BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LE THI HONG VAN
MOT SO GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN CONG TAC
KIEM SOAT CHI NGAN SACH NHA NUOC QUA KHO BAC
TREN DIA BAN TINH QUANG NINH
Chuyén nganh: Quan tri kinh doanh
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn Khoa học: TS Nguyễn Đại Thắng
Trang 2MUC LUC Trang phu bia
Loi cam doan Muc luc
Danh mục các ký hiệu viết tắt
MỞ ĐẦU - S5 21 1 T111 12111111 1110111 1111111 tt trái Trang |
1 Tính cấp thiết ctia Dé tai ccc cece cseecscsesesesecsvseesevsvsesesevevsteeseeeteen Trang | 2 Mule dich nghién Ci oo cccccccccccccccecccsseeeecesssseeececsssseeeeeseessseeeseesssaes Trang | 3 DOi tong, pham Vi eeeeccccccccsesecsescsesesececsesececevsvsesesevsesesesesevsnseseceveen Trang 2 A Phương pháp nghiên CỨU - - - - - -c c2 1111111123111 11 1135511111551 xkE Trang 2 5S Những đóng góp của Luận văn - 21111112122 111111511 krreg Trang 2 6 _ Kết cầu Luận văn - -kcE11111111111511111111111211111111 01111111 trtxe Trang 2
Chuong 1 TONG QUAN VE KIEM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC cty Trang 3
1.1 TÔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC -.cscccsec: Trang 3
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nước ¿5S erereererrred Trang 3 1.1.2 Hệ thống Ngân sách Nhà nước - St EEE E2 EErekrret Trang 4 1.1.3 Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước 5 ccsccctcrerekcren Trang 7 1.1.4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước . .cccccccccse2 Trang 10
1.2 KIÊM SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Trang ló
1.2.1 Tong quan về Kho bạc Nhà nước 5 SE tren Trang 16 1.2.2 Vai trò của kiểm soát chỉ NSNN qua Kho bạc Nhà nước Trang 19 1.2.3 Tổ chức kiểm soát chỉ NSNN qua Kho bạc Nhà nước
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chỉ
Trang 3Chuong 2 PHAN TICH THUC TRANG CONG TAC KIEM SOAT
CHI NGAN SACH NHA NUOC QUA KHO BAC NHA NUOC
TREN DJA BAN TINH QUANG NINH o.oo o.cccccccccccccecsescsesevsesvsesseeeee es Trang 32
2.1 TĨNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH Trang 32 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN QUA
KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TĨNH QUẢNG NINH .Trang 36
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý chỉ NSNN của KBNN Quảng Ninh .Trang 36 2.2.2 Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN Trang 39 2.2.3 Thực trạng chỉ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .Trang 41
2.3 PHAN TICH THUC TRANG KIEM SOAT CHI NSNN QUA
KBNN TREN ĐỊA BÀN TĨNH QUẢNG NINH . -cccccsssss2 Trang 44
2.3.1 Phân tích thực trạng tổ chức kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN
U/1189)071 0601/00 ẻ.ẻa ¬ ằ Trang 44 2.3.2 Phân tích thực trạng kiểm soát chỉ thường xuyên NSNN qua
Kho bac Nha nước trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh .Trang 51 2.3.3 Phân tích thực trạng kiểm soát thanh toán chỉ đầu tư qua
KBNN trên địa bàn Tinh Quảng Ninh c5 522cc cSee2 Trang 60
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KIÊỀM SỐT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
TREN DIA BÀNTỈNH QUÁNG NINH Trang 73 3.1 CAC QUAN DIEM VA ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VẼ KIÊM SOÁT
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .Trang 73
Trang 43.2 MOT SO GIAI PHAP CHU YEU NHAM TANG CƯỜNG CONG
TÁC KIÊM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN TINH QUANG NINH Trang 77
3.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách: . - SE crrekexen Trang 77
3.3.2 Giải pháp về hoàn thiện qui trình kiểm soát thanh toán
một số khoản chỉ NSNN - St TH H12 ri Trang 79 3.3.3 Giải pháp về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ Trang §7
3.3.4 Một số giải pháp khác . + S13 E1 xe Trang 89 3.3 ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP . -ccczs+xczs2 Trang 93
3.3.1 Day mạnh cải cách hành .- 55 S3 EEE2EEEEEEEEEeErekeret Trang 93 3.3.2 Xây dựng cơ chế chính sách có khả năng thực hiện cao Trang 93 3.3.3 Sự chỉ đạo hoạt động Kho bạc Nhà nước của các
cấp Chính quyền địa phương s5 s° << se se se << =s£sesss=s=sesesesee Trang 94 3.3.4 Tăng cường trách nhiệm của các bên có liên quan đến
Ngân sách Nhà nước .- 2G S211 222211 Sn vn như Trang 94
Trang 5LOI CAM ON
Được sự giúp đố, tao điễu kiện của các cơ quan đơn vị và các bạn đồng nghiệp trong khối Tài chính trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh, sự hướng dân tận tình và chu đáo của các Giáo sư, Tiến sỹ và các Thầy Cô giáo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tác giả đã hoàn thành bản Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh với đề tài “Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng túc kiểm soát chỉ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc trên địa bàn Tính Quảng Ninh”
Tuy bản thân đã có nhiễu cô gắng song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, Tác giả kính mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ, góp ý của các Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Tác giả xin trán trọng cảm Ơn:
1S Nguyễn Đại T hang TS Tran Van Lam PGS, TS Lé Van Hung
Các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Cùng các đồng chí, đông nghiệp và các bạn bè đã giúp Tác giả hoàn thành bản Luận văn này
Trang 6LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của riêng tôi Các sô liệu, kêt quả nêu trong bản
Luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguôn gôc rõ ràng TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trang 7PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chỉ Ngân sách Nhà nước (NSNN) luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một
cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí Từ năm 2004, thực hiện Luật NSNN (sửa đổi),
công tác quản lý, kiểm soát chỉ NSNN qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có
những chuyển biến tích cực; công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán được chú
trọng hơn về chất lượng và thời gian; việc quản lý điều hành NSNN cũng đã có
những thay đổi lớn, góp phân thúc đây nền kinh tế - xã hội phát triển
Tuy vậy, việc quản lý và kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN trên dia bàn tỉnh Quảng Ninh còn có những vấn đề bất cập; nhiều vẫn đề cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng: vai trò quản lý quỹ NSNN của KBNN trên địa bàn còn nhiều hạn chế Vì vậy, kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh cần phải được tăng
Cường, đôi mới và hoàn thiện
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Một số giải pháp nhăm hoàn thiện cơng tác kiếm sốt chỉ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu: nhăm góp phân làm rõ cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả kiểm sốt chỉ NSNN thơng qua hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2 Mục dích nghiên cứu
Trang 8những nguyên nhân và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chỉ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3 Đối tượng, phạm vi
Đối tượng nghiên cứu là nội dung của công tác kiểm sốt chỉ NSNN bao sơm: các khoản chỉ thường xuyên NSNN và chi đầu tư qua KBNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi nghiên cứu là: hoạt động kiểm soát chỉ NSNN của KBNN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, điều tra phân tích và phương pháp chuyên gia
5 Những đóng góp của Luận văn
Qua nghiên cứu lý luận chung và thực trạng cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 Luận văn chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó để đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
6 Kết câu Luận van
Ngoài phân mở đâu và kết luận, luận văn gôm ba chương: Chương 1: Tổng quan về kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN
Chương 2 : Phân tích thực trạng cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN
Trang 9Chương 1
TONG QUAN VE KIEM SOAT CHI NGAN SÁCH
