0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện

Một phần của tài liệu ỐNG ĐẠO CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN GIÁO XỨ SỞ KIỆN THỊ TRẤN KIỆN KHÊ HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM (TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI (Trang 27 -34 )

B. NỘI DUNG

1.2.1. Cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện

Ngày nay, hiểu theo một cách thông thƣờng thì từ giáo dân đƣợc hiểu là ngƣời dân có tôn giáo hoặc là ngƣời theo một tôn giáo. Nhƣng nếu hiểu theo cách phổ biến thì từ giáo dân chỉ đƣợc dùng để chi những ngƣời theo đạo Công giáo. Không mấy ai ở Việt Nam gọi ngƣời theo đạo Tin lành là giáo dân, càng không ai gọi ngƣời theo đạo Phật là giáo dân.

Ở nƣớc ta, trƣớc đây khi chƣa có từ giáo dân, để chỉ ngƣời Công giáo, các nhà truyền giáo đã dùng từ kẻ có đạo, bổn đạo hay tín hữu, Kitô hữu, lương dân,

đức dân còn các sử gia triều Nguyễn dùng các từ nhƣ người theo đạo Gia tô, dân

đạo, con chiên theo đạo, tả đạo, dữu dân.

Tên dữu dân có từ năm 1861 đời vua Tự Đức. Dữu dân là từ Hán Việt.

Dửu莠 trong tiếng Hán Việt có nghĩa thứ nhất là cỏ lồng vực trong ruộng lúa. Nghĩa thứ hai là điều gian ác. Dữu Dân 莠民 là ngƣời làm điều ác, ngƣời có hại nhƣ cỏ

lồng vực cần phải nhổ bỏ đi. Và ngƣợc lại, với những ngƣời dân không phải là Công Giáo, triều đình Huế gọi họ là lƣơng dân 良民 tức là những ngƣời dân tốt lành.

30

Sau khi vua Tự Đức thôi cấm đạo, viên khâm sứ Pháp ở Huế xin vua Tự Đức ra chiếu chỉ không cho dân chúng gọi ngƣời Công Giáo là tà đạo, tả đạo, mà xin cho

dùng từ nghĩa dân hay đức dân [37].

Năm 1874 Vua Tự Đức ra chiếu chỉ cho gọi ngƣời Công giáo là giáo dân. Sách Đại Nam thực lục ghi chiếu chỉ nhƣ sau: “ Chuẩn cho dân đi đạo đổi gọi là

giáo dân, dân đi lương gọi là bình dân. Từ trước đến nay dân theo đạo, hoặc gọi là dữu dân, hoặc gọi là tả đạo. Gần đây cứ lời Khâm Sứ đóng ở Kinh nói rằng: lương, đạo đều gọi, chưa khỏi sỉ nhục giáo ấy. Đã chuẩn cho quan ớ nha Thương bạc đem nghĩa 2 chữ ấy trả lời nói: Lương là an thường thủ phận, không làm gian ác; Đạo là khuyên người làm lành, không làm bất chính. Hai chữ đối nhau, văn nghĩa giống nhau, lại tốt xấu gì? Đạo gọi là đạo mà lương không gọi là lương thì gọi là gì. Rồi sứ đã biết chữ lương không để bỏ được, lại yêu cầu phàm những người theo giáo ấy gọi là nghĩa dân, đức dân, quan ở nha Thương bạc cho là sứ ấy đã nói nhiều như thế xin gọi là giáo dân. Vua y cho, nhân chuẩn cho dân lương cũng đổi là bình dân”."[45, tr.65]

Nhƣ vậy từ giáo dân mới đƣợc chính thức dùng sau năm 1874. Đến cuối thế kỷ XIX trong cuốn từ điển Công giáo mang tên Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của in năm 1895-1896 định nghĩa: Giáo dân là ngƣời có đạo Thiên Chúa, tiếng xƣng hô của nhà nƣớc Annam mới cải, trƣớc gọi là dân tả đạo.

Luật nhà đạo đinh nghĩa giáo dân nhƣ sau: Hiến Chế Tin Lý Lumen Gentium của Thánh Công Đồng Vatican II, viết “danh hiệu giáo dân (laity) được hiểu là tất

cả những Kitô hữu không có chức thánh hoặc bậc tu trì được Giáo hội công nhận.”

