Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng nông thôn mới. Đánh giá được thực trạng và kết quả thực hiện thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Mỹ Khánh Phong Điền Cần Thơ. Đúc rút được các bài học kinh nghiệm từ kết quả thực hiện thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Mỹ Khánh Phong Điền Cần Thơ. Đề xuất được một số giải pháp góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đến tăng trưởngkinh tế cũng như giải quyết việc làm và ổn định chính trị - xã hội
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, nông nghiệp, nông dân,nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành tựu đángkể: nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng,vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ khí hóa có bước tiến bộ; giá trịxuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh; nông thôn đã có bước khởi sắc, kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng, củng cố, nâng cấp; đờisống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn có bước cải thiện; côngtác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm thu được một số kếtquả; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, quyền dân chủ được phát huy,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững
Tuy nhiên, nông thôn trong quá trình hoà nhập và đổi mới cũng đặt ra rấtnhiều vấn đề cần được giải quyết, đó là quá trình đô thị hoá diễn ra làm thayđổi bộ mặt nông thôn và tác động đến kiến trúc, kinh tế, đời sống, văn hoá,
xã hội, chất lượng môi trường và sinh thái nông thôn Kiến trúc nông thônđang phát triển tự phát và thiếu định hướng quy hoạch một cách có hệ thống,kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đờisống; chất lượng giáo dục, y tế phát triển chưa tương xứng trước yêu cầu đổimới Lao động nông thôn còn thiếu công ăn việc làm và thu nhập chưa ổnđịnh, tỷ lệ đói nghèo còn cao, khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp xã hội
có xu hướng gia tăng, chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thịngày càng xa.
Trang 2Nhằm khắc phục tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiềuchủ trương chính sách nhằm phát triển nông thôn trong tình hình mới GồmNghị Quyết số 10 của Bộ Chính trị về “Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp”(năm 1988), Nghị quyết trung ương lần thứ 5 khóa VII về “Tiếp tục đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp” (năm 1993), Nghị quyết Đại hội Đảngkhoá VIII (năm 1995), Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ chính trị khoá VIII về
“Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” (năm 1998); Nghị quyếtHội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương khóa VIII về “Chiến lược pháttriển khoa học và công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm2000” (năm 1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khóaVIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng caohiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để CNH, HĐH, phấn đấu hoàn thành cácmục tiêu kinh tế-xã hội đến năm 2000”; Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX(năm 2000), Nghị quyết trung ương 5 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về
“Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010” (năm2001); Nghị quyết Đại hội X (năm 2005) và gần đây là nghị quyết số 26 Hộinghị lần thứ VII Ban chấp hành TƯ khóa X về “Nông nghiệp, Nông dân,Nông thôn” (năm 2008) đã chỉ ra đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và giảipháp lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến năm2020
Vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải thực hiện chương trình phát triểnnông thôn một cách cụ thể và phù hợp với bối cảnh nông thôn Việt Nam hiệntại và tương lai, trên cơ sở phát huy nội lực của cộng đồng nông thôn Vì vậy,
để có thể thay đổi được toàn diện bộ mặt nông thôn Việt Nam thì vấn đề pháttriển con người cần được quan tâm hàng đầu, trong tổ chức cộng đồng nôngthôn lấy người dân làm trọng tâm
Trang 3Trước tình hình đó, việc xem xét một cách toàn diện, đánh giá đúng thựctrạng, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề ra các chủ trương, giảipháp đúng đắn kịp thời; nhất là tạo sự phát triển một cách đồng bộ, tích cựcnhằm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn phù hợpvới từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đề án “Xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ” do Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng với sự tham gia của các ban,ngành, địa phương trong thành phố dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đạihội X Đảng Cộng sản Việt Nam, Chương trình mục tiêu quốc gia về nôngthôn mới, Quyết định 21/2007/QĐ-TTg, ngày 08/02/2007 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phốCần Thơ đến năm 2020 cũng như xuất phát từ thực tiễn; từ đó nêu lên nhữnggiải pháp nhằm từ nay đến năm 2020 đưa sản xuất nông nghiệp tiến lên mộtnền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hoá hiện đại, có khả năng cạnhtranh cao; nông thôn hiện đại, văn minh; nông dân có đời sống vật chất vàtinh thần được nâng cao, giảm chênh lệch giữa đô thị với nông thôn, đóng góptích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướngthương mại, dịch vụ, công nghiệp hoá, hiện đại hóa
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong nhiều phương phápthúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Và Quyết định491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủtướng Chính phủ ban hành đã chỉ ra những chỉ tiêu nhằm mục đích hướngchương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt
Những thành tựu đã đạt được về chương trình xây dựng nông thôn mới,chương trình nông thôn mới đã làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ và giúp chongười dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, canh tác nhằm tăng năng
Trang 4suất, chất lượng sản phẩm giúp phát triển kinh tế nông hộ Bên cạnh đó vềmặt văn hóa - xã hội, đã giúp khôi phục các thuần phong mỹ tục tập quán lễhội, vui chơi giải trí khích lệ tinh thần cho nhân dân Bộ mặt làng, xã cũngđược thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ.
Điều quan trọng là mô hình đã khơi dậy được niềm tin của nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Nói chung mô hình đã thúc đẩy được sựtăng trưởng khá mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn ở địa phương Tuy nhiên,
mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn và bất cập,một số tiêu chí về kết cấu cơ sở hạ tầng còn chậm triển khai do thiếu nguốnvốn; vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn tài chính cho chương trình chưa
cụ thể, rõ ràng
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu kết quả thực hiện chương trình thí điểm xây dựngnông thôn mới tại xã Mỹ Khánh, đề ra một số giải pháp góp phần thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền từ kinhnghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng nông thôn mới
- Đánh giá được thực trạng và kết quả thực hiện thí điểm chương trìnhxây dựng nông thôn mới tại xã Mỹ Khánh - Phong Điền - Cần Thơ
Trang 5- Đúc rút được các bài học kinh nghiệm từ kết quả thực hiện thí điểmchương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Mỹ Khánh - Phong Điền - CầnThơ.
