thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hansae việt nam

55 599 2
thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hansae việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1. Những vấn đ ề chung v ề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.1.1 Chi phí sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là tổng hao phí về lao động và lao động vật hóa biểu hiện duới hình thức tiền tệ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý hoặc năm). Trong đó chi phí phát sinh của xí nghiệp là toàn bộ các chi phí có liên quan đến hoạt động chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí kinh doanh là những chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất, liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, quá trình tái sản xuất của xí nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí của các hoạt động khác. 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Việc áp dụng cách phân loại nào phụ thuộc vào loại hình sản xuất, và nhu cầu quản lý của từng đơn vị, do thời gian có hạn chỉ nêu ra hai cách phân loại cụ thể như sau: Phân loại chi phí theo yếu tố (hay nội dung) kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và chúng được dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo chế độ kế toán hiện hành, với cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm tám yếu tố: -Nguyên vật liệu mua ngoài. -Chi phí nhiên liệu động lực. -Tiền lương. -Các khoản trích nộp theo lương. -Khấu hao tài sản cố định. -Chi phí dịch vụ mua ngoài. -Chi phí khác bằng tiền. -Chi phí chi phí khác như trợ phòng giảm gía, trợ cấp thôi việc … Việc phân loại chi phí theo yếu tố ban đầu của chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng định mức vốn lưu động, xác định nhu cầu về vốn và xác định dự toán chi phí. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 1 Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính 1.1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định một phạm vi giới hạn nhất định, để tập hợp chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, giai đoạn công nghệ) hoặc từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết sản phẩm.Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí, cho nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên quan trọng, cần thiết cho công tác tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí phù hợp với tình hình của doanh nghiệp sẽ giúp cho công tác tính giá thành được chính xác. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí: Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: có thể là sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt lớn. Đối với sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ đối tượng hạch toán chi phí thường được chọn là từng đơn đặt hàng riêng, đối với sản xuất hàng loạt lớn tuỳ vào quy trình công nghệ sản xuất để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp. Qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm: tuỳ theo qui trình giản đơn hay phức tạp mà xác định đối tượng tập hợp chi phí cho thích hợp. Thường đối với qui trình công nghệ giản đơn, người ta tập hợp chi phí cho từng qui trình công nghệ. Ngược lại, đối với qui trình sản xuất có công nghệ phức tạp thì đối tượng tập hợp chi phí thường là từng giai đoạn trong qui trình sản xuất. Đặc điểm tổ chức sản xuất: việc phân chia qui trình sản xuất thành nhiều phân xưởng, tổ, đội sản xuất có ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tập hợp chi phí. Các phân xưởng có thể được tổ chức gồm các khâu liên quan mật thiết với nhau hay tương đối độc lập với nhau. Về yêu cầu quản lý: do nhu cầu thông tin của từng đơn vị khác nhau do đó đối tượng hạch toán chi phí phải phục vụ cho việc cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý, nhất là quản lý chi phí và giá thành. Trình độ của nhân viên kế toán: trình độ của nhân viên kế toán cao hay thấp sẽ quyết định khâu hạch toán ban đầu phục vụ cho việc hạch toán chi phí. 1.1.2 Giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động của xí nghiệp về các mặt kỷ thuật, kinh tế, tổ chức là cơ sở để định giá bán và tính toán kết quả kinh doanh. 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm: Phân loại theo khoản mục tính giá thành: Theo quy định hiện hành giá thành sản xuất các loại sản phẩm gồm 3 khoản mục chi phí: SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 2 Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm nguyên liệu chính, vật liệu phụ, chi phí vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi phân xưởng sản xuất (ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp). Đây là cách phân loại kết hợp vừa theo nội dung kinh tế vừa theo công dụng chi phí giúp cho việc đánh giá mức độ hợp lý của chi phí trên cơ sở đối chiếu với định mức tiêu hao của từng loại chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, là tài liệu tham khảo lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau. Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán, lập kế hoạch giá thành và xây dựng giá bán sản phẩm, thường tiến hành phân loại giá thành sản phẩm theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời diểm và nguồn số liệu để tính giá thành: Giá thành kế hoạch: là giá thành trước khi bắt đầu sản xuất trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Giá thành định mức: cũng là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất nhưng khác với giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức hiện hành tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch. Do đó giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch. Giá thành định mức là công cụ quản lý các chi phí của doanh nghiệp, là thước đo để xác định chính xác kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất. Giúp các nhà quản lý đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỷ thuật mà doanh nghiệp đang sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh. Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2.2 phân lọai theo nội dung cấu thành giá thành Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành được chia làm hai loại: Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm nhập kho hoặc cho khách hàng là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất cộng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính lãi trước thuế của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá thành là căn cứ quan trọng để xác định giá bán của sản phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 3 Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính 1.1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành: Yêu cầu quản lý: tùy thuộc vào yêu cầu quản lý mà kế toán phải xác định đối tượng tính giá thành để tính giá thành cho phù hợp. Đặc điểm của qui trình công nghệ và kết cấu sản phẩm: trong qui trình sản xuất, sản phẩm nếu tạo ra bán thành phẩm có thể tiêu thụ ra ngoài thì các bán thành phẩm cũng là đối tượng tính giá thành. Ngoài ra, nếu qui trình công nghệ chia thành nhiều giai đoạn thì chi phí sẽ được tập hợp theo từng giai đoạn công nghệ để phục vụ cho việc cung cấp thông tin cụ thể, chính xác, trình độ quản lý và yêu cầu xử lý thông tin. 1.1.2.4Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp công tác tính giá thành sản phẩm hợp lý, đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục, kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Tính toán giá thành hàng tháng giúp việc cung cấp thông tin về chi phí được kịp thời, phát huy tác dụng trong việc quản lý, kiểm tra của kế toán. Kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ lập báo cáo tài chính nhưng không phù hợp với chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiết hoặc hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kỳ tính giá thành thích hợp là khi sản phẩm đã hoàn thành hoặc kết thúc sản xuất. Như vậy về mặt kế toán, hàng tháng vẫn tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành. Khi sản phẩm hoàn thành sẽ sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp để tính giá thành bằng những phương pháp thích hợp. Kỳ tính giá thành sẽ phù hợp với chu kỳ sản xuất, nhưng có thể không phù hợp với kỳ lập báo cáo tài chính. Điều này làm hạn chế tác dụng quản lý của chỉ tiêu giá thành. 1.1.2.5 Các Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 1.1.2.5.1 Phương pháp giản đơn: Phương pháp tính giá thành giản đơn thường áp dụng cho những qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. Công thức: Tổng Chi phí Chi phi Chi phí Giá trị giá thành sản xuất + sản xuất + sản xuất - khoản điều thực tế dở dang phát sinh dở dang chỉnh giảm sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 4 = Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế sản phẩm đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.1.2.5.2 Phương pháp phân bước: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quá trình chế biến một loại bán sản phẩm. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau. Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến hay còn gọi là giai đoạn công nghệ (bước chế biến). Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm của từng giai đoạn công nghệ trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng. 1.1.2.5.3 Phương pháp đơn đặt hàng: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp chuyên thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng như hoạt động xây lắp, gia công, chế biến, dịch vụ. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là không có kế hoạch sản xuất nhất định, có thể có nhiều mặt hàng khác nhau nhưng ít lập đi lập lại. Đơn hàng có thể chỉ là một sản phẩm riêng biệt hoặc là một số sản phẩm cùng loại hay khác nhau. 1.1.2.5.4 Phương pháp định mức: Phương pháp này chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, đã xây dựng được hệ thống định mức các chi phí sản xuất cho các loại sản phẩm hay chi tiết, bộ phận sản phẩm khác nhau và thường xuyên phân tích tình hình thực hiện để không ngừng hoàn thiện định mức chi phí, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân tiết kiệm chi phí và xử lý các trường hợp vượt định mức. Theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính gía thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau này. 