1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai

109 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 323,12 KB

Nội dung

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nuôi sống con người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thế được. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng quyết định sự thành bại, ấm no hay phồn vinh của nông nghiệp và nông thôn, đôi khi là của toàn bộ nền kinh tế xã hội của quốc gia. luận văn này với mục đính đánh giá hiệu quả sản suất và cách làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa

Trang 1

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA

TẠI HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014

Trang 2

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA

TẠI HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS LÊ TRỌNG HÙNG

Đồng Nai, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Phạm Thị Thu Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, em đã được quýThầy, Cô trang bị rất nhiều kiến thức bổ ích về kinh tế nông nghiệp thông qua

sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô Qua khóa học này,

em đã học được cả về lý thuyết và chứng minh thực tiễn về những kiến thứckinh tế - xã hội Những kiến thức bổ ích đó sẽ trở thành hành trang giúp emtrưởng thành và thành công trong tương lai.

Bằng tất cả lòng biết ơn và kính trọng, em xin gửi đến quý Thầy, Côtrường Đại học Lâm nghiệp lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất Đặc biệt

em chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Trọng Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn,tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể Cô, Chú, Anh, Chịphòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú, Chi cục Thống

kê huyện Tân Phú cùng với chính quyền địa phương và bà con nông dân tại

xã Phú Thịnh, Phú Điền, Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã tận tìnhgiúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấpphục vụ cho đề tài nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 4

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4

1.1.2 Các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế 5

1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường về kết quả, hiệu quả kinh tế 8

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây lúa 11

1.2 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam 14

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và kinh nghiệm 14

1.2.2 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam 16

1.3 Tổng quan về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu 19

Chương 2 22

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VỀ HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI 22

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

Trang 6

2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 29

2.2.2 Thu thập số liệu 29

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn và chuyên gia 31

2.2.4 Phương pháp phân tích 31

CHƯƠNG III 35

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ nông dân tại huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai 35

3.1.1 Tình hình sản xuất lúa toàn huyện 35

3.1.2 Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ điều tra 36

3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 42

3.2.1 Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo khoản mục chi phí 42

3.2.2 Phân tích chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất 48

3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông dân trồng lúa tại Huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai 50

3.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Đông Xuân 53

3.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của vụ Hè Thu 56

3.4 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 59

3.4.1 Cơ sở đề ra giải pháp 59

3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất lúa của các hộ nông dân tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 62

3.4.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai 64

Trang 7

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82

1 KẾT LUẬN 82

2 KHUYẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 87

Trang 8

R: Hệ số tương quan bội

R2: Hệ số xác định

Sig F: Mức ý nghĩa F

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương

nông liên hiệp quốc) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

Trang 10

2.3 Cơ cấu GDP chia theo ngành trên địa bàn huyện 28 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng trồng lúa toàn huyện Tân Phúqua 3 năm 35 3.2 Tình hình tuổi đời, kinh nghiệm và trình độ văn hóa của chủ hộ 36 3.3 Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ điều tra 37 3.4 Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm của hộ điều tra 38 3.5 Biến động sản lượng và giá bán lúa của hộ điều tra 39 3.6 Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa 40 3.7 Khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha lúa vụ Đông Xuân 42 3.8 Khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha lúa vụ Hè Thu 44 3.9 So sánh khoản mục chi phí giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân 46 3.10 Chi phí, doanh thu và thu nhập lúa giữa 2 vụ Đông Xuân và HèThu trong năm 2014 48

3.12 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập vụ Đông Xuân 53 3.13 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập vụ Hè Thu 56

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu

3.1 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân 433.2 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 453.3 So sánh chi phí giữa 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 473.4 So sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận giữa 2 vụ lúa

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Sự cần thiết của vấn đề

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xãhội, giữ một vị trí hết sức quan trọng Vì nông nghiệp sản xuất ra những sảnphẩm nuôi sống con người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thếđược Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm

vị trí quan trọng quyết định sự thành bại, ấm no hay phồn vinh của nôngnghiệp và nông thôn, đôi khi là của toàn bộ nền kinh tế xã hội của quốc gia

Vì vậy việc phát triển sản xuất lương thực không những là quan trọng mà còn

là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác trongnền kinh tế quốc dân Ngoài ra lương thực còn là nguồn dự trữ để nhà nướcthực hiện chính sách xã hội Từ những ý nghĩa cực kì to lớn như vậy Đảng vàNhà nước ta đã lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm cho các thời kì pháttriển của đất nước

Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định vẫn là lúagạo Do vậy việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt ra vàhuyệnTân Phú là một huyện thuần nông với đa số dân cư sống dựa chủ yếuvào nông nghiệp với tỷ trọng GDP ngành nông – lâm nghiệp chiếm 58,6%trong nền kinh tế Cơ cấu nông nghiệp của huyện chủ yếu là trồng trọt đặcbiệt là ngành sản xuất lúa gạo chiếm cơ cấu và diện tích chủ yếu trong lĩnhvực sản xuất này Vì vậy mà sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập vàđời sống của các hộ sản xuất lúa gạo trên địa bàn huyện Tuy nhiên sản xuấtlúa gạo vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả không cao Điều này là do rấtnhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do thiên tai hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,trình độ áp dụng kỹ thuật khoa học mới còn nhiều hạn chế…