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần thực hiện chương trình xâydựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền từ kinh nghiệm thí điểmtại xã Mỹ Khánh
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình và kết quả thực hiện thíđiểm chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Mỹ Khánh - Phong Điền -Cần Thơ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu vào công tác tổ chức thực hiện chươngtrình thí điểm XDNTM và kết quả thực hiện chương trình thí điểm theo cáctiêu chí cuả chương trình thí điểm XDNTM
Luận văn tập trung nghiên cứu về thực hiện chương trình XDNTM trênđịa bàn Huyện Phong Điền từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh
Trang 64 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận về vấn đề: Xây dựng nông thôn mới;
- Thực trạng và kết quả thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới tại
xã Mỹ Khánh;
- Các bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm xã Mỹ Khánh
- Một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện chươngtrình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền thành phố CầnThơ
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 71.1.1 Nông thôn và vai trò của nông thôn ở nước ta
1.1.1.1 Khái niệm nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiênnhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hiện nay trên thế giới chưa thống nhất định nghĩa về nông thôn Cónhiều quan điểm khác nhau
Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn
Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theothời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thếgiới
Tại Việt Nam, quan điểm phỏ biến cho rằng nông thôn là vùng sinh sốngcủa tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là nông dân Tập hợp cư dân này thamgia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thểchế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác
1.1.1.2 Vai trò của nông thôn ở nước ta
Nông nghiệp nông thôn Việt Nam tập trung vào ba ngành quan trọnggồm: Chăn nuôi, thủy sản và gạo Trong đó, gạo và chăn nuôi đóng vai tròquan trọng trong an ninh lương thực quốc gia và tạo sinh kế cho hàng triệungười dân Ngành thủy sản hiện đóng vai trò đầu tàu trong xuất khẩu nônglâm thủy sản nói riêng và xuất khẩu của cả nước nói chung
Nông thôn ở nước ta bao gồm những vai trò sau:
Trang 8- Thứ nhất, nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực
phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội Người nông dân ở nông thôn sản xuất lươngthực, thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước Sự giatăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng
đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Vì vậy, sự phát triển bền vững nôngthôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm tiêu dùng cho toàn
xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia
- Thứ hai, với số dân chiếm đa số sống bằng nông nghiệp, khu vực nông
thôn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị Sự thâm nhậpcủa lao động vào thành thị cũng như sự gia tăng dân số đều đặn ở các vùngthành thị là không đủ để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế quốcgia Nếu việc di chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các ngành khác bịhạn chế thì sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng và việc phát triển kinh tế sẽ phiếndiện Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định kinh tếcủa quốc gia
- Thứ ba, nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của
khu vực thành thị hiện đại Trước hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụcác sản phẩm của công nghiệp Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được khaithông, thu nhập người dân nông thôn được nâng cao, sức mua của người dântăng lên, công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất củatoàn ngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nôngnghiệp Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp vànhững ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội Năm 2010, xuất khẩunông sản của Việt Nam đạt hơn 19 tỷ USD Và ngành nông, lâm nghiệp vàthủy sản vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với hơn 20%GDP và 28% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2010
Trang 9- Thứ tư, nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm
nhiều tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau Mỗi sự biến động dù tích cực haytiêu cực đều sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và
an ninh quốc phòng của cả nước Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽgóp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình của cả nước
- Thứ năm, nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng
sản, động thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnhhưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác sử dụng cóhiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn bảo đảm cho sự phát triểnlâu dài và bền vững của đất nước
Với những vai trò quan trọng nêu trên, nông thôn là phần cơ bản và đòihỏi tất yếu cần phát triển nông thôn trong quá trình phát triển quốc gia
1.2 CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA NHÀ NƯỚC
Hiện nay, chương trình XDNTM được coi là một chương trình quốc gia,được chỉ đạo thống nhất từ trong ương tới các địa phương
Mục tiêu của chương trình XD NTM ở nước ta là: “Xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% số xã đạt chuẩnnông thôn mới và đến 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã
có quy hoạch nông thôn mới được duyệt; 100% cán bộ cơ sở được đào tạo,
Trang 10tập huấn về kiến thức xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân của cưdân nông thôn bằng 2,5 lần so với hiện nay; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3% Nội dung chính của Chương trình Xây dựng nông thôn mới được xácđịnh là: (1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế
- xã hội; (3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; (4)Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chứcsản xuất có hiệu quả ở nông thôn; (6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nôngthôn; (7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; (8) Xây dựngđời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; (9) Cấp nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn; (10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chínhquyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; (11) Giữ vững an ninh, trật tự
xã hội nông thôn
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ banhành ngày 16/4/2009 Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xâydựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa; đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạtnông thôn mới
Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từngvùng: Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), Đồng bằng sông Hồng(ĐBSH), Bắc Trung Bộ (BTB), Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB), TâyNguyên (TN), Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng
Mười chín tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quyhoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sởvật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân
Trang 11đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất,giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vữngmạnh và an ninh, trật tự xã hội.
Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã đểđược công nhận đạt xã nông thôn mới 1
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.3.1 Ở nước ngoài
Tình hình thực hiện phát triển nông thôn ở các nước trên Thế giới cũngđược các nước rất chú trọng
♦ Ở Trung Quốc
Nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi lớn từ sau cải cách
mở cửa (1978) Từ 1979, chế độ quản lý kinh tế nông thôn được thay đổi từ
cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường Qua mười năm thựchiện chính sách cải cách mở cửa, đời sống nông dân đã thay đổi đáng kể,nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết Nông thônTrung Quốc hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm: Trong xã hội, địa vịcủa nông dân và thu nhập của cư dân nông thôn còn thấp, khoảng cách so vớithành thị ngày càng lớn, diện mạo của nông thôn còn lạc hậu, còn khoảngcách khá xa so với thành thị trên nhiều phương diện, nông nghiệp phát triểncòn gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề nổi bật là thu nhập ở nông thôn còn thấp,tăng chậm, trong khi đó ở thành thị thu nhập tăng rất nhanh Chẳng hạn, năm
1 - Thủ tướng Chính phủ, 2010, Quyết định 800-QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về chương trình mục tiêu quốc gia
về nông thôn mới giai đọan 2010.
- Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Hà Nội.
