Kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 45)

4. Nội dung nghiên cứu

2.1.3. Kinh tế

Là 1 trong 11 huyện, thành phố thị xã thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Nai. Huyện Xuân lộc có số thu ngân sách đứng thứ 2 trong toàn tỉnh.

Mặc dù kém lợi thế về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp so với các huyện quanh Tp Biên Hòa, nhưng với những nổ lực vượt bậc, Xuân Lộc đã phát huy được lợi thế, khắc phục hạn chế, huy động một cách có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế, nên trong suốt giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 kinh tế Xuân lộc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân tăng mỗi năm 32,34%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực.

Nông, lâm vào năm 2007 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm tới 49,2%, đến năm 2011 đã giảm xuống 31,83%. Đây là thành quả to lớn trong phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ của huyện, cần được phát huy trong những năm tới.

Ngành công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, chiếm 25,3% năm 2007 đến năm 2011 tăng lên 41,48% .

Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng cao, tỷ trọng ngành dịch vụ cũng tăng khá nhanh, từ 25,5% năm 2007 lên 26,69% năm 2011).

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nên GDP bình quân đầu người tăng khá nhanh, từ 622,5USD/người năm 2007 (quy theo tỷ giá quy đổi năm 1994 là 1.000đồng/USD) lên 1.142,7USD/người năm 2011, (Việt Nam Đồng 22.960.100đồng /người /năm, theo giá hiện hành) năm 2011. Nhờ thu nhập của người dân tăng nhanh đã góp phần nâng cao nguồn lực vào phát triển sản xuất, tiến tới công bằng xã hội, giảm hộ nghèo.

Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước:

Nguồn thu chủ yếu của huyện là nguồn thu từ doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất và chế biến nông sản, thu tiền sử đất, thu từ dịch vụ - du lịch

Tốc độ thu trong những năm gần đây tăng khá nhanh số liệu tổng thu ngân sách (bao gồm thực thu và thu trợ cấp): năm 2007 đạt 321.673 triệu đồng; năm 2008 đạt 373.530 triệu đồng; năm 2009 đạt 423.441 triệu đồng ; năm 2010 đạt 588.451 triệu đồng; năm 2011 đạt 893.807 triệu đồng).

Bảng số 2.1: Số liệu thu NS các cấp qua 5 năm (bao gồm cả thực thu & thu trợ cấp) Đvt: triệu đồng Năm Cấp NS 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng BQ(%/năm) Thu NS TW 64.561 78.744 75.370 123.939 140.709 122% Thu NS tỉnh 3.841 6.638 9.682 15.312 31.357 169% Thu NS huyện 209.5 86 237.3 05 280.9 98 357.9 47 607.2 65 130% Thu NS xả 43.685 50.843 57.391 92.253 114.476 127% Cộng 321.6 73 373.5 30 423.4 41 589.4 51 893.8 07 129%

Qua bảng số liệu cho thấy thu ngân sách qua các năm đều tăng và tăng bình quân mỗi năm thể hiện trên bảng số 2.1 như vậy khối lượng công việc thu cũng tăng lên, đồng thời áp lực công việc cũng nhiều, trong khi đó từ cơ sở vật chất đến con người không tăng, đòi hỏi cán bộ Kho bạc Xuân Lộc cố gắng với phương châm là làm hết việc chớ không hết giờ.

Bên cạnh đó nhu cầu chi rất lớn, nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, Mặc khác do sắc thuế mà tỷ lệ điều tiết cho huyện còn thấp, nên khả năng tự cân đối ngân sách huyện còn hạn chế (tổng chi ngân sách các cấp năm 2007 là 269.960 triệu đồng; năm 2008 là 426.455 triệu đồng; năm 2009 là 631.281 triệu đồng; năm 2010 là 746.720 triệu đồng; năm 2011 là 1.030.629 triệu đồng). Hàng năm huyện phải nhận trợ cấp bổ sung từ ngân sách tỉnh qua các năm như sau: năm 2007: 114.690 trịeu đồng, 2008: 106.756 triệu đồng, 2009: 140.097 triệu đồng, 2010: 195.707 triệu đồng, 2011: 284.666 triệu đồng. Do đó kiểm soát chặt chẻ chi tiêu từ ngân sách nhà nước là điều hết sức cần thiết đối với địa phương cũng như cả nước trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w