Trang 13

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản

xuất lúa tại Huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai” là vấn đề Tôi quan tâm và

chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

*Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích hiệu quả trồng lúa trên địa bàn huyện Tân Phú –tỉnh Đồng Nai, đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất lúa trên địa bàn

*Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống được cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp

- Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phútỉnh Đồng Nai

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tạihuyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu

Quá trình sản xuất lúa và các yếu tố liên quan đến hiệu quả sản xuất lúatrên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

Trang 14

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác hoạch định chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển trồng lúanói riêng trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam

Bộ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 15

để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm" (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang289)

Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế

nó là "Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa vàdịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theochi phí được gọi là hiệu quả kinh tế." (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang244)

b) Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế nó gắn liền với sản xuất hànghóa, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của chủ thể sản xuất đểtiến hành hoạt động sản xuất đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệuquả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của chủ thể sản xuất

c) Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sảnphẩm thu được với lượng vốn đã bỏ ra Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh biểu hiện ở mỗi đơn vị vốn bỏ ra nhận được lượng kết quả lớn hơn hoặcvới lượng kết quả như thế nhưng cần lượng vốn ít hơn Vì vậy, hiệu quả sản

Trang 16

xuất lúa gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất Trên một đơn vị diện tíchsản xuất được nhiều sản phẩm với chi phí thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm.

d) Hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuấtkinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả tài chính làbiểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, laođộng, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa cáclợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền bỏ ra trong mỗi chu kỳ kinhdoanh Lợi ích kinh tế là khoản thặng dư của doanh thu sau khi trừ các khoảnchi phí trực tiếp và chi phí cơ hội, lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinhdoanh càng cao và ngược lại

1.1.2 Các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế

Với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, sản phẩm hàng hoá dịch vụđược tạo ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào với trình độ công

nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định (David Colman, 1994) Tuy vậy khi bắt tay

vào thực tế sản xuất, con người có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào vớinhững công nghệ sản xuất khác

Khi phân tích hiệu quả kinh tế mà mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh thuđược không thể tách rời phân tích rủi ro Với mỗi câu hỏi đặt ra cho nhà sảnxuất là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Thì câu hỏisản xuất như thế nào hay bằng cách nào chính là trình độ sản xuất, trình độ kỹthật công nghệ

Việc lựa chọn để ứng dụng kỹ thuật công nghệ phụ thuộc vào điều kiệntrình độ sản xuất và khả năng tài chính để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất vàđồng thời hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất Nền kinh tế chịu sự chi phốibởi quy luật nguồn lực khan hiếm, trong khi đó nhu cầu của xã hội về hànghoá dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng Do vậy, đòi hỏi xã hội phải lựa chọn,

Trang 17

từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho với một lượng nguồnlực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao nhất Đây

là mục tiêu của xã hội và của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (David Begg,

Stanley Fischer, Rudger Dornbush, 1995).

Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, vấn đề hiệu quả kinh tế luôn là mộtphạm trù kinh tế tồn tại khách quan Nó xuất phát từ mục đích của sản xuất và

sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Hiệu quả kinh tế được bắtnguồn từ sự thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất

cả các thành viên trong xã hội cũng như khả năng khách quan của sự lựa chọntrên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự giới hạn của nguồnlực Quá trình tái sản xuất vật chất, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra

là kết qủa của sự phối hợp các yếu tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản

xuất nhất định (Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả, 1996).

Khi bắt tay vào sản xuất, nhà sản xuất có nhiều cách phối hợp các yếu tốđầu vào với các công nghệ khác nhau C.Mác nói rằng “Xã hội này khác xãhội khác không phải sản xuất ra cái gì mà sản xuất ra cái đó bằng cách

nào”(Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả, 1996) Thực tế cho thấy sự khác

nhau đó chính là trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ Tuy vậy, đểứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại hay không lại phụ thuộc vào nhiều điềukiện trong đó quan trọng là khả năng nguồn tài chính ra sao?

Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối bởiquy luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội vềhàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên đa dạng Vì vậy, bắt buộc x ã hội phảilựa chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho sử dụng mộtnguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao tối

đa nhất Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở

sản xuất, kinh doanh (David Colman, 1994).

Trang 18

Nói cách khác trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình các cơ sởsản xuất, kinh doanh ở một mức độ sản xuất nhất định phải tính toán làm sao

để có chi phí vật chất và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấpnhất Có như vậy thì lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như lợi ích của ngườilao động và toàn xã hội mới được nâng lên, nguồn lực được tiết kiệm Từ đó,cho thấy hiệu quả kinh tế cần được coi trọng hàng đầu khi bắt tay vào sản

xuất, hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn lực (Phạm Thị Mỹ

Dung, 1992).