Nhƣ vậy hiến chế định nghĩa giáo dân theo phƣơng pháp loại trừ và giáo dân đƣợc hiểu là ngƣời không thuộc vào hàng giáo sỹ hay tu sĩ.

Còn giáo luật khoản 204 định nghĩa giáo dân ở một góc độ khác: “Tín hữu

(giáo dân) là người nhờ bí tích rửa tội mà liên kết với chúa ki tô, gia nhập dân thiên chúa và như vậy được thông phần chức tư tế, tiên tri và vương giả của chúa Ki tô cùng được mời gọi cộng tác vào sứ mạng mà Thiên Chúa đã trao cho giáo hội để chu toàn nơi trần gian, mỗi người theo điều kiện riêng của mình”. Giáo dân ở đây

31

đƣợc hiểu là ngƣời đã chịu bí tích rửa tội, ngƣời đƣợc tham dự vào ba chứ vụ tư tế,

tiên tri và vương giả của chúa Ki tô, Ba chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của

Chúa Kitô đƣợc hiểu nhƣ sau: Vƣơng giả nghĩa là làm chủ bản thân, làm chủ tập thể (gia đình, xã hội, giáo hội), làm chủ ngoại cảnh (thiên nhiên, môi trƣờng). Tƣ tế nghĩa là dâng bản thân, dâng ý riêng, dâng mọi công việc của đời thƣờng lên Thiên Chúa nhƣ một lễ vật, cùng với Chúa Giêsu, để thờ phƣợng Thiên Chúa và để thánh hóa bản thân và mọi công việc của mình. Ngôn sứ nghĩa là làm chứng cho Thiên Chúa, cho Chúa Giê su, bằng lời nói và nhất là bằng đời sống thực tế, bằng thái độ sống, làm chứng cho chân lý (luôn luôn thành thật, nói sự thật), cho công lý (sống công bình và đòi hỏi công bình trong xã hội, chống bất công áp bức), giúp mọi ngƣời nên tốt lành thánh thiện hơn, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Có ý kiến khác bổ sung dựa theo tiêu chí số lƣợng rằng: Giáo dân là thành phần Kitô hữu đông đảo nhất.

Từ những quan điểm trên có thể đƣa ra một định nghĩa về giáo dân nhƣ sau:

Giáo dân là thành phần Kitô hữu đông đảo nhất không thuộc về hàng giáo sĩ hay tu sĩ nhưng nhờ phép rửa đã trở nên dân Thiên Chúa và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ. Họ là những người đang thực hiện sứ mạng của toàn dân Kitô giáo trong Giáo Hội và trên trần gian theo nhiệm vụ của riêng mình

Cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện.

Phân bố

Giáo xứ Sở Kiện hiện có 8 giáo họ, tƣơng ứng với 8 cộng đồng giáo dân. Các cộng đồng giáo dân có vị trí gần sông Đáy và không xa quốc lộ 1 A. Nếu căn cứ theo cơ cấu hành chính thì các họ đạo không cùng một nơi mà ở bốn xã thị trấn khác nhau. Cộng đồng các họ đạo cụ thể đƣợc phân bố nhƣ sau:

Cộng đồng họ đạo Ninh Phú, Kiện Khê cùng cƣ trú trên địa bàn thị trấn Kiện Khê Cộng đồng họ đạo Ô Cách, Võ Giang, Thủy Cơ, Trung Thứ cùng cƣ trú trên địa bàn xã Thanh Thủy.

32

Cộng đồng họ đạo Yên Xá cƣ trú trên địa bàn xã Thanh Tuyền.

Nhìn trên bản đồ, nếu lấy thị trấn Kiện làm trung tâm thì các họ đạo ở khá xa nhau. Nếu lấy họ Ninh Phú, Kiện Khê làm trung tâm thì họ Kiện Khê và Ninh Phú gần với họ Yên Xá nhất và xa với họ Khắc Cần nhất. Trong 8 họ trên thì họ Ninh Phú và Kiện Khê ở vào trí thuận lợi hơn cả vì nằm ở trung tâm của thị trấn Kiện- một trong hai cơ quan đầu não của huyện Thanh Liêm, còn các họ khác đều thuộc về các xã.

