Nội dung của chương trình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 43 - 58)

- Ngành thuỷ sản

c quan liên qua nơ

3.1.1.2. Nội dung của chương trình

- Nội dung chương trình xây dựng đề án là đề ra các mục tiêu nhằm xây dựng và hoàn thành kế hoạch phát triển tổng thể xã theo tiêu chí nôngnthôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009, trong đó tập trung vào các nhóm vấn đề như: Quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hoá – xã hội – môi trường; hệ thống chính trị được nghiên cứu vận dụng trên địa bàn năm 2011.

- Đề án tập trung đánh giá và đề xuất đổi mới một số cơ chế chính sách để người dân tự ý thức, trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn của mình gắn với việc trao quyền xây dựng NTM cho cộng đồng cơ sở, phát huy dân chủ ở cơ sở, huy động tốt hơn nguồn lực và đẩy nhanh hơn tiến độ xây dựng nông thôn; cơ chế quản lý sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư hạ tầng nông

thôn trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản…

Vì vậy, khối lượng công việc của chương trình đòi hỏi cần phải được lập chi tiết cho từng nội dung theo yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia và cuả thành phố để nhằm mục đích thực hiện được đầy đủ yêu cầu đem lại diện mạo mới cho nông thôn.

* Về quy hoạch

- Mục tiêu quy hoạch:

+ Xây dựng giải pháp quy hoạch nhằm đảm bảo ổn định dài hạn công tác quy hoạch để nhân dân an tầm đầu tư phát triển sản xuất.

+ Quy hoạch công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.

+ Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại hơn trước nhưng phải đảm bảo việc kế thừa tối đa những công trình đã có, bổ sung, nâng cấp khi cần thiết; chỉ xây dựng mới theo đúng tiêu chuẩn các công trình mới phù hợp với điều kiện xã.

- Nội dung quy hoạch: + Quy hoạch sử dụng đất;

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH;MT theo chuẩn mới;

+ Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện có

* Về phát triển hạ tầng kinh tế xã hội (1) Về giao thông

Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hiện đại, chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản; góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về kinh tế cũng như trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị.

Kiên cố hoá đường giao thông nông thôn sẽ thúc đẩy kinh tế xã phát triển, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tập trung phát triển đồng bộ và bền vững mạng lưới giao thông của xã, bảo đảm:

+ Đường nối giữa các xã hay từ trung tâm hình chính xã tới các ấp được nhựa hóa hay bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật;

+ Đường trục nối giữa các ấp, xóm được cứng hóa đạt chuẩn kỹ thuật; + Đường liên ấp nối giữa các tổ trong ấp, liên tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

(2) Thủy lợi

Hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh, cụ thể:

+ Trong điều kiện bình thường, hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới đến đồng ruộng, nguồn nước không bị ô nhiễm.

+ Đảm bảo tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và khu dân cư không bị ngập úng.

+ Cải tạo kênh mương kết hợp phục vụ giao thông nông thôn.

Mạng lưới điện phân phối tại xã được cải tạo và phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, độ tin cậy, môi trường và thuận lợi – hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Cụ thể:

+ Hệ thống điện đảm bảo nội dung về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây hạ thế, chất lượng điện áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ.

+ Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ mạng lưới điện quốc gia đạt 100%.

+ Vận động, tuyên truyền người dân sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm (đèn huỳnh quang thay thế đèn dây tóc).

(4) Trường học

Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với hành”. Cụ thể:

+ Xây dựng trường mầm non, nhà trẻ, bổ sung trang thiết bị nhằm đáp ứng 90% trẻ được đến trường với sự đảm bảo 100% trẻ an toàn về thể chất và tinh thần. Tổ chức lại các điểm trường mầm non trên địa bàn xã.

(5) Y tế

Tăng cường và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khoẻ cộng đồng; phát huy vai trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo. Cụ thể như sau:

+ Nhằm đảm bảo việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân cùng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng dân cư đạt kết quả tốt.

