4. Nội dung nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Trình bày số liệu theo bảng biểu và biểu đồ. Tổng hợp, sử dụng bảng biểu trình bày các số liệu cần thiết từ các số liệu thứ cấp và nhập số liệu tổng hợp vào các bảng biểu.
Xử lý số liệu là tính toán số bình quân và tốc độ phát triển bình quân, số tương đối và số tuyệt đối.
Đối chiếu các quy định, yêu cầu để có quyết định sử dụng các lọai số liệu thứ cấp, và sơ cấp thu thập được; đồng thời tiến hành chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với mục đích của luận văn.
Phân lọai bao gồm số liệu liên quan đến thu, chi.
Trình bày số liệu đã thu thập được: Thông qua sử dụng các bảng số liệu thiết lập các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị để biểu thị những nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhất là vấn đề công tác kiểm soát chi. Các bảng biểu tổng hợp là số liệu thu thập được và số liệu của kết quả qua xử lý, tính toán, phân tích; đồ thị thể hiện hình ảnh so sánh các loại số liệu để phản ánh trực quan mối liên hệ và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến công tác kiểm soát chi giúp quá trình nghiên cứu đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp với xu hướng phản ánh của các chỉ số, tỷ lệ.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Phân tích nhóm số liệu thu chi, nhóm số liệu phân lọai các đơn vị sử dụng ngân sách, và nhóm số liệu về số lượng tài khỏan tại Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc. Việc sử dụng phương pháp phân nhóm số liệu sẽ giúp cho quá trình phân tích tình hình tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi tại KBNN Xuân Lộc từ năm 2007 -2011 được thuận lợi và phản ánh được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi qua từng thời điểm; đồng thời, phân nhóm số liệu còn biểu hiện được từng đối tượng kiểm soát.
Công cụ sử dụng tính toán các chỉ số, tỷ lệ % được xử lý qua phần mềm Excell:
Sử dụng công thức =fixed(power(nămcuối/nămđầu;1/n-1))*100%, cụ thể =fixed(power(2011/2007;1/4))*100%, để tính tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu, trong đó n là số năm thu thập số liệu thứ cấp. Sau đó đánh giá tổng hợp, sắp xếp theo thứ tự, ưu tiên mức độ quan trọng của vấn đề.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng các chỉ số tuyệt đối, tương đối, số bình quân của các chỉ số phân tích.
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi NSNN tại KB X Lộc
2.4.1. Khái quát cơ chế quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Xuân lộc
2.4.1.1. Cơ chế quản lý điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương
Cơ chế quản lý và điều hành ngân sách tại chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý tại địa phương thực hiện theo luật NSNN.
Lập dự toán ngân sách hàng năm:
Phòng Tài chính-kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị dự toán xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc huyện, dự toán thu do cơ quan thuế, lập, dự toán thu, chi ngân sách của huyện; báo cáo UBND huyện để trình thường trực HĐND xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
UBND huyện hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi NSNN thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo các cơ quan thuế, trên địa bàn lập dự toán thu NSNN. Các cơ quan; UBND xã Lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo thường trực HĐND hoặc Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND (đối với cấp xã) xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, phòng tài chính huyện, trực tiếp trình dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được HĐND cùng cấp quyết định.
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới; lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, trình HĐND cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp nghị quyết của HĐND cùng cấp không phù hợp với nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao.
Chấp hành ngân sách:
Có ba cơ quản quản lý việc chấp hành ngân sách đó là:
Cơ quan tài chính thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách; bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì cơ quan tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo đảm nguồn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách chế độ, sai tiêu chuẩn định mức, hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán. Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền yêu cầu các cơ quan
nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.
Kho bạc Nhà nước Xuân Lộcthực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách; có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi; thủ trưởng cơ quan KBNN Xuân Lộc chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi NSNN hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách; các cơ quan Trung ương đóng trên địa phương phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng ngân sách của mình thông qua Kho bạc Nhà nước Xuân Lộc.
Đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chi tiêu phục vụ cho công việc được giao, chấp hành mọi chế độ tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, đồng thời tiết kiệm có hiệu quả.