NHA NUOC QUA KHO BAC NHA NUOC
1.1 TONG QUAN VE NGAN SACH NHA NUOC
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử Sự hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của nên kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất do Nhà nước trực tiếp quản lý Nói cách khác, sự ra đời và phát triển của Nhà nước
cùng VỚI SỰ tồn tại của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự ra
đời, tôn tại và phát triên của Ngân sách Nhà nước
Trong tác phâm “Nguồn góc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước”, F.Angghen da chi ra răng, Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan công quyên để duy trì và phát triển
xã hội Đề thực hiện chức năng đó, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bất buộc mọi
tổ chức và thành viên trong xã hội phải đóng góp đề lập ra quỹ tiền tệ riêng có của
Nhà nước - quỹ NSNN - để chỉ tiêu cho bộ máy Nhà nước, quân đội, cảnh sát
Khi các quốc gia đã phát triển nhưng không có sự đồng đều về sức mạnh, những
tham vọng về lãnh thô và chủ quyền đã dẫn đến việc chuẩn bị và thực hiện các
cuộc chiến tranh xâm lược, các khoản chỉ tiêu giành cho bộ máy thống trị và quân
đội đòi hỏi ngày một lớn Các khoản thu thuế không đảm bảo được nhu câu chỉ
tiêu, buộc Nhà nước phải vay nợ băng cách phát hành công trái để bù dap su thiếu
hụt của NSNN
Như vậy, việc quản lý và điều hành NSNN luôn gan liền với Nhà nước,
trong đó Quốc hội thực hiện quyền lập pháp về NSNN, còn quyên hành pháp giao cho Chính phủ thực hiên Mặc dù vậy, cho đến nay, người ta vẫn còn có nhiều ý
kiến khác nhau khi đưa ra khái niệm về NSNN:
Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu - chỉ tài chính của Nhà nước trong một
Trang 10Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước
Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau
NSNN là một phạm trù kinh tế tổng hợp và trừu tượng Khái niệm NSNN
phải thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN
Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra,
đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện
Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu và những khoản chỉ cụ
thê và được định lượng Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ tập trung
của Nhà nước; các khoản chỉ đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ tập trung ấy
Các khoản thu chỉ của NSNN đều phản ánh những mối quan hệ kinh tế nhất
định giữa Nhà nước với các chủ thể hoạt động trên mọi lĩnh vực của nên kinh tế -
xã hội, bao gồm:
- Quan hệ tài chính eiữa Nhà nước với dân cư
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tô chức tài chính, tín dụng và các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế;
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tô chức chính trị - xã hội
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các Quốc gia và các tổ chức quốc tế
Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm về NSNN (theo Luật NSNN
đã được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002) như sau:
NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thâm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.2 Hệ thống Ngân sách Nhà nước
Trang 11Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và Luật NSNN, hệ théng ngân sách Nhà nước Việt Nam được thiết lập dựa trên hai nguyên tặc cơ bản sau đây:
Một là, nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ
Nước ta là một quốc gia thống nhất, quyền lực nhà nước là thông nhất, do
đó chỉ có một NSNN thống nhất do Quốc hội phê chuẩn dự toán và quyết toán
ngân sách Chính phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý và điều hành NSNN
Bộ máy Nhà nước của ta được quản lý và điều hành dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ Ngân sách là công cụ của Nhà nước, vì vậy hệ thống NSNN cũng được xây dựng theo nguyên tắc đó Ở các cấp chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân thảo luận ngân sách cấp mình nhưng phải được Uỷ ban nhân dân cấp trên và Chính phủ xét duyệt lại để thống nhất và đưa vào NSNN trên cơ sở tuân thủ các quy định của Chính phủ về chế độ thu chỉ, các định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu, mục lục ngân sách và các quy định khác có liên quan đến NSNN
Hai là, nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp giữa cấp ngân sách với cấp chính quyên Nhà nước
Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu bảo đảm nguồn tài chính cho việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền Nhà nước Vì vậy, cần
phải xây dựng cho mỗi cấp chính quyền có ngân sách của cấp mình, có nguồn thu và các khoản chi, có quyền quyết định ngân sách của cấp mình trên cơ sở chấp hành pháp luật của Nhà nước Cách lựa chọn này phát huy được quyên dân chủ, tính chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu, quản lý các khoản chi cua NSNN
Hiện nay theo quy định của Luật NSNN 1996, hệ thống NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo sơ đồ dưới đây:
Ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này Mỗi bộ, mỗi cơ quan Trung ương là một đơn vị dự toán của NSTW NSTW cung ứng
Trang 12lĩnh vực: kinh tê, chính trỊ, văn hố, xã hội, qc phòng, an ninh, đôi ngoại và hô trợ chuyển giao nguồn tài chính cho ngân sách tỉnh, TP trực thuộc TW NGẦN SÁCH NHÀ NƯỚC NS DANG CSNVN, CTN, ; `
QH, CP, T.AN, NS TINH, THANH PHO ©œ ` VKSND TÓI CAO THUỘC TRUNG ƯƠNG = z = ˆ NS QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, x x c 0 hà TP TRỤC THUỘC TỈNH, " : THANH PHO © < NM 2 œ | NS CO QUAN TRUC + ` , Ở VIỆT NAM A UONG A NGAN SACH DIA PH
NSPĐP là tên chung để chỉ ngân sách của các cấp chính quyền địa phương phù hợp với địa giới hành chính các cấp Ngân sách xã, phường thị trấn vừa là một cấp ngân sách, vừa là một bộ phận câu thành của ngân sách huyện và quận Ngân sách
huyện, quận vừa là một câp ngân sách, vừa là một bộ phận câu thành của ngân sách
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngân sách địa phương cung ứng nguồn tài chính để thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền nhà nước ở địa phương và hỗ trợ chuyền giao nguồn tài chính cho chính quyền cấp dưới
Trang 131.1.3 Phân cấp quán ly Ngân sách Nhà nước 1.13.L Khái niệm phân cấp quản lý NSNN
Khi đã hình thành hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấp quản
lý NSNN là một tất yếu khách quan
NSNN là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách vừa phải tuân thủ các chế độ chính sách theo luật định, vừa phải có tính độc lập, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi quyên hạn của các cấp chính quyên trong quá
trình thực thi các chức năng, nhiệm vụ được phân công
Xuất phát từ ý nghĩa nói trên, phân cấp quản lý NSNN là giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động NSNN
1.1.3.2 Yêu cầu phân cấp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý ngân sách được thực hiện theo các yêu câu sau đây: - Đảm bảo tính thống nhất của NSNN phân cấp quản lý để phát huy quyền dân chủ, tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyên trong việc khai thác và bồi dưỡng các nguồn thu, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các khoản chỉ NSNN
- Phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với các lĩnh vực phân cấp khác
của Nhà nước, tạo ra một sự đồng bộ trong quá trình quản lý hoạt động các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
- Nội dung phân cấp quản lý ngân sách phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp chính quyên, bảo đảm mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu - chỉ tương xứng với nhiệm vụ được giao
Trang 14quyết toán ngân sách Nhà nước; Hội đồng nhân dân các cấp được chủ động quyết định dự toán ngân sách của cấp mình, quyết đinh phân bồ dự toán ngân sách cho cấp dưới
1.1.3.3 Nội dung phân cấp quan ly NSNN
a Giải quyêt môi quan hệ quyên lực giữa các câp chính quyên trong việc
ban hành các chính sách, chế độ thu chi, chế độ quản lý NSNN