Trang 121978 chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn là 2,9 lần; sau 10 năm
là 3,31 lần và có xu hướng ngày càng gia tăng Trước tình hình đó TrungQuốc đã đưa ra chính sách “Tam nông” nhằm thay đổi bộ mặt của nông thôn.Mục đích của chính sách “tam nông” là xây dựng xã hội nông thôn TrungQuốc ngày càng hiện đại, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gópphần đưa đất nước phát triển.2
♦ Ở Hàn Quốc
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khithực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) vớichủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chínhphủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong Mục tiêu của phongtrào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nôngthôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mìnhngày một đẹp hơn và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngàymột giàu mạnh hơn"
Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thayđổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn.Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ mộtphần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định vàthực thi mọi việc Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủtrong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phongtrào Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng
xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ
22 GS.TS Phạm Vân Đình, CN Nguyễn Thanh Phong.Viện kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trang 13các đại diện này Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc ápdụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ chochế biến nông sản Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư
về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác Năm
2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành,chính quyền phải hướng về nông dân Nhờ hiệu quả của phong trào SaemaulUndong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thànhmột quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á
♦ Ở Nhật Bản
Từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởixướng và phát triển phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, oneProduct-OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này mộtcách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản Phong trào "mỗilàng một sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướngtới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực Trong
đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹthuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh Sau 20năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giátrị thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam
Kabosu, giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương.
♦ Ở Thái Lan
Thông qua mô hình OVOP, Chính phủ đã xây dựng dự án cấp quốc gia
"mỗi xã, một sản phẩm" (One Tambon one Product-OTOP) nhằm tạo ra sảnphẩm mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng, độc đáo, bán đượctrên toàn cầu Sản phẩm của OTOP được phân loại theo 4 tiêu chí: có thể xuấtkhẩu với giá trị thương hiệu; sản xuất liên tục và nhất quán; tiêu chuẩn hóa;
Trang 14đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng Các tiêu chí trên đã tạothêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắt chứngkiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lốisống của người dân địa phương.3
1.3.2 Ở trong nước
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số NQ/TW, ngày 5-8-2008 “Về nông nghiệp nông dân, nông thôn” nhằm “khôngngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, bảo đảmhài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiềukhó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với cácnước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủnông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướnghiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
26-và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia
cả trước mắt và lâu dài Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế
-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nângcao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sựlãnh đạo của Đảng được tăng cường Xây dựng giai cấp nông dân, củng cốliên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế -
xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.4
3 - Www.baomoi.com › Kinh tế (Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan).
4 Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2008, tr 125-126.
Trang 15Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X
đã ban hành các Kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề
án An ninh lương thực quốc gia, Đề án Chương trình Xây dựng thí điểm môhình nông thôn mới cấp xã, Đề án về Nâng cao vai trò, trách nhiệm của HộiNông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vàxây dựng giai cấp nông dân Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008, xác định “Chương trình mục tiêu Quốcgia xây dựng nông thôn mới” Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội dung, với 19 tiêu chí Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng nông thônmới: “Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với đô thị và bố trí các điểm dân
cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môitrường Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặcđiểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắc trong từng giai đoạn; giữgìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam Đẩymạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khaithác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư củacác doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động…”5
Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vàocuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trungương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông thôn mới theo đúng
lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh
5 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 198.
Trang 16197-Hiện nay, toàn xã hội đã và đang tích cực vào cuộc, cùng thực hiện sựnghiệp xây dựng nông thôn mới Cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến cơ
sở đã sớm triển khai Nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền;bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người dân Hầu hếtcấp ủy đảng các cấp đã tổ chức quán triệt Nghị quyết, trong đó nhiều xã tổchức phổ biến trực tiếp đến nhân dân tại thôn, bản Nhìn chung, cán bộ cơ sở
và nhân dân rất phấn khởi, kỳ vọng vào một nông thôn mới phát triển manglại sự cải thiện nhanh hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nôngthôn thời kỳ CNH, HĐH đất nước Các bộ, ngành chức năng liên quan đãnhanh chóng xây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách để đưa Nghị quyếtvào cuộc sống
Ở địa phương: tất cả các tỉnh, thành phố đã xây dựng chương trình hànhđộng triển khai Nghị quyết Nhiều tỉnh, thành phố chủ động ban hành cácchính sách mới, đặc thù phù hợp với thực tế của địa phương Những việc nêutrên đã có tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, nông thôn trước mắt
và lâu dài, tạo được niềm tin cho cán bộ, nông dân vào chủ trương phát triểnnông nghiệp, nông thôn của Đảng
Các bộ, ngành đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệtchiến lược, quy hoạch nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn phục vụyêu cầu phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại, như Chiến lược phát triểnthủy lợi; Chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2020; Quy hoạch hệ thốngcảng cá, bến cá đến năm 2020; Đề án phát triển cao su đến năm 2020; Đề ánphát triển giống cây trồng, vật nuôi, v.v
Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn quy định: “vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam XHCN là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
Trang 17thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã" Như vậy, nôngthôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn Nôngthôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùng nôngdân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có nhữngthuộc tính khác với nông thôn truyền thống Đó là: làng xã văn minh, sạchđẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hànghoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng đượcnâng cao; giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nôngthôn an ninh tốt, quản lý dân chủ
Những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm
vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hộiĐảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trựctiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xãtại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền
Bộ máy quản lý và điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới đãđược hình thành từ Trung ương xuống địa phương 63/63 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, 84,7% huyện và 52% số xã trên toàn quốc đã thành lậpđược Ban Chỉ đạo Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại văn bản hướng dẫn địaphương về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động
“Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nôngthôn mới” Ngày 8-6-2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động thiđua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
Trang 18Dự toán hàng năm trình Quốc hội về bảo đảm chi ngân sách nhà nướccho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có tốc độ tăng cao hơn chi chung của cảnước Riêng năm 2011 cao gấp 2,21 lần so với năm 2008 Tổng vốn đầu tưcho nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm 2009-2011 chiếm khoảng 52% tổngvốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủcủa cả nước, trong đó đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệpchiếm 37% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn Vốn tín dụng cholĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được ưu đãi Doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP củaChính phủ
Riêng năm 2011, Nhà nước đã bố trí 1.600 tỉ đồng từ nguồn ngân sáchTrung ương cho Chương trình để tập trung vào 5 nội dung, gồm quy hoạch,đào tạo, tuyên truyền, phát triển sản xuất và xây dựng một số hạng mục kếtcấu hạ tầng thiết yếu Nhiều địa phương, như Hà Tĩnh, Lào Cai, Hải Dương,Vĩnh Long, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Sóc Trăng còn chủ động bổ sungkinh phí lên tới 5.664,8 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương cho các xã đểtriển khai chương trình ngay trong năm 2011 10/13 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương tự túc ngân sách giai đoạn 2011-2015
Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của các bộ, ban, ngành ở Trungương, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và bản thânngười dân nông thôn, trong gần ba năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiềukhó khăn, thách thức nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt quakhó khăn, duy trì được tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đấtnước
Xin nêu một vài dẫn chứng và số liệu được thống kê bước đầu như sau:Năm 2010, nông nghiệp nước ta đạt mức tăng GDP là 2,78%, sản lượng lúa
Trang 19tăng thêm 1,17 triệu tấn (đạt 39,9 triệu tấn); sản lượng thịt các loại tăng 725ngàn tấn, đạt 4,02 triệu tấn; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sảntăng 990 ngàn tấn, đạt 5,12 triệu tấn; sản lượng muối tăng 340 ngàn tấn, đạt1,18 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng tăng 1,2%, đạt 39,5% diện tích Tổng kimngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản đạt 19,53 tỉ USD (tăng 3,46 tỉUSD so với năm 2008)
Giao thông nông thôn được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầngnông thôn Trong 2 năm, 2009 và 2010 đã huy động gần 33 ngàn tỉ đồng,trong đó nhân dân đóng góp khoảng 11,2% và trên 24 triệu ngày công laođộng; các nguồn khác chiếm 14,4%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 74,4% mởmới và nâng cấp hơn 40 nghìn ki-lô-mét đường; xây dựng khoảng 4.200 cầu
bê tông, cầu liên hợp, cầu dầm sắt, cầu treo, cầu gỗ và gần 50 nghìn cống Hạtầng thương mại ở nông thôn mở rộng, tăng nhịp độ và tần suất giao thương.Nâng cấp và mở rộng hệ thống điện, nâng tỷ lệ số xã lên 97,8% với 95,4% hộ
sử dụng điện Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin về cơ bản đã phát triểnđến các xã vùng sâu, vùng xa Khoảng 70% số xã có điểm truy cập in-tơ-nétcông cộng và 97% số xã có điện thoại công cộng
Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực Công nghiệp vàdịch vụ đã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn Trên 40 tỉnh hoànthành việc xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn Số lượng làngnghề tăng lên, hiện có trên 2.971 làng nghề theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Có thể khẳng định, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trungương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là Nghị quyết mang tínhtoàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nôngthôn nước ta từ trước đến nay Vì vậy, được nhân dân cả nước, nhất là cư dân
Trang 20nông thôn tích cực đón nhận, kỳ vọng về một thời kỳ với tương lai phát triểnmạnh mẽ
Có thể coi đây là một cuộc vận động cách mạng to lớn và quan trọngnhằm tập trung xác định rõ vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vềcác hình thức tổ chức sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp, có hiệu quả ởnông thôn; mối quan hệ giữa đô thị - nông thôn, công nghiệp - nông nghiệp vàgiữa trí thức - nông dân để bảo đảm phát triển bền vững
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN PHONG ĐIỀN
Trang 21phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá theohướng sinh thái trong thời gian tới.
* Vị trí địa lý
Với đặc thù là huyện nông nghiệp nằm ở phía Tây Sông Hậu, trực thuộcthành phố Cần Thơ, có vị trí:
+ Phía Đông giáp quận Ninh Kiều,
+ Phía Đông - Đông Nam giáp quận Cái Răng,
+ Phía Tây giáp huyện Thới Lai,
+ Phía Bắc giáp quận Bình Thủy,
+ Phía Tây Bắc giáp quận Ô Môn,
+ Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang,
* Địa hình, khí hậu, thủy văn
Huyện Phong Điền với đặc thù là huyện nông nghiệp nằm ở phía TâySông Hậu, trực thuộc thành phố Cần Thơ, có vị trí thuộc địa hình đồng bằngtương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt với những tuyếnsông, kênh trục là đấu mối giao thông thủy quan trọng của TP Cần Thơ cũngnhư của Khu vực ĐBSCL, đây là yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
và phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn
Mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao đều và phân làm hai mùa rõ rệt trong năm, Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 - 11;
-mùa nắng từ tháng 12 - 04
Nhiệt độ bình quân 27,6oC; nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,1oC; nhiệt độbình quân cao nhất 36,7oC; tổng giờ nắng trong năm 2.613 giờ
Trang 22Lượng mưa trung bình/năm 2.134mm; lượng mưa cao nhất/năm2.587mm; lượng mưa thấp nhất/năm 1.723mm; tổng số ngày mưa trung bình
cả năm 145 ngày
Độ ẩm không khí trung bình cả năm : từ 82%
Độ ẩm trung bình cao nhất 86% (tháng 07); độ ẩm trung bình thấp nhất 79%(tháng 12)
* Cơ cấu đất đai
Đơn vị hành chính gồm 06 xã và 01 thị trấn với 79 ấp: Thị trấn PhongĐiền (5 ấp), xã Nhơn Ái (7 ấp), xã Giai Xuân (14 ấp), xã Tân Thới (11 ấp), xãTrường Long (20 ấp), xã Mỹ Khánh (8 ấp), xã Nhơn Nghĩa (14 ấp)