Quyết toán NSNN:
Các đơn vị, cá nhân trên địa bàn tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản thu, chi của NSNN và các khoản thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, theo chế độ kế toán và mục lục NSNN.
Cơ quan tài chính trên địa bàn lập báo cáo quyết toán ngân sách của chính quyền cấp mình. KBNN Xuân Lộc trên địa bàn định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp; KBNN huyện Xuân lộc lập báo cáo thu, chi ngân sách của từng xã, thị trấn gửi UBND các xã, thị trấn; thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Bảng số 2.2: Tình hình thu NSNN trên địa bàn huyện Xuân Lộc Đvt: triệu đồng Cấp NS Năm NS Tổng thu NSNN Trong đó Thu NSTW Thu NS tỉnh
Thu NS huyện Thu NS xã Thực thu Thu trợ cấp Thực thu Thu trợ cấp 2007 321.673 64.561 3.841 94.896 114.690 24.291 19.394 2008 373.530 78.744 6.638 130.549 106.756 28.657 22.186 2009 423.441 75.370 9.682 140.901 140.097 28.449 28.942 2010 589.451 123.939 15.312 162.240 195.707 28.884 63.369 2011 893.807 140.709 31.357 322.599 284.666 38.626 75.850 Tốc độ phát triển BQ 129% 122% 169% 136% 126% 112% 141%
Nguồn số liệu: Tổng hợp báo cáo Q toán thu NSNN tại KBNN X Lộc
Bảng số: 2.3: Tình hình chi NSNN trên địa bàn huyện Xuân Lộc
Đvt: triệu đồng Cấp NS Năm NS Tổng chi NSNN Trong đó Tỷ lệ (%) Thu Chi Chi NS TW Chi NS tỉnh Chi NS huyện Chi NS xã Huyện Xã 2007 269.960 44.533 19.067 174.840 31.520 54% 77% 2008 426.455 57.051 121.132 205.222 43.050 64% 67% 2009 631.281 78.375 231.152 271.385 50.369 52% 56% 2010 746.720 78.401 233.651 349.402 85.266 46% 34% 2011 1.030.629 98.103 340.856 497.681 93.989 65% 41%
Tốc độ phát triển BQ
140% 122% 206% 130% 131%
Nguồn số liệu: Tổng hợp báo cáo Q toán chi NSNN tại KB Xuân Lộc
Qua thống kê số liệu tình hình thu-chi NSNN trên địa bàn Xuân Lộc (bảng số 2.2 & 2.3), cho thấy tốc độ tăng chi ngân sách huyện, xã năm 2011 so với năm 2007 là rất lớn (huyện là 184%, xã là 198%), trong khi đó tăng thu ngân sách huyện, xã (số thực thu) năm 2011 so với năm 2007 càng lớn hơn (huyện là 239%, xã là 59%). Sở dĩ việc tăng thu ngân sách huyện lớn hơn so với chi là không cân xứng vì điểm xuất phát thu năm 2007 rất thấp so với chi. Từ đó có thể thấy huyện Xuân Lộc có tiềm năng kinh tế rất lớn, quản lý và khai thác đúng hướng, biết nuôi dưỡng nguồn thu; mặc khác do nhu cầu chi tiêu NSNN qua KBNN Xuân Lộc trên địa bàn huyện Xuân Lộc ngày càng lớn, việc khai thác nguồn thu ngân sách huyện, xã chỉ bù đắp được phần nhỏ so với chi ngân sách huyện, xã.
Xuân Lộc mới thành lập năm 1991 nên còn là một huyện nghèo, thu ngân sách (số thực thu) hàng năm chỉ bù đắp được một phần nhu cầu chi hàng năm, mà theo bảng số liệu 2.2&2.3 cho thấy; năm 2011 thực thu ngân sách huyện chỉ bù đắp được 65%, năm 2007 thực thu ngân sách xã bù đắp được 77% nhu cầu chi (nhưng lại do nhu cầu chi của các năm sau là càng cao). Ở đây nói lên thực lực về thu ngân sách huyện, xã qua các năm đều có tăng nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, cần có sự bổ sung từ ngân sách cấp trên. Vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý tài chính phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN, KBNN Xuân Lộc phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN qua KBNN Xuân Lộc trên địa bàn.