+ Kịp thời đáp ứng việc khám và chữa bệnh thông thường, chăm sóc sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản và tổ chức sơ cấp cứu bệnh nhân nặng trước khi chuyển lên tuyến trên.

(6) Cơ sở vật chất phát triển văn hóa, chợ, bưu điện

+ Văn hóa: hình thành trung tâm thể dục thể thao kết hợp nơi đào tạo thường xuyên (nghề, hướng nghiệp...); Tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa – thể thao dân tộc trên địa bàn xã; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao, góp phần phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của xã, từng bước nâng cao dân trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn cấp xã.

+ Chợ đạt chuẩn văn minh thương nghiệp: nơi kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân; xây dựng và phát triển mạng lưới thu mua các mặt hàng đặc trưng của địa phương (sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn) đồng thời có các hoạt động văn hóa khác, có mục đích quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của xã và thu hút khách du lịch.

+ Cải tạo, nâng cấp bưu điện xã trở thành trung tâm phục vụ bưu chính gắn với các điểm truy nhập dịch vụ internet ở mỗi ấp tạo điều kiện để nhân dân mở mang kiến thức và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đưa công nghệ thông tin về đến các ấp trong xã thông qua đầu tư nâng cấp máy truy cập Internet tốc độ cao, bổ sung dung lượng. Xây dựng và nhân rộng mô hình truy cập thông tin trên mạng Internet cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp hướng tới mỗi tổ chức mỗi nhà nông một website.

+ Chỉnh trang nhà ở các khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển, đảm bảo vẽ mỹ quan khu dân cư nông thôn ;

+ 100% không còn nhà tạm, dột nát;

* Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất

Phương hướng phát triển các ngành sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân.

+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp (hoa cây kiểng, cá cảnh , thú y, sửa chữa cơ khí nhỏ, vui chơi, giải trí trong nông thôn....) theo hướng đô thị, diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Trong nông nghiệp theo quy trình kỹ thuật theo hướng VietGap. Quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp lâu dài để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đào tạo kiến thức cho các chủ hộ.

+ Tăng cường công tác khuyến nông, thông tin thị trường, liên kết sản xuất đối với nông dân qua các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan đầu bờ, bồi dưỡng kiến thức qua tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn.

- Chỉ tiêu phấn đấu:

+ Thu nhập bình quân đầu người năm tăng gấp 1,3 lần so với bình quân chung toàn thành phố;

+ Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm bình quân 5 – 10%/năm.

(1) Trồng trọt

Ổn định diện tích gieo trồng, phát triển các vùng chuyên canh màu, hoa kiểng, cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái vườn. Xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, tuyên truyền nhân rộng ra cộng đồng, tổ chức liên kết các hộ thực hiện mô hình trên địa bàn lại với nhau, quy hoạch phát triển vùng sản xuất cân đối giữa cung và cầu, góp sức giải quyết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm.

(2) Các mô hình nuôi thủy sản dự kiến

Phát triển các mô hình nuôi thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống, xây dựng các quy trình kỹ thuật nuôi trồng hiệu quả, an tòan vệ sinh. Tổng kết và nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả.

(3) Chăn nuôi

Phát triển các mô hình chăn nuôi VAC, VACB...

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, hỗ trợ vốn xây hầm ủ Biogas, tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, phòng chống tốt dịch bệnh.

(4) Tiểu thủ công nghiệp

Phát triển các nghề đan lát tạo các sản phẩm xuất khẩu, tận dụng lao động nhàn rỗi và nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Tổ chức các lớp dạy nghề, cho vay vốn ưu đãi, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các làng nghề, vận động thành lập tổ hợp tác, HTX, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm.

(5) Thương mại – dịch vụ

Phát triển kinh tế vườn kết hợp du lịch sinh thái, tăng tỷ lệ số lao động làm dịch vụ và các hộ buôn bán.