Để đánh giá kết quả sản xuất sau một thời gian nhất định ta có thước đo

về mặt số lượng và giá trị sản phẩm sản xuất ra có thoả mãn nhu cầu haykhông, và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất tức là xem xét tới chất lượng quátrình sản xuất đó Hiệu quả có nhiều loại như hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân

bổ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội tuy vậy hiệu quảkinh tế là trọng tâm nhất

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng cáchoạt động kinh tế Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng caohiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phảnánh trình độ tổ chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năngkết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanhcũng như toàn bộ nền kinh tế Có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trùkinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng hiệu quả kinh tế và phản ánh lợi ích

chung của toàn xã hội, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội (David Begg,

Stanley Fischer, Rudger Dornbush, 1995).

Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọihiệu quả kinh tế của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau

và có tác động đến hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Với nềnkinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị

Trang 19

trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậycác thành phần kinh tế này có quan hệ với nhau, tác động đến nhau, bổ sungcho nhau đồng thời phụ thuộc lẫn nhau Mỗi thành phần kinh tế tồn tại trong

xã hội ở các thời kỳ khác nhau luôn có mục tiêu và yêu cầu riêng của mình,tuy nhiên vấn đề hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu để các thành phầnkinh tế này có thể tồn tại và phát triển đi lên Song, hiệu quả kinh tế khôngđơn thuần là một phạm trù kinh tế chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà nó còn

gắn liền với ý nghĩa xã hội (Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả, 1996).

Cơ sở của sự phát tiển xã hội chính là sự tăng lên không ngừng của lựclượng vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêudùng, tạo điều không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc

sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia…(Bùi

Thanh Hà, 2005) Khi xác định phân tích hiệu quả kinh tế phải tính tới các

vấn đề xã hội phức tạp Chính vì vậy, việc giải bài toán xác định, đánh giá, sosánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và đôi lúc mang tính chấttương đối như giải pháp về tổ chức kinh tế và chính sách kinh tế trong phạm

vi toàn bộ nền kinh tế …

Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuầnquan tâm đến hiệu quả kinh tế mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tíchcực và hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hìnhthái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinhdoanh của con người Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanhphải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chiphí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượngsản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanhcuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hoá

Trang 20

lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì mọi doanh nghiệp phảiquan tâm đến vấn đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệuquả kinh tế.

1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường về kết quả, hiệu quả kinh tế

1.1.3.1 Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất và chi phí

Kết quả sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ kết quả thu được saunhững đầu tư về vật chất, lao động cũng như tinh thần vào hoạt động sản xuấtkinh doanh Kết quả sản xuất cho thấy khái quát được tình hình chi phí, giá trịsản lượng, cũng như lợi nhuận, thu nhập sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất và chi phí sản xuất như sau:

- Tổng giá trị sản lượng: tổng giá trị sản lượng làm ra trong năm, xác

định bằng tổng các tích số giữa số lượng sản phẩm (kể cả số lượng sản phẩmdùng tiêu thụ cho gia đình) và giá của từng loại sản phẩm

- Chi phí: chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá

trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thànhhoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt độngsản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanhthu và lợi nhuận

Chi trồng lúa gồm các chi phí sau: Chi phí giống, chi phí phân bón, chiphí thuốc, chi phí tưới tiêu, chi phí lao động gia đình quy ra tiền, và cáckhoản chi phí khác

Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác

Trong đó: Chi phí lao động bao gồm các khâu: trồng, chăm sóc và thu hoạch

+ Chi phí lao động = Chi phí lao động gia đình + Chi phí lao độngthuê

Chi phí lao động thuê = số ngày công x số tiền công trả /ngày.

Trang 21

Tương tự, tính chi phí lao động gia đình được quy ra tính như laođộng thuê, giá tiền lao động gia đình bằng với giá tiền lao động thuê.

- Tổng Doanh thu: là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản

phẩm, tức là tổng số tiền mà nông hộ nhận được khi bán lúa

Tổng Doanh thu = Giá bán * Tổng sản lượng

- Thu nhập: để đánh giá kết quả một cách đầy đủ ta phải sử dụng chỉ

tiêu lợi nhuận, nhưng đối với nông hộ việc xác định chỉ tiêu này khó có thểchính xác vì lao động gia đình cùng một lúc làm nhiều việc và việc ghi chéptrong các nông hộ không chi tiết Trong chừng mực nhất định chúng ta sửdụng thu nhập là tổng doanh thu trừ đi chi phí bằng tiền

- Lợi nhuận: là số tiền mà nông hộ nhận được khi bán lúa đã trừ đi

các khoản chi phí

Lợi nhuận = Tổng Doanh thu - Tổng chi phí

Có 2 loại lợi nhuận: Lợi nhuận chưa tính lao động gia đình và lợi nhuận cótính lao động gia đình

1.1.3.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là hiệu quả tổng hợp các hao phílao động và số lao động vật hóa để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp Khixác định hiệu quả sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai,các nguồn lực dự trữ về vật chất về lao động trong nông nghiệp, tức là phảitính đến các tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế đối với sản xuất nông hộ: trong sản xuất nông nghiệp,kinh tế nông hộ là một bộ phận của kinh tế nông nghiệp Chỉ tiêu hiệu quảkinh tế nông hộ nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ

so với khoản chi phí mà họ đã bỏ ra để đầu tư cho sản xuất Hiệu quả kinh tếnông hộ là việc sử dụng đầy đủ hợp lý các yếu tố đất đai, lao động, vốn nhằmmang lại thu nhập cao cho nông hộ