Đây là một trong những nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý NSNN Qua phân cấp phải xác định rõ quyền hạn của mỗi cấp trong việc ban hành chính
sách, chê độ, tiêu chuân, định mức, phạm vi, mức độ quản lý ngân sách
b Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ thu, chi và cân đối NSNN
Để giải quyết mối quan hệ này, cần phải xác định rõ nhiệm vụ kinh tế, chính trị của mỗi cấp chính quyền khả năng tạo ra nguồn thu trên từng địa bản mà chính quyền đó quản lý, đồng thời nghiên cứu, sử dụng các biện pháp điều hoà thích hợp cho từng cấp ngân sách
c Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách Phân cấp ngân sách là phải xác định trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, mức vay nợ trong dân, các khoản phụ thu bồ sung cho ngân sách cấp dưới; thời hạn lập, xét duyệt báo cáo NSNN ra Hội đồng nhân dân và gửi lên cấp trên sao cho vừa nâng cao trách nhiệm của chính quyên trung ương vừa phát huy tính năng động sáng tạo của chính quyên cơ sở
1.1.3.4 Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
a Phan cấp ngân sách phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp kinh tế
Trang 15Tuân thủ nguyên tặc này tạo điêu kiện thuận lợi cho việc giải quyêt môi
quan hệ vật chât giữa các câp chính quyên, xác định rõ nguôn thu và nhiệm vụ chi của các câp chính quyên một cách chính xác
Phân cấp kinh tế là tiền đề và điều kiện bắt buộc đề thực hiện phân cấp
quản lý NSNN: tổ chức bộ máy Nhà nước là cơ sở để xác định phạm vi, mức độ của NSNN ở mỗi cấp chính quyên Trong tương lai, cùng với việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế và cải cách bộ máy hành chính nguyên tặc phân cấp quản lý ngân sách cũng sẽ được thay đối một cách tương ứng
b Đảm bảo thể hiện vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lap NSDP trong hệ thống NSNN thống nhất
Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW là một đòi hỏi khách quan bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền Trung ương đã được Hiến pháp và Luật NSNN
quy định đôi với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tê, chính trị, xã hội của đât nước
NSTW trên thực tế là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn thu của quôc gia và thực hiện các khoản chi chủ yêu của quôc gia
Vị trí độc lập của NSĐP được thê hiện: các cấp chính quyên có quyên lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của mình trên cơ sở chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành Mặt khác, các cấp chính quyền phải chủ động sáng tạo trong
việc động viên, khai thác các thế mạnh của địa phương để tăng nguon thu, dam bao chi, thực hiện cân đôi ngân sách của câp mình
c Đảm bảo nguyên tặc công băng trong phân câp ngân sách
Trang 161.1.4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đơi với tồn bộ các hoạt động kinh tê, xã hội, an ninh quôc phòng, đôi nội, đôi ngoại của một
quôc gia Vai trò của ngân sách Nhà nước bao gid cling gan bó mật thiệt với chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định
Ở Việt Nam, trong suốt thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung
và bao cấp, hoạt động của NSNN chủ yếu gắn bó với khu vực kinh tế Nhà nước và các nhu cầu chỉ tiêu cho bộ máy nhà nước, tăng cường lực lượng quốc phòng, an ninh Bước sang thời kỳ đổi mới theo cơ chế thị trường, hoạt động của NSNN đã có nhiều thay đổi căn bản Cơ chế tạo lập và phân phối các nguồn tài chính theo kiểu giao nộp và bao cấp đã được xóa bỏ: Nhà nước đã đề cao quyên tự chủ cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế và các cộng đồng dân cư trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình cũng như việc quản lý và sử dụng các nguôn tài chính đã được Nhà nước cấp phát Thông qua các ngành chức năng, Nhà nước theo dõi chặt chẽ diễn biến của
nên kinh tế xã hội, thực hiện vai trò quản lý và điều hành nền kinh tế tài chính
ở tầm vĩ mô dựa trên cơ sở sử dụng các công cụ ngân sách, tiền tệ - tín dụng và các đòn bây kinh tế khác Trách nhiệm, quyên lợi của Nhà nước và các chủ thể kinh tế ngày càng được phân định rõ ràng, gắn bó mật thiết với nhau;
NSNN tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động: các chủ
thể kinh tế quan tâm hoàn thành các nghĩa vụ đối với NSNN
Vai trò quan trọng của ngân sách Nhà nước được thể hiện như sau:
1.1.4.1 Ngân sách Nhà nước là công cụ chủ yếu phân bồ các nguồn lực
tài chỉnh, đàm cho nên kinh tê phái triên với tốc độ nhanh, ôn định và bên vững
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, đóng
vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế Toàn bộ các khoản thu của
Trang 17Nội dung thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước là các loại thuế Việc xây
dựng một chính sách thuế khoa học, với các mức thuế suất hợp lý có tính đến các
quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế, thưởng phạt thuế không những tạo nguồn
thu ôn định cho Nhà nước để thực hiện đây đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội, mà còn có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp các tô chức
kinh tế, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước Chính vì vậy, chính sách thu của Nhà nước phải kết
hợp đồng thời với các mục tiêu cơ bản là khai thác tích cực các nguồn thu và chỗng
thất thu; bồi đưỡng nguôn thu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các khoản chỉ của ngân sách Nhà nước, bao gôm chỉ thường xuyên và chỉ
cho đầu tư phát triển kinh tế đều nhằm mục đích bảo đảm các điều kiện cần thiết
cho bộ máy quản lý Nhà mước hoạt động bình thường và thực hiện các mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Chi ngân sách Nhà nước có phạm vi và đối tượng vô cùng rộng lớn; nó được phân cấp, phân quyển cho các chủ thể và các đối tượng khác nhau của nền kinh tế, hình thành một hệ thống quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước từ trung ương đến địa phương
Các khoản chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tập trung chủ yếu vào
các ngành và lĩnh vực trọng điểm, then chốt của nên kinh tế; các công trình
thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng, không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn rất chậm Tuy nhiên các công trình này góp phan quan trọng tăng nhanh tốc độ
luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, tạo ra và tăng thêm thu nhập của nên kinh tế
Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để phân bố các nguồn lực tài chính từ các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung của Nhà nước Tuy nhiên, Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước Vì vậy, Ngân sách Nhà nước là công cụ chủ yếu để phân bồ các nguồn lực tài chính của Nhà nước Đây cũng chính là vai trò quan trọng bậc nhất của Ngân sách Nhà nước
đối với nền kinh tế của các quốc gia, dưới các chế độ chính trị khác nhau và trong
Trang 181.1.4.2 Ngan sdch Nha nuéc la céng cu tang cudng tiém luc tai chinh quốc gia, góp phần ồn định tiên tệ, giá cả và kiêm chế lạm phát
Tiềm lực tài chính của một quốc gia được tạo ra băng các nguon noi luc và ngoại lực, trong đó các nguồn nội lực là chủ yếu Hoạt động của Ngân sách
Nhà nước là sự kết hợp găn bó hữu cơ của hai quá trình thu và chỉ ngân sách Thu ngân sách là để đáp ứng các nhu cầu chi ngân sách Mặt khác, chi ngân sách là điều kiện để tạo ra các nguồn thu lâu dài cho ngân sách Quy mô hoạt động thu chi ngân sách ngày càng lớn và tăng nhanh là minh chứng cho sự phát triển
nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế Tuy nhiên, khi đánh giá tiềm lực kinh
tế - tài chính của một quốc gia, những tiêu chí quan trọng nhất thường được sử dụng là tổng sản phẩm quốc nội - GDP; tổng thu ngân sách Nhà nước; tổng dự trữ ngoại hôi; cán cân thanh tốn qc tê; tơng nợ quôc gia
Đối với một nền kinh tế phát triển, khối lượng hàng hóa sản xuất lớn, chất
lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế SIỚI, nguon thu vé xuất khâu hàng hóa lớn dẫn đến thu ngân sách và dự tữ ngoại tệ lớn; cán cân
