy yếu, nguồn lực tài chính bị phân tán. Chính vì vậy, nhiệm vụ tài chính những năm sắp tới là phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý NSNN, đặc biệt công tác kiểm soát chi NSNN cần phải được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và lành mạnh hóa nền tài chính Quốc Gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát.

Mục tiêu đổi mới cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN những năm sắp tới là

Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng và tăng cương công tác đối ngoại; đồng thời phải bảo đảm tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN, bảo đảm tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra cơ chế cấp phát và kiểm soát chi thường xuyên phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với phương thức cấp phát ngân sách mới như chi theo dự toán, khoán chi hành chính, cơ chê khoán thu, khoán chi đối với đơn vị sự nghiệp có thu

Phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn kinh phí của NSNN. Hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi thường xuyên NSNN đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi đó có những nơi sử dụng vốn ngân sách cấp rất lãng phí và không có hiệu quả. Vì vậy cơ chế cấp phát

và kiểm soát chi thường xuyên NSNN mới phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặc chẻ việc sử dụng để góp phần lọai bỏ tiêu cực, chống tham nhũng, phiền hà; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chổ chi đúng , chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra được những điều kiện tiền đề phát triển kinh tế -xã hội, tăng tích lũy, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành ngân sách. Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí cấp đúng mục đích, đúng đối tượng, và có hiệu quả. Đặc biệt là phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và Kho bạc Nhà nước.

Quy trình thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải bảo đảm tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu về quản lý. Trong điều kiện chúng ta chưa có thể quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, việc hoàn thiện quy trình thủ tục, các định mức tiêu chuẩn chi ngân sách là đòi hỏi bức thiết để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước.

Về định hướng: Định hướng đổi mới cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN những năm sắp tới là:

Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế thí điểm và tiến tới áp dụng rộng rải trong phạm vi toàn Quốc phương thức cấp phát NSNN theo dự toán đã được quy định trong Luật NSNN sửa đổi

Song song với việc nghiên cứu và áp dụng phương thức cấp phát, kiểm soát chi NSNN theo dự toán, cần tăng cường và mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng phương thức quản lý và kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu, quản lý cấp phát ngân sách theo kết quả đầu ra của công việc.

Xét một cách tổng quát, những vấn đề về kiểm soát chi ngân sách nhà nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu nghiêm túc được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học.

Với đề tài này, em tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề kiểm soát chi ở cấp huyện mà các tác giả trước đây chưa đề cập, nhằm bổ sung những thực tiễn thường xảy ra.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Xuân Lộc

2.1.1. Ví trí

Xuân Lộc là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc giáp huyện Định Quán.

Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ -tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.

Phía tây giáp huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuân Lộc có vị trí địa lý – Kinh tế khá thuận lợi cho sự phát triển do nằm giáp với hai tỉnh đó là Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu và có đường Quốc Lộ IA và đường sắt đi qua, trung tâm huyện đóng tại ngã ba Ông Đồn là đầu mối các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, cách Thành phố Hồ Chí Minh 100km về phía Tây Nam và TP Phan Thiết 100km về phía Đông, tạo cho Xuân Lộc có lợi thế phát triển kinh tế hướng ngoại với các lợi thế về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đóng vai trò quan trọng trong phát triển, mở rộng giao lưu giữa Xuân Lộc với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Bà Rịa – Vũng Tàu. Cùng với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông, Xuân Lộc có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu

thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hoá, du lịch với các tỉnh trong các vùng … đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tổng diện tích tự nhiên: 72.719hachiếm 12,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Năm 2010 Dân số đạt: 228.353 người, mật độ dân số 308người /km2, chiếm 9,6% về dân số toàn tỉnh Đồng Nai.

2.1.2. Hành chính

Huyện có 15 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Gia Ray và 14 xã: Xuân Trường, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân tâm, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Hiệp, Xuân Phú, Xuân Định, Xuân Bắc, Suối Cao, Suấi Cát, Lang Minh, Bảo Hòa.

Các cơ quan chuyên môn: Phòng Nội vụ; Lao Động –Thương Binh- Xã Hội; phòng Tài Chính – Kế Họach; phòng Giáo Dục; phòng Văn Hóa; Trung tâm Thể Thao; phòng Y Tế; phòng Tài Nguyên và Môi Trường; phòng Tư Pháp; phòng Hạ Tầng Kinh Tế; phòng Thanh Tra huyện; phòng Dân Tộc; Văn phòng HĐND &Ủy Ban Nhân Dân.