Trang 22

Hiệu quả = kết quả /chi phí đầu tư sản xuất

Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng cóquan hệ mật thiết với nhau Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặtlượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả thể hiện khối lượng, qui

mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộcvào từng trường hợp

Hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ranhư thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấpnhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốnhư điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, quitrình công nghệ, thị trường Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tớicác yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa, trong đề tài sửdụng một số chỉ tiêu sau:

+ Doanh thu/Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà người trồng lúa bỏ

ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu

+ Lợi nhuận/Doanh thu: cho biết trong một đồng doanh thu mà nông

hộ có được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó

+ Lợi nhuận/Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra sẽthu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây lúa

a) Điều kiện tự nhiên

Đất đai, khí hậu, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến hoạtđộng sản xuất nông nghiệp

- Đất đai: là giá đỡ của hoạt động sản xuất nông nghiệp Đất là điềukiện cần để hoạt sản xuất nông nghiệp được diễn ra Đất cung cấp cho nôngnghiệp các chất dinh dưỡng cần thiết Tuy vậy, đất để canh tác những cây

Trang 23

trồng khác nhau là không giống nhau, do đó tùy vào sự thích ứng của từngloại cây mà ta sử dụng đất vào những mục đích khác nhau.

- Khí hậu: khí hậu phù hợp và thuận lợi cho phép phát triển nôngnghiệp phù hợp

- Nước: trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì tài nguyên nước đóngvai trò quan trọng, là cơ sở để nền nông nghiệp sinh trưởng và phát triển

b) Dân cư và lao động

Dân cư và lao động ảnh hưởng tới nông nghiệp dưới 2 góc độ: lựclượng sản xuất và nguồn lực tiêu thụ nông sản

- Lực lượng sản xuất: nguồn lực quan trọng được coi là nhân tố để pháttriển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang ) và theo chiều sâu(thâm canh, tăng vụ )

Nguồn lao động được xem xét trên 2 mặt: số lượng và chất lượng (trình

độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, tình trạng thể lực)

- Nguồn lực tiêu thụ nông sản: được xem xét ở tất cả các mặt như:truyền thống, tập quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lươngthực thực phẩm

c) Khoa học công nghệ

Là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ngành nông nghiệp.Nhờ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật con người hạn chế được ảnhhưởng của tự nhiên tạo ra sự chủ động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Ngoài ra, khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hình thành cácvùng chuyên canh: lúa, rau màu, cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế ngàycàng cao cho sản xuất nông nghiệp

Các ứng dụng kỹ thuật được sử dụng trong nông nghiệp như: điện khíhóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, sinh học hóa

Trang 24

Nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích củanông dân sẽ được nâng cao.

d) Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp Việc thayđổi quan hệ sở hữu ruộng đất thường gây ra những tác động lớn tới phát triểnnông nghiệp

e) Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ

Có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản

- Nguồn vốn: có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển và phân

bố nông nghiệp nhất là đối với cá nước phát triển như Việt Nam

Nguồn vốn tăng nhanh phân bố và sử dụng có hiệu quả tác động đếntăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nôngnghiệp, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Xét về mặt hiệu quả tài chính thì ngành sản xuất lúa chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố sau:

- Diện tích canh tác: diện tích canh tác góp phần giúp người nông dângiảm chi phí, diện tích càng lớn người nông dân đầu tư càng tập trung, khôngmanh mún, nhỏ lẻ, chi phí chăm sóc, vận chuyển vật tư, máy móc giảm sovới canh tác cùng một diện tích nhưng phân tán nhiều nơi

- Kinh nghiệm sản xuất: những kinh nghiệm tích lũy được từ thực tiễnsản xuất lúa được đúc kết qua nhiều năm, người nông dân phần nào chủ độngtrong việc sử dụng loại và lượng giống, vật tư nông nghiệp nên góp phần giúpviệc sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao

- Các loại chi phí: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công:các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của nông hộ sảnxuất lúa Chi phí cao thì lợi nhuận giảm, đó là điều tất yếu và ngược lại

Trang 25

- Giá bán lúa: giá bán lúa cao sẽ giúp người nông dân thu được lợinhuận cao trong hoạt động sản xuất lúa của mình Đây là yếu tố tác động trựctiếp đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ

Năng suất sản xuất: Cũng như yếu tố giá bán, năng suất sản xuất ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận Năng suất càng cao thì người nông dân thuđược lợi nhuận càng cao từ hoạt động sản xuất lúa

1.2 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và kinh nghiệm.

Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á

Ở Châu Á lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê củadân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ

Theo thống kê của Tổ chức lương nông liên hiệp quốc (FAO, 2011)cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980.Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53triệu ha/năm Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vàonhững năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000ha/năm Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và

có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ỏ mức 152,9 triệu ha Từ năm 2005đến 2013 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 158,30 triệu ha cao nhất kể từ năm

1995

Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất không ngừng được cải thiện,đặc biệt từ sau cuộc Cách mạng Xanh của thế giới vào những năm 1965-1970,với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày mà tiêu biểu là giống lúaIR5, IR8 Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện chocác nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suấtnhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón,

Trang 26

kỹ thuật cao Đến những năm 1990, dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là cácnước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990) Trong khicác nước có diện tích lúa lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu điều kiệnđầu tư, cải tạo môi trường canh tác và không thể đầu tư vào nông nghiệp caonên năng suất lúa vẫn còn rất thấp và tăng chậm Điều này làm năng suất lúabình quân trên thế giới cho đến nay vẫn còn ở khoảng 4,32 tấn/ha, chỉ bằngphân nửa năng suất lúa ở các nước phát triển

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Trang 27

- Tập trung phát triển khoa học – công nghệ trong sản xuất nôngnghiệp.

- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn

60 sản phẩm hoa màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành côngtrên diện rộng về kỹ thuật cấy mô kháng virus vào giống

- Lĩnh vực công nghệ thông tin: xây dựng nhiều ngân hàng dự trữ thôngtin nông nghiệp, ngân hàng dự trữ nông nghiệp, ngân hàng tài nguyên giốngcây trồng, ngân hàng dự trữ kết quả khoa học – công nghệ, ngân hàng dữ liệuthống kê kinh tế nông nghiệp Các ngân hàng này được lưu trữ, cập nhật vàkhai thác mang tính hiệu quả cao

- Đầu tư nghiên cứu ra các loại phân hỗn hợp nồng độ cao, tan chậmthay thế cho phân đơn, nồng độ thấp hiện tại

- Về thiết bị nông nghiệp: ứng dụng máy móc, thiết bị đồng bộ phù hợpvới cấu trúc, kỹ thuật trồng trọt, tiết kiệm được năng lượng

Kinh nghiệm của Thái Lan:

- Tập trung nâng cao sản lượng lúa thông qua việc áp dụng biện pháp

kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, quản bá thịtrường lúa gạo, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống nông dân

- Phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị, hình thành vùng sảnxuất chuyên môn hóa xen kẽ với khu công nghiệp và dân cư Các nông sảnsạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển Vấn đề tiêu thụ sảnphẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác giữa công ty chếbiến lương thực với các hộ nông dân ở vùng sản xuất Đặc biệt, Chính phủThái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông,xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết ô nhiễm nhằm đẩy mạnh các vùng pháttriển nông nghiệp trong đó có lúa gạo

1.2.2 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam

Trang 28

Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa của nhân dân.Theo thống kê của Tổ chức lương nông liên hiệp quốc (FAO, 2010), ViệtNam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha, đứng thứ 5 sau các nước có diệntích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ (~ 44,0 triệu ha), TrungQuốc (~ 29,5 triệu ha), Indonesia (~ 12,3 triệu ha), Bangladesh (~ 11,7 triệuha), Thái Lan (~ 10,2 triệu ha), Myanmar (~ 8,2 triệu ha) Việt Nam có năngsuất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5tấn/ha), Salvador (7,9 tấn/ha)…, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ

4 trong khu vực Châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha),Nhật (6,5 tấn/ha)

Từ 1997 đến nay, hàng năm nước ta xuất khẩu trung bình trên dưới 4triệu tấn gạo, đem về một nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể Hiện nay ViệtNam đứng hàng thứ 6 về diện tích gieo trồng và đứng hàng thứ 5 về sản lượnglúa Hạt gạo Việt Nam chẳng những đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thựctrong nước mà còn góp phần quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới

Lúa gạo được xem là loại cây trồng và mùa vụ chính quan trọng nhất ởViệt Nam Sự hình thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sửtruyền thống lâu đời và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân ViệtNam có khoảng 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất dành chotrồng lúa khoảng 4,3 triệu ha (chiếm khoảng 46% diện tích đất nông nghiệp)

Năm 2009 diện tích canh tác lúa có khoảng 7,44 triệu ha, năm 2013tăng lên 0,54 triệu ha (7,90 triệu ha) Năng suất lúa bình quân 4,2 tấn/ha vàonăm 2000 đã tăng lên 5,58 tấn/ha vào năm 2013 Sản lượng lúa cũng khôngngừng tăng lên và đạt 44,10 triệu tấn vào năm 2013 Diện tích, năng suất vàsản lượng lúa của Việt Nam qua các năm được thể hiện ở biểu 1.2 dưới đây:

Trang 29

Năng xuất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 30

Từ năm 1990 đến nay, sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng trưởngnhờ biện pháp kỹ thuật canh tác tốt, tăng năng suất và một phần nhờ mở rộngdiện tích canh tác hàng năm Sản lượng lúa ở nước ta chỉ dừng lại ở 19,23triệu tấn (năm 1990) nhưng đến năm 2013 đã đạt được 44,10 triệu tấn Năngsuất và diện tích canh tác tăng không ngừng tăng đã giúp Việt Nam lần đầutiên đạt sản lượng ở mức cao nhất từ trước tới nay 44,10 triệu tấn.