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, một bên là yếu tố chi phí “đầu vào” một bên là kết quả sản xuất “đầu ra” cho nên chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng có nguồn gốc giống nhau vì đều là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên chúng cũng có điểm khác nhau về phạm vi và hình thái biểu hiện. Giá thành sản phẩm được tính cho khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã sản xuất hoàn thành trong kỳ và chi phí này gồm 2 bộ phận: chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí phát sinh trong kỳ (sau khi đã trừ chi phí dở dang cuối kỳ). SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 5 = Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Xác định khối lượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Tổ chức ghi chép phản ảnh tổng hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất theo từng loại sản xuất, theo các yếu tố chi phí, các khoản mục giá thành sản phẩm và công việc. Tham gia vào việc xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ và việc giao chỉ tiêu đó cho phân xưởng và có bộ phận có liên quan. Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành, tổng hợp kết quả hạch toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận có liên quan tính toán phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hoàn thành nhanh chóng, khoa học. Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tìm tàng để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. 1.2 Kế tóan tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.2.1.1. Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực là các chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý theo định mức. Khi xuất dùng các chi phí về nguyên vật liệu sẽ được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là định mức tiêu hao, số lượng, trọng lượng sản phẩm, hệ số. 1.2.1.2 Tài khoản sử dụng: 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và các khoản tính theo lương 1.2.2.1 Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện công việc sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở các phân xưởng sản xuất như tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng không thể hạch toán trực tiếp được thì phải chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu thức để phân bổ SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 6 Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính chi phí nhân công trực tiếp có thể là: chi phí nhân công định mức, giờ công, khối lượng sản phẩm sản xuất. 1.2.2.2 Tài khoản sử dụng 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” 1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 1.2.3.1 Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp như tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định đang dùng cho phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản chung được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ ở phân xưởng, bộ phận sản xuất nào sẽ được phân bổ hết cho đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng, bộ phận sản xuất đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa. Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung thường dùng là giờ công sản xuất, tiền lương chính của công nhân sản xuất… 1.23.2 Tài khoản sử dụng: 627 “Chi phí sản xuất chung” 1.3 kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.3.1 Khái niệm sản phẩm dở dang 1.3.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: 1.3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính (nguyên vật liệu trực tiếp): Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí còn lại được tính hết vào sản phẩm hoàn thành. Công thức: Chi phí Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nguyên vật liệu Số lượng sản xuất chính dở dang đầu kỳ chính phát sinh trong kỳ sản phẩm dở dang Số lượng sản + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ cuối kỳ Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản phẩm dở dang cuối kỳ chiếm một tỷ trọng nhỏ và ít biến động, đồng thời chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm (thường từ 80% trở lên) Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít. Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chỉ tính một khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 7 = * Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính 1.3.2.2 Phương pháp đánh giá theo ước tính sản phẩm hoàn thành tương đương Công thức: Chi phí Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất Số lượng sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ sản phẩm dở dang Số lượng sản + Số lượng sản phẩm hoàn thành cuối kỳ phẩm hoàn thành hoàn thành tương đương tương đương Phương pháp này áp dụng trong trường hợp các chi phí chuyển đổi chiếm tỷ trọng đáng kể. Ưu điểm: Phương pháp này chính xác hơn phương pháp chi phí nguyên vật liệu chính. Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn , do đó kiểm kê sản phẩm dở dang phức tạp 1.3.2.3. Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến: Công thức: Chi phí Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất Số lượng sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ sản phẩm dở dang Số lượng sản + Số lượng sản phẩm hoàn thành cuối kỳ phẩm hoàn thành hoàn thành tương đương tương đương Ưu điểm: Phương pháp này ước lượng sản phẩm tương đương, tỉ lệ hoàn thành 50%, sản phẩm dở dang trải đều trên qui trình công nghệ. 1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp lao vụ ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất đã hạch toán riêng theo các khoản mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm cần phải được tổng hợp lại theo từng đối tượng tập hợp chi phí để từ đó kết hợp với tình hình, kết quả sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất mà tính giá thành thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành trong kỳ. Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được dùng để tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên (đối với kiểm kê định kỳ dùng tài khoản 631 “ gía thành sản xuất “ để quản lý). Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Mục đích của việc tổng hợp chi phí sản xuất vào tài khoản 154 là để tính gía thành. Do vậy khi tổng hợp cần chú ý nhhững điểm sau: Các chi phí sản xuất tập hợp cho từng đối tượng phải được phân tích theo các khoản mục giá thành. Chi phí sản xuất phải được tập hợp riêng theo từng đối tượng tính giá thành của từng phân xưởng sản xuất chính trong sổ chi tiết của tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang “. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 8 = * = * Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Chương 2: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hansae VN 2.1 Giới thiệu chung Tên gọi Công ty: Công ty TNHH Hansae VN Tên giao dịch: Hansae VN Co., Ltd Tên viết tắt: Hansae VN Giấy phép đầu tư số: 86/GP – KCN – VN. Ngày 30/03/2006 Chủ đầu tư: Ông Kim Dong Nyung – Hiện là Chủ Tịch Hội Đồng quản trị Công ty Hansae Co., LTD; trụ sở đặt tại # 104, Gajaw-Dong, Seo-Gu, Inchon City, Korea. Tổng vốn đầu tư: 10.000.000 (mười triệu ) US đôla. Vốn điều lệ: 10.000.000 (mười triệu ) US đôla. Địa chỉ: Khu công nghiệp Tây bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi Điện thoại: 0663.898702/03 Fax: 0663.898700/09 E-mail: hansaevn@vn.fpt.vn http: //www.hansae.com Đại diện pháp luật: Ông You Chang Gu. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất hàng may mặc. Thời gian hoạt động là 46 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Tài khoản mở tại Ngân Hàng Woori. Lầu 2 – Kumho Asiana – 39 Lê Duẩn – Quận 1 –TPHCM Tài Khoản USD số: DDA912019368 ; VNĐ số : DDA912019377 Quy mô: tổng diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng là 134.685m 2 . 2.2Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Hansae là một tập đoàn chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa (Văn phòng chính - đại diện đặt tại Seoul, Hàn Quốc ). Hiện Công ty Hansae đã có nhà máy sản xuất đặt tại Saipan – Mỹ và Nicaragua – Trung Mỹ. Được thành lập từ năm 1982, đến nay Công ty Hansae đã có nhiều khách hàng lớn ở Mỹ như: GAP, OLD NAVY, NIKE, Lee SPORT, The LIMITED, EXPRESS, LIMITED TOO, TARGET, REEBOK, JONES NEW YORK, HOLLISTER, KOHL’S, JCPenney, Mervyn’s, cùng nhiều khách hàng và các nhà bán lẻ khác. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh của mình, Tổng Giám đốc Công ty Hansae đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản suất tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 9 Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Bắt đầu từ đầu năm 2006 Công ty TNHH HANSAE VN đã có văn phòng đại diện đặt tại: Phòng 12, Lầu 4, Saigon Centre, 65 Đại lộ Lê Lợi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, chủ đầu tư Ông Kim Dong Nyung đã ủy toàn quyền điều hành cho Ong You Chang Gu, hiện đang làm Giám đốc điều hành của Công ty. Với vai trò được giao Ông You Chang Gu đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc tìm đối tác kinh doanh và có công rất lớn góp phần thành lập Công ty. Ngày 30/03/2006 Công ty TNHH Hansae VN đã được Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Tây Ninh cấp giấy phép đầu tư. Toàn bộ sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty TNHH Hansae VN là dự án thứ 14 được Ban Quản lý các KCX-KCN Tây Bắc cấp phép đầu tư trong Khu Chế Xuất và Công Nghiệp Tây Bắc Ngày 24/11/2006, Công ty TNHH Hansae VN đã khởi công xây dựng xí nghiệp may nằm trên diện tích 134.685m 2 và được hoàn thành trong 09 tháng, có công suất mười hai triệu tám trăm ngàn sản phẩm một năm. Sản phẩm của Công Ty rất đa dạng và phong phú về kích thước, kiểu dáng , mẫu mã … Và đang được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng. Hiện nay, Công ty đang sắp hoàn thành thêm một số phân xưởng mới và sẽ đi vào hoạt động trong vài tháng tới. Nếu như tổng số công nhân của Công ty hiện nay là 4.632 công nhân thì dự tính đến thời điểm cuối năm nay sẽ là 7.000 công nhân, đưa tổng số công nhân của Công ty lên hơn gấp hai lần. Công ty TNHH Hansae VN ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường và sẽ tiếp tục mở rộng thêm quy mô sản xuất trong những năm tới. 2.3 Mặt hàng kinh doanh Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Nhưng hiện nay Công ty chủ yếu sản xuất và xuất khẩu cung cấp chính cho thị trường Mỹ và một số nước khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Đức, Ý, Uc, …… Công ty từng bước tạo uy tín về chất lượng, mẫu mã về sản phẩm cuả mình trên thị trường tạo điều kiện để sau này Công ty có nhiều khách hàng hơn nữa tạo ra sự thuận lợi trong kinh doanh. Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện các chế độ báo cáo tài chính, pháp lệnh kế toán, thống kê các báo biểu định kì theo hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam đúng với quy định của Nhà Nước Việt Nam ban hành. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà Nước, trích nộp thuế theo đúng chế độ thuế Nhà Nước qui định. Đảm bảo các điều kiện làm việc, quyền lợi cho người lao động, tạo mọi điều kiện để người lao động làm việc trong Công ty ngày càng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôn trọng chế độ thù lao tối thiểu Nhà Nước Việt Nam ban hành. Đẩy mạnh và ngày càng phát triển mối quan hệ với nhiều đối tác hơn nữa nhằm tìm kiếm nhiều khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 10 [...]... hàng và giá cả để đảm bảo thu nhập cho công nhân được tốt hơn SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 19 Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Chương 3: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hansae VN: 3.1 Tổng quát về công tác tổ chức kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí s ản xúât và tính giá. .. máy kế tóan Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán vật tư Kế toán công nợ Kế toán Ngân hàng Kế toán TSCĐ Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH HANSAE VN SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 14 Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính 2.6.1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế tóan Kế toán. .. tập hợp và phân bổ tiền lương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 29 Bảng tính lương Lập bảng tổng hợp tiền lương Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính 3.2. 3Kế toán chi phí sản xuất chung: Các chi phí sản xuất chung ở Công ty TNHH Hansae VN bao gồm các chi phí sau: Các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng Knit + Các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân... hợp chi phí sản xuất ở trên, đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hansae VN là sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ của từng phân xưởng sản xuất 3.1.2 Kỳ tính giá thành: Do đặc điểm là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho nước ngoài theo từng đơn đặt hàng của các bên đối tác nên kỳ tính giá thành tại Công Ty TNHH Hansae VN là theo từng quí Sau đây là cách trình bày việc phân bổ chi phí sản. .. toán chi phí sản xuất và tính giá thành kiêm kế toán tổng hợp, không có kế toán tiền lương mà tiền lương là do phòng hành chính nhân sự tính toán sau đó gửi bảng lương sang cho phòng kế toán theo định kỳ, phòng kế toán căn cứ vào đó mà chi cho các phòng ban, các phân xưởng sản xuất 2.6.2 Hình thức kế toán đang sử dụng tại Công ty: Hình thức kế toán đang sử dụng tại Công ty chủ yếu là hình thức kế toán. .. việc phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành quí 03/2010 3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty TNHH Hansae VN: 3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tại Công Ty TNHH Hansae VN do đặc điểm là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài cho nên hầu hết các nguyên liệu vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm đều mua từ nước ngoài về nhập kho và nó chi m tỷ trọng khá lớn... trả, tạm ứng và thanh toán trong Công ty Kế toán thu chi tiền mặt: Có nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ gốc được lập, ghi phiếu thu, phiếu chi theo đúng mục đích đã được duyệt Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Phản ánh một cách chính xác và khoa học các khoản chi phí sản xuất để phục vụ tốt cho yêu cầu tính giá thành và kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty Kế toán ngân hàng:... liệu xuất vật tư từng tháng tiến hành lập bảng tổng hợp giá trị vật tư xuất Kế toán chi phí căn cứ vào bảng tổng hợp vật tư xuất quí để tập hợp riêng cho từng phân xưởng sản xuất ứng với từng đối tác để cuối quí tập hợp vào chi phí sản xuất tính giá thành Tại Công ty việc hạch toán tổng hợp các chi phí về vật liệu tại các phân xưởng sản xuất được Công ty đưa vào tài khoản 6272 Chi phí vật liệu “ và. .. sổ chi tiết Cuối kỳ kế toán dựa vào số liệu trên để tiến hành lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn, kế toán chi phí căn cứ vào đó để tập hợp riêng cho từng phân xưởng ứng với từng đối tác để cuối quí tập hợp vào chi phí sản xuất tính giá thành Tại Công ty việc hạch toán tổng hợp các chi phí về công cụ dụng cụ tại các phân xưởng được Công ty đưa vào tài khoản 6273 Chi phí công cụ dụng cụ “ và được ghi chi. .. Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các bộ phận kế toán trong Công ty lại với nhau để xử lý và lên báo biểu kế toán như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính Lưu ý: Tại Công ty kế toán thu chi tiền mặt kiêm kế toán công nợ; kế . toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hansae VN: 3.1 Tổng quát về công tác tổ chức kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí. 14 Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán công nợ Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán Ngân hàng Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Chi phi sản. Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm GVHD: Hoàng Xuân Chính Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1. Những vấn đ ề chung v ề chi phí sản xuất

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thủ quỹ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan