Các ngành kinh tế cuả huyện Ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 26 - 27)

- Ngành trồng trọt

+ Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2005 đạt 18.508 ha; năm 2010 đạt 16.921 ha (nguyên nhân giảm diện tích gieo trồng chủ yếu do tốc độ đô thị

hóa nhanh, quỹ đất sản xuất giảm, đất chuyên dùng và đất ở tăng, tuy nhiên cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tăng, hệ số sử dụng đất tăng, tăng diện tích sản xuất lúa vụ 3 và diện tích trồng màu). Năng suất lúa tăng từ 4,69 tấn/ha năm 2005 và lên 4,98 tấn/ha năm 2010 và tiếp tục duy trì đến nay. Chương trình sản xuất giống lúa và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất luôn được quan tâm phát triển .

+ Diện tích trồng cây ăn trái toàn huyện hiện có 5.749,4 ha, gồm các loại: cây có múi, sầu riêng, xoài, vú sữa, nhãn, dâu và các loại cây ăn trái khác... với tổng sản lượng thu hoạch đạt 58.250 tấn. Những năm gần đây, với việc xác định phát huy thế mạnh nông nghiệp, nhất là thế mạnh về nghề làm vườn để phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, huyện đã tập trung quy hoạch các vùng trồng chuyên cây ăn trái với những giống cây đặc sản của địa phương, đồng thời tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và đăng ký thương hiệu sản phẩm như: dâu Hạ Châu, vú sữa Phong Điền... Từ đó, nghề làm vườn đã được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

+ Diện tích và năng xuất rau màu không ngừng tăng qua các năm đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân, năm 2005 diện tích trồng màu đạt 1.208 ha, đến năm 2010 diện tích đạt 1.486 ha.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w