thanh toán quốc tế thường xuyên được cân băng và bội thu, đây chính là niềm mơ ước của các quốc gia Khi nguồn thu ngân sách đã dồi dào, mọi nhu cầu về đầu tư sẽ được đáp ứng một cách đây đủ; nền kinh tế phát triển đồng bộ, các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế thường xuyên được giữ vững, là điều kiện hết sức cơ bản và quan trọng đề bảo đảm cho sự phát triển ôn định của thị trường hàng hóa - tiên tệ; có khả năng kiềm chế và ngăn chặn được nguy cơ lạm phát
Trang 19Để loại bỏ được nạn lạm phát, biện pháp cơ bản và tích cực nhất là đây mạnh sản xuất hàng hóa, bảo đảm sự cân đối giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ; hạn chế Vay nợ, chấm dứt việc phát hành tiền để trang trải các khoản chi của ngân sách Những giải pháp này chỉ được thực hiện thành công
khi có sự can thiệp và hỗ trợ tích cực và mạnh mẽ của Ngân sách Nhà nước
1.1.4.3 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thê trong nên kinh tê, góp phân giải quyêt các ván đê vê đời sông và xã hội
Đường lôi chiên lược của công cuộc đôi mới của Việt Nam là phát triên
nên kinh tế thị trường nhiều thành phân dưới sự quản lý của Nhà nước
Ưu thế cơ bản của nền kinh tế thị trường là đề cao vai trò tự chủ của các
doanh nghiệp trong quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
khuyến khích cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ Sự
can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã
bị hạn chế dần cùng với việc xóa bỏ chế độ bao cấp trước đây Một thực té
khách quan là sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các chủ thể kinh tế về tiềm lực
vốn, kinh nghiệm quản lý, tầm ảnh hưởng và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là
thu nhập của doanh nghiệp và người lao động
Lam thé nào để giảm bớt sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo trong nên kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường Đây là bài toán khó, có rất nhiều cách giải nhưng hầu như không có đáp án cụ thể như mong muốn
Tuy nhiên, với vị trí và vai trò của mình, Ngân sách Nhà nước có thê điều
chỉnh nền kinh tế ở tầm vĩ mô trong lĩnh vực thu nhập của các chủ thể kinh tế và các thành viên trong xã hội, nhăm thực hiện đồng thời các mục tiêu cơ bản là công băng xã hội, bảo đảm sự ôn định cuộc sống vật chất và tỉnh thần của người
lao động và của cộng đông dân cư trong phạm vi cả nước
Đê thực hiện được các mục tiêu này, việc hoạch định các chính sách có
Trang 20Trước hết, chính sách thu ngân sách phải bảo đảm thực hiện đồng thời hai
mục tiêu: øôí /à khuyến khích đây mạnh sản xuất kinh doanh; ø4¡ /, điều
chỉnh hợp lý thu nhập của người lao động Vì vậy, chính sách thuế, quan trọng nhất là mức thuế và thuế suất, phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, theo đó cần ưu tiên, khuyến khích hay hạn chế, thu hẹp những ngành hàng nào; đối tượng nào
Công cụ chủ yếu và trực tiếp để thực hiện những mục tiêu nói trên chính
là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Đây là các sắc thuế trực thu, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp thu nhập của doanh nghiệp và của người
lao động Bên cạnh đó, để điều chỉnh thu nhập của người tiêu dùng, đặc biệt là
những người có thu nhập cao và kết hợp giải quyết những vấn đề xã hội, Nhà nước còn sử dụng các sắc thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để góp phần công băng hóa giữa các đối tượng giàu nghèo trong cộng đồng dân cư Bên cạnh các chính sách thuế, Nhà nước còn sử dụng công cụ ngân sách để giúp đỡ và hỗ trợ cho các đối tượng được ưu tiên như: thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ gia đình có công với cách mạng, trẻ mồ côi, người già yếu không nơi nương tựa
Như đã đề cập ở trên, Ngân sách Nhà nước là công cụ chủ yếu phân bổ các nguon luc tai chinh, dam cho nén kinh té phat triển với tốc độ nhanh, 6n định và bền vững Cùng với việc tăng nhanh khối lượng vốn cấp phát cho các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ cũng rất quan tâm các
khoản chi cho sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục, chăm sóc y tế, thê dục thể
thao Đặc biệt, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, mức tăng thu nhập quốc
dân, sự biến động của tình hình tài chính, tiền tệ, giá cả, đời sông sinh hoạt của
người lao động, Nhà nước thường xuyên quan tâm chính sách tiền lương, điều chỉnh lương và tăng lương, bảo đảm cuộc sông ôn định cho người lao động
Tóm lại, ngân sách nhà nước có vai trò to lớn và tác động trực tiêp đền quá trình phát triên kinh tê - xã hội của đât nước và đời sông của người lao
Trang 21học, phù hợp với các điều kiện chủ quan và khách quan sẽ tạo tác động tích cực
và ngược lại
1.1L4.4 Neân sách Nhà nước là công cụ củng cô bộ máy quản lý Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia
Bộ máy quản lý Nhà nước của Việt Nam được chia ra ba hệ thống quyền
lực: hệ thống lập pháp bao gồm: Quốc hội và Chủ tịch nước; hệ thống hành pháp bao gồm: các cơ quan của Chính phủ; hệ thống tư pháp bao gồm: Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân tối cao Đề thực hiện đầy đủ chức năng quản lý và điều hành
toàn bộ hoạt động của nên kinh tế - xã hội, bộ máy quản lý Nhà nước cần phải được củng cơ và hồn thiện vê tô chức bộ máy và cơ chê hoạt động
Ngân sách Nhà nước không chỉ bảo đảm nguồn kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn phải bảo đảm các nhu câu chỉ tiêu thường xuyên cần thiết của các cơ quan quyên lực, đứng đầu là Đảng Cộng sản Việt Nam với
tư cách là cơ quan lãnh đạo tồn bộ hệ thơng chinh tri, bao gom các tô chức chính trị xã hội, các đảng phái, tôn giáo, các đoàn thê quân chúng, các đơn vị sự nghiệp
Một lĩnh vực quan trọng khác đòi hỏi Ngân sách Nhà nước phải bảo đảm nguồn kinh phí hoạt động, mà không một khâu tài chính nào có thể thay thế
được, đó là lực lượng vũ trang thuộc hai hệ thống quốc phòng và an ninh Một
đất nước không thể hoạt động bình thường và ổn định trong khi các thế lực bên
ngoài thường xuyên có âm mưu chống phá, can thiệp, xâm chiếm và lật đồ Vì
vậy Nhà nước cân phải sử dụng công cụ ngân sách để củng cỗ sức mạnh quân
sự, bảo đảm cho bộ máy quản lý Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị hoạt
động ồn định
1.1.4.5 Neân sách Nhà nước là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đây nhanh quá trình họp tác và hội nhập quốc tế
Trong xu thế mở cửa và hội nhập các quan hệ chính tri, kinh té giữa các quốc gia không ngừng phát triển và ngày càng đa dạng Mặc dù trong cộng đồng
Trang 22nghèo, song xét trên phương diện quan hệ quốc tế, các quốc gia đều phải tôn
trọng các nguyên tắc cơ bản, đó là sự bình đăng, tôn trọng độc lập chủ quyền,
các bên cùng có lợi
Vai trò quan trọng của Ngân sách Nhà nước đối với các quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ: Mọi khoản thu chỉ tài chính phát sinh trong quan hệ quốc tế đều
có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là những
khoản thu chỉ về đầu tư trực tiếp và gián tiếp; các khoản viện trợ và tiếp nhận
viện trợ; các khoản đi vay và cho vay do Nhà nước quản lý Mọi khoản thu của
Ngân sách Nhà nước từ nước ngoài, dưới mọi hình thức, đều phải được quản lý
chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, riêng đối với các khoản vay nợ phải hoàn trả
đúng thời hạn Các khoản chi của NSNN ra nước ngoài phải được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở đáp ứng các mục tiêu nhiệm vụ quốc tế của Nhà nước trước
mắt và lâu dài
Tóm lại, để mở rộng và phát triển các quan hệ đối ngoại trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, Nhà nước cần phải củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính Khi nguồn thu Ngân sách Nhà nước dôi dào; tiềm lực vốn và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước không ngừng tăng lên, đó là những điều kiện cơ bản, cần thiết để chúng ta mở rộng quan hệ đối ngoại và đây nhanh quá trình hợp tác bình đăng với cộng đồng quốc tế