Số lượng

Vị trí khác nhau là nhân tố góp phần làm cho các họ đạo có sự phát triển không đồng đều về số lƣợng giáo dân. Họ có số lƣợng giáo dân đông nhất là Kiện Khê với 2976 nhân danh, ít nhất là Ô Cách 104. Mặc dù là họ sở tại nhƣng Ninh Phú có số lƣợng giáo dân ít hơn Kiện. Số giáo dân Ninh Phú là 1013 nhân danh, chỉ hơn Khắc Cần đôi chút, số nhân danh của Khắc Cần là 820. Các họ còn lại có số lƣợng ít và vênh nhau không đáng kể Yên Xá 350, Ô Giang 253, Trung Thứ 230, Thủy Cơ (Xóm Bến) 170 (5).

Vài nét về lịch sử hình thành cộng đồng, vị trí, kinh tế, văn hóa xã hội của họ đạo Ninh Phú, Kiện Khê

Họ đạo Ninh Phú sinh cơ lập nghiệp tại làng Ninh Phú. Làng Ninh Phú trong lịch sử đƣợc biết đến là một ngôi làng Công giáo toàn tòng có từ lâu đời. Nếu lấy năm sinh của ông Thánh Trƣơng Văn Thi làm mốc thì làng đã theo đạo 250 năm (ông Thánh Thi sinh năm 1763). Về tổ tiên của làng thì theo bài viết của linh mục Kỷ ngƣời làng, hiện trên 80 tuổi, sống tại Mỹ), là hai họ Trƣơng, Viên “tổ tiên làng

Sở không biết từ đâu đến đây định cư nhưng có một đặc điểm là toàn tòng theo Công giáo, cả dân làng đều mang họ Trương, một số họ Viên và họ Quan”. Hai họ

Trƣơng, Viên theo ông Đoàn ngƣời kéo chuông lâu năm trong nhà thờ vốn có quan hệ họ hàng với nhau. Họ Trƣơng là tƣớng của một vị vua, do có công mà đƣợc phong đất ở đây. Họ Viên vốn là em rể của họ Trƣơng nên cũng về đây cùng sinh cơ lập nghiệp. Trong lịch sử, làng đã có công hiến một nửa làng cho giáo xứ để xây

33

dựng cơ sở vật chất. Năm 1954, nửa làng đã theo Chúa vào Nam, họ đạo mất đi một bộ phận ngƣời. Là chủ thể văn hóa của làng Ninh Phú ngày nay, họ Ninh Phú là giáo dân gốc của làng thƣờng sống tập trung quanh khu vực nhà thờ. Sau 1973, trƣớc một cuộc chuyển cƣ cơ học từ 1 số làng khác về, làng có thêm một bộ phận dân cƣ mới, tập trung ở rìa ngoài cánh đồng làng. Năm 2003 theo hƣơng ƣớc mới lập, làng có 230 hộ với 990 khẩu, ngƣời Công giáo chiếm 90%.

Ngày nay theo bản đồ thị trấn Kiện, làng Ninh Phú có phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Thanh Tuyền, Tây giáp làng Kiện Khê, Nam giáp làng Tháp. Ranh giới hai làng Ninh Phú và Kiện Khê theo sự phân định của ngƣời dân hai làng thì đƣợc tính bằng chiếc cổng chào trƣớc mặt nhà thờ. Từ cổng trở vào là địa bàn cƣ trú của ngƣời làng Sở, trở ra là làng Kiện.