Qua Bảng 2.1 [Phụ lục 1a] nhận thấy diện tích đất nông nghiệp tronghuyện chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Trong
đó, diện tích đất nông nghiệp là 10.586,98 ha chiếm tỷ lệ 84,5% so với tổngdiện tích đất tự nhiên của toàn huyện Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là0,99 ha chiếm tỷ lệ 0.93% so với tổng diện tích đất nông nghiệp Và đất trồngcây hàng năm khác có diện tích là 3.886,98 ha chiếm tỷ lệ 36,71% so với tổngdiện tích đất nông nghiệp của huyện Như vậy, huyện Phong Điền tập trungdiện tích đất nông nghiệp vào chủ yếu để trồng lúa, trồng hoa màu như: ngô,lạc, đậu tương và rau các loại Với đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 15,47% sovới tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Đất ở là 30% so với tổng diện tíchđất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng là 26,38% so với diện tích đất phi nôngnghiệp, đất sông và mặt nước chiếm tỷ lệ 41,14% so với diện tích đất phinông nghiệp Còn lại đất tôn giáo, tín ngưỡng và đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Đặc điểm dân cư, lao động
Trang 23Dân số: 99.966 người (số liệu thống kê năm 2010) [Bảng 2.2 - Phụ lục1a], trong đó: nam có 49.748 người, nữ có 50.218 người; Dân số phân bổ ởkhu vực nông thôn là 89.179 người, đạt tỷ lệ 89,21%; Dân số trong độ tuổi laođộng 65.568 người, chiếm tỷ lệ 65,59% dân số; Lao động trong nông nghiệpchiếm tỷ lệ 55,19%
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là chủ trươnglớn của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, nhằm nângcao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn
Số người trong độ tuổi lao động 65.568/99.966 người, chiếm 65,6 % dân
số Trong đó có 60.846 lao động có việc làm, 1.169 lao động chưa có việclàm
Lao động có việc làm hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp39.005 người, chiếm 59,48 % trên tổng số lao động Lao động còn lại hoạtđộng trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch
vụ và du lịch chiếm tỷ lệ 40,52% lao động
Giai đoạn 2006-2011 thông qua các chương trình đào tạo nghề đã giảiquyết việc làm cho khoảng 34.000 lao động, đào tạo nghề cho 3.378 lao động,giới thiệu cho 267 lao động đi làm việc ở nước ngoài Tuy nhiên, mặt bằngchung về tay nghề, trình độ lao động nông thôn của huyện còn thấp, lao độngphổ thông và lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, việc làm trongcác ngành nghề chưa đa dạng, bấp bênh, thu nhập thấp và thiếu ổn định
Bảng 2.3. Thống kê diện tích - dân số huyện Phong Điền (năm 2011)
(km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Trang 24Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền
2.1.2.2 Đặc điểm Y Tế, Văn hoá - Giáo dục
- Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, nâng cao chấtlượng phục vụ, công tác phòng ngừa dịch bệnh, chương trình y tế quốc gia, vệsinh an toàn thực phẩm được triển khai sâu rộng, đồng bộ đáp ứng nhu cầuchăm sóc sức khỏe nhân dân, huyện đã xây dựng hoàn thành Bệnh viện đakhoa (200 giường), 7/7 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia, cáccông trình đã và đang hoàn thành sẽ mở ra tiềm năng cho phát triển kinh tế -
xã hội địa phương
- Về văn hóa: Hệ thống truyền thanh cũng được từng bước nâng cấpnhằm phủ sóng trong toàn huyện Mạng lưới bưu điện được quan tâm đầu tưphát triển đến địa bàn các xã phục vụ cho thông tin, liên lạc, đến nay đã có 07điểm bưu điện văn hoá, 01 thư viện Các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá,văn nghệ đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếuniên, học sinh và các đoàn thể tham gia hoạt động sinh hoạt sôi nổi
Trang 25- Về giáo dục: Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyệnkhông ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng khá tốt yêu cầuđào tạo nguồn nhân lực.
- Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sởđạt chuẩn phổ cập từ năm 2004 và được tái công nhận hàng năm
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 đạt 78,7%
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thônghoặc học nghề 75,5%
- Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn Hàng năm trang thiết bị dạy học được bổ sung và hoàn thiện dần, góp phầnđáng kể vào việc nâng cao chất lượng dạy và học
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên không ngừng được tăng cường về
số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu công tác đặt ra Chấtlượng giáo dục từng bước được củng cố và phát triển vững chắc
2.1.2.3 Các hình thức tổ chức sản xuất
Kinh tế hộ vẫn là chủ lực, đóng góp vào việc nâng cao năng suất, sảnlượng, mở mang thêm nhiều ngành nghề trong nông nghiệp; cơ cấu hộ nôngnghiệp có xu hướng ngày càng chuyển dần sang dịch vụ, tiểu thủ côngnghiệp Kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác được Đảng và Nhà nước quantâm và tạo điều kiện để phát triển Tuy nhiên, hiện nay các hợp tác xã trên địabàn chưa nhiều, ngành nghề chưa đa dạng (chủ yếu là HTX nông nghiệp),hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa thật sự làm nền tảng để thúc đẩy hộ nôngdân phát triển, chưa tạo niềm tin trong nông dân
Trên địa bàn 06 xã, 1 thị trấn hiện có 12 HTX nông nghiệp, 162 Câu lạc
bộ, tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động
Trang 26Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) năm 2010 đạt 212.262triệu đồng, đạt 99,8% so với kế hoạch đề ra, tăng 16,42% so cùng kỳ Trongđó:
Tốc độ tăng trưởng chung giai đoạn 2005 - 2010 đạt 15,19%, Tốc độtăng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt16,42% (trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất bình quân các khu vực: Nôngnghiệp 40,48%, CN – TTCN 14,08%, TM – DV 45,45%) Chuyển dịch cơcấu trong nội ngành, năm 2005: nông nghiệp 91,32% - thủy sản 7,65%, đếnnăm 2010: nông nghiệp 78,68% - thủy sản 20,53% Trong nông nghiệp tỷtrọng chăn nuôi từ 5,76% năm 2005 tăng lên 7,08% năm 2010
Thu nhập bình quân đầu người: năm 2005 đạt 7,33 triệuđồng/người/năm, đến năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm
Phân tích kết quả đạt được về các lĩnh vực:
Giá trị sản xuất khu vực I, năm 2005 đạt 293,157 tỷ đồng, năm 2010 đạt212,153 tỷ đồng
2.1.2.4 Các ngành kinh tế cuả huyện
- Ngành trồng trọt
+ Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2005 đạt 18.508 ha; năm 2010 đạt16.921 ha (nguyên nhân giảm diện tích gieo trồng chủ yếu do tốc độ đô thịhóa nhanh, quỹ đất sản xuất giảm, đất chuyên dùng và đất ở tăng, tuy nhiên
cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tăng, hệ số sử dụng đất tăng, tăng diện tíchsản xuất lúa vụ 3 và diện tích trồng màu) Năng suất lúa tăng từ 4,69 tấn/hanăm 2005 và lên 4,98 tấn/ha năm 2010 và tiếp tục duy trì đến nay Chươngtrình sản xuất giống lúa và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất luôn đượcquan tâm phát triển
Trang 27+ Diện tích trồng cây ăn trái toàn huyện hiện có 5.749,4 ha, gồm cácloại: cây có múi, sầu riêng, xoài, vú sữa, nhãn, dâu và các loại cây ăn tráikhác với tổng sản lượng thu hoạch đạt 58.250 tấn Những năm gần đây, vớiviệc xác định phát huy thế mạnh nông nghiệp, nhất là thế mạnh về nghề làmvườn để phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, huyện đã tập trung quy hoạchcác vùng trồng chuyên cây ăn trái với những giống cây đặc sản của địaphương, đồng thời tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và đăng kýthương hiệu sản phẩm như: dâu Hạ Châu, vú sữa Phong Điền Từ đó, nghềlàm vườn đã được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện, nângcao mức sống của nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện.+ Diện tích và năng xuất rau màu không ngừng tăng qua các năm đem lạihiệu quả thiết thực cho nông dân, năm 2005 diện tích trồng màu đạt 1.208 ha,đến năm 2010 diện tích đạt 1.486 ha.