Đồng thời, qua bảng số liệu 2.2&2.3 trên cho thấy thực thu ngân sách huyện, xã chỉ bù đắp được một phần chi thường xuyên, còn đầu tư XDCB là nhờ ngân sách cấp trên bổ sung, cụ thể: ngân sách huyện chỉ bù đắp được qua các năm, năm 2007 là 54%, năm 2008 là 64%, năm 2009 là 52%, năm 2010 là 46%, năm 2011 là 65%;
ngân sách xã chỉ bù đắp được qua các năm, năm 2007 là 77%, năm 2008 là 67%, năm 2009 là 56%, năm 2010 là 34%, năm 2011 là 41%.
Qua bảng số liệu 2.2&2.3 cho thấy nhu cầu chi ngân sách tại huyện ngày càng cao, đồng thời phải tiết kiệm và có hiệu quả, đòi hỏi kho bạc Xuân Lộc phải tăng cường nhiệm vụ trong kiểm soát chi, cũng như nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc thu ngân sách nhà nước, cần tập trung mọi khoản thu vào NSNN.
Cũng từ bảng số liệu 2.2 & 2.3 cho thấy tốc độ phát triển bình quân của thực thu ngân sách huyện là 136%, và của xã là 112%, trong khi đó tốc độ phát triển bình quân của chi ngân sách huyện là 130% và của ngân xã là 131%, nhận xét về số tuyệt đối thì ta thấy tốc độ chi luôn luôn cao hơn tốc độ thu do những năm đầu và những năm sau số chi qua lơn, điều này chứng tỏ tốc độ phát triển mức thực thu không đáp ứng được mức chi ngân sách trên địa bàn huyện, xã và cần phải nhận trợ cấp thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Nhiệm vụ chi lớn là do tốc độ phát triển của kinh tế xã hội trên địa bàn ngày một nhiều hơn.
2.4.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN
Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN có thể được phân ra làm 3 loại chủ yếu sau:
Một là, các đơn vị thực hiện khoán: biên chếvà kinh phí quản lý hành chính thực hiện áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo Nghị đinh số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005. Theo đó, việc kiểm soát chi thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính. Các đơn vị loại này thực hiện chế độ khoán biên chế được giao theo ngành, đơn vị xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dụng tài sản công. Nguồn kinh phí được giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ gồm: NSNN cấp; Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định; các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị loại hình này thì vốn đầu tư được giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ, chấp hành chi đầu tư theo luật NSNN hiện hành. Đơn giá, định mức cấp có thẩm quyền quy định. Đặc thù của các đơn vị loại này là kinh phí giao thực
hiện chế độ tự chủ sau 31/12 hàng năm không sử dụng hết được chuyển sang năm tiếp theo.
Hai là, các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện theo Nghị định này phải phân loại để áp dụng các cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Có các loại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động);
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động);
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động).
Đối với loại đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, nguồn tài chính được thiết lập tự hai loại nguồn, bao gồm kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.
Vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được NSNN giao hàng năm.
Ba là, các đơn vị không thuộc hai loại nêu trên: Cơ chế quản lý tài chính thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức chung của các cấp có thẩm quyền quy định, chịu sự kiểm soát chi của KBNN Xuân Lộc theo luật NSNN. Đặc thù của loại đơn vị này là sau 31/12 hàng năm, kinh phí không sử dụng hết trong năm không được chuyển sang năm tiếp theo.
Bảng số 2.4: Phân loại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện X. Lộc Đvt: Đơn vị giao dịch Năm Tổng số đơn vị giao dịch Trong đó Lực lượng vũ trang Quản lý nhà nước Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo NĐ 43 Đơn vị thực hiện QLTC bình thường Đơn vị khác (tiền gửi) Đơn vị xã Đơn vị thự hiện khoán kinh phí theo NĐ 130 2007 122 4 15 28 70 3 2 2008 125 4 15 31 70 3 2