1.2 KIEM SOAT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1 Tống quan về Kho bạc Nhà nước
Trang 23Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội
* Kho bạc Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định: Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết cua Uy ban Thuong vụ Quéc hội; dự thảo nghị
định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực
quản lý của Kho bạc Nhà nước; Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hành động đề án, dự án quan trọng về quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông tư và
các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước; kế hoạch hoạt
động hàng năm của Kho bạc Nhà nước
- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ văn bản quy phạm
nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ NSNN,
các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước sau khi được cấp có thâm quyền ban hành hoặc phê duyệt
- Tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho
bạc Nhà nước
- Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật
- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nước được
Trang 24NSNN cho co quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê Kho bạc Nhà nước và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật
- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ Kho bạc Nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống - Tổ chức huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ - Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nước
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thắm quyền hoặc kiến nghị cấp có thâm quyên xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước; phòng, chỗng tham những, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo phân công,
phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật
- Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ Quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài
sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước
- Hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt
- Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính
giao và theo quy định của pháp luật
Trang 251 Co quan Kho bac Nha nước ở Trung ương gồm: Vụ Tổng hợp - Pháp
chế; Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước; Vụ Huy động von; Vu Ké toán nha nudc; Vu Kho quy; Vu Hop tac quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ: Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng; Thanh tra; Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Cục Công nghệ
thông tin; Trường Nghiệp vụ Kho bạc; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia 2 Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương gồm:
- Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung
là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước;
- Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
* Kho bạc Nhà nước câp tỉnh, Kho bạc Nhà nước câp huyện có tư cách pháp nhân, con dâu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật
1.2.2 Vai trò của kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát chỉ NSNN là việc các cơ quan Nhà nước có thâm quyên thực hiện thâm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chỉ NSNN diễn ra tại các khâu
cua qua trinh chi NSNN, từ lập dự toán, chap hanh du toan, dén duyét quyét toán NSNN, nhăm đảm bảo mỗi khoản chỉ NSNN đều được dự toán từ trước,
được thực hiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn qui định và có hiệu quả kinh tế - xã hội Vì vậy, kiểm soát chỉ NSNN có các vai trò
quan trọng sau:
Một là, quản lý các khoản chỉ NSNN đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả vừa là nguyên tắc, vừa là yêu cầu của quản lý kinh tế tài chính Đông thời, còn là
mối quan tâm lớn hiện nay của các cấp từ Quốc hội, Chính phủ, đến các bộ,
Trang 26kiêm chê lạm phát, ôn định tiên tệ và làm lành mạnh hố nên tài chính Qc gia Bên cạnh đó, nó còn góp phân nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vali trò của các ngành, các câp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đên việc quản lý và sử dụng NSNN
Hai là, các khoản chỉ NSNN thường mang tính khơng hồn trả trực tiếp
Tính khơng hồn trả trực tiếp thê hiện ở chỗ các đơn vị được NSNN cấp phát
kinh phí sẽ khơng phải hồn trả lại trực tiếp cho Nhà nước số kinh phí đó sau một thời gian sử dụng, mà phải “hoàn trả” cho Nhà nước bằng chính kết quả công việc đã được Nhà nước giao cho Tuy nhiên, việc lượng hoá các kết quả của các khoản chi NSNN thường rất khó khăn và nhiều khi không toàn diện Mặt khác, lợi ích của các khoản chỉ NSNN mang lại thường ít găn với lợi ích cụ
thể, cục bộ Vì thế, sự quan tâm của người sử dụng NSNN phan nao bi han ché
Do vậy, cần thiết phải có các cơ quan chức năng có thấm quyền thực hiện kiểm
tra, kiểm soát các khoản chi của NSNN để đảm bảo cho việc Nhà nước sẽ nhận
được những kết quả tương xứng với sô tiên mà Nhà nước đã bỏ ra
Ba là, xuất phát từ tính chất, đặc điểm của các khoản chỉ NSNN là diễn ra
trên phạm vi rộng liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội Trong khi đó, cơ chế
quản lý chỉ NSNN thì chỉ quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính
nguyên tặc, không thể bao quát hết tất cả các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực
hiện chi NSNN Hơn nữa, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động chi
NSNN cũng ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn Điều này làm cho cơ chế quản
ly chi nhiéu khi không theo kịp với sự bién động của hoạt động chi NSNN Ví dụ
như: cấp phát nhưng thực chất chỉ mang tính chất xuất quỹ NSNN, cho đơn vị rút
tiền về chỉ tiêu: phân bổ dự tốn khơng chính xác; hệ thống tiêu chuẩn, định mức không đồng bộ, xa rời thực tế; cơ chế quản lý chỉ một số lĩnh vực đặc biệt như chỉ
đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu, chi ngân sách xã chưa phù hợp;
Trang 27lãng phí nảy sinh Vì vậy, phải có co quan có thấm quyên thực hiện kiểm tra,
giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng
tiêu cực; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý Từ đó, có những
kiến nghị nhằm sửa đối, bổ sung hay kịp thời ban hành những cơ chế quản lý
phù hợp, chặt chẽ hơn
Bốn là, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với một quốc gia trên con đường phát triển Một nền kinh tế hướng tới mở cửa và hội nhập hết sức năng động và đây những thách thức gay gặt cũng đã và đang đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện chức năng của tài chính Tài chính không chỉ đảm nhận chức năng phân phối, giám đốc băng đồng tiền, mà từng bước
phải tạo dựng, duy trì, kiểm soát có hiệu quả thị trường tài chính và các luồng vốn
cho sự tăng trưởng kinh tế Mặt khác, hội nhập là sự thừa nhận và vận hành nền
kinh tế tài chính tuân thủ các nguyên tặc, thông lệ, các chuẩn mực quốc tế Trong
đó, tự do hoá, minh bạch, công khai là những nguyên tắc cơ bản của hội nhập
Chính vì vậy, vai trò của kiểm soát chỉ lại càng cần thiết, nhăm quản lý chặt chẽ ngân quỹ quốc gia, đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời góp phần xây dựng một nên tài
chính công khai, minh bạch, đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập
1.2.3 Tổ chức kiểm soát chỉ NSNN qua Kho bạc Nhà nước
1.2.3.1 Đặc điểm cơ bản công tác kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN
Một là, Kiểm soát các khoản chỉ NSNN được thực hiện băng pháp luật và theo dự toán Đây là đặc điểm quan trọng, việc nhìn nhận và đánh giá đúng đặc
điểm này giúp cho Nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý,
thực hiện kiểm soát chỉ NSNN đúng luật, đúng mục đích, đảm bảo tính hiệu quả
và công khai tiết kiệm
Trang 28Ba là, Hiệu quả của công tác kiểm soát chỉ NSNN được đánh giá băng cả
hai chỉ tiêu: định tính và định lượng
- Chỉ tiêu định tính được đánh giá thông qua việc thực hiện đúng chính
sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức của các đơn vị sử dụng NSNN
- Chỉ tiêu định lượng được đánh giá thông qua việc tính toán số tiền tiết
kiệm được thu hồi cho NSNN những khoản chi sai định mức, chế độ đó
1.2.3.2 Nội dung kiểm soát chỉ Ngân sách Nhà nước
Tương ứng với chu trình quản lý NSNN, có các phương thức kiểm soát chi NSNN là: phương thức kiểm soát lập dự toán chỉ NSNN: phương thức kiểm soát chấp hành chỉ NSNN: phương thức kiểm soát quyết toán chỉ NSNN
a) Kiểm soát lập dự toán NSNN
Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các
cơ quan nhà nước Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, KBNN tiễn hành kiểm soát việc đơn vị tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế
độ tự chủ và phân dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ; kiêm soát việc phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc (nếu là đơn vị dự toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc)
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
cơng lập Việc kiêm sốt căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cấp
có thâm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chỉ tiêu tài chính hiện
hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm
Trang 29đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phân chỉ phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) và kiểm soát phần dự toán kinh phí chỉ không thường xuyên theo quy định hiện hành
Đôi với các đơn vị quản lý hành chính thuân tuý, không thuộc hai loại đơn
vị như trên, việc kiêm soát dự toán của đơn vị căn cứ các quyêt định giao và
phân bô dự toán theo đúng chê độ tiêu chuân, định mức của các cơ quan có
thấm quyên quyết định
b) Kiểm soát chấp hành chỉ NSNN
Đối với các đơn vị thực hiện chế độ fự chủ theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các
cơ quan nhà nước Kiểm soát chi các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ bao
sôm: tiền lương: tiền công: phụ cấp lương: tiền thưởng: phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; các khoản thanh toán cho cá nhân; chi thanh toán dịch vụ công
cộng: vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí;
chi phi thuê mướn; chỉ sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; chỉ phí nghiệp vụ chuyên môn; chi khác
Kiêm soát các khoản chi không thực hiện chê độ tự chủ bao gôm: chi sửa chữa lớn, cải tạo, nâng câp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiệt bị,
phương tiện làm việc; chi mua săm tài sản cô định; chi đoàn ra, đoàn vào; chị
đào tạo cán bộ, công chức
Việc kiêm soát đối với các khoản kinh phí thực hiện tự chủ căn cứ vào các
điều kiện: Quyết định của cơ quan có thấm quyên cho phép đơn vị thực hiện tự
chủ chi và nguồn kinh phí được giao tự chủ; dự toán được duyệt trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ theo mục lục ngân sách; còn đủ kinh phí để thanh
Trang 30Ngoài ra, trên cơ sở đề án tự chủ chỉ đã được cấp có thấm quyền phê
duyệt, đơn vị phải xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ và quy chế trả lương thông qua
Hội nghị cán bộ công chức trong đơn vị quyết định làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát chỉ
Đối với các khoản không thực hiện tự chủ, căn cứ vào dự toán kinh phí
của đơn vị được duyệt, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán đối với khoản chỉ
này cho đơn vị theo quy định hiện hành về kiểm soát chi thường xuyên của
NSNN và chỉ đầu tư xây dựng cơ bản
Với việc sử dụng các khoản kinh phí tiết kiệm KBNN thực hiện thanh
toán cho đơn vị theo quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm do đơn vị xây dựng phù hợp với các quy định của Nhà nước Hết năm ngân sách, đơn vị phải thực hiện quyết toán kinh phí tự chủ chỉ theo đúng các mục chỉ của mục lục NSNN, có xác nhận số thực chi của KBNN, kèm theo bản thuyết minh quyết tốn năm gơm cả việc phân tích tình hình, nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm được trong năm gửi cơ quan Tài chính
Đối với đơn vị sự Hghiệp công lập thục hiện chế độ tự chủ theo Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập Việc kiểm soát, thanh toán đơn vị sự nghiệp có thu gồm có 2 loại: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phân chi phí hoạt động Đơn vị sự nghiệp được mở 2 tài khoản tại
KBNN: tài khoản dự toán để nhận kinh phí cấp theo dự toán từ NSNN: tài
khoản tiền gửi đề thực hiện thu, chỉ các khoản phí, lệ phí thuộc NSNN nhưng
đơn vị được phép giữ lại để chi theo quy định Ngoài ra, đối với các khoản thu,
chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ đơn vị được mở tài khoản tại
KBNN hoặc Ngân hàng
Trang 31Đã có trong dự toán được cơ quan có thấm quyền duyệt: đối với năm đầu
tiên, đơn vị phân bổ dự toán đã được Bộ chủ quản duyệt (đối với các đơn vị sự
nghiệp trung ương), Chủ tịch UBND các cấp duyệt (đôi với các đơn vị sự nghiệp
địa phương) chỉ tiết theo mục lục NSNN và một số nội dung chỉ chủ yếu gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và KBNN nơi giao dịch Hai năm tiếp
theo là dự toán do đơn vị lập; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ do cơ quan
Nhà nước có thâm quyền quy định
Đối với những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chung của Nhà nước như định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn về trụ sở làm việc; chế độ công tác nước
ngoài; kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các đề tài
khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; kinh phí mua săm và sửa chữa lớn tài sản; chỉ đầu tư XDCB thì mức chỉ không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức,
chế độ quy định
Đối với những khoản chỉ phí quản lý hành chính ( công tác phí, hội nghị,
điện thoại, công vụ phí ), chi hoạt động thường xuyên, chi lương và các khoản
chỉ khác, mức chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định (có thể cao hơn hoặc thấp
hơn mức chi do Nhà nước quy định nếu thấy cần thiết và có hiệu quả) trong phạm vi nguôn kinh phí được sử dụng, phù hợp với quy chế chỉ tiêu nội bộ và quy chế trả lương đã được Hội nghị cán bộ công chức cơ quan quyết định; đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyên chuẩn chỉ; tài khoản tiền gửi,
dự toán còn đủ số dư
Kiểm soát thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu thuộc kinh phí NSNN cấp:
- Kiểm soát chỉ tiền lương và tiền công:
+ Lương cấp bậc và chức vụ: căn cứ vào dự toán được duyệt để kiểm soát và thanh toán cho đơn vỊ
Trang 32duyệt không vượt quá 3 lần so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí) và không
vượt quá 3,5 lần (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí)
- Đối với các khoản chỉ mua sắm vật tư, sửa chữa thường xuyên tài
sản cô định, KBNN thực hiện kiểm soát theo quy định hiện hành
- Đối với những khoản chỉ quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn và những khoản chi khác: Trong phạm vi nguồn kinh phí của đơn vị, KBNN
thực hiện chi theo đề nghị của chủ tài khoản Chủ tài khoản chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyết định chỉ tiêu của mình
- Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng: von dau tu XDCB KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát căn cứ vào dự toán,
đơn giá, định mức được cấp có thắm quyền giao và quy định hiện hành
- Đối với việc trích lập các quỹ của đơn vị, KBNN kiểm tra và thực
hiện theo các quy định về mức trích lập của Nhà nước
Kiểm soát đối với phần thu sự nghiệp để lại đơn vị chỉ theo quy định:
Đối với những khoản thu thuộc NSNN để lại cho đơn vị chỉ theo quy
định, định kỳ hàng quý đơn vị phải lập báo cáo chỉ tiết các khoản thực thu,
thực chi theo mục lục NSNN gửi cơ quan tài chính để thực hiện chi thu
NSNN và ghi chỉ cho đơn vị Căn cứ chứng từ do cơ quan Tài chính chuyên
đến, KBNN thực hiện hạch toán thu, chỉ NSNN
Đối với các đơn vị không thuộc hai loại nêu trên, việc kiểm soát chỉ căn cứ vào dự toán được duyệt và các tiêu chuẩn định mức do các cơ quan
có thâm quyên quyết định
c) Kiểm soát quyết toán chỉ NSNN
Phương thức kiêm soát guyết toán chỉ NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN là việc kiểm soát tính chính xác các báo cáo Tài chính của các đơn vị sử
dụng NSNN khi hết niên độ Ngân sách, soát xét lại các số liệu tổng hợp do đơn
Trang 33sai sot cua sô liệu đê thực hiện điêu chỉnh hoặc thu hôi, hay tìm ra các thiêu sót
của chê độ đê có kiên nghị tới các cơ quan có thâm quyên
1.2.4 Các nhân tố ảnh hướng đến kết quả kiểm soát chỉ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1.2.4.1 Quy định của pháp luật và các quy định của Nhà nước về kiểm soát chỉ Ngân sách Nhà nước và vê chê độ, định mức chỉ Ngân sách Nhà nước
Luật NSNN và các văn bản hướng dân thực hiện, cùng các văn bản pháp quy khác, vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng cơng tác kiểm sốt chỉ Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các cơ chế, quy trình kiểm soát chỉ phù hợp
Trước năm 1997, việc quản lý chỉ NSNN được thực hiện theo các văn bản
dưới luật chủ yếu là do Bộ Tài chính ban hành, tính pháp lý không cao Điều đó
ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý chỉ quỹ NSNN Việc chỉ quỹ NSNN chỉ
mang tính xuất quỹ đơn thuân; cấp phát, thanh tốn khơng găn với với kiểm soát chi Từ đó dẫn đến tình trạng cấp phát không gan với nhiệm vu chi, don vi str dụng Ngân sách rút kinh phí về quỹ của đơn vị tự chỉ tiêu, trong khi việc kiểm tra, quyết toán còn mang nặng tính hình thức nên lãng phí, tiêu cực khá lớn
Từ sau khi thực hiện Luật NSNN, cơ chế quản lý quỹ NSNN nói chung, kiểm soát chỉ NSNN nói riêng thực sự được xác lập trên cơ sở pháp lý và có hiệu lực pháp luật cao Trước khi đồng vốn của Ngân sách ra khỏi quỹ NSNN, KBNN phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các tài liệu cân thiết và chỉ thực hiện chỉ ngân sách khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật NSNN Thủ trưởng cơ quan KBNN có quyên từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ điều
kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Rõ ràng, phải có cơ sở pháp lý thì KBNN mới có thê xây dựng được quy
Trang 34Định mức chi tiêu Ngân sách là mức chuân làm căn cứ tính toán, xây dựng dự toán, phân bồ dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chỉ tiêu
Nếu hệ thống định mức chỉ tiêu ngân sách thoát ly thực tế, không phù hợp
với đặc điểm hoạt động của các ngành, các địa phương thì việc tính toán, phân bồ dự toán chi không khoa học, không chính xác; dẫn đến tình trạng chi ngồi dự tốn; thiếu căn cứ để kiểm soát chỉ; đơn vị sử dụng Ngân sách thường phải tìm
mọi cách để hợp lý hoá các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc
hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính
Định mức chỉ tiêu càng cụ thể, chỉ tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chỉ NSNN nói chung và hiệu quả cơng tác kiếm sốt chỉ qua KBNN nói riêng Việc chấp hành định mức chỉ tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành Ngân sách của các ngành, cac cap
Tuy nhién, do tinh chat da dang cua cac don vi su dung NSNN, do tac dong
của các yếu tô kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng cho nên việc ban hành
đồng bộ và ôn định hệ thống định mức là vẫn đề hết sức khó khăn, phức tạp
Thực tế, ở Việt Nam hiện nay, hệ thống định mức chi Ngân sách còn nhiều
bất cập, vừa không day đủ, vừa lạc hậu, cho nên nó chưa trở thành công cụ đáng tin
cậy đề xác định mức phân bố Ngân sách và để KBNN sử dụng kiểm soát chi
1.2.4.2 Năng lực tơ chức kiểm sốt chỉ NSNN của Kho bạc Nhà nước
Xuât phát tir vi tri cua con người - con người là nhân tô cơ bản nhât, năng
động nhât của mọi tô chức, chât lượng và trình độ của con người là yêu tô then chốt quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức
Vì vậy, chất lượng công tác kiểm soát chỉ phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chỉ NSNN nói riêng
Đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu
Trang 35KBNN mà còn bao gồm cả cán bộ quản lý tài chính - kế toán ở các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN
Bên cạnh đó, bộ máy kiểm soát chỉ Ngân sách phải được tô chức khoa học, thông nhất, đồng bộ từ cơ quan quản lý Nhà nước, phân bổ dự toán, cơ quan kiểm soát chỉ tiêu cho đến đơn vị trực tiếp sử dụng Ngân sách Nếu việc tổ chức bộ máy kiểm sốt chỉ khơng thống nhất, chồng chéo hoặc phân tán ra nhiều đầu mối thì sẽ dẫn đến tình trạng cắt khúc trong quản lý, làm hạn chế hiệu quả kiểm sốt chỉ
Ngồi ra, còn có một số nhân tố với tư cách là những công cụ hỗ trợ,
muốn thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đòi hỏi chúng ta cũng cần phải quan
tâm đến như hệ thống kế toán Nhà nước (kế toán NSNN, kế toán đơn vị sử dụng NSNN) mục lục NSNN, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kiểm soát của KBNN, cơng nghệ thanh tốn trong nên kinh tế nói chung 1.2.4.3 Cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước
Cơ chế quản lý chỉ NSNN găn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chỉ NSNN của các cấp quản lý giúp cho mỗi cấp làm việc có hiệu quản hơn, từ đó tạo nên sự hiệu quả của cả hệ thống quản lý và kiểm soát chỉ NSNN Khi có sự phân định chức năng sẽ giúp cho các cơ quan biết những công việc
của mình và họ tự chịu trách nhiệm về những công việc của mình sẽ làm Như
vậy, mỗi cơ quan sẽ ý thức tự giác trong công việc và hoàn thành những việc
được giao Phân cấp quản lý tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ
Phân cấp quản lý giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý Tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN Kiểm tra luôn gắn liền với quản lý, có quản lý là cần đến hoạt động kiểm tra Kiểm tra ở đây là kiểm tra giữa chức
năng nhiệm vụ được pháp luật quy định và việc thực hiện chức năng trên thực
Trang 36Cơ chế phân cấp quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc kiếm soát chỉ NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát chi Nếu có nhiều cơ quan tham gia trong quá trình quản lý và kiểm soát chi nhưng việc phân định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của
các cơ quan đơn vị không rõ ràng, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm của
người chuẩn chi đến đâu, trách nhiệm của người kiểm soát chi đến đâu trước
mỗi khoản chỉ tiêu của đơn vị thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng giành quyền và
đùn đây trách nhiệm, theo đó là tệ quan liêu, cửa quyên, lãng phí trong quản lý 1.2.4.4 Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN
Đối tượng của kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN là các khoản chỉ tiêu của các cấp chính quyên, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp, về cơ bản thể hiện là các khoản chi của NSNN hằng năm được Quốc hội thông qua
Do đó, cơ chế về Tài chính đối với đơn vị sử dụng NSNN có tác động không
nhỏ đến hoạt động kiểm soát chỉ NSNN của KBNN Đề chủ động sử dụng kinh
phí được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các đơn vị sử dụng
NSNN có trách nhiệm xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ,
viên chức thực hiện và KBNN có căn cứ thực hiện kiểm soát chi Kiểm soát chỉ
tiêu của các cấp Chính quyên, các đơn vị do NSNN cấp toàn bộ chỉ phí thì đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thâm quyền quy định Còn
đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và
kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp
thực hiện theo Nghị đinh số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Với mỗi loại đơn vị cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có cơ chế quản lý chỉ tiêu khác nhau, theo
đó thì kiểm soát chỉ của KBNN cũng khác nhau
Cac don vi sự nghiệp công lập được phân loại như sau:
Trang 37Hai là, đơn vị có nguén thu su nghiép tu bao dam mét phan chi phi hoat
động thường xuyên, phân còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phân chỉ phí hoạt động)