- Ngành chăn nuôi
+ Tổng đàn gia súc gia cầm năm 2005 đạt 103.088 con, năm 2010 đạt
187.900 con (tăng 84.351 con so 2005); nguyên nhân tăng chủ yếu là tăng đàngia cầm
2.1.2.5 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
Cơ cấu kinh tế của huyện Phong Điền được nêu ở bảng sau:
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phong Điền (2011)
Trang 28STT Chỉ tiêu Giá trị (triệu
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2011 là20.500.000 đồng/người/năm Thu nhập bình quân đầu người khu vực nôngthôn đạt 16.583.000 đồng/người/năm
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2011 được nêutrên Bảng sau:
Bảng 2.5 : Thu nhập bình quân đầu người các xã (2011)
Trang 297 Thị trấn Phong Điền 29,5
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền)
Đời sống của người dân có sự ổn định, thu nhập nhiều nơi được nânglên Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của toàn thành phố thí phần thu nhậptăng thêm vẫn còn thấp và chưa tương xứng với công sức bỏ ra, so với yêucầu thực tế cuộc sống thì vần còn rất thấp
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, người nông dân luôn phải đối mặtvới những biến đổi bất thường của thiên nhiên, những rủi ro không thể lườngtrước,… cuộc sống người dân còn bấp bênh, nhất là đối với bà con vùng sâuvùng xa, vùng nông thôn Vì vậy, còn nhiều vấn đề về nông dân, nông thôncần phải được tiếp tục nghiên cứu, đầu tư phát triển mạnh mẽ, đồng bộ và cóhiệu quả hơn nữa
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định Toàn huyệnhiện có 3.767 đơn vị doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; với tổng số người tham gia 9.149người kinh doanh Mặc dù giá cả thị trường biến động không ổn định songcác cơ sở kinh doanh vẫn hoạt động mang lại hiệu quả
Huyện Phong Điền rất coi trọng nhân tố con người nên đã có những đầu
tư xác đáng và hợp lý cho việc xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị chongành giáo dục - đào tạo Hiện nay, toàn huyện có 95% trường trung học cơ
sở, tiểu học và trên 85% trường mầm non được xây dựng kiên cố đạt chuẩnquốc gia và đạt theo tiêu chí nông thôn mới
Phong Điền được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấntượng: điện - đường - trường - trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấnđược trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện - văn hóa Huyện
Trang 30có nhiều điểm du lịch sinh thái phát triển khá phong phú thu hút được nhiều
du khách trong và ngoài thành phố đến tham quan
Với những phát triển như trên, huyện Phong Điền đã phát triển kinh tếtheo hướng nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ côngnghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựngquê hương Phong Điền giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, vững bước trên conđường hội nhập và phát triển
2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ MỸ
KHÁNH (HUYỆN PHONG ĐIỀN)
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Mỹ Khánh là xã ngoại thành cuả thành phố Cần Thơ, nằm cách trungtâm thành phố Cần Thơ 12 km, cách thị trấn Phong Điền 5 km, với vị tríthuận lợi cùng đường giao thông thuỷ, bộ thông thương với sông Cần Thơ,đường tỉnh lộ 923, là cơ hội để Mỹ Khánh phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp chất lượng cao và du lịch sinhthái,
* Vị trí địa lý
+ Phía Bắc: giáp phường Long Tuyền-quận Bình Thủy-TP Cần Thơ;+ Phía Nam: giáp Thị trấn Phong Điền-huyện Phong Điền-TP Cần Thơ;+ Phía Đông: giáp phường An Bình-quận Ninh Kiều-TP Cần Thơ; + Phía Tây: giáp xã Giai Xuân, huyện Phong Điền-TP Cần Thơ
Hình 2.2.1: Bản đồ xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Trang 31Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
* Địa hình, khí hậu, thủy văn.
Xã Mỹ Khánh có địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòichằng chịt thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, mua bán và trao đổi hàng hóacủa nhân dân Đặc biệt, là du lịch sinh thái miệt vườn
Khí hậu khu vực mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùacận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùađông lạnh
- Nhiệt độ trung bình: 26,50C
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 220C, cao nhất: 32,50C
- Lượng mưa trung bình/năm: 2.134 mm Số ngày mưa trung bình: 145ngày
- Lượng mưa cao nhất/ năm: 2.587 mm, thấp nhất/ năm: 1.723 mm
- Độ ẩm trung bình của không khí/ năm: 75%
Trang 32- Có hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc trùng với mùa khô và giómùa Tây Nam trùng với mùa mưa.
