Các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 25 - 26)

Kinh tế hộ vẫn là chủ lực, đóng góp vào việc nâng cao năng suất, sản lượng, mở mang thêm nhiều ngành nghề trong nông nghiệp; cơ cấu hộ nông nghiệp có xu hướng ngày càng chuyển dần sang dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác được Đảng và Nhà nước quan

tâm và tạo điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, hiện nay các hợp tác xã trên địa bàn chưa nhiều, ngành nghề chưa đa dạng (chủ yếu là HTX nông nghiệp), hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa thật sự làm nền tảng để thúc đẩy hộ nông dân phát triển, chưa tạo niềm tin trong nông dân.

Trên địa bàn 06 xã, 1 thị trấn hiện có 12 HTX nông nghiệp, 162 Câu lạc bộ, tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động.

Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) năm 2010 đạt 212.262 triệu đồng, đạt 99,8% so với kế hoạch đề ra, tăng 16,42% so cùng kỳ. Trong đó:

Tốc độ tăng trưởng chung giai đoạn 2005 - 2010 đạt 15,19%, Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt 16,42% (trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất bình quân các khu vực: Nông nghiệp 40,48%, CN – TTCN 14,08%, TM – DV 45,45%). Chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành, năm 2005: nông nghiệp 91,32% - thủy sản 7,65%, đến năm 2010: nông nghiệp 78,68% - thủy sản 20,53%. Trong nông nghiệp tỷ trọng chăn nuôi từ 5,76% năm 2005 tăng lên 7,08% năm 2010.

Thu nhập bình quân đầu người: năm 2005 đạt 7,33 triệu đồng/người/năm, đến năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm.

Phân tích kết quả đạt được về các lĩnh vực:

Giá trị sản xuất khu vực I, năm 2005 đạt 293,157 tỷ đồng, năm 2010 đạt 212,153 tỷ đồng .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w