Ba là, đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguôn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị
sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)
Ở mỗi loại đơn vị nêu trên đều có nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao
sôm: các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chỉ thống nhất trong don vi, bao dam hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù cua don vi, su dung tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý Đối với đơn vị sự nghiệp bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp bảo đảm
chỉ phí một phân chỉ phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chỉ quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hon mức chỉ do cơ quan Nhà nước có thâm quyền quy định
Đối với đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động:
Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi không vượt quá mức chỉ do cơ quan Nhà nước có thấm quyên quy định
Như vậy hiện nay cơ chế quản lý Tài chính của các đơn sử dụng NSNN chưa thống nhất, rất phức tạp theo cách phân loại như trên, vì vậy việc
kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN cũng rất khó khăn, rễ gây nhằm lẫn thất
thoát NSNN Đồng thời phải đòi hỏi mất nhiều thời gian và nhân lực cho
cơng việc kiêm sốt chi của KBNN
Tóm lại, Chương 1 đã trình bày tổng quan về NSNN bao gốm: khái niệm, vai trò của Ngân sách Nhà nước; hệ thống tô chức và phân cấp quản lý NSNN Đặc biệt, trình bày các vấn đề cơ bản kiểm soát chỉ NSNN qua Kho
bạc Nhà nước: các hình thức tô chức, nội dung, kết quả và nhân to anh
Trang 38Chương 2
PHAN TICH THUC TRANG CONG TAC KIEM SOAT CHI NGAN SACH NHA NUOC QUA KHO BAC TREN DIA BAN TINH
QUANG NINH
2.1 TINH HINH KINH TE - XA HOI TINH QUANG NINH
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, năm ở phía Dong Bac
của Việt Nam Phía Băc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, có
đường biên giới đất liền với Trung quốc dài 132,8 km Quảng Ninh là một trong
5 tỉnh của Việt Nam trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh
tế Việt - Trung, sẽ là một bộ phận, nhịp cầu quan trọng của khu vực mậu dịch tự
do ASEAN - Trung Quốc; có cửa khâu quốc tế, quốc gia Bắc Luân và nhiều cửa
khâu địa phương trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng
về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nước
Diện tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: đất nông nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng có trên 500.000 ha Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến lâm hải sản, thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sông dân sinh và xuất khâu
Bờ biển Quang Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn ha bãi triều ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biên Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) va 30
con sông, suối chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biên, thuận
tiện cho lưu thơng hàng hố, quan hệ giao lưu với các vùng trong nước, nước ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu thuyên, sản xuất muối và xây
dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ đời sông đồng bào dân tộc miền
núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh
Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lượng lớn, ngày nay đã có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lượng lớn, nhỏ đang
được khai thác như: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tính, cao lanh
Trang 39Đến nay toàn tỉnh có 14 huyện thị xã, thành phố, gồm 4 thành phó, 1 thị
xã, 9 huyện và 186 xã, phường, thị trần, dân số hiện nay là 1.104.453 người, với 22 dân tộc anh em, thuộc các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Mường, Nùng, Thái (dân tộc ít người chiễm 10%): số người trong độ tuổi lao động chiếm 61%, dân số đô thị chiếm 45%; mật độ dân số bình quân 180
người/km2 Hiện nay lao động trong độ tuôi chiếm tý lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 46% tông số lao động toàn tỉnh
Nhân dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thông yêu nước nông nàn, lao động cần cù sáng tạo kết hợp với truyền thống văn hoá lâu đời Truyền thống đó đã làm cho con người Quảng Ninh vượt qua khó khăn trong các thời kỳ chiến tranh chỗng giặc ngoại xâm và thiên tai để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày thêm giàu đẹp, văn minh
Những điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống tốt đẹp đã tạo dựng cho
Quang Ninh có ưu thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến
khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu thuyén, sơ chế nông -
lâm - thuy - hải sản, sản xuất hàng dệt may, thủ công nghiệp phát triển tương ứng Do có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước, Quảng Ninh đã được Chính phủ xác định: “Xáy dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điềm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biến, có tốc tăng trưởng cao và bên vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đây sự phát triển và
khả năng cạnh tranh” ( Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ
tướng Chính phủ )
Trong thời gian qua, trong bối cảnh có khó khăn, nhất là tác động của suy giảm kinh tế trong những năm gần đây, song Đảng bộ chính quyền và nhân dân
các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đoàn kết, nỗ lực phan đấu thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội đã để ra cho giai đoạn 2006 - 2010
và đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực
Trang 4012,5%/nam, tang 4.872 ty déng so voi nam 2006 (theo giá thực tế tăng 12.456 tỷ đồng): tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 137.043 tỷ đồng, tăng bình quân
27,3%/nam; tong thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 69.940 ty đồng, tăng
bình quân 29,4%/năm, đã vươn lên là một trong 6 tỉnh có số thu cao nhất cả nước Huy động vốn đầu tư phát triển tiếp tục tăng, trong đó đâu tư từ vốn trong nước chiếm tý trọng lớn Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách có tiến bộ vượt bậc Đã đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng (cầu, đường, nhiệt điện, xI măng, cảng biển .), hạ tang kinh tế - xã hội ở các địa phương có sự cải thiện đáng kể, làm động lực thúc đây kinh tế - xã hội phát triển
Văn hoá - xã hội được quan tâm, có bước phát triển, tiễn bộ Ngân sách đầu tư cho phát triển giao duc, y tế, xã hội, văn hóa 5 năm đạt 1.961 tỷ
đồng, tăng bình quân 35.6%/năm Đã hoàn thành nâng cấp mở rộng các bệnh
viện tuyến tỉnh, bệnh viên đa khoa khu vực bệnh viện tuyến huyện và trạm
y tế xã góp phần giảm tình trạng quá tải và nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh cho nhân dân Chất lượng giáo dục có chuyển biến, Quảng Ninh là một
trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước vê kết quả thi tốt nghiệp lớp 12 học sinh giỏi quốc gia, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đăng Đầu tư cho
an sinh xã hội tăng cao, 5 năm đạt 1.404 ty đồng, tăng bình quân 59%/nam,
đã góp phân cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân giữ vững an ninh nông
thôn, vùng núi, vùng dân tộc
Quốc phòng - an ninh và công tác quán lý nhà nước về biên giới, vùng biển
được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được g1ữ vững, tạo
điều kiện, môi trường thuận lợi thúc đây phát triển kinh tế - xã hội; công tác cải cách
tư pháp được đây mạnh và chuyền biến tích cực Hoạt động khai thác, tiêu thụ than trái phép được tập trung giải quyết Tệ nạn xã hội được ngăn chặn có kết quả Quan hệ hợp tác đôi ngoại đối với các địa phương trong nước và quốc tế được tăng cường:
các hoạt động xúc tiễn, thu hút đầu tư thu được kết quả
Công tác lãnh đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở có đôi mới, tiễn bộ Cấp
uy, chính quyền các cấp đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; từng