Về kinh tế, cơ bản làng Ninh Phú là làng thuần nông. Giáo dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề truyền thống là trồng trọt, chăn nuôi chài lƣới, tráng bánh đa, đội đá. Theo soạn giả Ngô Vĩ Liễn trong “Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” (1924) thì làng này vào đầu thế kỷ XX còn nổi tiếng với nghề làm xì gà. Giai đoạn đầu thập niên 70 làng có thêm nghề thợ xây và thợ mộc. Diện tích của làng so với làng Kiện nhỏ hơn. Hiện trong xu thế đổi mới chung của đất nƣớc, diện tích đất nông nghiệp của làng có chiều hƣớng thu hẹp. Trƣớc đây mỗi khẩu có hai sào nay có 7 miếng ruộng. Hiện nay theo ông trƣởng thôn trong làng có 20 hộ chuyển sang làm dịch vụ

Về đời sống sinh hoạt, làng Ninh Phú từ rất sớm đã đi vào nề nếp. Ăn, uống sạch sẽ đảm bảo vệ sinh. Do nằm trên dải địa hình núi đá, nên toàn huyện Thanh Liêm nói chung, ngƣời dân làng Sở, (Kiện) nói riêng từ lâu phải ăn uống chính bằng nguồn nƣớc mƣa. Mỗi gia đình đều có bề nƣớc mƣa dự trữ rất lớn. Các gia đình rất hạn chế sử dụng nguồn nƣớc khoan bởi nƣớc khoan ở đây ngày đầu thì có thể rất trong nhƣng chỉ vài ngày sau đã ngả vàng sậm, mùi tanh, không dùng đƣợc. Theo chƣơng trình phát triển nguồn nƣớc sạch ở địa phƣơng thì trong thời gian tới thị trấn sẽ sớm đầu tƣ vào hệ thống cấp nƣớc sạch để ngƣời dân có nƣớc máy sử dụng.

34

Về cảnh quan môi trƣờng sống: Nhìn chung đƣờng làng ngõ xóm ở làng Sở đều đã đƣợc trải đá hoặc đổ bê tông. Gia đình nào cũng có một vài cây ăn quả hoặc cây bóng mát. Năm 2008 đã hình thành đội chuyên thu gom rác thải. Mối khẩu đóng 3.000. Tuy vậy, hệ thống nƣớc thải sinh hoạt cũng có một vấn đề. Do trong quá trình xây dựng nhà ở một số hộ dân đã lấp mất đƣờng thoát nƣớc nên trong mùa mƣa nƣớc thoát chậm, nƣớc bẩn của các hộ chảy tràn ra đƣờng. Trong làng vẫn còn một vài rãnh nƣớc đen. Tuy vậy, theo ông trƣởng thôn vấn đề này luôn đƣợc địa phƣơng quan tâm nên sẽ sớm đƣợc khắc phục trong thời gian gần nhất.

Về truyền thống cách mạng, tuy không phải là làng có bề dày thành tích theo cách mạng song trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ làng cũng đã cống hiến cho đất nƣớc 7 liệt sỹ và 8 thƣơng, bệnh binh. Thế hệ sau, các con em trong làng đều thực hiện nghiêm túc việc đi nghĩa vụ quân sự. Các cuộc bầu cƣ giáo dân đều làm tròn vai trò cử tri của mình.

Họ Kiện, sinh cơ lập nghiệp tại làng Kiện Khê. Làng Kiện từ trong lịch sử cũng từng đƣợc biết đến là làng Công giáo toàn tòng. Theo lịch sử họ đạo Kiện chép từ khoảng cuối thế kỷ XVIII trong làng đã có chục ngƣời theo đạo. Nếu lấy theo mốc này thì làng theo đạo cũng đƣợc khoảng 250 năm. Thậm chí, theo ngƣời già trong làng Kiện nói, có thể làng Kiện còn theo đạo sớm hơn thế. Vì làng Kiện nằm sát bên bờ con sông Đáy nên hạt giống tin mừng dễ gieo vào đây trƣớc Ninh Phú (Ninh Phú nằm về phía Đông, sát nhà thờ). Có thể coi lớp ngƣời này là lớp ngƣời theo đạo đầu tiên ở làng Kiện. Từ năm 1877, khi xây ngôi thờ Kẻ Sở, lịch sử họ đạo Kiện chép đã có một phận ngƣời dân từ nơi khác đến tham gia xây nhà thờ rồi ở lại làm ngƣời dân địa phƣơng. Năm 1908 làng Kiện có 4 giáp với 4 trùm cả, trùm phó điều hành công việc. Năm 1925 ngƣời nhập cƣ nhiều nhân danh đông, làng có thêm một giáp mới gọi là giáp ngũ. Năm 1926, sau khi ngôi nhà thờ Trại ra đời, làng có thêm một phận dân tứ xứ về nƣơng nhờ nhà đạo và trở thành ngƣời làng. Năm 1927, khi chợ Kiện thành hình lại với lợi thế trên bến dƣới thuyền số ngƣời tứ xứ bốn phƣơng lại về đây tụ họp đông hơn. Năm 1929, với sự ra đời của trƣờng học Lê Bảo Tịnh, càng thu hút số lƣợng ngƣời về đây sinh sống. Năm 1931,

35

trƣớc hiện trạng một số họ theo Phật giáo không ai quản lý mỗi khi có ngƣời chết thƣờng không ngƣời mai táng, một giáp nữa ra đời thƣờng do hàng xã điều hành [1]. Năm 1954, sau sự kiện Chúa vào Nam, cũng nhƣ bên Sở, làng Kiện mất đi một bộ phận lớn ngƣời theo đạo. Năm 2002 theo hƣơng ƣớc mới lập làng có 2547 ngƣời, trong đó có 90% là ngƣời Công giáo. Qua vài dữ liệu trên có thể thấy, cộng đồng họ đạo Kiện Khê là sự tập hợp của ngƣời dân bốn phƣơng không thuần nhất nhƣ bên Ninh Phú. Sự hình thành của các cộng đồng này gắn liền với quá trình gây dựng các cơ sở vật chất tôn giáo ở nơi đây. Hiện nay với trên 30 dòng họ [50] đang cùng sinh sống trong làng, thì đến nay cũng chƣa biết đƣợc dòng họ nào theo đạo đầu tiên, đƣợc coi là ông tổ làng, chỉ biết chiếm số lƣợng lớn là dòng họ Nguyễn, Trần, Lê, Bùi.

Nhìn trên bản đồ ngày nay, làng Kiện có phía Đông giáp làng Ninh Phú, phía Tây giáp sông Đáy, phía Nam giáp làng Tháp, phía Bắc giáp xã Thanh Tuyền.

Về kinh tế, làng có nghề truyền thống là nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp ở làng luôn chỉ chiếm dƣới 50% [50]. Ngoài nghề nông do làng nằm sát con sông Đáy, bên kia sông là những dãy núi đá vôi nên ngƣời dân trong làng còn có nghề chẻ đá, đội đá, đục, chạm bia đá, nung vôi. Trƣớc năm 1975 trong làng có đến vài trăm lò sản xuất vôi. Sau do quá trình sản xuất vôi làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nên các lò đã đƣợc di dời vào rừng Mơ sâu trong núi. Hiện nay trong làng còn khoảng 7 hộ sản xuất vôi theo phƣơng pháp thủ công. Xu hƣớng chuyển theo nghề dịch vụ mạnh hơn Ninh Phú.

Về cảnh quan môi trƣờng sống: Nhìn chung đƣờng làng ngõ xóm ở làng hiện nay so với làng Sở vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện bằng. Một số đoạn đƣờng đã xuống cấp chƣa đƣợc tu sửa. Năm 2008 làng cũng đã hình thành đội chuyên thu gom rác thải. Tuy vậy, do trong làng vẫn còn hộ đang sinh sống bằng nghề vôi nên môi trƣờng sống trong làng cũng còn bất cập. Chợ Kiện nằm sát trong khu vực dân ở cũng đang là nguồn gây ô nhiễm cho làng. Ngoài đầu Cầu Kiện, môi trƣờng cũng bị ảnh hƣởng. Đƣợc biết, mỗi ngày nơi đây có hơn 5.000 lƣợt xe vận chuyển lại qua. Theo Chi Cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Hà Nam, nồng độ bụi trong không khí tại thị

36

trấn Kiện Khê, luôn vƣợt mức cho phép từ 3 - 4 lần. Cá biệt có khu vực nồng độ bụi

Một phần của tài liệu ỐNG ĐẠO CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN GIÁO XỨ SỞ KIỆN THỊ TRẤN KIỆN KHÊ HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM (TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI (Trang 27 -34 )

×