1.3 Tổng quan về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu

Mai Văn Nam (2009), Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Cần Thơ, đồng bằng Sông cửu Long các vấn đề cần được giải quyết Số liệu thứ

cấp và sơ cấp với 177 mẫu được dùng trong nghiên cứu; phương pháp lấymẫu phân tầng ngẫu nhiên được sử dụng cho chọn các địa điểm khảo sát vàchọn các hộ nông dân, thương lái người buôn và bán lẻ, người tiêu dùng, nhàmáy xay xát và các Công ty nông nghiệp để phỏng vấn trực tiếp Phươngpháp thống kê mô tả, phân tích mô hình hàm phân biệt và phương pháp phân

Trang 31

tích kênh phân phối được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chothấy: (1) giá bán và sản lượng lúa không ổn định là nguyên nhân chính tạonên sự khác biệt về lợi nhuận giữa các nông hộ, điều này cho thấy việc trồnglúa của nông dân ở vùng nghiên cứu chưa được quy hoạch và chưa nhận được

sự hướng dẫn hay định hướng vĩ mô đầy đủ từ các cơ quan quản lý nôngnghiệp chức năng; (2) nông hộ có thu nhập thấp thường thiếu phương tiện sảnxuất, chế biến bảo quản, vận chuyển, thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn cầnbán lúa ngay sau thu hoạch nên bị thương lái ép giá; nông hộ có thu nhập thấpkhông có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và sauthu hoạch nên hiệu quả trồng lúa giảm; (3) kênh phân phối lúa gạo kém hiệuquả, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, thiếu liên kết giữa tuyếnkênh phân phối lúa gạo xuất khẩu và nội địa, thiếu tổng kho lương thực chếbiến và dự trữ lúa gạo xuất khẩu, thiếu chức năng giám sát và điều tiết vĩ môhiệu quả của các cơ quan quản lý lương thực nên các tác nhân trong kênhphân phối luôn bị động trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Để tăng hiệu quảsản xuất và tiêu thụ lúa gạo, các giải pháp đề xuất như: (1) giải pháp về chọngiống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa; (2) giải pháp

về tăng cường mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; (3) giải pháp vềxây dựng tổng kho chế biến và dự trữ lúa gạo tại vùng trọng điểm sản xuấtlúa; (4) giải pháp về hoàn thiện kênh phân phối lúa gạo

Huỳnh Trường Huy (2007) đã khảo sát 261 nông hộ sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 tại Cần Thơ và Sóc Trăng; nhằm mục đích cung cấp

một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sảnxuất lúa và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dânsản xuất lúa Kết quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp dụng một số

mô hình cải tiến như: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm ba tăng , lúa-thủysản, lúa-màu; trong đó việc sử dụng giống mới được nông dân áp dụng phổ

Trang 32

biến nhất Đồng thời, nông dân tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật chủ yếu từcác phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ khuyến nông địa phương Hơnnữa nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của các mô hình cải tiếncao hơn so với mô hình truyền thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợinhuận tăng 42% Trong đó, trình độ học vấn, giống, phân bón, lao động,chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trênđơn vị đất canh tác lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

- Thái Hoàn Ân (2007), “Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa –tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” Đề tài này tác giả đã sửdụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả tình hình sản xuất và thựctrạng của nông hộ đang canh tác mô hình lúa độc canh và lúa – tôm càng xanhtại huyện Thoại Sơn; phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để so sánhcác chỉ tiêu tài chính của các hộ nông dân đang canh tác mô hình lúa độc canh

và lúa – tôm càng xanh Tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phântích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của môhình lúa độc canh và mô hình lúa – tôm càng xanh

- Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012), “Giải pháp

nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang” Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng

phương pháp so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính giữahai nhóm nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn và ngoài mô hình;phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) để phân tích thu nhập từ môhình bao gồm các chi phí và doanh thu từ mô hình; tác giả còn sử dụng hàmlợi nhuận để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa củanông hộ thông qua việc ước lượng bằng công cụ hồi quy tương quan

Trang 33

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VỀ HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý và khí hậu

* Vị trí địa lý:

Huyện Tân Phú nằm ở phía đông bắc tỉnh Đồng Nai thuộc vùng trung

du miền Đông nam bộ Toàn huyện có 17 xã và 01 thị trấn, có ranh giới hànhchính tiếp giáp với:

Phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước;

Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận và huyện Định Quán thuộc tỉnh Đồng Nai;Phía tây giáp huyện vĩnh Cửu và huyện Định quán tỉnh Đồng Nai;

Phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận

Có tọa độ địa lý:

+ Từ 110 10’37” - 110 34’49”vĩ độ bắc

+ Từ 1070 11’15” - 1070 31’42” kinh độ đông

Trung tâm huyện cách thành phố Biên Hòa 90 km và cách thành phố

Hồ Chí Minh 132 km Trên địa bàn huyện có quốc lộ 20 chạy qua với tổngchiều dài 20 km nối liền quốc lộ 1 với thành phố Đà Lạt với các tỉnh TâyNguyên, nên tương đối thuận lợi về giao thông, có điều kiện tiếp thu khoa học

kỹ thuật và trao đổi hàng hóa

Tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhưng vị trí nằmcách xa các trung tâm kinh tế và các khu công nghiệp tập trung trong tỉnh, nên

sự thu hút đầu tư phát triển công nghiệp rất hạn chế và chịu sự chi phối của

Trang 34

các trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Vì vậy khả năng phát triển các ngànhkinh tế phi nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