* Cơ cấu đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong ngànhsản xuất nông nghiệp Đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng laođộng, là nguồn tài nguyên quý giá, là địa bàn dân cư và xây dựng các cơ sở hạtầng, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng
Qua số liệu từ Bảng 2.6 [Phụ lục 1a] nhận thấy diện tích đất nông nghiệptrong xã chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã.Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 820,90 ha chiếm tỷ lệ 77,54%
so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Đất nuôi trồng thủy sản có diệntích là 0,10 ha chiếm tỷ lệ 0,01% so với tổng diện tích đất nông nghiệp Vàđất trồng cây hàng năm khác có diện tích là 94,28 ha chiếm tỷ lệ 11,54% sovới tổng diện tích đất nông nghiệp của xã Như vậy, xã Mỹ Khánh tập trungdiện tích đất nông nghiệp vào chủ yếu để trồng lúa, trồng hoa màu như: ngô,lạc, đậu tương và rau các loại Với đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 237,65%
so với tổng diện tích tự nhiên của toàn xã Đất ở là 24,83% so với tổng diệntích đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng là 26,74% so với diện tích đất phinông nghiệp, đất sông và mặt nước chiếm tỷ lệ 45,29% so với diện tích đấtphi nông nghiệp Còn lại đất tôn giáo, tín ngưỡng và đất nghĩa trang, nghĩađịa
Diện tích tự nhiên của xã (: 1.058,55 ha, chiếm 8,5% diện tích tự nhiêncủa huyện Địa bàn xã được chia thành 08 ấp, trong đó có 04 ấp đô thị hóa:
Mỹ Phước, Mỹ Lộc, Mỹ Ái, Mỹ Nhơn và 04 ấp nông nghiệp gồm: Mỹ Thuận,
Mỹ Long, Mỹ Phụng, Mỹ Hòa Trong đó diện tích đất nông nghiệp 820,90 ha
Trang 33(chiếm 77,6 % diện tích tự nhiên); đất phi nông nghiệp 237,65 ha chiếm22,4% diện tích đất tự nhiên
Để đạt được những hiệu quả kinh tế và khai thác có hiệu quả các lợi thếcủa xã cần bố trí sử dụng đất đai hợp lý hơn, cân đối đất sản xuất nông nghiệptrồng các loại cây đem lại năng suất cao và giá trị lớn cho người dân
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Mỹ Khánh
2.2.2.1 Đặc điểm dân cư, lao động
Với vị trí địa lý cận kề với các quận nội thành của thành phố Cần Thơ
và thị trấn Phong Điền kết hợp với điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trườngcủa Mỹ Khánh rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch sinh thái
- Diện tích mặt nước: Gồm có 02 sông Trường Tiền, Ngã Cái và 14 kênh
với tổng chiều dài 19.600 m
- Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã 167,63 ha, trong đó diện tích
ao phục vụ nuôi trồng thuỷ sản 35 ha, còn lại 132,63 ha diện tích đất sông,kênh và mặt nước khác
- Toàn xã có 2.690 hộ với khoảng 10.451 nhân khẩu chiếm 10,3% so vớidân số huyện, mật độ dân số 893 người/km2 phân bổ trên 08 ấp Trong đó:+ Khẩu nông nghiệp: 3.321 người; ứng với 843 hộ
+ Khẩu phi nông nghiệp: 7.130 người, ứng với 1.847 hộ
- Dân số của xã phân bố rộng khắp tập trung tại các trục lộ giao thôngtrong xã Thời gian qua do địa phương làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình,nên công tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ
- Dân số trong độ tuổi lao động của xã là 6.611 người, chiếm 63,26 %dân số
Trang 342.2.2.2 Đặc điểm Y tế, văn hoá, giáo dục
Xã hiện có 01 trạm y tế đặt tại ấp Mỹ Ái đạt chuẩn y tế quốc gia năm
2004 và được duy trì hàng năm, trạm thực hiện tốt công tác chăm sóc sứckhỏe người dân và cộng đồng, Trong năm 2010 xã đã tổ chức khám bệnh chongười dân được 16.513 lần (Trong đó Tây y 13.280 lần, đông y 3.233 lần) Tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 15,60%
Tuy nhiên, trạm hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh chongười dân vì diện tích nhỏ và thiếu trang thiết bị, bị ảnh hưởng Cầu và Dự ánTrung tâm thương mại Chợ Do đó, dự kiến xây dựng trạm y tế mới đạt chuẩndời về ấp Mỹ Phước
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 38% so với dân
Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở: Phổ cập giáo dục tiểu họcđạt chuẩn năm 1997, Phổ cập trung học cơ sở đạt chuẩn vào năm 2004 vàđược trên tái công nhận hàng năm
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 94.4% và được tiếp tục học Trung học(phổ thông, bổ túc, học nghề ) năm 2010 đạt 80,81%
2.2.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Trang 35Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của cơ sở
- Thuận lợi: với vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa trung tâm thành phốCần Thơ và Thị trấn Phong Điền; điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợicho phát triển sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động dồi dào, đây là yếu
tố quan trọng cho quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa nông thôn
- Khó khăn: Xã có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, nhiều công trình tuyếngiao thông mở rộng nên cũng gây ra một số khó khăn trong giải quyết việclàm cho người lao động; tuy vị trí và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển,nhưng cơ sở hạ tầng và nội lực hiện tại chưa đồng bộ Sản xuất theo phươngchâm tự phát, chưa có nhiều mô hình nông nghiệp vượt trội để nhân rộng;
áp dụng giống lúa, vật nuôi và cây trồng các loại cho bà con nên đã đem lạinăng suất cao và thu nhập đáng kể
Cùng với đó là ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng50% so với tổng giá trị sản xuất Đạt được điều đó là do địa bàn của xã có 18
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu: Xay sát chế biến luá gạo, cám,vật liệu xâydựng, xăng dầu, 1 cơ sở sản xuất tôm giống, 2 cơ sở sản xuất kinhdoanh vật tư nông nghiệp…; tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất theo mùa vụ nênhoạt động chưa ổn định
Hoạt động của ngành dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng 20% so vớitổng giá trị sản xuất; đạt được điều đó là do cả xã có 03 khu du lịch và 300
Trang 36điểm kinh doanh dịch vụ mua bán nhỏ Gần đây 1 số Cty TNHH đã và đangduy trì, mở rộng hướng kinh doanh dịch vụ một số lĩnh vực như: Du lịch sinhthái, vườn cây ăn trái, đờn ca tài tử… Đã giải quyết được nhiều việc làm nhànrỗi ở nông thôn Trong đó ngành dịch vụ du lịch phát triển ổn định Thịtrường có những biến động về giá cả nhưng hoạt động thương mại vẫn tiếptục có bước phát triển Toàn xã có một chợ Mỹ Khánh phục vụ nhu cầu traođổi mua bán của bà con trong xã Mọi nhu cầu đều được cung ứng đầy đủ, kịpthời, phương thức kinh doanh đa dạng và phong phú.
