Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 28 - 30)

- Ngành thuỷ sản

2.1.2.5. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện

Cơ cấu kinh tế của huyện Phong Điền được nêu ở bảng sau:

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phong Điền (2011)

STT Chỉ tiêu Giá trị (triệu

đồng) Tỷ lệ (%)

Tổng giá trị sản xuất 100

I Nông nghiệp 515.892 40,47

II Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

448.201 14,08

III Thương mại - dịch vụ 916.926 45,45

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2011 là 20.500.000 đồng/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 16.583.000 đồng/người/năm.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2011 được nêu trên Bảng sau:

Bảng 2.5: Thu nhập bình quân đầu người các xã (2011) ST

T Địa bàn Thu nhập BQ (trđ/ng/năm)

1 Xã Nhơn Ái 19,5

2 Xã Trường Long 19

4 Xã Giai Xuân 18

5 Xã Tân Thới 19,5

6 Xã Mỹ Khánh 26,5

7 Thị trấn Phong Điền 29,5

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền)

Đời sống của người dân có sự ổn định, thu nhập nhiều nơi được nâng lên. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của toàn thành phố thí phần thu nhập tăng thêm vẫn còn thấp và chưa tương xứng với công sức bỏ ra, so với yêu cầu thực tế cuộc sống thì vần còn rất thấp.

Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, người nông dân luôn phải đối mặt với những biến đổi bất thường của thiên nhiên, những rủi ro không thể lường trước,… cuộc sống người dân còn bấp bênh, nhất là đối với bà con vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn. Vì vậy, còn nhiều vấn đề về nông dân, nông thôn cần phải được tiếp tục nghiên cứu, đầu tư phát triển mạnh mẽ, đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định. Toàn huyện hiện có 3.767 đơn vị doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; với tổng số người tham gia 9.149 người kinh doanh. Mặc dù giá cả thị trường biến động không ổn định song các cơ sở kinh doanh vẫn hoạt động mang lại hiệu quả.

Huyện Phong Điền rất coi trọng nhân tố con người nên đã có những đầu tư xác đáng và hợp lý cho việc xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục - đào tạo. Hiện nay, toàn huyện có 95% trường trung học cơ sở, tiểu học và trên 85% trường mầm non được xây dựng kiên cố đạt chuẩn quốc gia và đạt theo tiêu chí nông thôn mới.

Phong Điền được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện - đường - trường - trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện - văn hóa. Huyện có nhiều điểm du lịch sinh thái phát triển khá phong phú thu hút được nhiều du khách trong và ngoài thành phố đến tham quan

Với những phát triển như trên, huyện Phong Điền đã phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng quê hương Phong Điền giàu đẹp, văn minh, tiến bộ, vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

2.2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Mỹ Khánh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w