* Khí hậu, thời tiết:

- Khí hậu: Huyện Tân Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,thời tiết được chía thành 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau

- Thời tiết: Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, nhiệt độ cao nhấtvào tháng 3, thấp nhất vào tháng 1 Độ ẩm không khí trung bình trong năm là84% Tổng lượng mưa cả năm là 2.906 mm

2.1.1.2 Đất đai và cơ cấu sử dụng

* Đất đai và cơ cấu sử dụng:

Huyện Tân Phú có địa hình dạng bán sơn địa, với những dãy đồi thoảilượn sóng, không bằng phẳng, có thể phân chia địa hình của huyện thành 3loại như sau:

- Địa hình núi thấp: phân bố rải rác ở phía bắc, đông bắc và tây bắc, độcao phổ biến 200 – 300 m độ dốc phổ biến trên 150 khả năng sử dụng trongnông nghiệp rất hạn chế, thích hợp với phát triển lâm nghiệp để bảo vệ đấtchống xói mòn

- Địa hình đồi thoải lượn sóng: phân bố hầu hết ở các xã trong huyện vàhình thành những vùng có diện tích lớn, độ dốc phổ biến từ 5–150 rất thíchhợp cho việc phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm

- Địa hình bằng và trũng: Có độ dốc < 30 phân bổ tập trung ở lưu vựcsông Đồng Nai và sông La Ngà, đất đai ở khu vực này có độ phì tốt thích hợpvới nhiều loại cây trồng kể cả cây trồng màu, cây lúa nước và nuôi trồng thủysản

Trang 35

Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tân Phú

ĐVT: ha

Đơn vị hành

chính

Tổng số

Chia ra

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất ở

Đất chuyên dùng

Đất chưa sử dụng

(Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Tân Phú)

Tỷ lệ các loại đất trong tổng diện tích đất thể hiện ở hình 2.1 dưới đây

Trang 36

60.14

1.85 1.16

5.23 0.45

Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất thủy sản Đất ở Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng

Hình 2.1: Cơ cấu đất tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 77.556 ha trong đĩ: Đất lâmnghiệp 46.641 ha chiếm 60,14% trong tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện,ước tính trữ lương gỗ khoảng 1,5 triệu m3 gỗ Khu vườn Quốc Gia Cát Tiên

đã được nhà nước thành lập khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích khoảng38.000 ha chiếm 81,47% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp tồn huyện Đây

là nét đặc trưng đồng thời là nguồn tài nguyên qúy giá của huyện Tân Phú nĩiriêng và của tồn khu vực nĩi chung Kế đến là diện tích đất nơng nghiệp24.172 ha, chiếm 31,17% trong tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện, diệntích chiếm tỷ lệ thấp nhất đĩ là diện tích đất chưa sử dụng là 352 ha, chiếm0,45%

2.1.1.3 Thủy văn và nguồn nước

Hệ thống sơng suối trên địa bàn thường cĩ độ dốc lớn, lịng sơng hẹp,lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, cĩ 2 con sơng lớn bao quanh đĩ là sơngĐồng Nai chảy qua các xã thuộc phía Bắc – Đơng Bắc của huyện, sơng LaNgà chảy qua các xã thuộc phía đơng nam của huyện, ngồi ra cịn cĩ một sốsơng nhỏ và suối len lỏi giữa các xã trong huyện Các cơng trình thủy lợi

Trang 37

được xây dựng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như hệ thống đê bao phúĐiền, trạm bơm Đắc Lua, Tà Lài, hệ thống kênh tưới tiêu Phú Bình… Tuynhiên hệ thống kênh mương thủy lợi hiện nay vẫn chưa sử dụng hết công suấtthiết kế Nguyên nhân do công tác thủy lợi nội đồng từng khu vực chưa đượchoàn thiện, một số công trình xây dựng không đồng bộ dẫn đến lãng phínguồn nước.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

Trang 38

(Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Tân Phú)

Dân số trung bình toàn huyện năm 2013 là 161.527 người Trong đódân số sống ở thành thị là 22.022 người chiếm 13,63%, ở nông thôn là139.505 người chiếm 86,37% Mật độ dân số là 215 người/km2, có 21 dân tộc,trong đó dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 90,34%

Nguồn lao động của huyện (Nam từ 15-60, nữ từ 15-55 tuổi) : năm

2013 lao động trong độ tuổi là 101.245 lao động chiếm 62,68% trong tổng sốdân số toàn huyện Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013

là 74.263 lao động, chiếm 73,35% trong tổng số lao động trong độ tuổi

Lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ khá caotrong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, cụ thể :

Năm 2011 là 53.007 lao động chiếm 53,95%

Năm 2012 là 54.724 lao động chiếm 54,61%

Năm 2013 là 53.856 lao động chiếm 53,19%

Mặc dù số lượng lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp quacác năm giảm, nhưng tỷ lệ (%) chiếm trong tổng số lao động đang làm việctrong các ngành kinh tế thì liên tục giảm, điều đó cho thấy lao động làm việctrong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng chuyển sang làm việc thuộc cácngành khác như công nghiệp-TTCN, thương mại-dịch vụ

2.1.2.2 Tình hình kinh tế

Nền kinh tế của huyện 5 năm qua đã có những bước chuyển biến đáng

kể, được thể hiện bằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông-lâm-thủy sảnchuyển dần sang các ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ.Nhưng do huyện Tân Phú là một huyện miền núi vị trí nằm cách xa các trungtâm kinh tế và các khu công nghiệp tập trung trong tỉnh, nên sự thu hút đầu tưphát triển công nghiệp rất nhiều hạn chế và chịu sự chi phối của các trung tâm

Trang 39

vùng kinh tế trọng điểm Vì vậy khả năng phát triển các ngành kinh tế phinông nghiệp còn nhiều hạn chế.