2.1.3. Kinh tế

Là 1 trong 11 huyện, thành phố thị xã thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Nai. Huyện Xuân lộc có số thu ngân sách đứng thứ 2 trong toàn tỉnh.

Mặc dù kém lợi thế về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp so với các huyện quanh Tp Biên Hòa, nhưng với những nổ lực vượt bậc, Xuân Lộc đã phát huy được lợi thế, khắc phục hạn chế, huy động một cách có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế, nên trong suốt giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 kinh tế Xuân lộc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân tăng mỗi năm 32,34%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực.

Nông, lâm vào năm 2007 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm tới 49,2%, đến năm 2011 đã giảm xuống 31,83%. Đây là thành quả to lớn trong phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ của huyện, cần được phát huy trong những năm tới.

Ngành công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, chiếm 25,3% năm 2007 đến năm 2011 tăng lên 41,48% .

Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng cao, tỷ trọng ngành dịch vụ cũng tăng khá nhanh, từ 25,5% năm 2007 lên 26,69% năm 2011).

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nên GDP bình quân đầu người tăng khá nhanh, từ 622,5USD/người năm 2007 (quy theo tỷ giá quy đổi năm 1994 là 1.000đồng/USD) lên 1.142,7USD/người năm 2011, (Việt Nam Đồng 22.960.100đồng /người /năm, theo giá hiện hành) năm 2011. Nhờ thu nhập của người dân tăng nhanh đã góp phần nâng cao nguồn lực vào phát triển sản xuất, tiến tới công bằng xã hội, giảm hộ nghèo.

Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước:

Nguồn thu chủ yếu của huyện là nguồn thu từ doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất và chế biến nông sản, thu tiền sử đất, thu từ dịch vụ - du lịch

Tốc độ thu trong những năm gần đây tăng khá nhanh số liệu tổng thu ngân sách (bao gồm thực thu và thu trợ cấp): năm 2007 đạt 321.673 triệu đồng; năm 2008 đạt 373.530 triệu đồng; năm 2009 đạt 423.441 triệu đồng ; năm 2010 đạt 588.451 triệu đồng; năm 2011 đạt 893.807 triệu đồng).

Bảng số 2.1: Số liệu thu NS các cấp qua 5 năm (bao gồm cả thực thu & thu trợ cấp) Đvt: triệu đồng Năm Cấp NS 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng BQ(%/năm) Thu NS TW 64.561 78.744 75.370 123.939 140.709 122% Thu NS tỉnh 3.841 6.638 9.682 15.312 31.357 169% Thu NS huyện 209.5 86 237.3 05 280.9 98 357.9 47 607.2 65 130% Thu NS xả 43.685 50.843 57.391 92.253 114.476 127% Cộng 321.6 73 373.5 30 423.4 41 589.4 51 893.8 07 129%

Qua bảng số liệu cho thấy thu ngân sách qua các năm đều tăng và tăng bình quân mỗi năm thể hiện trên bảng số 2.1 như vậy khối lượng công việc thu cũng tăng lên, đồng thời áp lực công việc cũng nhiều, trong khi đó từ cơ sở vật chất đến con người không tăng, đòi hỏi cán bộ Kho bạc Xuân Lộc cố gắng với phương châm là làm hết việc chớ không hết giờ.

Bên cạnh đó nhu cầu chi rất lớn, nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, Mặc khác do sắc thuế mà tỷ lệ điều tiết cho huyện còn thấp, nên khả năng tự cân đối ngân sách huyện còn hạn chế (tổng chi ngân sách các cấp năm 2007 là 269.960 triệu đồng; năm 2008 là 426.455 triệu đồng; năm 2009 là 631.281 triệu đồng; năm 2010 là 746.720 triệu đồng; năm 2011 là 1.030.629 triệu đồng). Hàng năm huyện phải nhận trợ cấp bổ sung từ ngân sách tỉnh qua các năm như sau: năm 2007: 114.690 trịeu đồng, 2008: 106.756 triệu đồng, 2009: 140.097 triệu đồng, 2010: 195.707 triệu đồng, 2011: 284.666 triệu đồng. Do đó kiểm soát chặt chẻ chi tiêu từ ngân sách nhà nước là điều hết sức cần thiết đối với địa phương cũng như cả nước trong giai đoạn hiện nay.

2.2 Tình hình đặc điểm của Kho bạc Xuân Lộc

2.2.1. Đặc điểm hoạt động của Kho bạc Xuân lộc

Ngày 16 tháng 08 năm 1991 Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc chính thức được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 39)