Bảng 2.7 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế xã Mỹ Khánh năm 2010
Nguồn: Thống kê UBND xã Mỹ Khánh
Tóm lại, thực trạng sản xuất xã Mỹ Khánh năm 2010 giá trị sản xuấtngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 30% so với tổng giá trị sản xuất, ngànhcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 50% so với tổng giá trị sảnxuất của tòan ngành Ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 20% so vớitổng giá trị sản xuất Căn cứ bảng cho thấy, ngành công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần giá trị tiểu thủ côngnghiệp Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, cần quy hoạch phát triểncông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập
Trang 37cho người lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp được minh họa qua sơ
đồ sau
Hình 2.2.2 Đồ thị cơ cấu kinh tế xã Mỹ Khánh năm 2010
(Nguồn: Thống kê UBND xã Mỹ Khánh)
2.3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Cách tiếp cận
Luận văn nghiên cứu mô hình “xây dựng nông thôn mới cấp xã” tại xã
Mỹ Khánh, tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện chương trình xâydựng nông thôn mới tại xã và khả năng đáp ứng các tiêu chí quốc gia về xãnông thôn mới dựa vào “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày16/4/2009 và Quyết định 3589/QĐ-UBND, ngày 22/12/2010 của UBND TP
về việc ban hành bộ tiêu chí TPCT về nông thôn mới; rút kinh nghiệm thựchiện cho các xã khác trong huyện Phong Điền
Sơ đồ sau thể hiện các nội dung thiết yếu của cách tiếp cận cho luận văn:
Trang 38
Sơ đồ các nội dung thiết yếu của cách tiếp cận luận văn
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của lý thuyết hệ thống, chủ nghĩa Duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhànước về quản lý nhà nước về nông nghiệp, đề tài sử dụng các phương pháp:
- Tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê của các ngành kinh tế trongnông nghiệp
- Đánh giá các số liệu tổng hợp, liên hệ với thực tiễn trong vùng
Phân tích các tiêu chí quốc gia và cuả thành phố về
NTM Thảo luận nghiên cứu với cơ quan liên quan Thảo luận nghiên cứu
với cơ quan liên quan
Một số giải pháp góp phần thực hiện chương trình XDNTM trên địa
bàn huyện Phong Điền từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh
Nghiên cứu tài liệu
Phỏng vấn chuyên gia
Thăm dò và thu thập ý kiến phản hồi từ xã thí điểm, hoàn thiện nội dung nghiên cứu
Khảo sát đánh giá thực
tế xã điểm theo tiêu
chí nông thôn mới
Thu thập thông tin tư vấn và phản hồi từ cộng đồng
Tổng hợp, viết luận văn Hoàn thành luận văn
Trang 39Nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã MỹKhánh làm kinh nghiệm thí điểm cho toàn huyện Phong Điền có nhiều công
cụ thu thập và phân tích thông tin khác nhau được áp dụng để đánh giá thựctrạng xã nghiên cứu và xác định mức độ đáp ứng các tiêu chí xã nông thônmới Bao gồm các phương pháp:
2.3.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu
- Kế thừa tài liệu và các kết quả nghiên cứu về các vấn đề có liên quan
- Thông tin và điều kiện cơ bản của huyện
2.3.2.2 Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal)
Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) là phương pháp đánhgiá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA được áp dụng để đánh giáthực trạng, tiềm lực và nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân và nôngthôn ở vùng nghiên cứu Các thông tin, số liệu chính cần thiết cho thu thập vàtập trung nghiên cứu vào các thông tin liên quan 05 nhóm tiêu chí xã nôngthôn mới, bao gồm:
- Thông tin liên quan quy hoạch phát triển
Trang 40Thực hiện PRA cấp xã với các đối tượng là các ban ngành, tổ chức ở cấp
xã có liên quan và có thể cung cấp thông tin liên quan đến quy hoạch, hạ tầngkinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường và
hệ thống chính trị
Thực hiện (Mẫu điều tra) PRA ở cấp với dân với các đối tượng là nhómcác hộ trong xã
2.3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp phân tích kinh tế bao gồm các phân tích như sau:
+ Phân tích định tính: Được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình nghiêncứu nhằm tổng hợp phân tích các thay đổi của chương trình xây dựng nôngthôn mới chưa thể định lượng hóa Kết hợp với các bảng số liệu và minh họa.+ Phân tích định lượng: Dùng để bổ sung cho phân tích định tính Tácgiả sẽ sử dụng mô hình tương quan hồi quy để mô tả mức độ ảnh hưởng củamột số yếu tố đến mức độ sẵn lòng đóng góp của nhân dân cho chương trình
XD NTM tại địa bàn nghiên cứu
Với giả định sự sẵn lòng đóng góp (tiền, đất, công lao động) của nhândân (biến phụ thuộc) cho chương trình XD NTM của xã phụ thuộc vào 7 yếu
tố (biến độc lập) sau đây:
- Được phổ biến và hiểu rõ về ý nghĩa của chương trình
- Được tham gia xây dựng các kế hoạch của chương trình
- Được tham gia công tác kiểm tra, giám sát
- Nắm rõ các nội dung hoạt động của chương trình
- Có sự vận động của các đoàn thể quần chúng