Trang 40

Bảng 2.3: Cơ cấu GDP chia theo ngành trên địa bàn huyện

ĐVT: %

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

( Nguồn: Chi Cục Thống Kê huyện Tân Phú)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhữngnăm qua đã có những bước tiến đáng kể, bình quân giai đoạn 2009–2013

(theo giá thực tế) tăng 13,18% (Trong đó : Khu vực I tăng bình quân 4,28%,

khu vực II tăng bình quân 22,53%, khu vực III tăng bình quân 25,72%),

nhưng theo giá cố định năm 1994 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giaiđoạn 2005-2012 chỉ đạt 6,07% Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được nhưtrên nhưng so nghị quyết của huyện Đảng bộ thì chưa đạt yêu cầu (nghị quyếtcủa huyện tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009-2013 theo giá

CĐ 1994 tăng từ 7–8%) và còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh

Cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng nông-lâm-thủy, côngnghiệp-xây dựng, thương mại–Dịch vụ Trong đó nông-lâm-thủy giữ vai tròchủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện Qúa trình chuyển dịch kinh tế từnăm 2009 đến năm 2013 (Năm 2009 là : 66,17% ; 5,52%; 28,31%, năm 2010:64,36%; 5,86%; 29,78%, năm 2011: 6,35%, 6,24%, 31,4%, năm 2012:59,36%,; 8,5%; 32,14%, năm 2013 : 43,92%; 8,2%; 47,87%) cho thấy sựchuyển dịch có xu hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, ngành

Ngày đăng: 27/11/2014, 10:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. David Colman (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kinh tế nông nghiệp
Tác giả: David Colman
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
4. Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Tác giả: Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1996
5. Phạm Thị Mỹ Dung (1992), Phân tích hoạt động kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Phạm Thị Mỹ Dung
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1992
6. Thái Hoàn Ân (2007), “Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa – tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Tác giả: Thái Hoàn Ân
Năm: 2007
1. Chi cục Thống kê huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai, Niên giám thống kê huyện Tân Phú năm 2010, 2011, 2012, 2013 Khác
2. David Begg, Stanley Fischer, Rudger Dornbush (1995), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
7. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2008), Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng, Kinh tế phát triển – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
10. Mai Văn Nam (2006), Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ Tên hình vẽ Trang - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Hình v ẽ Tên hình vẽ Trang (Trang 8)
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm (Trang 23)
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm (Trang 26)
Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tân Phú - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 2.1 Diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tân Phú (Trang 32)
Bảng 2.2: Dân số và nguồn lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 2.2 Dân số và nguồn lao động (Trang 33)
Bảng 2.3: Cơ cấu GDP chia theo ngành trên địa bàn huyện - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 2.3 Cơ cấu GDP chia theo ngành trên địa bàn huyện (Trang 36)
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng trồng lúa toàn huyện Tân Phú qua 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng trồng lúa toàn huyện Tân Phú qua 3 (Trang 43)
Bảng 3.2: Tình hình tuổi đời, kinh nghiệm và trình độ học vấn chủ hộ - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.2 Tình hình tuổi đời, kinh nghiệm và trình độ học vấn chủ hộ (Trang 44)
Bảng 3.3: Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ điều tra - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.3 Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ điều tra (Trang 45)
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm của hộ điều tra - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.4 Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm của hộ điều tra (Trang 46)
Bảng 3.5: Biến động sản lượng và giá bán lúa của hộ điều tra - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.5 Biến động sản lượng và giá bán lúa của hộ điều tra (Trang 47)
Bảng 3.6: Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.6 Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa (Trang 48)
Hình 3.1: Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ đông xuân - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Hình 3.1 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ đông xuân (Trang 50)
Bảng 3.8: Khoản mục chi phí bình quân trên 1ha lúa của vụ Hè Thu - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.8 Khoản mục chi phí bình quân trên 1ha lúa của vụ Hè Thu (Trang 52)
Bảng 3.10: Chi phí, Doanh thu và Thu nhập lúa giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu trong - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.10 Chi phí, Doanh thu và Thu nhập lúa giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu trong (Trang 56)
Bảng 3.11: Dấu kỳ vọng của các biến ảnh hưởng. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.11 Dấu kỳ vọng của các biến ảnh hưởng (Trang 59)
Bảng 3.12: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập vụ Đông Xuân - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.12 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập vụ Đông Xuân (Trang 60)
Bảng 3.13: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập vụ Hè Thu - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.13 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập vụ Hè Thu (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w