Quy hoạch cải tạo nâng cấp chợ xã, đồng thời quy hoạch phát triển các điểm du lịch sinh thái vườn.

* Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nghèo

+ Ban quản lý xã liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện để có kế hoạch đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn xã và các hộ nghèo, gia đình khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống với phương châm nghề hướng đến cung cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp đóng trên địa bàn xã hay các địa bàn lân cận. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.

+ Thực hiện lồng ghép các chương trình dạy nghề cho nông dân biết về quản lý kinh tế, vững về kỹ thuật, khả năng tiếp thị; cán bộ xã giỏi về phát triển nông thôn, là nồng cốt góp phần quan trọng trí thức hóa nông thôn.

+ Mỗi năm cần đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các lao động trong độ tuổi mới cụ thể như sau:

+ Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho khoảng 165 lao động mới; + Đào tạo nghề cho nông dân: 55% nông dân được trang bị kiến thức nông nghiệp và quản lý.

+ Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các THT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn tại xã; nâng cao đóng góp của kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế tại xã, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo thêm việc làm mới và bảo vệ môi trường theo hướng:

+ Hạ giá thành và nâng cao chất lượng các dịch vụ của các THT, HTX cung cấp cho xã viên;

+ Mở rộng loại hình dịch vụ mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu. Phấn đấu xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế; phục vụ đời sống xã viên.

+ Nâng cao vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong đời sống cộng đồng nông thôn qua việc góp phần vào đầu tư hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, thể thao…

+ Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã, đa dạng hóa các họat động thương mại theo các hình thức hợp tác, liên kết.

+ Chỉ tiêu phấn đấu:

. Thành lập mới 2 tổ hợp tác; . Cũng cố 1 HTX nông nghiệp;

. Thành lập mới doanh nghiệp vừa và nhỏ ở xã phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn: 5 doanh nghiệp.

* Văn hóa, xã hội và môi trường (1) Về giáo dục

|+ Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động con em trong độ tuổi đi học được đến trường, nâng cao tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học.

+ Ban quản lý xây dựng nông thôn xã phối hợp với các đoàn thể và trường học kịp thời nắm bắt các trường hợp trẻ em bỏ học và có sự hỗ trợ, động viên các em đến trường. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập. Đồng thời, vận động các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến học giành cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt.

+ Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh việc đào tạo theo trường lớp cần mở rộng hình thức trao đổi, đối thoại, giao lưu giữa các tổ ngành nghề với doanh nghiệp.

(2) Về y tế

+ Phấn đấu: Duy trì tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: đạt trên 30%. Với:

+ Các đối tượng được quy định như người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, cựu chiến binh …do ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ người nghèo chi trả tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%.

+ Các đối tượng còn lại tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hay được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế đạt trên 50%.

+ Y tế xã đạt chuẩn quốc gia: đạt

(3) Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh

+ Xây dựng các nội dung, giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, những kết tinh văn hóa trong dân cư nông thôn thể hiện qua tình làng nghĩa xóm, lễ hội dân gian …để đẩy lùi các tệ nạn xã hội; xây dựng môi

trường xã hội lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở người dân có ý thức cao, đồng thuận, tự nguyện, làm chủ. Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Cụ thể:

+ Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống trên địa bàn xã; các ngày lễ văn hóa trên địa bàn xã (đình Mỹ Khánh). Nâng chất các phong trào: Gia đình văn hóa, Đền ơn đáp nghĩa,...đồng thời duy trì, đẩy mạnh truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách,...các hoạt động cần hướng đến việc quan tâm, chăm sóc người có công với cách mạng, người già, neo đơn,... + Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao, phong trào văn nghệ quần chúng: đờn ca tài tử, hát với nhau ở xã, ấp. Học hỏi, giao lưu kinh nghiệm duy trì và phát triển phong trào đờn ca tài tử tại các xã ...

+ Xây dựng quy ước làng xóm về nếp sống văn hoá nông thôn, tập trung vào việc cưới, tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Triển khai từng bước nâng cao chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w